当前位置:首页 > Bóng đá

Thanh niên 31 tuổi trầm cảm uống 80 viên thuốc ngủ tự tử

Sáng 4/5,êntuổitrầmcảmuốngviênthuốcngủtựtửlịch thi đấu bóng đá châu âu hôm nay bác sĩ Liêu Thị Trúc Thanh, Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM) cho biết, bệnh nhân K. (sinh năm 1993) đã qua cơn nguy kịch. 

Theo bác sĩ Thanh, chiều 28/4, K. được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng hôn mê, không có phản xạ, đồng tử co sau khi uống 80 viên thuốc an thần. 

Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt nội khí quản, máy thở, dùng thuốc vận mạch. Các bác sĩ tư vấn gia đình để tiến hành lọc máu hấp phụ cứu K., chi phí mỗi lần khoảng 10 triệu đồng. Tuy nhiên, cha mẹ bệnh nhân khi đó chỉ vay mượn được 5 triệu, bảo hiểm y tế của K. hết hạn nên không đủ chi phí.

“Ngay khi gia đình đồng ý, chúng tôi tiến hành thực hiện lọc máu hấp phụ để cứu K. chi phí tính sau”, bác sĩ Thanh chia sẻ.

K. được lọc máu hấp phụ trong 3 ngày tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Ông N.V.N, cha của K. cho biết, K. có tiền sử trầm cảm từ khi học cấp 2. Khi lớn lên, K. học rất giỏi, đặc biệt là tiếng Anh, tốt nghiệp đại học tại TP.HCM và vẫn duy trì điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, K. từng tự tử bằng cách cắt tay nhưng không thành.  

Chia sẻ với cha, K. băn khoăn nhất là không tìm được việc làm vì đơn vị tuyển dụng thấy vết rạch tay, nghĩ K. dùng ma túy, nghiện ngập. Tâm lý bi quan ngày càng lớn. Đỉnh điểm là trong đợt dịch Covid-19, K. ngưng uống thuốc trầm cảm và khẳng định “Con đã hết bệnh”.

Đến ngày 28/4, K. mua 4 hộp thuốc an thần trên mạng để tự tử. Khi được phát hiện, bệnh nhân không chịu đi bệnh viện. Khoảng 1 tiếng sau, thuốc ngấm, K. vật vã, kích thích, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Sau 3 ngày lọc máu hấp phụ, K. qua cơn nguy kịch, cai máy thở, rút nội khí quản, tiếp xúc tốt, nói chuyện được, tình trạng tâm lý ổn định. Bệnh viện sẽ mời chuyên gia tâm lý đến để đánh giá tình trạng, hỗ trợ trị liệu cho K. 

Theo bác sĩ Thanh, K. là trường hợp hy hữu khi uống thuốc an thần tự tử với lượng lớn như vậy. Đáng chú ý, nếu trước đây Bệnh viện Lê Văn Thịnh chỉ tiếp nhận 1-2 ca tự tử/tháng, thì sau dịch Covid-19, mỗi tuần có từ 3-4 ca. 

Bác sĩ Thanh cho biết, sẽ có kế hoạch điều trị trầm cảm cho bệnh nhân K.

“Đây là tình trạng hết sức báo động. Tôi rất ngạc nhiên khi người nhà bệnh nhân nói rằng thuốc an thần muốn mua trên mạng bao nhiêu cũng có.  Cực kỳ nguy hiểm vì đây là thuốc kiểm soát đặc biệt”, bác sĩ Thanh lo ngại.

Bên cạnh đó, hiện nay, nhiều người từng mắc Covid-19 gặp tình trạng mất ngủ kéo dài nên tìm đến thuốc an thần mà không cần chỉ định hay đơn thuốc. Bác sĩ khuyến cáo, dùng thuốc ngủ, thuốc an thần tùy tiện, có thể dẫn đến ngộ độc, suy gan, suy thận, hôn mê.  

Bác sĩ Thanh nhấn mạnh, với bệnh nhân trầm cảm, không nên ngưng điều trị hay trị liệu, mà phải tuân thủ việc dùng thuốc, tái khám đều đặn. Nhờ đó, người bệnh tránh bùng phát các cơn stress dẫn đến hành động tiêu cực, nguy hiểm đến tính mạng.  

Linh Giao

Bức xúc vì mẹ lắp camera theo dõi việc học online, bé trai 13 tuổi tự tử

Để ngăn chặn việc chơi game nhiều trong đợt nghỉ vì dịch Covid-19, người mẹ lắp camera trong phòng riêng của con trai. Việc này tạo nên sự bất mãn của cậu bé 13 tuổi.

分享到: