Sử dụng chip Pentium P6200 (3 MB L3 cache, 2 GHz, DDR3 1066 MHz, 320 GB HDD, 35 W) của Intel, phát triển trên nền tảng công nghệ 32 nm Arrandale của P6000, sản phẩm mạnh hơn AS4741Z. P6100 đặc biệt được cải thiện ở tốc độ 2 GHz so với chip P6000 giúp máy có khả năng xử lý đa nhiệm ứng dụng văn phòng hay tác vụ cao cấp phức tạp êm ái, tiết kiệm điện năng và pin sử dụng.

" />

Acer Aspire 4738Z sử dụng chip Pentium P6100

Thể thao 2025-02-21 01:05:14 2517
1.jpg.jpg

Sử dụng chip Pentium P6200 (3 MB L3 cache,ửdụlich epl 2 GHz, DDR3 1066 MHz, 320 GB HDD, 35 W) của Intel, phát triển trên nền tảng công nghệ 32 nm Arrandale của P6000, sản phẩm mạnh hơn AS4741Z. P6100 đặc biệt được cải thiện ở tốc độ 2 GHz so với chip P6000 giúp máy có khả năng xử lý đa nhiệm ứng dụng văn phòng hay tác vụ cao cấp phức tạp êm ái, tiết kiệm điện năng và pin sử dụng.

本文地址:http://play.tour-time.com/news/646c099302.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Ayeyawady United vs Yangon United, 16h30 ngày 17/2: Chủ nhà thất thế

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

VOV trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận này:

"Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã có chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. 

Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ có nhiều tiến bộ, một số lĩnh vực đa ngành mới được hình thành, tăng cường tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ quốc gia. Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp tích cực cho việc cung cấp luận cứ trong vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có bước phát triển, là lực lượng đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính sách xã hội hoá, hợp tác quốc tế được tăng cường, thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, có mặt chậm khắc phục, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc thể chế hoá chưa đầy đủ, đồng bộ; công tác quản lý nhà nước chậm đổi mới, chưa thúc đẩy mạnh mẽ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. 

Năng lực một bộ phận cán bộ khoa học và công nghệ còn hạn chế; tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách so với nhóm các nước dẫn đầu khu vực. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự đóng vai trò là quốc sách hàng đầu, đột phá chiến lược, là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TW gắn với Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ sáu khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 45-NQ/TW của Hội nghị Trung ương lần thứ tám khoá XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau: 

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, xác định phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng; gắn với phát triển kinh tế - xã hội của ngành, vùng, địa phương, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Khẩn trương cụ thể hoá nghị quyết, chủ trương của Đảng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo bước đột phá để chuyển nhanh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất lao động, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế quốc gia, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng trong công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội, động viên Nhân dân tham gia tích cực, góp phần phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động đổi mới sáng tạo, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới mang lại hiệu quả thiết thực.

2. Đổi mới tư duy, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 gắn với Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 45-NQ/TW. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế, tạo sự đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong tổ chức thực hiện.

Chú trọng các chính sách tài chính, đầu tư, đấu thầu, quản lý và sử dụng tài sản công, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển công nghệ số, công nghệ cao, bảo hộ sở hữu trí tuệ; chính sách xã hội hoá.

Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, chính sách vượt trội, cơ chế thử nghiệm chính sách mới, rủi ro nhằm thúc đẩy phát triển, ứng dụng, chuyển giao các lĩnh vực khoa học, công nghệ có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ mới và chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền; thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước và có chính sách thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp dành cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; ưu tiên, tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực và thị trường khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế.

Tăng cường năng lực dự báo chiến lược về xu thế phát triển của khoa học, công nghệ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nghiên cứu và phát triển công nghệ mới; gắn nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm vi phạm trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

3. Nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh cơ chế tự chủ đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập nhằm thu hút, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực quốc gia, ngành, vùng, nguồn lực trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học, nhất là các đại học trọng điểm quốc gia tăng cường hoạt động giảng dạy gắn với nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh. 

Có cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học giỏi, nhân tài. Khuyến khích thu hút, tạo nguồn cán bộ khoa học từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; hỗ trợ việc phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ, có tiềm năng. 

Tập trung phát triển một số tổ chức khoa học và công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng chuẩn mực nghề nghiệp trong nghiên cứu khoa học phù hợp thông lệ quốc tế. Phát triển mạnh mẽ các khu công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, nhóm nghiên cứu mạnh, hạ tầng thông tin và thống kê về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng hiện đại, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến.

4. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo

Phát triển các trung tâm và mạng lưới đổi mới sáng tạo, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo với khu công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu; triển khai các hoạt động đào tạo kiến thức, kỹ năng về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục; xây dựng các vườn ươm công nghệ, nền tảng đổi mới sáng tạo mở, mạng lưới đổi mới sáng tạo mở; khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn công nghiệp hàng đầu thành lập trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Quan tâm xây dựng, phát triển văn hoá phù hợp với tính mới, tính khác biệt của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Phát triển các hướng nghiên cứu, giải pháp công nghệ gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học, công nghệ và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, ngành, vùng gắn với các chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; chú trọng vùng trọng điểm và phát huy lợi thế của từng khu vực. Nghiên cứu phát triển công nghệ thay thế, công nghệ sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, công nghệ năng lượng xanh.

5. Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ

Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, hỗ trợ cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi; chủ động, kịp thời cập nhật, ứng dụng phát triển các dịch vụ, sản phẩm chủ lực góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia. Có chính sách ưu đãi cho sản phẩm đang trong thời kỳ thử nghiệm, sử dụng công nghệ mới và các hoạt động tư vấn, nhập khẩu, xuất khẩu công nghệ.

Gia tăng số lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác tài sản trí tuệ, nhất là tài nguyên trí tuệ của doanh nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu, phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia hài hoà tiêu chuẩn quốc tế đối với các công nghệ, sản phẩm mới, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm chủ lực đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Khuyến khích phát triển tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ; mạng lưới tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tìm kiếm, đánh giá, định giá, môi giới, thử nghiệm, chuyển giao kết quả, sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, quan tâm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả, sản phẩm này như hàng hoá đặc biệt có giá trị, quyền sở hữu và lưu thông trên thị trường. Tăng cường kết nối các sàn giao dịch công nghệ với các trung tâm ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

6. Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy hội nhập sâu rộng, mở rộng hợp tác quốc tế, nhất là với các đối tác chiến lược và tận dụng cơ hội từ việc tham gia các hiệp định thương mại đa phương, song phương, các hoạt động hợp tác nghiên cứu, đào tạo, tư vấn với tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để tiếp cận, chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, các chuẩn mực quốc tế.

Thành lập tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài tại Việt Nam; thu hút chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực. Tổ chức các hoạt động triển lãm, diễn đàn, sàn giao dịch, chợ công nghệ để giới thiệu, chuyển giao kết quả nghiên cứu, công nghệ. Phát triển mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài.

Khuyến khích liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam. 

7. Tổ chức thực hiện

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương nghiên cứu, quán triệt; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hoá phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức thực hiện có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Kết luận.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật có liên quan; bố trí đủ nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ.

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu.

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội quần chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội; vận động thành viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Kết luận.

Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và Kết luận này."

Văn Hiếu(VOV)">

Kết luận của Bộ Chính trị về phát triển khoa học và công nghệ

Từ trái qua: Mark Zuckerberg, Elon Musk và Jeff Bezos. (Ảnh: WSJ)

Dựa vào bảng xếp hạng, tài sản ròng của Zuckerberg “bốc hơi” 11,2 tỷ USD chỉ trong ngày 27. Cổ phiếu của Meta mất 1/4 giá trị sau khi công ty công bố doanh thu quý gần nhất. Doanh thu công ty mẹ Facebook tăng chậm quý thứ hai liên tiếp và lỗ ròng tăng do đặt cược vào metaverse.

Cho tới nay, tài sản của CEO Meta giảm hơn 87 tỷ USD, chỉ còn 37,7 tỷ USD, đứng thứ 28 trên thế giới. Hồi đầu năm, ông vẫn nằm trong top 10.

Các hãng công nghệ vốn tận hưởng tăng trưởng mạnh từ đầu dịch Covid-19 nay đã cảm nhận nỗi đau của lạm phát sao, lãi suất tăng và chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số giảm. Nhiều công ty đang kiểm soát chi phí, đóng băng tuyển dụng hay thậm chí sa thải nhân sự. 

Với nhiều lãnh đạo và nhà sáng lập, tài sản ròng của họ gắn liền với cổ phiếu. Điều đó đồng nghĩa bất kỳ biến động nào của giá cổ phiếu cũng tác động đến tài sản của họ.

Chẳng hạn, Elon Musk và Jeff Bezos, mỗi người bị “thổi bay” hơn 58 tỷ USD từ đầu năm. Musk không chỉ là CEO Tesla mà còn điều hành công ty hàng không vũ trụ SpaceX, công ty đào đường hầm Boring Company, startup khoa học thần kinh Neuralink. Tuần trước, ông thâu tóm thành công Twitter với giá 44 tỷ USD. Hiện nay, ông “đáng giá” 212 tỷ USD.

Tài sản ròng của Bezos là 134 tỷ USD. Hai nhà sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page mất hơn 40 tỷ USD trong cùng kỳ.

Hầu hết các doanh nhân công nghệ giàu nhất thế giới đều đến từ Mỹ, chỉ có một số là người nước ngoài. Jack Ma, nhà sáng lập Alibaba, mất 9,3 tỷ USD năm nay và tài sản ròng hiện nay là 29,1 tỷ USD.

Người phụ nữ duy nhất trong top 20 tỷ phú công nghệ là MacKenzie Scott, vợ cũ Bezos. Tài sản ròng của bà giảm hơn 29 tỷ USD, một phần do các khoản đóng góp lớn làm từ thiện. Bà đã quyên góp hàng tỷ USD cho các tổ chức như ngân hàng lương thực, các trường cao đẳng và đại học.

Trong top 20, chỉ có hai người giàu hơn đầu năm, đó là Zhang Yiming, sáng lập viên ByteDance – công ty mẹ TikTok và Robert Pera, nhà sáng lập và sản xuất thiết bị không dây Ubiquiti. 

Du Lam(Theo WSJ)

">

20 tỷ phú công nghệ mất gần nửa nghìn tỷ USD năm nay

Nhận định, soi kèo Parma vs AS Roma, 0h00 ngày 17/2: Khó cho chủ nhà

- Tại hội nghị triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức đầu tiên trên cả nước ngày 20/1, nhiều lo ngại về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đã được các đại biểu chỉ ra.

{keywords}
TS Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội chủ trì hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng.

Lúng túng dạy tích hợp liên môn

Hầu hết các đại biểu nhìn nhận vai trò của giáo viên và cơ sở vật chất là yếu tố then chốt cho việc triển khai áp dụng chương trình phổ thông mới được thành công. Song các đại biểu cho hay còn rất nhiều vấn đề nội tại ở 2 thành tố này, ngay cả với Thủ đô Hà Nội.

Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT quận Tây Hồ nêu lên băn khoăn về việc dạy học tích hợp liên môn: “Để chuẩn bị, chúng tôi đã tổ chức những tiết dạy mẫu, tìm ra những thầy cô dạy tiết mẫu, nhưng quả thật vẫn rất lúng túng. Khái niệm thế nào là tích hợp liên môn, chúng tôi rất băn khoăn”.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Công Thạo, Hiệu trưởng Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình) cho hay điều ông lo ngại là nguồn nhân lực liệu đã đáp ứng được yêu cầu thực sự. “Để dạy được tích hợp, quận Ba Đình cũng đã chuẩn bị, tổ chức ở nhiều trường. Trường tôi cũng tham gia các hoạt động tích hợp như các câu lạc bộ STEM,…

Nhưng băn khoăn của chúng tôi là về nguồn nhân lực. Chúng ta muốn giáo viên không phải “dạy trái tay” nhưng với dạy học tích hợp với thực tế đội ngũ giáo viên hiện nay thì thử hỏi đã đáp ứng được thật chưa?

Tôi nghĩ thật không đơn giản. Như bản thân tôi là giáo viên dạy Vật lý nhưng không đơn giản là vào dạy được cả kiến thức Hóa học và Sinh học", ông Thạo nói.

Hiệu trưởng các THPT Đan Phượng, Trường THCS An Khánh (huyện Hoài Đức) cho hay điều nhà trường quan tâm nhất là chất lượng đội ngũ giáo viên. Cùng đó là điều kiện hiện tại vẫn chưa đảm bảo để có thể đáp ứng đòi hỏi cho triển khai chương trình mới.

Qua đó, kiến nghị các cấp cần đẩy nhanh quá trình đào tạo đội ngũ giáo viên, quản lý để đáp ứng được chương trình một cách nhanh nhất.

Ngay hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức ở quận nội thành như Hoàn Kiếm cũng chia sẻ: “Về cơ sở vật chất, chúng tôi rất mong sự đầu tư của TP và Sở GD-ĐT phải có kế hoạch để đáp ứng các phương tiện cho các môn học, có tính đồng bộ hơn,

Những lần triển khai trước, chúng ta cũng thấy, khi bước vào dạy rồi chúng ta mới làm và có các thiết bị dạy học, như vậy vừa không đồng bộ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng dạy học”.

Ngoài ra, vị này cũng nhấn mạnh cần có kế hoạch, dự trù định hướng đào tạo, bồi dưỡng để khi chương trình triển khai thì giáo viên có thể bắt nhịp được.

{keywords}
Các đại biểu tham dự Hội nghị triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 20/1. Ảnh: Thanh Hùng.

Sĩ số lớp học trở ngại đổi mới giáo dục

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Bối (huyện Đông Anh) cho rằng sĩ số lớp học là trở ngại của việc thực hiện đổi mới chương trình và cần có biện pháp giải quyết.

“Để thực hiện được chương trình phổ thông mới, thì quy mô lớp tiểu học cao nhất 35 học sinh, nhưng huyện Đông Anh nói riêng và nhiều quận, huyện của Hà Nội nói chung hiện đang quá tải. Đó thực sự là khó khăn để chúng tôi có thể đổi mới giáo dục".

Đồng quan điểm, bà Phan Kim Anh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Thành Công: “Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện nhà trường phải rất cố gắng để đáp ứng bởi sĩ số chung của các lớp học ở Hà Nội hiện nay đang rất đông”.

Vị này cho rằng, trong chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên cũng cần bám sâu về vấn đề trải nghiệm thực hành của học sinh. “Bởi đây là việc liên quan đến kinh phí hoạt động”.

Do đó, đại diện các phòng giáo dục, nhà trường Mong triển khai sớm và tích cực việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng, thực hiện được chương trình đổi mới giáo dục.    

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới cho rằng, các giáo viên không quá lo ngại bởi những năm gần đây, nắm bắt xu hướng thế giới nên Bộ GD-ĐT đã giới thiệu những chương trình đến với các thầy cô, do đó phần nào đã được làm quen.

“Tôi đi dự giờ các cấp ở phổ thông thì thấy tiểu học đổi mới phương pháp tốt nhất, thậm chí bây giờ vào không còn nhận ra các trường tiểu học trước đây. Đến THCS, lớp 6, 7 đổi mới phương pháp tương đối tốt nhưng đến lớp 8,9 không nhiều đổi mới nữa rồi. Còn cấp THPT thì gần như không đổi mới. Nguyên nhân không phải các thầy cô ở cấp trên kém hơn ở cấp dưới mà vì áp lực của kỳ thi. Thi như giờ đây chỉ hỏi về kiến thức, kỹ năng giải bài tập thì thầy cô phải tranh thủ thời gian để cung cấp cho học sinh mình càng nhiều kiến thức, càng nhiều kỹ năng giải bài tập càng tốt. Học sinh cũng phải tranh thủ rèn luyện. Mình phải đối phó kỳ thi nên thầy cô khó đổi mới”.   

{keywords}
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng.

Lớp học sẽ bố trí theo hình thức làm việc nhóm

GS Thuyết bày tỏ lo ngại: “Hà Nội lo nhất là thiếu đất, thiếu kinh phí để xây dựng, nên có những trường chỉ dạy được 5 buổi/tuần. Tôi mong lãnh đạo các cấp quan tâm để chấm dứt việc học sinh học 5 buổi/tuần, dạy học 6 buổi/tuần thì sẽ thực hiện được đầy đủ chương trình trừ những môn tự chọn,

Thứ hai là cần làm sao để sĩ số lớp đúng quy định của Bộ GD-ĐT với tiểu học là 35 em/lớp trở xuống, THCS và THPT 45 em trở xuống. Còn mỗi lớp 50 học sinh, thậm chí là 60 thì thầy cô làm sao đổi mới phương pháp được. Khó bố trí cho học sinh ra ngoài hay tham quan bảo tàng,… bởi mắt trước mắt sau chỉ lo quản học sinh va vào xe cộ,… đã hết”.

Theo GS Thuyết, với chương trình mới, lớp học cũng cần được bố trí theo hình thức làm việc nhóm chứ không bố trí kiểu dàn hàng ngang như hiện nay.  

Bồi dưỡng giáo viên theo lộ trình cụ thể

Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay Bộ GD-ĐT đã có kế hoạch chi tiết để bồi dưỡng giáo viên.

Thứ nhất sẽ thực hiện bồi dưỡng giáo viên theo chương trình phổ thông mới, dự kiến thời lượng khoảng 8 ngày, đều cho các môn và các cấp.

Đầu tiên, bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo hình thức tập trung để làm nòng cốt trong quá trình bồi dưỡng đại trà giáo viên.

Bồi dưỡng giáo viên cốt cán theo lộ trình mỗi môn ở mỗi cấp là 2 giáo viên cho một tỉnh, nhân lên với 63 tỉnh/thành phố: (2 giáo viên/môn) x (tổng số môn/cấp) x 63 tỉnh/thành phố.

Các giáo viên cốt cán này phải chọn để đi hết các cấp học và được bồi dưỡng trước khi bồi dưỡng giáo viên đại trà và dự kiến bồi dưỡng vào quý 2 năm học 2019- 2020.

Bồi dưỡng đại trà chủ yếu qua mạng, kết hợp bồi dưỡng tại chỗ thông qua các bài giảng trên mạng.

Các giáo viên sẽ được bồi dưỡng để đảm bảo dạy đầy đủ chương trình các môn học tích hợp.

Thứ ba là bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp, đối với giáo viên cốt cán tập trung 8 ngày.

Việc bồi dưỡng đại trà giáo viên và cán bộ quản lý về chuẩn nghề nghiệp theo phương thức tập trung kết hợp với qua mạng (sử dụng 120 tiết bồi dưỡng thường xuyên hằng năm).

Về kinh phí, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ bồi dưỡng vòng đại trà lớp đầu tiên. Các lớp bồi dưỡng khác sau đó, địa phương phải lo kể cả vòng 1 hoặc vòng sau, hoặc chính các giáo viên cốt cán quay trở lại hỗ trợ bồi dưỡng vòng sau về mặt công nghệ hoặc bài giảng. 

Thanh Hùng

">

Sĩ số lớp học đông là trở ngại thực hiện chương trình phổ thông mới

友情链接