我开空调了是什么梗

Ngoại Hạng Anh 2025-04-06 09:09:42 93

Xem video Arsenal 6-0 Sevilla:

ếtquảthứ hạng của serie a
Buako Saka mở tỷ số cho Pháo thủ ngay phút thứ 10
Gabriel Jesus cũng lên tiếng
Màn ăn mừng quen thuộc của tiền đạo người Brazil
Gabriel Jesus lập hat-trick đẳng cấp
Tân binh Zinchenko ăn mừng cùng đồng đội
Nketiah ghi bàn chốt hạ cho Pháo thủ

* An Nhi

ếtquảthứ hạng của serie a
本文地址:http://play.tour-time.com/news/653b699345.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Metta/LU Riga vs Rigas FS, 21h00 ngày 4/4: Tuyến phòng thủ vững chắc

{keywords}

Cách thức tội phạm thực hiện một giao dịch ẩn danh trên Liberty Reserve.

Vụ án nói trên bắt nguồn từ việc Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI) – Bộ Công an nhận được công văn của Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị hỗ trợ xác minh đối tượng có email money4ptr@gmail.com đã đột nhập và lấy cắp dữ liệu quan trọng trong máy chủ của một người tên là Tun Musfata, sau đó yêu cầu nạn nhân phải chuyển 948 USD cho một người Việt Nam tên là Vu Van Su (Hai Phong) (viết theo phiên âm tiếng Anh-PV) thông qua hệ thống chuyển tiền của Western Union.

Tiếp sau đó Văn phòng Tùy viên Pháp luật – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Campuchia yêu cầu hỗ trợ xác minh về tổ chức tội phạm sử dụng công nghệ cao đánh cắp dữ liệu trong hệ thống máy tính để tống tiền. Đây là vụ án do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang điều tra, liên quan đến vụ án có một số đối tượng ở Việt Nam đã nhận tiền từ các nạn nhân, gồm: Pham Thi Thuy, Bui Thi Tuyen, Doan Van Cong (Hai Phong).

Căn cứ vào thông tin và tài liệu do nước ngoài cung cấp, Tổng cục VI đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp điều tra xác minh nhằm nhanh chóng làm rõ những nội dung trên. Tuy nhiên, qua điều tra, cơ quan CSĐT lại phát hiện ra một sự thật, đó là những người có tên trên chưa từng đến nhận tiền tại các đại lý Western Union, mặc dù tên của những người này có trong hệ thống giao dịch chi trả của Western Union.

Vậy ai đội lốt họ để nhận tiền? Qua điều tra, cơ quan Công an xác định các giao dịch trên được thực hiện qua Công ty cổ phần Thịnh Vũ, có trụ sở tại quận Dương Kinh, TP Hải Phòng, do Vũ Văn Lăng, 30 tuổi, làm Giám đốc; Công ty TNHH Giao Dịch nhanh, địa chỉ 233 Nguyễn Văn Linh, phường Kênh Dương, quận Lê Chân, TP Hải Phòng do Nguyễn Thế Dũng làm Giám đốc. Và tất cả các giao dịch trên đều do Vũ Văn Lăng “phù phép” bằng cách sử dụng bản photocopy CMND của những người có tên trên lập chứng từ để nhận tiền.

{keywords}

Con dấu của Công ty cổ phần Thịnh Vũ, nơi đối tượng Lăng lợi dụng để kinh doanh trái phép.

Theo các điều tra viên, Vũ Văn Lăng lập ra Công ty cổ phần Thịnh Vũ từ năm 2008, làm đại lý phụ cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Phòng (BIDV Hải Phòng) để chi trả kiều hối thông qua hệ thống Western Union. Tuy nhiên, mục đích của Lăng không phải để kinh doanh mà để có quyền chi trả ngoại tệ phục vụ việc kinh doanh tiền điện tử LR.

Lăng đã sử dụng bản photocopy CMND của nhiều người lập hồ sơ khách hàng để nhận tiền của Western Union thông qua các đại lý chi trả Western Union của Thịnh Vũ, Nam Phong và Giao dịch nhanh. Lăng đã thu mua LR từ trong nước và nước ngoài sau đó bán cho người nước ngoài để thu lợi, các giao dịch nói trên được thực hiện thông qua mạng internet. Những người mua LR của Lăng trả tiền bằng cách gửi tiền về cho y thông qua đại lý Western Union mà chính Công ty cổ phần Thịnh Vũ làm đại lý của dịch vụ này.

Ngày 3/6/2011, Western Union Việt Nam đã đơn phương chấm dứt hợp đồng với Công ty Thịnh Vũ do phát hiện công ty này có nhiều vi phạm và có liên quan đến tiền điện tử. Tháng  6/2011, Công ty cổ phần Thịnh Vũ bị Sở Kế hoạch đầu tư TP Hải Phòng tước giấy phép kinh doanh.

Để tiếp tục thu lợi từ việc kinh doanh tiền LR, Vũ Văn Lăng đã thỏa thuận với Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Giao dịch nhanh và Nguyễn Văn Chiển, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Nam Phong tiếp tục mở đại lý phụ của Ngân hàng để chi trả ngoại tệ từ Western Union giúp Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép.

Đổi lại, Dũng và Chiển sẽ nhận được khoản phí hoa hồng mà Ngân hàng chi trả. Để giúp sức cho Vũ Văn Lăng kinh doanh trái phép, Dũng và Chiển đã cho Lăng quyền truy cập từ xa bằng phần mềm Teamviewer vào tài khoản của đại lí phụ của Công ty để lập chứng từ, in hóa đơn và nhận tiền.

Tổng số tiền mà Thịnh Vũ và 2 công ty kia đã lập hồ sơ của khách hàng để nhận tiền là:  24,534,838.07 USD, tương đương với số tiền hơn 404,7 tỷ đồng. Để nhận được số tiền trên, Vũ Văn Lăng đã cho thực hiện 59.605 giao dịch và lấy tên của hơn 1.000 người để lập hồ sơ rút tiền.

Tổng số tiền mà Vũ Văn Lăng đã mua LR của những đối tượng ở Việt Nam là hơn 186 tỷ đồng được chuyển khoản thông qua các tài khoản Ngân hàng. Còn khi mua của người nước ngoài, Lăng cho chuyển tiền tại các tiệm vàng Nhật Hạ; Hùng Lệ tại Hải Phòng và đối tượng Diệu Hồng tại TP Hồ Chí Minh.

Để bán LR cho các khách hàng nước ngoài, Vũ Văn Lăng đưa danh sách tên người nhận tiền lên website www.privatechange.com. Khách hàng muốn mua LR phải đăng ký thành viên, xác thực số điện thoại. Khách hàng tự động đặt lệnh mua trên website và lấy thông tin của người nhận tiền sau đó gửi tiền cho Lăng thông qua các tên người nhận đó.

Phanh phui vụ rửa tiền online 6 tỷ USD lớn nhất lịch sử

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ vừa phanh phui một trong những đường dây rửa tiền vào hàng lớn nhất lịch sử nước này với số tiền lên tới 6 tỷ USD, chủ yếu của các nhóm buôn lậu ma túy và các băng đảng khắp thế giới.

">

Phá án 'tiền ảo' đầu tiên tại Việt Nam

Minh tinh Lưu Hiểu Khánh đã năm lần đoạt giải Bách Hoa và một lần giành giải Kim Kê. 

Lưu Hiểu Khánh là hình ảnh tiêu biểu cho điện ảnh Trung Quốc những năm 1980. Thời kỳ đó, bà được coi là viên ngọc sáng, tạo ra nhiều dấu mốc “lần đầu tiên” trong lịch sử điện ảnh và truyền hình nước này.

Lưu Hiểu Khánh bắt đầu sự nghiệp diễn xuất từ năm 1970, ở tuổi 15. Nhờ hình ảnh nổi bật và năng lực chuyên môn, bà được Đoàn kịch Quân đội Cờ Chiến tuyển chọn.

Chỉ sau 3 năm trong đoàn văn công, Lưu Hiểu Khánh đã có cơ hội đầu tiên đóng phim điện ảnh. Bà được hãng phim Bát Nhất chọn đóng vai chính Điềm Nữ trong Nam Hải trường thành.

Trong một cảnh quay, để thể hiện tốt hơn vai diễn, Lưu Hiểu Khánh không cần diễn viên đóng thế mà tự nhảy xuống biển từ boong tàu chiến cao mấy tầng. Khi bộ phim được công chiếu, hình ảnh “dám yêu dám hận” này lập tức khắc sâu vào lòng khán giả. 

Đến năm 1979 tiếng tăm Lưu Hiểu Khánh bắt đầu nổi như cồn. Nhiều bộ phim bà tham gia nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng và vai Trương Lam trong Tiều giá nhất gia tửgiúp bà giành được giải thưởng Bách Hoa hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất.

Giải thưởng danh giá của Lưu Hiểu Khánh được đánh đổi bằng không biết bao nhiêu mồ hôi công sức. Bà có một thói quen đặc biệt khi đóng phim, đó là viết tiểu sử các nhân vật mình thủ vai. 

Nữ diễn viên phân tích cẩn thận các đặc điểm tính cách và bối cảnh của từng nhân vật để thấu cảm và nhập vai tốt hơn. Tài tử Lương Gia Huy nói anh rất ấn tượng với hành động này của Lưu Hiểu Khánh. Các bản viết của bà dày đặc chữ; mọi hành động và biểu cảm của nhân vật đều được đánh dấu rõ ràng. Đó là lý do tại sao Lưu Hiểu Khánh có thể tiến bộ nhanh chóng chỉ trong vài năm. 

Nhưng Lưu Hiểu Khánh dường như không hài lòng với thành tích hiện có. Bà thấy tiếc vì chưa giành được giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhấtnên tích cực nghiên cứu, trau dồi diễn xuất.

Nữ diễn viên Lưu Hiểu Khánh thời trẻ.

Lưu Hiểu Khánh nỗ lực hơn nữa trong những tác phẩm sau này. Đặc biệt là Hoang dã- bộ phim đầu tiên của Trung Quốc có cảnh hôn. Phim được chiếu ở Venice năm 1981 nhưng không được xuất hiện ở Trung Quốc đến tận năm 1987. Với Hoang dã, Lưu Hiểu Khánh đã đoạt giải Bách Hoa hạng mục Nữ diễn viên xuất sắc nhất và được đề cử giải Kim Kê.

Năm 1983, Lưu Hiểu Khánh xuất sắc nhập vai Từ Hy Thái Hậu trong bộ phim hợp tác sản xuất đầu tiên của Hong Kong (Trung Quốc) và Đại lục. 

Bà trở thành nữ diễn viên đầu tiên ba lần liên tiếp đoạt giải Bách Hoa. Bộ phim Phù Dung trấndo bà đóng vai chính Hồ Ngọc Âm gần như đã giành được tất cả các giải thưởng Kim Kê và Bách Hoa năm 1986. 

Điều đáng khen ngợi nữa là khả năng biến hóa “tắc kè hoa” của Lưu Hiểu Khánh. Trong phim truyền hình nổi tiếng Võ Tắc Thiên, bà vừa thủ vai thiếu nữ 16 tuổi vừa hóa thân thành cụ già 83 tuổi. 

Sang đến phim truyền hình Phượng Hoàng Lửa (2001), Lưu Hiểu Khánh đóng liền 5 vai, gồm A Đào, cậu chủ Long, Phương Doanh Doanh, Phượng Hoàng và chị họ. Với phim truyền hình Lửa thiêu cung A Phòng, bà cũng hóa thân thành 3 nhân vật gồm công chúa, lão bản nương khách sạn và Dư phu nhân.

Lưu Hiểu Khánh có khả năng hóa thân vào rất nhiều loại vai diễn khác nhau.

Kinh doanh đa ngành, tích lũy tài sản và… ngồi tù 

Thành công rực rỡ nhưng tình hình kinh tế của Lưu Hiểu Khánh thời trẻ không được tốt do tiền lương của các diễn viên ở Trung Quốc bị kiểm soát. Điều này khơi dậy mong muốn kinh doanh của nữ nghệ sĩ đa tài.

Lưu Hiểu Khánh đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, từ phim ảnh, bất động sản đến mỹ phẩm. 

Lưu Hiểu Khánh là một nữ diễn viên đa tài.

Sau nhiều năm tích lũy của cải, bà xếp thứ 45 trong danh sách 50 người giàu nhất Trung Quốc do tạp chí Mỹ Forbes bình chọn năm 1999.

Năm 2002, Lưu Hiểu Khánh bị bắt vì tội trốn thuế trong vụ việc liên quan đến công ty của bà - Công ty TNHH Văn hóa và Nghệ thuật Hiểu Khánh Bắc Kinh. Bà bị phạt 7,1 tỷ Nhân dân tệ và bị kết án tù, trở thành nữ diễn viên Trung Quốc đầu tiên phải ngồi nhà đá. 

Sau 422 ngày ngồi tù, Lưu Hiểu Khánh được trả tự do, nhưng sự nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều. Cho dù tất cả của cải “đội nón ra đi”, bà vẫn mắc nợ.

Sau khi ra tù, Lưu Hiểu Khánh muốn đóng phim trở lại nhưng không thể theo kịp thời đại. Chỉ trong vòng hơn một năm, làng giải trí Trung Quốc đã thay đổi chóng mặt, chưa kể bà còn phải trải qua những trải nghiệm tồi tệ sau song sắt. 

Nhưng Lưu Hiểu Khánh không nản lòng. Bà đến phim trường Hoành Điếm mỗi ngày và nắm bắt mọi cơ hội, dù là đóng vai người giúp việc cũng không từ chối. Bà trả hết nợ nần và trở lại với nghiệp diễn xuất.

“Cưa sừng làm nghé”

Mới đây, diễn xuất của Lưu Hiểu Khánh trong Băng tuyết truy kích 2(ra mắt trên nền tảng iQIYI) bị nhiều cư dân mạng chỉ trích về chuyện “cưa sừng làm nghé”. Bà vào vai Đan Nương - nữ thổ phỉ vùng Đông Bắc Trung Quốc. 

'Băng tuyết truy kích 2' là bộ phim mới nhất mà Lưu Hiểu Khánh tham gia.

Phim kể về Đan Nương và cha cô – người hùng bắn tỉa Trương Đông Sơn hành hiệp trượng nghĩa.

Lưu Hiểu Khánh đã xấp xỉ 70 tuổi khi quay Băng tuyết truy kích 2, nhưng trong phim, bà lại đóng vai một cô con gái ngoài đôi mươi, gọi nam diễn viên kém mình 18 tuổi là cha (Nhậm Thanh An vai Trương Đông Sơn).

Ngoài ra, trong bộ phim còn có một số cảnh các diễn viên gọi Lưu Hiểu Khánh là “cô gái”. 

Những năm gần đây, Lưu Hiểu Khánh phải nhờ đến một số phương pháp y học và thẩm mỹ để giữ được vẻ tươi trẻ nhưng năm tháng vẫn để lại vết hằn trên khuôn mặt của bà, dù có trang điểm kỹ đến đâu. 

Lưu Hiểu Khánh với khuôn mặt không còn tự nhiên.

Lưu Hiểu Khánh sinh ngày 30/10/1955 trong một gia đình trí thức ở thành phố Trùng Khánh. Năm 1995, bà xuất bản cuốn tự truyện Từ ngôi sao điện ảnh đến nữ tỷ phú. Bà đã ra các album ca nhạc: Nguyên dã tổ khúc, Từ Hy tổ khúc, Ca khúc Lưu Hiểu Khánh, Mừng xuân mới, Bách hoa tưởng từ rừng, Yêu trong trăm năm. Ở tuổi gần 70, bà thỉnh thoảng livestream bán thư pháp tự viết với giá 888-9.999 Nhân dân tệ một bức.

Linh Nhi(Theo Min News, Xinhua, BBC)

Ảnh: Min News, Wikipedia, China Daily

‘Võ Tắc Thiên’ Lưu Hiểu Khánh 66 tuổi vẫn trẻ trung, là tỷ phú Trung Quốc

Lưu Hiểu Khánh ở tuổi ngoài lục tuần vẫn rạng rỡ, nhan sắc nổi bật. Bà có cuộc hôn nhân tuổi già êm ấm bên người chồng thứ tư - tỷ phú Vương Hiểu Ngọc.

">

Cuộc đời thăng trầm của minh tinh không tuổi Lưu Hiểu Khánh

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với các thế hệ thầy và trò Học viện tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Chia sẻ tại ngày hội lớn này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Năm 1953, chỉ 8 năm sau ngày cách mạng thành công, ngay trong giai đoạn kháng chiến ác liệt, Đảng và Nhà nước đã quyết định thành lập một trường riêng để đào tạo nhân lực cho lĩnh vực bưu điện. Sứ mệnh ban đầu đặt ra là đào tạo cả lớp tinh hoa, những người trưởng ngành, trưởng ty và đông đảo lực lượng thực hành, triển khai. “Cách đào tạo của trường thì có thể thay đổi, ngành nghề có thể mở rộng, nhưng sứ mệnh ban đầu ấy thì Học viện nên giữ và phải giữ”, Bộ trưởng nhắn nhủ.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vì đã có nhiều thành tích trong công tác giai đoạn 2018 - 2022.

Người đứng đầu ngành TT&TT đánh giá: Suốt 70 năm qua, ở giai đoạn nào, trường cũng hoàn thành sứ mệnh cao cả là trồng người. Nhà trường đã đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý có năng lực và tâm huyết, đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngành trong suốt các thời kỳ.

PGS. TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

PGS. TS Đặng Hoài Bắc trong diễn văn chào mừng, cũng khẳng định rằng 70 năm qua, Trường Bưu điện – Vô tuyến điện trước đây và nay là Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hiện Học viện là một trong các trường đại học dẫn đầu về chuyển đổi số giáo dục với một hệ sinh thái số hoàn chỉnh dành cho sinh viên.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm cùng các tập thể, cá nhân đã đóng góp vào sự phát triển của trường Bưu điện. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập trường Bưu điện – Vô tuyến điện, ngày 8/9, Học viện đã tổ chức lễ khánh thành Bia kỷ niệm nơi đặt trụ sở đầu tiên của trường tại tỉnh Thái Nguyên.

Học viện cũng đã tặng kỷ niệm chương tri ân các địa phương nơi trường Bưu điện từng “đóng quân”; tri ân gia đình các cố hiệu trưởng, nguyên lãnh đạo trường Bưu điện các thời kỳ; vinh danh GS.TS Trần Đức Hân, cựu sinh viên khóa 1 trường Bưu điện; và tri ân GS.TSKH Đỗ Trung Tá, cựu sinh viên trường Bưu điện và Đại học Thông tin liên lạc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận: Việc khánh thành Bia kỷ niệm nơi đặt trụ sở đầu tiên của trường còn thể hiện tấm lòng tri ân, biết ơn của cán bộ, giảng viên, sinh viên Học viện hôm nay với những đóng góp, hy sinh thầm lặng của các thế hệ thầy và trò đầu tiên của nhà trường.

“Không giữ gìn quá khứ thì sẽ không có bản sắc và cũng không đi xa được. Cánh diều muốn bay cao thì phải có sợi dây giữ nó với gốc, nếu không thì cánh diều sẽ bị gió cuốn đi và rơi xuống. Biết ơn phải luôn là một giá trị cốt lõi của Học viện”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông, nguyên chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện Đỗ Trung Tá. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Hồi tưởng lại những năm tháng gắn bó với Học viện qua các thời kỳ, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông Đỗ Trung Tá nhắn nhủ các sinh viên để vượt qua các khó khăn thì cần nhất là kiên nhẫn, cần mẫn, say mê vào cống hiến:

Trở về Học viện sau 20 năm ra trường, Phó Giám đốc Rikkeisoft Nguyễn Viết Lâm cam kết sẽ góp phần để ngành TT&TT có vị thế cao trên bản đồ công nghệ thế giới, đồng thời tiếp tục dìu dắt, hỗ trợ các lứa sinh viên hiện nay và tương lai.

Sinh viên năm thứ ba Ngô Kiều Anh tin rằng Học viện sẽ luôn là môi trường tốt để sinh viên phát triển, từ đó phấn đấu gặt hái được thành công, trở thành những công dân xuất sắc.

Viết nên những trang mới của Học viện

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã xác định chuyển đổi số theo mô hình “Quốc gia số thu nhỏ” vào năm 2025, xây dựng “Trường đại học số” đầu tiên ở Việt Nam và làm hình mẫu đại học chuyển đổi số quốc gia, hướng đến đại học số tiêu biểu của khu vực ASEAN, thuộc nhóm 10 đại học chuyển đổi số hàng đầu châu Á.

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm, hệ thống Đại học số PTIT đã được khai trương. Với 11 phân hệ chính, hệ thống cho phép các thí sinh đăng ký xét tuyển, nhập học online trên cổng thông tin duy nhất. Đặc biệt, tương tác của chatbot AI hỗ trợ các thí sinh tìm hiểu thông tin về Học viện. 

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cùng lãnh đạo Học viện thực hiện nghi thức khai trương hệ thống Đại học số PTIT.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Hầu như trong mọi giai đoạn phát triển, đều có một trường đại học riêng cho ngành, thể hiện tầm nhìn chiến lược của các thế hệ lãnh đạo ngành về tầm quan trọng của đào tạo, của nhân lực, của con người.

Ngành TT&TT hiện có đủ bộ 3 về đào tạo: 1 đại học TT&TT, 1 cao đẳng TT&TT và 1 trường đào tạo cán bộ TT&TT. Cả 3 trường của Bộ đều phải đào tạo đủ các lĩnh vực của Bộ, phải là trường số một về đào tạo các lĩnh vực của ngành TT&TT, là trường số một về đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành TT&TT. Học viện phải luôn bám sát sự phát triển của Bộ, ngành, đất nước và thời đại.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho Học viện. 

Chỉ ra những điểm mới rất quan trọng của cuộc đổi mới lần 2 của ngành so với cuộc đổi mới lần 1, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu Học viện cần nhận thức sâu sắc những thay đổi này để đổi mới đào tạo.

Cụ thể, công nghệ số của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ mở rộng giới hạn của Học viện. Những khó khăn lớn và kéo dài như thiếu giáo viên, thiếu học liệu chất lượng, thiếu phòng lab thực tập, thiếu đất, thiếu kết nối với các cựu sinh viên, quy mô học viện tăng chậm... sẽ được giải quyết bằng những cách tiếp cận mới. Ước mơ lớn và góc nhìn mới là dấu hiệu và cũng là điều kiện để trở thành nhà lãnh đạo thời chuyển đổi số.

Nhấn mạnh mỗi thế hệ phải kế thừa quá khứ và mở ra tương lai, Bộ trưởng yêu cầu thế hệ lãnh đạo hiện nay của Học viện “Hãy đi con đường của mình và viết nên câu chuyện của thế hệ mình. Hãy đến một đích mới. Tìm ra thế hệ kế tiếp và rời đi để cho một thế hệ khác viết nên trang mới nữa của Học viện”.

Người đứng đầu ngành TT&TT cũng mong muốn toàn thể cán bộ, công nhân viên, giảng viên, nghiên cứu viên, học viên và sinh viên Học viện tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong và 10 chữ vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình” của ngành cùng phương châm hành động mới “Làm gương - Kỷ cương - Trọng tâm - Bứt phá” để thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 của trường. “Bộ TT&TT luôn bên cạnh Học viện, định hướng và tạo mọi điều kiện tốt nhất để Học viện phát triển trở thành đại học hàng đầu về TT&TT ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Chủ tịch Hội đồng Học viện Từ Minh Phương phát biểu đáp từ tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

GS.TS Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện cam kết tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên nhà trường sẽ tiếp thu và triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Bộ trưởng. Thầy và trò Học viện sẽ nỗ lực, năng động, sáng tạo hơn nữa để đưa trường trở thành đơn vị nghiên cứu và đào tạo xuất sắc, đóng góp nhân lực, tri thức và chuyển giao công nghệ phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Được thành lập tại xã Cao Vân (nay là xã Phú Xuyên), huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cùng với các giai đoạn lịch sử của dân tộc, trường đã có nhiều lần đổi tên: Trường chuyên nghiệp Bưu điện, trường cán bộ Bưu điện - Truyền thanh, trường Đại học Kỹ thuật thông tin liên lạc, Trường Cán bộ Bưu điện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính viễn thông 1 và nay là Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.

Đọc toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại hội nghị này.">

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hãy đến một đích mới

Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Cherno More, 18h15 ngày 2/4: Chia điểm?

- Đáp án môn toán mã đề 103 tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. Cập nhật đáp án tốt nghiệp THPT quốc gia môn toán của Bộ GD-ĐT năm 2017 nhanh nhất trên báo VietNamNet.

Đáp án đề thi toán tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 tất cả các mã đề

Đáp án môn toán mã đề 103 tốt nghiệp THPT quốc gia 2017.

1.B2.D3.D4.C5.B6.A7.B8.C9.B10.B
11.A12.D13.A14.C15.A16.C17.A18.D19.A20.C
21.B22.C23.D24.A25.D26.B27.A28.D29.D30.B
31.C32.C33.D34.C35.D36.C37.B38.C39.D40.A
41.B42.C43.D44.45.B46.A47.A48.A49.50.C

Chiều 22/6, 866.000 thí sinh trên cả nước làm bài thi môn toán. Năm nay, lần đầu tiên môn toán được làm bài theo hình thức trắc nghiệm.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Các thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, các đơn vị hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.

Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.

• BAN GIÁO DỤC

">

Đáp án môn toán mã đề 103 tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017

Chia sẻ với VietNamNet, GS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho hay việc bài báo khoa học để xảy ra sai sót và phải sửa đã diễn ra mấy chục năm nay. Ở lĩnh vực nghiên cứu nào cũng có phần thực nghiệm, phần thực nghiệm của bài báo lại có nhiều người làm. Khi đăng tải, bài báo cũng có mục đăng đính chính và ở lĩnh vực nào cũng có.

GS Nam xác nhận công bố của nhóm ông để xảy ra tình trạng phần phụ lục (SI) của bài có một số phổ NMR (phổ cộng hưởng từ hạt nhân, một phương pháp bổ sung quan trọng với hoá học hữu cơ) giống với NMR trong phần phụ lục của bài khác của chính nhóm này.

Lỗi này chỉ xảy ra trong phần phụ lục, phần thông tin hỗ trợ cho bài báo, tuy nhiên vẫn là sai và phải nhìn nhận điều này.

Theo GS Nam, trước khi đăng tải bài báo đã có 2 người kiểm tra và ông là người thứ 3 kiểm tra nhưng vẫn xảy ra sai sót.

“Sai chỗ nào thì sẽ sửa để làm cho đúng. Tạp chí cũng có một phần để đăng đính chính nhưng đây đúng là kinh nghiệm xương máu của tôi” – GS Nam nói.

{keywords}
GS Phan Thanh Sơn Nam (bên phải) từng nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu

Lần đầu tiên xảy ra tai tiếng trong nghiên cứu khoa học, GS Nam nhìn nhận ông không quá áp lực vì đây là chuyện bình thường trong nghiên cứu, nhưng sai ở đâu thì phải sửa ở đó.

“Làm nghiên cứu khoa học giống như đi trong sương mù và đi trên lớp băng rất mỏng, không biết đi đến đâu và tai nạn lúc nào do vậy phải cẩn thận”- ông nói.

Trước đó, trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia có đăng tải bài viết liên quan đến GS Phan Thanh Sơn Nam, trong đó có nội dung tố ông gian lận kết quả nghiên cứu bằng cách tái sử dụng cùng một phổ cộng hưởng từ của cùng một lần đo cho nhiều kết quả khác nhau trong một số bài báo khác nhau không liên quan.

Ngày hôm qua, GS Phan Thanh Sơn Nam cũng đã chia sẻ việc này lên trang cá nhân có hơn 5.000 người theo dõi của mình và gọi đây là kinh nghiệm xương máu.

Ông viết rằng: “Chuyện bài báo này có hình ảnh hay dữ liệu giống bài báo khác trong chính nhóm của mình kể cả trong phần SI là sai. Xưa nay tôi vẫn nhắc nhở học trò mình rằng chuyện này là sai. Nhóm tôi đã sai thì phải tự sửa lại cho đúng.

Trong các bài báo của tôi cũng như những nhóm khác, thường thì first author (tác giả chính) là người trực tiếp viết phần SI, sau đó đưa qua một thầy corresponding author (tác giả đầu mối) khác trong nhóm kiểm tra, sau khi thầy đó kiểm tra xong thì đưa qua tôi kiểm tra thêm một lần nữa. Tôi đã cẩn thận nên thường để 2 corresponding author, để 2 người corresponding author phải có trách nhiệm kiểm tra 2 vòng cho kỹ hơn. Nhưng rồi cuối cùng nhóm cũng không thoát khỏi tai nạn.

Đúng là xưa nay tôi chỉ chăm chút kỹ phần bài báo mà không chăm chút kỹ cho phần SI. Khi kiểm tra phần SI do học trò hay do thầy corresponding thứ nhất đưa sang, tôi chỉ dò lại xem phổ NMR đó có đúng với cấu trúc chất trong bài không, có đủ số lượng H và C không. Tôi đã không để ý đến việc trong các phổ này có phổ nào giống với những bài trước không là lỗi của mình.

... Với tư cách là trưởng nhóm nghiên cứu và là người có kiểm tra lần cuối bài báo, tôi thành thật xin lỗi cộng đồng vì nhóm tôi đã để xảy ra chuyện này. Cá nhân tôi thành thật xin lỗi vì không đủ kiến thức và kỹ năng cũng như đã không tổ chức nhóm nghiên cứu thật tốt để ngăn chặn những lỗi nói trên. Tôi thành thật xin lỗi vì đã không hướng dẫn học trò kỹ hơn nữa. Bao nhiêu bằng cấp, bao nhiêu kinh nghiệm, thì tôi cũng cần phải học thêm cách làm việc cho nghiêm túc hơn nữa”- GS Nam viết.

Theo GS Nam, sau tai nạn này, nhóm của ông đã phân công tiến sĩ chịu trách nhiệm rà soát kiểm tra thật kỹ phần SI của bài báo khi công bố, ngoài những lần kiểm tra như xưa nay. Ngoài ra, các nhóm nhỏ trong nhóm của ông cũng sẽ kiểm tra chéo với nhau.

“Tôi mong rằng các bạn trẻ đang và sẽ tham gia vào nhóm nghiên cứu của mình phải đọc kỹ bài này và đừng bao giờ quên những gì tôi đã nhắc nhở. Khoa học không có chỗ cho bất cứ chiêu trò gì. Nếu không tuyệt đối làm theo những yêu cầu của mình có thể lúc nào đó bạn sẽ gây ra tai hoạ và làm liên luỵ những người khác. Một lần nữa thành thật xin lỗi mọi người, đây là lỗi của tôi” - GS Nam nói.

Lê Huyền

ĐH Bách khoa TP.HCM lên tiếng vụ GS trẻ nhất 2014 bị tố gian lận

ĐH Bách khoa TP.HCM lên tiếng vụ GS trẻ nhất 2014 bị tố gian lận

Theo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, GS Phan Thanh Sơn Nam trong vai trò trưởng nhóm nghiên cứu kiểm tra lần cuối trước khi công bố quốc tế nhưng trong quá trình thực hiện, vẫn còn xảy ra sai sót.

">

Giáo sư trẻ nhất Việt Nam Phan Thanh Sơn Nam thừa nhận sai sót trong nghiên cứu khoa học

友情链接