Chiếc Apple Watch là một trong rất ít các thiết bị di động do Apple sản xuất không kèm theo camera. Dù nó có thể thực hiện hầu hết các chức năng cơ bản của iPhone, nhưng riêng việc chụp ảnh, Apple Watch chỉ có thể được dùng để điều khiển từ xa ứng dụng chụp ảnh của iPhone, đồng thời kiêm vai trò viewfinder hiển thị hình ảnh xem trước mà thôi.
Tuy nhiên, trong một hồ sơ gửi lên Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) hôm thứ 3 vừa qua với tiêu đề "Watch band with optical sensor" (Dây đồng hồ với cảm biến quang học), Apple đề xuất một giải pháp cho vấn đề này: trang bị cho dây đeo Apple Watch một cảm biến camera, thay vì cố gắng chèn một linh kiện bổ sung vào trong thân đồng hồ vốn đã chật kín chỗ.
Nếu theo đúng suy nghĩ thông thường, thì cảm biến sẽ phải được đặt gần thân đồng hồ, và bản thân Apple cũng từng đi theo hướng đó, nhưng bằng sáng chế mới nhất của họ lại đặt camera ở phần cuối của dây đeo. Trong một hình thiết kế, nó được đặt ở phần cuối của sợi dây dài hơn, mà khi đeo vào tay thì phần này sẽ nằm bên dưới cổ tay, gần phần cạnh trên của Apple Watch.
Trong một hình thiết kế khác, với dây đồng hồ kiểu loop, cảm biến cũng được đặt ở phần cuối dây và sẽ luồn qua phần vòng nằm cố định ở đỉnh trước khi gập ngược lại và đính vào phần bên dưới của sợi dây. Hình thiết kế thứ ba sẽ sử dụng một phần riêng nhỏ của sợi dây, không dính với phần dây bao quanh cổ tay, và phần riêng đó sẽ chưa cảm biến camera, có thể đính vào phần dây kia khi không sử dụng.
Với tất cả các mẫu thiết kế, dây đeo có thể được điều chỉnh để hướng camera về một vị trí mong muốn, bởi sợi dây sẽ có độ uốn dẻo vừa đủ để giữ thẳng camera. Đối với hai mẫu thiết kế dây đeo thứ 2 và thứ 3, dây đeo có thể được sắp xếp để tạo thành một phần nhỏ dựng lên ngay phía trên màn hình Apple Watch, chứa cảm biến bên trong, cho phép nó được sử dụng giống như một chiếc camera thông thường hơn, thậm chí có thể chụp ảnh chân dung selfie nữa.
Dù các mẫu dây đeo nói trên đều sẽ được trang bị một số linh kiện để kết nối cảm biến với Apple Watch, chúng có thể sẽ có phần lõi uốn dẻo để có thể được điều chỉnh đến vị trí người dùng mong muốn, giống như dây thép, chất lỏng từ tính, hay các khớp kim loại chẳng hạn. Tùy thuộc vào cách bố trí, dây đeo còn có thể bao gồm thêm một nút bấm ẩn để người dùng chụp ảnh mà không cần phải nhấn nút bấm trên thân Apple Watch.
Ngoài ra, bằng sáng chế của Apple còn đưa ra ý tưởng tích hợp nhiều hơn 1 cảm biến hình ảnh vào phần cuối của dây đeo, bởi 2 cảm biến sẽ có thể được phân bố vào 2 bên cổ tay, người dùng có thể chuyển đổi giữa hai cảm biến để camera quay bản thân họ hoặc môi trường xung quanh khi đang thực hiện cuộc gọi FaceTime, hoặc để chụp ảnh hoặc quay phim từ 2 góc độ cùng lúc.
Apple còn một ý tưởng khác là chỉ dùng một cảm biến, nhưng đặt nó vào một phần bản lề có thể xoay quanh, tức một cảm biến có thể dùng vào 2 mục đích, hoặc chụp ảnh chân dung hoặc chụp ảnh môi trường.
Apple nộp hồ sơ đăng ký bằng sáng chế lên USPTO hàng tuần, nhưng dù các hồ sơ này cho thấy những lĩnh vực họ có thể đang quan tâm nghiên cứu, không có gì đảm bảo những ý tưởng đó sẽ được mang lên một sản phẩm hoặc dịch vụ của hãng trong tương lai.
Camera gắn trên dây đeo Apple Watch đã từng được đề cập đến trước đây, nhưng thông thường chúng được đặt gần thân đồng hồ thay vì ở phần cuối dây đeo. Một ví dụ từ tháng 11/2018 cho thấy 2 cảm biến đặt ở hai phần dây, cho phép vừa selfie vừa chụp ảnh thông thường.
Việc mở rộng chức năng của Apple Watch thông qua dây đeo cũng từng được đề xuất, trong đó có sử dụng một loạt các chỉ báo phát sáng gắn dọc dây đeo để cung cấp tình trạng của các chức năng. Ví dụ, những chiếc Apple Watch Rings (những vòng tròn biểu hiện trạng thái trên mặt đồng hồ) có thể được đưa lên các dây đeo với thiết kế nhiều đường kẻ, và chúng sẽ phát sáng tùy thuộc vào trạng thái của người dùng trong ngày, giúp họ không cần phải bật màn hình Apple Watch để kiểm tra nữa.
Apple còn từng nghĩ về việc tích hợp các bóng đèn vào dây đeo, với màu sắc có thể tùy biến, cho phép người dùng cá nhân hóa phù hợp với phong cách thời trang của họ. Trước đó, hãng còn đăng ký nhiều bằng sáng chế liên quan việc giấu các linh kiện trong các mắt xích của dây đeo, vào các dây đeo tự điều chỉnh, và vào mặt sau của thân đồng hồ để thêm chức năng cho nó.
Theo GenK
" alt=""/>Apple Watch tương lai sẽ được trang bị camera đặt ở cuối dây đeo?![]() |
Công trình tổ hợp khách sạn tại 23-32 Lê Thái Tổ. |
Muốn đập hai biệt thự cũ phải được Thủ tướng chấp thuận
Khu đất có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intemex Việt Nam đang quản lý được Sở TN&MT Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BD 985958 vào ngày 8/3/2011. Khu đất có mặt tiền dài nhất của tuyến phố Lê Thái Tổ, bởi hiện tuyến phố này được đánh theo số chẵn từ số 2 đến số 48 thì khu đất này đã bao gồm từ số 22,24,26,28,30,32.
Điều đáng nói, trong báo cáo của các sở chuyên môn Hà Nội về quá trình giải quyết hồ sơ của dự án này cho thấy, khu đất lập dự án đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao cấp tại số 22-32 có liên quan đến 2 công trình biệt thự cũ xếp nhóm 2 theo danh mục nhà biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội” (cụ thể 2 biệt thự cũ ở đây là số 30 và 32-PV).
Ngày 30/12/2015, trên cơ sở báo cáo khảo sát, kiểm định và đánh giá chất lượng hiện trạng công trình nhà biệt thự số 30 và 32 phố Lê Thái Tổ do Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội lập tháng 11/2015, Sở Xây dựng đã có ý kiến cho rằng, công trình tại khu đất nêu trên đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn quá trình khai thác sử dụng và đề nghị Sở QH-KT căn cứ vào quy hoạch, quy chế quản lý sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 để báo cáo thành phố Hà Nội quyết định.
Tham gia ý kiến chuyên môn về vấn đề này, Sở QH-KT kiến nghị giữ nguyên quy mô về tầng cao, chiều cao tầng, mật độ xây dựng các công trình phía ngoài giáp mặt phố Lê Thái Tổ đảm bảo tuân thủ quy định tại “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn Hà Nội nhằm gìn giữ được hình ảnh không gian kiến trúc đặc trưng của tuyến phố Lê Thái Tổ (được đánh giá là tuyến phố giữ kiến trúc đẹp nhất trong khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm)”.
Sở QH-KT cũng đưa ra ý kiến, trong trường hợp các công trình biệt thự nhóm 2 (phía ngoài, giáp phố Lê Thái Tổ) bị hư hỏng nặng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn sử dụng theo ý kiến của Sở Xây dựng thì chủ đầu tư có thể nghiên cứu phương án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình.
“Các trường hợp đặc biệt phải phá dỡ để xây dựng công trình mới thì phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, sau đó UBND thành phố quyết định cho phép phá dỡ công trình”, văn bản nêu rõ.
Không được lấn át Hồ Gươm
Trao đổi với Tiền Phong, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, do mặt đứng phía ngoài của công trình 22-32 Lê Thái Tổ chạy dài tạo nên một thể thống nhất, đơn điệu, nên bức tường dù bằng chất liệu gì cũng không tốt. Vì vậy cần phải chia nhỏ ra để mặt đứng công trình hài hòa với kiến trúc xung quanh khu vực Hồ Gươm: “Xung quanh khu vực Hồ Gươm đều là các công trình kiến trúc nhỏ. Đặc biệt hình thức kiến trúc của nó rất dung dị, không nên cầu kỳ, loè lẹt tạo cảm giác áp đặt, lấn áp Hồ Gươm”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, không gian xung quanh Hồ Gươm là không gian lễ hội, không gian công cộng tập trung đông người mà sắp tới các tuyến phố này trở thành tuyến phố đi bộ, nên cần phải quan tâm đến vấn đề giao thông. “Nếu khi xung quanh Hồ Gươm trở thành phố đi bộ thì xe cộ ra vào khách sạn như thế nào? Bởi có khách sạn và khu kinh doanh dịch vụ thì phải có nơi đỗ xe, mật độ giao thông quanh khu vực đó cũng nhiều hơn. Vì vậy cần phải tính toán làm sao để khu vực khách sạn đó không trở thành nút thắt về giao thông”, ông Tùng phân tích. Ông Tùng cũng cho rằng, việc xây dựng công trình kiến trúc ở khu vực xung quanh Hồ Gươm không chỉ tính toán cho hiện tại mà còn phải cho tương lai.
Ông Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam cho rằng, việc công trình số 22-32 Lê Thái Tổ xây mới với chức năng dịch vụ và khách sạn có thể chấp nhận được bởi vị trí đó rất cần cho những dịch vụ cao cấp. Nó giống như bộ mặt của Thủ đô. Tuy nhiên, ở mức độ dày đặc quá thì phải xem xét. Theo ông Thông về kiến trúc, muốn xây một công trình ở đó thì phải đánh giá rất kỹ giá trị của kiến trúc hiện có.
Hà Nội hiện có trên 1.250 biệt thự thuộc diện quản lý và sử dụng theo quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ xây dựng từ trước năm 1954. Trong đó biệt thự nhóm 2 có khoảng 328 là những biệt thự có giá trị về kiến trúc khi cải tạo phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài và không thay đổi quy hoạch về mật độ, chiều cao số tầng. |
Theo Tiền phong
" alt=""/>Tổ hợp khách sạn sát Hồ Gươm: Hai biệt thự cũ có bị đập bỏ?Mức lợi nhuận cam kết cho người mua tối thiểu 10 - 15%/năm (cố định trong 10 năm) của một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ - khách sạn (condotel) đang thu hút sự quan tâm của giới trung lưu thành thị. Trong khi giá trị đầu tư được đảm bảo bằng bất động sản, không ít người siêu lòng với mức lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng khi bỏ tiền đầu tư vào phân khúc bất động sản này.
![]() |
Tuy nhiên, trong khuôn khổ buổi tọa đàm “Cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng” được tổ chức tại Hà Nội mới đây, các nhà quản lý đất đai và thị trường bất động sản đã chỉ ra những điểm yếu “chết người” đối với nhà đầu tư khi tham gia phân khúc đầu tư hấp dẫn này.
Trước hết, khi bỏ tiền đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng, người mua cần xem xét kỹ tính chất của dự án bất động sản được chào thuê/bán. Nếu đó là dự án được Nhà nước giao đất thu tiền sử dụng đất 1 lần được quy hoạch làm nhà ở, thì người mua sẽ được cấp sổ đỏ. Nếu đó là dự án thuê đất trả tiền hằng năm, quy hoạch là đất thương mại - dịch vụ, thì người mua chỉ có quyền kinh doanh trên phần tài sản gắn liền với đất (sổ hồng).
Bà Hoàng Thị Vân Anh, Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế (Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết, có trường hợp nhà đầu tư gom đất nông nghiệp của người dân rồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm dự án. Với những dự án này, rủi ro cho người mua rất cao, nếu hồ sơ pháp lý không rõ ràng, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không thành công, bất động sản đó không được công nhận và pháp luật bảo vệ. Câu chuyện tại Dự án Điền Viên Thôn (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) là một điển hình.
Theo bà Vân Anh, trường hợp nhà đầu tư được giao đất hoặc thuê đất của Nhà nước làm dự án thì cũng cần phân biệt rõ là thuê đất trả tiền hằng năm hay giao đất nộp tiền sử dụng đất 1 lần. Với trường hợp thuê đất trả tiền hằng năm, nhà đầu tư không có quyền chuyển quyền sử dụng đất, tức là người mua không có sổ đỏ.
“Việc sử dụng đất để thực hiện các dự án bất động sản nghỉ dưỡng phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, UBND cấp có thẩm quyền mới được cho thuê đất để thực hiện dự án. Người mua có sổ đỏ hay không có sổ đỏ phụ thuộc vào vấn đề này”, bà Vân Anh nói.
Ông Phạm Văn Thường, Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản (Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng) cho biết, trong trường hợp chuyển nhượng dự án, người mua cần phải hiểu rõ chuyển nhượng ở đây là chuyển nhượng một phần dự án, có nghĩa là mua - bán một căn nhà. Điều 49, Luật Kinh doanh Bất động sản quy định, bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đủ các điều kiện để được làm chủ đầu tư dự án. “Việc chuyển nhượng 1 phần dự án còn phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (Điều 50); trình tự thủ tục chuyển nhượng một phần dự án theo quy định tại Điều 51”, ông Thường chỉ rõ.
Theo Luật sư Nguyễn Hưng Quang (Văn phòng Luật sư Nguyễn Hưng Quang và cộng sự), vấn đề sổ đỏ cho các dự án biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch tương đối phức tạp do tính đa dạng của các dự án. Nếu không có sổ đỏ như thỏa thuận ban đầu hoặc sổ đỏ cấp sai sẽ dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu. Trong những trường hợp này, người mua có thể yêu cầu bên bán hoàn lại tiền, hoặc căn cứ vào hợp đồng để yêu cầu tiếp tục và bên bán phải bồi thường.
“Khi tham gia đầu tư vào một bất động sản mang tính thương mại như với căn hộ khách sạn hay biệt thự nghỉ dưỡng, thay vì chỉ quan tâm đến sổ đỏ, một hợp đồng có thiết kế tốt với các điều khoản kín kẽ về pháp lý, dịch vụ… sẽ giúp bảo đảm quyền lợi cho người mua”, Luật sư Nguyễn Hưng Quang nói.
Theo Báo đầu tư
" alt=""/>Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cho thuê: Cạm bẫy sau ánh hào quang