Biểu tượng tính dục trong phim điện ảnh ‘Vương triều dục vọng’

  发布时间:2025-04-09 07:28:00   作者:玩站小弟   我要评论
Trong văn hóa Á Đông, con heo đứng cuối cùng trong 12 con giáp và trong lục súc. Heo biểu trưng cho djokovicdjokovic、、。

Trong văn hóa Á Đông,ểutượngtínhdụctrongphimđiệnảnhVươngtriềudụcvọdjokovic con heo đứng cuối cùng trong 12 con giáp và trong lục súc. Heo biểu trưng cho sự phồn thực, sung túc. Có không ít bộ phim lấy cảm hứng từ loài vật này, dựng nên chân dung của những thần heo, quái trư, nửa người nửa heo…

Tuy nhiên, hình tượng con heo còn đa tầng đa nghĩa hơn nhiều người vẫn nghĩ. Heo còn là biểu tượng cho tính dục. Nó đại diện cho những khát vọng thầm kín về mặt thể xác của con người, cũng là biểu tượng cho sự bẩn thỉu, dơ dáy, ô uế.

Lớp ý nghĩa mang màu sắc tiêu cực về con heo đã được bộ phim Hàn The Treacherous (Vương triều dục vọng) khai thác. Mục đích là để phản ánh một cách chân xác sự tàn độc, hoang dâm của bạo chúa Yeonsangun dưới thời Joseon.

Hình tượng ông vua hoang dâm vô đạo gắn liền với con heo

Vương triều dục vọng tái hiện lại một thời kỳ đen tối của Jeseon dưới thời gian trị vì của hôn quân Yeonsangun. Đây là nhân vật có thật trong lịch sử. Bị ám ảnh bởi cái chết của mẹ, vị vua trẻ Yeonsangun dần tha hóa, sa vào ăn chơi thác loạn ngay từ những ngày đầu lên ngôi.

{ keywords}
Chân dung vị vua bệnh hoạn trong Vương triều dục vọng.

Không chỉ lùng sục khắp nơi tìm mỹ nữ về để thỏa mãn dục vọng, hắn còn thẳng tay thanh trừng các nho sĩ, cướp bóc của dân, trả thù tàn bạo những người đã từng chèn ép mẹ hắn. Các trung thần khuyên can bị giết chết, chỉ còn lại hai cha con Soongjae. Khác với cha mình – một kẻ tham lam, đê tiện thì SoongJae lại là một chàng trai chính trực, căm ghét Yeonsangun.

Dan Hee, một thiếu nữ mang trong mình mối thù giết cha đã lợi dụng sắc đẹp của mình để vào cung. Từ một cô gái ngây thơ trong trắng, nàng buộc phải học những kỹ xảo phòng the để quyến rũ tên bạo chúa kia nhằm tìm cơ hội giết chết hắn. Nàng đã được chứng kiến những thú vui biến thái của Yeonsangun.

Trong phim, Yeonsangun có một “sở thích” bệnh hoạn là giết người rồi vứt xác của họ cho heo ăn. Hắn nuôi riêng một đàn heo trong cung chỉ để phục vụ nhu cầu này. Hắn chăm lo cho đàn heo còn kỹ hơn cho con dân đang chìm trong biển khổ lầm than. Không phải loài vật nào khác, Yeonsangun chỉ thích bầu bạn với heo.

{ keywords}
Yeonsangun xem cơ thể của thiếu nữ rẻ rúng không khác gì heo.

Chính vì vậy, trong đoạn cuối của bộ phim, khi SoongJae quyết định trừ khử tên hôn quân để bảo vệ Dan Hee, chàng đã đánh và nhốt hắn vào chuồng heo. Khi đàn heo đói, chúng sẽ tấn công Yeonsangun như cái cách mà hắn thường dùng để giết người. Cả đời Yeonsangun bị ám ảnh bởi heo, vậy nên, hãy để chính đàn heo của hắn kết liễu hắn.

Ý nghĩa biểu tượng của con heo trong phim

Con heo được đưa vào Vương triều dục vọng như biểu tượng cho ham muốn thể xác quá đà cùng nhân cách méo mó, mục ruỗng của Yeonsangun. Lí do nhà làm phim lựa chọn con heo như một hiện thân của vị bạo chúa này có lẽ xuất phát từ quan niệm của người phương Đông.

{ keywords}
Con heo là biểu trưng cho thói dâm dục của Yeonsangun.

Con heo, nếu xét theo khía cạnh tích cực, nó tượng trưng cho sự no đủ. Nhưng từ xưa đến nay, con heo cũng là đối tượng bị khinh ghét vì đặc tính dâm dục, bẩn thỉu. Bằng chứng là có rất nhiều thành ngữ, tục ngữ ví von những tính cách xấu xa của con người với heo.

Ngoài ra, ba chữ “trò con heo” được dùng trong dân gian cũng có nghĩa là trò dâm dật. Sở dĩ người phương Đông quan niệm con heo là biểu tượng cho tính dục vì lý do đơn giản là nó có thân hình trần trụi, không có lớp lông như quần áo che bọc bên ngoài.

Gắn hình ảnh con heo với bạo chúa Yeonsangun cũng là cách để nhà làm phim nhấn mạnh rằng nhân cách của hắn không xứng để làm người, chỉ ngang hàng với loài vật mà thôi.

Sau khi công chiếu, phim gây nhiều tranh cãi nhưng có sức hút lớn tại các phòng vé. Phim thu hút 1,11 triệu lượt khán giả và thu về 8,9 triệu USD. Vương triều dục vọng (The Treacherous) quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng như Joo Ji Hoon, Lim Ji Yeon, Kim Kang Woo…

Theo Zing.vn

Sau gần 20 năm đoạn tuyệt, Hồng Kim Bảo nói về Phạm Băng Băng

Sau gần 20 năm đoạn tuyệt, Hồng Kim Bảo nói về Phạm Băng Băng

Hồng Kim Bảo và Phạm Băng Băng gần như đoạn tuyệt quan hệ gần 20 năm. Vì vậy khi bị hỏi về scandal của nữ diễn viên, ngôi sao võ thuật tỏ ra khá gay gắt.

相关文章

  • Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4

    Nguyễn Quang Hải - 05/04/2025 09:10 Kèo phạt
    2025-04-09
  • Nghệ sĩ guitar Văn Vượng tên đầy đủ là Văn Hữu Vượng, sinh năm 1941 tại Hải Dương. Năm 2 tuổi, ông đi tản cư cùng gia đình, lên 5 tuổi bị khiếm thị do biến chứng của bệnh đậu mùa. 

    Không nhìn thấy ánh sáng, NSƯT vẫn sớm bộc lộ niềm say mê âm nhạc. Ông mò lấy dây chun căng qua nắp cơi trầu bằng đồng để tạo ra những nốt nhạc. Thấy vậy, bố mẹ dành dụm tiền mua cho ông cây đàn guitar.

    Nghệ sĩ Văn Vượng. 

    Năm 1954, Văn Vượng bắt đầu học chữ qua hệ thống chữ nổi nhờ một người bạn dạy. Sau đó, ông gặp người thầy đầu tiên của mình - một người khiếm thị chơi đàn rất hay.

    Nhờ vậy, ông được hướng dẫn những nốt nhạc, những kiến thức nhạc lý đầu tiên trong đời. Nghệ sĩ nhanh chóng thành thục những khái niệm về nhạc nổi và chữ nổi. 

    16 tuổi, Văn Vượng sáng tác ca khúc đầu tay là Hoàng hôn trên bãi biểnsau chuyến đi chơi vịnh Hạ Long. Cơ duyên dẫn dắt ông gặp gỡ các nhạc sĩ nổi tiếng như Tạ Tấn, Văn Cao... và được họ tận tình chia sẻ kiến thức âm nhạc. 

    18 tuổi, ông chính thức lên sân khấu biểu diễn bài Trống cơmcủa danh cầm Tạ Tấn, được hưởng ứng nồng nhiệt. Sau đó Đài Tiếng nói Việt Nam về tỉnh Hải Dương ghi âm một số bản nhạc của Văn Vượng.

    Năm 1968, nghệ sĩ Văn Vượng lên Hà Nội để theo đuổi nghệ thuật. Sau lần vô tình nghe bản trường ca Người Hà Nộido ca sĩ Mỹ Bình hát, ông xúc động, nỗ lực chuyển soạn sang độc tấu guitar. Ông được Đài Tiếng nói Việt Nam mời thu âm tác phẩm này.

    Một tác phẩm chuyển soạn cho độc tấu guitar nổi bật khác của ông là Trường ca sông Lôcủa Văn Cao. Nhờ bản này, ông được cố nhạc sĩ Văn Cao xem như bạn tâm giao. 

    NSƯT Văn Vượng (phải) bên cố nhạc sĩ Văn Cao.

    Trong sự nghiệp trải dài của Văn Vượng, dấu ấn sâu đậm nhất của ông thể hiện trong bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt aicủa đạo diễn Trần Văn Thủy. Phim mở đầu bằng hình ảnh của ông - người nghệ sĩ guitar khiếm thị luôn khao khát một lần nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố.

    Phim kết lại cũng bằng âm thanh tuyệt đẹp của ca khúc cùng tên do Văn Vượng sáng tác và trình diễn. Trong phim, ông còn trình diễn các bài chuyển soạn như: Hà Nội mùa vắng những cơn mưa, Hà Nội mùa thu, Em ơi Hà Nội phố...

    Năm 2012, Văn Vượng đoạt Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội cho những cống hiến của mình. Đến tuổi 70, ông đã sáng tác hàng trăm tác phẩm chuyển soạn, hơn 8.000 buổi biểu diễn và 7 CD. 

    Văn Vượng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1997. Ông kết hôn khi hơn 40 tuổi với bà Bùi Thị Minh Nguyệt - học trò của mình. Năm 2014, ông bị tai biến mạch máu não, tay phải không còn cử động, chơi đàn được nữa.

    NSƯT Văn Vượng chơi guitar ca khúc 'Biển nhớ' của Trịnh Công Sơn

    Nghệ sĩ mù đoạt giải "Vì tình yêu Hà Nội"

    Ánh sáng đã bỏ nghệ sĩ guitar Văn Vượng nhưng đôi tay lại mang về cho ông hạnh phúc, giải thưởng,... để rồi lướt ngón tay trên những dây đàn, mang đến một điều kỳ diệu mới cho cuộc sống này...

    '/>

最新评论