Năm 2020, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ tuyển 1.480 chỉ tiêu. Khu vực tuyển sinh trong cả nước, tuy nhiên 85% chỉ tiêu xét từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long; 15% chỉ tiêu xét từ các địa phương khác.
Chỉ tiêu xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT là 845, còn lại là dự bị dân tộc và nhu cầu xã hội.
Hiện đã có 69 chỉ tiêu dự bị từ Trường dự bị ĐH TP.HCM và Trường dự bị ĐH Dân tộc Trung ương Nha Trang.
Ngành Y khoa có 100 chỉ tiêu cho các ngành hiếm: Lao, Phong, Tâm thần, Giải phẫu bệnh, Pháp y.
Điểm sàn đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng như sau:
Khi xét tuyển, trong trường hợp thí sinh bằng điểm, nhà trường sẽ ưu tiên chọn điểm môn Toán để xét từ cao xuống thấp.
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ không sử dụng điểm bảo lưu để xét tuyển. Kết quả xét tuyển được công bố ngày 5/10. Thí sinh xác nhận nhập học trước 17h ngày 10/10.
Sau khi có kết quả, thí sinh không trúng tuyển nhưng đủ tiêu chuẩn và điều kiện tuyển theo nhu cầu xã hội hoặc ngành hiếm thì liên hệ với Sở Y tế, nơi có hộ khẩu thường trú để làm thủ tục xét tuyển từ 6-9/10.
Lê Huyền
Các trường đào tạo ngành Y Dược công bố điểm sàn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
" alt=""/>Điểm sàn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2020Đây là câu chuyện điển hình về lợi ích thu được nhờ chuyển đổi số của một ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ.
Theo số liệu của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện 96% các ngân hàng đang xây dựng chiến lược phát triển, dựa trên công nghệ 4.0, và 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên internet. Thời gian qua, ngành ngân hàng đã đầu tư 15.000 tỷ đồng cho chuyển đổi số và bước đầu đã thu được những thành quả rất tích cực. Hiện nhiều nghiệp vụ ngân hàng như: mở tài khoản thanh toán, chuyển tiền, gửi tiết kiệm… đã được số hóa 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số. Những công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, máy học, dữ liệu lớn... đều đã được nghiên cứu, ứng dụng tại nhiều ngân hàng Việt Nam, để nâng cao năng lực hoạt động, phân tích nhu cầu khách hàng, mở rộng hệ sinh thái số.
Trước đây, bước chân vào phòng giao dịch của các ngân hàng, khách hàng phải xếp hàng lấy số thứ tự và chờ khá lâu mới đến lượt phục vụ. Các giao dịch viên hoàn toàn không biết khách hàng đến giao dịch là ai, cần gì. Nhưng ngày nay, mọi chuyện đã khác. Một số ngân hàng đã ứng dụng camera có trí tuệ nhân tạo tại các phòng giao dịch, giúp nhận diện khách hàng ngay từ khi họ bước vào cửa. Cụ thể, khi khách bước vào và lấy số, camera sẽ nhận diện, thu thập hình ảnh, thông tin đầu vào. Chỉ sau 5 giây, giao dịch viên đã có thể biết khách hàng là ai, có nhu cầu gì và chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng thay vì đi lục tìm hồ sơ như trước.
Với các dịch vụ ngân hàng trước đây, khách hàng phải chờ nhân viên phân loại, kiểm tra, đối chiếu và xử lý các thông tin, chứng từ... có khi mất nửa ngày mới xong. Giờ đây, ngân hàng trực tuyến hoạt động 24/7, quanh năm, kể cả vào cuối tuần, khách hàng chỉ phải mất vài phút để hoàn tất các thủ tục trên.
Tài khoản ngân hàng có sẵn trên các thiết bị như: điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng… Khách hàng chỉ cần kết nối internet, thực hiện một vài thao tác trên màn hình, là có thể chuyển tiền, gửi và rút tiền tiết kiệm, theo dõi số dư tài khoản, thanh toán các dịch vụ...
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, chuyển đổi số trong ngân hàng cho phép các tổ chức tài chính biết người tiêu dùng thực sự muốn gì. Từ đó tạo ra các dịch vụ tài chính cá nhân hóa, cung cấp theo yêu cầu của khách hàng hơn là phỏng đoán. Chuyển đổi số đã giúp các ngân hàng tiếp cận khách hàng dễ dàng và ít tốn kém hơn. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập với các giao dịch trực tuyến hiện chỉ từ 30-40%, rất tối ưu. Tỷ lệ, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) với lãi suất thấp của nhiều ngân hàng đã tăng lên đến trên 50%, góp phần tăng cao lợi nhuận.
Cần bài toán đúng
Dù đạt đã có những kết quả tích cực trong quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Ông Nguyễn Quốc Hùng lưu ý, chuyển đổi số ngân hàng mới diễn ra mạnh mẽ ở các dịch vụ thanh toán, còn lại cho vay và các dịch vụ liên quan khác vẫn chưa triển khai được nhiều. Khách hàng mong muốn vay tiền chỉ cần nộp hồ sơ qua ứng dụng điện thoại thông minh và nhận được tiền ngay vài phút sau khi hồ sơ được duyệt, giống như ngân hàng ở nhiều quốc gia khác đã làm, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực. Rồi các hệ sinh thái chưa phát triển được nhiều, mới chỉ là bước đầu.
Thời gian tới, ngành ngân hàng cần phải đẩy mạnh chuyển đổi số với các hoạt động nêu trên. Tuy nhiên, đây sẽ là thách thức lớn. Bởi hoạt động ngân hàng khá đa dạng với nhiều bộ phận khác nhau có mục tiêu khác nhau. Tức là có rất nhiều điểm “chạm” với khách hàng. Với từng điểm “chạm” riêng lẻ có thể không có vấn đề gì. Nhưng việc tích hợp tất cả trong tổng thể không hề dễ dàng. Trên thực tế, có nhiều ngân hàng chưa nắm bắt được hết, đã biến những điểm “chạm” này trở nên hỗn độn, tích hợp một cách rời rạc và không thể đem lại cho khách hàng những trải nghiệm đồng bộ.
Ông Morino Takayuki, chuyên gia và quản lý tư vấn chuyển đổi số ngân hàng của ABeam Consulting nhận định: Các ngân hàng thường được thiết kế theo cấu trúc phân tầng, trong khi đó, chuyển đổi số lại có xu hướng gần gũi, gắn kết. Điều này vô tình ngăn chặn chuyển đổi số phát huy hết khả năng. Không những thế, nguồn nhân lực của các ngân hàng Việt Nam đang quen với cách vận hành cũ, chính vì vậy mà cách họ tiếp cận với chuyển đổi số rất hời hợt, đưa ra các mục tiêu trong việc chuyển đổi số mà không có sự phân tích kỹ càng. Điều đó khiến cho việc chuyển đổi số không đem lại nhiều hiệu quả và chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ có cách thức vận hành đơn giản.
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Thông tin và Truyền thông), với chuyển đổi số, công nghệ không quan trọng mà quan trọng là đưa ra được bài toán đúng, lập tức công nghệ sẽ giải được. Công nghệ không phải là trung tâm của chuyển đổi số, mà chính là bài toán do kinh doanh đặt ra. Nếu các ngân hàng không đưa ra được bài toán đúng, có thể khiến cho chuyển đổi số gặp thất bại.
Phát biểu tại sự kiện “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng” gần đây, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, ngành ngân hàng đang tiên phong trong việc áp dụng công nghệ mới để đổi mới. Người đi đầu là người đi vào vùng 5%, khi mới có 5% người dùng đầu tiên chúng ta đã mạnh mẽ bước vào. Đó là người bản lĩnh và dấn thân. Tài chính ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, do đó, ngân hàng chuyển đổi số nhanh, sẽ thúc đẩy cả nước chuyển đổi số nhanh. Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đồng hành với ngành ngân hàng trong quá trình đổi số. |
Trần Thủy
Ngày đó, đám cưới diễn ra khi cả hai đều đã trưởng thành, đủ chín chắn để quyết định và sắp xếp cuộc sống riêng. Hai bên gia đình đều vun vén, chúc phúc cho chúng tôi.
Hai vợ chồng hòa hợp từ ngoại hình đến tính cách, quan điểm sống. Bất cứ vấn đề gì trong hôn nhân đều được chúng tôi ngồi lại cùng tìm cách tháo gỡ.
Năm ngoái, trong cuộc bình bầu gia đình văn hóa của địa phương, gia đình tôi vinh dự được chọn và trao bằng khen.
Thế nhưng, tôi không thể ngờ, cuộc hôn nhân đó sắp rơi xuống vực thẳm khi chồng phản bội tôi một cách đau đớn.
Ông bà nội ở xa, khi chuẩn bị sinh cháu thứ 2, tôi thuê một người giúp việc qua trung tâm giới thiệu việc làm.
Cô ấy tên Thắm, bằng tuổi tôi, đã ly hôn nên gửi con cho người thân nuôi, lên thành phố làm.
Thắm sạch sẽ, biết việc, nhờ cô ấy mà tháng cuối thai kỳ, tôi không còn cảm thấy mệt mỏi hay khó chịu nữa.
Mọi việc chăm con gái lớn của tôi, Thắm làm đâu ra đấy. Thỉnh thoảng, Thắm hay mua kẹp tóc hoặc dạy con bé vẽ tranh.
Con tôi tỏ ra quý mến cô giúp việc. Tối đến không đòi ngủ với bố mẹ mà ôm gối sang phòng nằm cùng Thắm. Tôi hoàn toàn yên tâm giao con gái cho giúp việc chăm sóc.
Tôi chuyển dạ, sinh được cậu con trai bụ bẫm nhưng ca sinh khó khiến sức khỏe tôi yếu trầm trọng.
Thông thường người ta nằm viện 7 ngày là ra nhưng tôi được bác sĩ yêu cầu ở lại thêm 4 ngày nữa theo dõi vết mổ.
Về nhà, con bé quấy khóc đêm, con lớn nghịch ngợm, tôi bị trầm cảm, cáu gắt cả với chồng.
Sau sinh 1 tháng, mặc dù có gúp việc hỗ trợ nhưng tôi gầy rộc đi. Mẹ đẻ ở quê lên thăm, xót xa, bảo đón ba mẹ con tôi sang nhà, bà chăm cho mấy tháng ở cữ, đưa cả Thắm về cùng.
Nhưng về đó, con gái lớn tôi phải nghỉ học ở trường, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của cháu, tôi thực tâm không muốn. Hơn nữa mỗi mình chồng tôi trên Hà Nội, lại vất vưởng, ăn cơm đường cháo chợ.
Thương chồng, tôi định từ chối nhưng anh động viên tôi về. Chồng bảo để tôi và con nhỏ về quê ngoại vài tháng. Còn con gái lớn trên này đi học.
Thắm sẽ cơm nước cho hai bố con. Thấy phương án chồng đưa ra hợp lý, tôi thu xếp hành lý về quê với mẹ.
Mẹ tôi làm y tá nghỉ hưu nên bà có nhiều kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh và nấu đồ ăn cho sản phụ.
Ở với bà, sức khỏe tôi bình phục nhanh chóng. Cuối tuần, chồng đều tranh thủ mua quà và đưa con gái về thăm hai mẹ con. Mấy lần về thăm, chồng còn đề cập việc tăng lương cho giúp việc lên 5 triệu đồng.
Lần nào anh cũng xuýt xoa, bày tỏ sự mong nhớ. Anh hẹn, cuối tuần sẽ về đón hai mẹ con. Nhưng đến ngày hẹn, anh báo bận họp công ty, không về kịp, nhắn tôi để tuần sau.
Tôi lại nóng lòng muốn về nhà. Vì thế không cần gọi lại cho chồng, tôi ôm con, bắt xe lên thành phố.
Về đến nơi, mọi thứ im ắng, dường như không có ai. Tôi đoán chắc Thắm đi chợ nên không gọi.
Xe ô tô của chồng vẫn đậu ngoài cổng. Tôi thấy hơi lạ vì anh báo đi học, sao lại về giờ này. Vào nhà, con trai vẫn ngủ ngon lành trên tay, tôi khe khẽ đặt con xuống chiếc xe đẩy còn mình xách đồ lên tầng.
Vừa đẩy cửa phòng ngủ, tôi chết lặng thấy Thắm và chồng mình ôm nhau ngủ trên chiếc giường của hai vợ chồng.
Tận mắt chứng kiến cảnh đó, tôi khóc ngất, tim đau như ai cào xé. Tôi la hét, hai người họ giật mình tỉnh giấc.
Chồng tái mặt, quỳ xuống ôm chân tôi xin lỗi. Anh nói rằng chỉ một phút yếu lòng, bị Thắm lả lơi mới phạm sai lầm.
Trong khi đó, Thắm mỉm cười đắc ý.
Những giọt nước mắt tuôi rơi, tôi đuổi họ ra khỏi nhà. Hiện tại tôi vẫn chưa thể bình tâm trở lại. Hình ảnh đó ám ảnh tôi cả trong giấc ngủ.
Chồng tự hành hạ bản thân, ngày nào cũng xin tôi cho anh quay về nhà. Tôi phải làm sao để vượt qua giai đoạn này? Liệu có nên tha thứ cho chồng hay không? Bao kỷ niệm hạnh phúc năm xưa cứ ùa về khiến tôi nhức nhối. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ngoại tình: Giúp việc 'đắc thắng' sau khi vợ ôm con về nhà ngoại