Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ tăng học phí lên 13.5 triệu đồng" alt=""/>ĐH Hà Nội sẽ tăng học phí lên 14 triệu đồng
Văn bản do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 17/3 gửi các sở GD-ĐT yêu cầu các địa phương: “Không tổ chức trường chuyên ở bậc tiểu học, THCS, trừ các trường năng khiếu thể dục thể thao”, và “tuyệt đối không thi tuyển vào lớp 6”.
Theo nội dung văn bản, THCS là cấp phổ cập đối với đối tượng thanh, thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi chưa tốt nghiệp THCS.
![]() |
Hình ảnh học sinh trong kỳ thi vào lớp 6 khối THCS Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội) năm 2014. (Ảnh: Văn Chung). |
Việc tuyển sinh vào cơ sở GD phải đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu phổ cập GD THCS trên từng địa bàn; tuyển sinh đủ chỉ tiêu, kế hoạch, không vượt quá quy định về sĩ số học sinh trên lớp và số lớp so với khả năng đáp ứng của nhà trường về tỷ lệ giáo viên/lớp và điều kiện cơ sở vật chất.
Việc tuyển sinh vào lớp 6 của bậc THCS phải thực hiện theo phương thức xét tuyển.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở GD có số lượng học sinh đăng kí vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh thì các sở GD-ĐT phải chỉ đạo các cơ sở GD căn cứ vào quy định hiện hành để xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp và trình cấp có thẩm quyền ở địa phương xem xét quyết định.
Tuy nhiên không áp dụng phương thức thi tuyển trong những trường hợp này.
Cha mẹ nên thông báo các hình phạt cho trẻ biết trước, tránh trường hợp trẻ bỡ ngỡ, phản kháng lại. Trong trường hợp vi phạm, trẻ cũng sẽ tự biết mình bị phạt như thế nào để chuẩn bị tâm lý. Nếu không rõ ràng, cả trẻ và cha mẹ sẽ trở nên căng thẳng.Trẻ sẽ quấy khóc hay tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình.
Cha mẹ nên thống nhất ý kiến với nhau. Nếu mẹ đang phạt trẻ thì cha không nên can thiệp vào. Điều này không có nghĩa là cha không yêu trẻ mà chỉ để trẻ hiểu rằng, sẽ chẳng ai bênh con nếu con có hành vi sai trái.
Cha mẹ nóng nảy, hay la hét thì trẻ cũng sẽ nóng tính và hay quát nạt người khác. Do đó, cha mẹ nên cân nhắc mọi việc trước khi hành xử, từ lời ăn tiếng nói đến hành động.
Không bao giờ được dọa trẻ, dù vì bất cứ lý do gì. Hãy ngừng sử dụng các câu nói "Mẹ sẽ không yêu con", hoặc "Lêu chú công an đến bắt con", hay “Ông ba bị ở ngoài đó đó”. Những thứ này sẽ phá hỏng tâm trí trẻ.
Đừng so sánh trẻ với bất kỳ ai khác. Việc so sánh này sẽ phá vỡ sự tự tin trong trẻ. Tốt nhất, cha mẹ đừng nên đặt kỳ vọng quá cao khiến trẻ không làm được sẽ thất vọng. Mỗi người sẽ có điểm mạnh yếu khác nhau. Cha mẹ chỉ nên động viên trẻ làm tốt trong khả năng của mình.
Cho trẻ được lựa chọn và dạy trẻ cách lắng nghe những mong muốn của mình. Những đứa trẻ không được hỏi điều chúng muốn và không được quyền lựa chọn, khi lớn lên chúng sẽ trở thành một người không quyết đoán và không hạnh phúc. Trong khi những đứa trẻ được quyền chọn lựa lại có thể lập kế hoạch với hầu hết mọi chuyện: từ việc ăn sáng với món gì, xem phim gì, mặc bộ quần áo nào đến việc lên kế hoạch cho cuối tuần.
Trẻ em không bao giờ thích chơi một mình. Vì vậy, đừng bỏ mặc trẻ bơ vơ trong khoảng thời gian ở cùng cha mẹ. Để trẻ hứng thú với một việc gì đó, cha mẹ nên làm cùng con.
Tình yêu vốn không cần lý do hay điều kiện. Thế nên, cho dù sau này con thành công hay thất bại thì cha mẹ vẫn mãi mãi yêu con.
Thúy Nga (Theo Brightside)
Cha mẹ nên tránh lặp lại những sai lầm trong cách dạy con để không phải hối tiếc.
" alt=""/>7 điều tuyệt đối cha mẹ không nên làm với con