
- "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành".Những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"
Buổi sáng cuối cùng ngày làm việc của năm 2018, tôi gặp ông ở một hội thảo về dự thảo Luật Giáo dục. Ông hỏi tôi: "Cậu có làm ở đâu không?" (ý ông hỏi tôi có làm gì thêm sau khi nghỉ hưu không). Tôi trả lời "Thưa thầy, giờ em đang đi dạy thôi. Thế còn thầy?". Ông bảo đã nghỉ hưu 15 năm nay, cũng có vài nơi mời nhưng không nhận lời, vì không làm cho ai để có thể độc lập trong nói và viết.
 |
Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật. |
Tôi nhớ cách đây nhiều năm, hiện tượng gian lận trong thi cử diễn ra rất trắng trợn trọng giáo dục. "Phao" tung trắng ở nhiều sân trường phổ thông sau các buổi thi. Có tỉnh, việc gian lận trong thi cử còn đáng sợ hơn. Nhiều người bắc thang, leo tường, ném bài giải vào phòng thi. Sự gian lận, như nhiều người nghĩ nếu có chỉ bắt đầu ở thí sinh, đã lan sang sang cả người lớn.
Trước hiện tượng tiêu cực ấy, trường chúng tôi tổ chức một hội thảo với mục tiêu là giảm thiểu sự gian lận trong thi cử. Tôi là người được phân công theo dõi hội thảo. Bữa đó, ông phát biểu rất hăng. Ông nói: "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành". Hôm sau, trên một tờ báo lớn của thành phố, phóng viên đã giật title đại ý: tường cao, hào sâu cũng không ngăn được gian lận thi cử.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đọc báo, gọi điện phê bình trường, tôi phải đích thân báo cáo hiệu trưởng về phát biểu của ông.
Ông không chủ ý nói về tiêu cực. Tham luận của ông ở hội thảo vạch ra căn nguyên của thi cử, trong đó có bệnh thành tích; đồng thời, trong tham luận của mình, ông cũng đã chỉ ra các giải pháp chống tiêu cực trong thi cử bằng việc chuyển các môn thi từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đề nghị của ông đã thành hiện thực trong nhiều năm nay và việc áp dụng thi trắc nghiệm trong kì thi trung học phổ thông quốc gia với nhiều mã đề đã là một giải pháp thành công, chống việc gian lận trong phòng thi.
Hôm nay, tại hội thảo, tôi lại lại được nghe ông nói về giáo dục. "Nếu có thị trường giáo dục thì đó là thị trường niềm tin, không phải là loại thị trường kiếm tiền, ai kiếm tiền trong giáo dục cũng được".
Tôi nghĩ, không phải ông không biết rằng xã hội hóa giáo dục của chúng ta trong thời điểm hiện tại khó có thể có trường ngoài công lập phi lợi nhuận, nhưng làm giáo dục thì việc tính lợi nhuận dứt khoát không thể là bằng mọi giá.
Giáo dục phải mang lại niềm tin: niềm tin của học sinh đối với thầy cô giáo; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối những chủ nhân tương lai của đất nước; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối với người dạy học, với nghề thầy.
Niềm tin trong giáo dục nói riêng và niềm tin vào xã hội nói chung là điều mà chính quyền nào cũng muốn hướng đến. Vậy mà một năm qua, không ít những sự việc diễn ra trong ngành ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh và xã hội đối với ngành giáo dục.
Hành động gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi; hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò, học trò phạt bạn bằng cả trăm cái tát theo lệnh của cô giáo, phụ huynh bắt giáo viên quỳ... dù không diễn ra thường xuyên nhưng lại làm cho học sinh, phụ huynh, xã hội thiếu lòng tin.
Ai trong chúng ta cũng đều biết, giáo dục bao giờ cũng thay đổi chậm hơn so với những thay đổi trong nền kinh tế, sau sự phát triển của xã hội. Những tác động xấu của nền kinh tế thị trường đến giáo dục, dù chậm hơn nhưng cuối cùng cũng đã đặt chân vào.
Hiện tượng học giả lấy bằng thật, mua bán bằng cấp. quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực như tính dân chủ trong nhà trường, vai trò của người thầy, sự tham gia của các thành phần kinh tế..., thì những tác động tiêu cực trong giáo dục cũng tăng hơn.
Có cách nào làm lành mạnh hoá giáo dục hoặc hạn chế ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến giáo dục không? Câu trả lời là có. Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật.
Cách đây gần hai chục năm, có một phụ huynh kể đứa con đã hỏi thẳng anh rằng "Không học giỏi, con không là người à?". Câu hỏi của anh đeo đẳng tôi suốt nhiều năm làm nghề dạy học. Tôi luôn tự dặn mình, dặn học trò rằng: Hãy chân thành đối với học sinh, yêu thương học sinh như con em mình trước khi truyền thụ kiến thức, trước khi dạy cho các em biến kiến thức sách vở thành cuộc sống tương lai.
Hôm nay, tôi đã được gặp ông - một GS. NGND đã 81 tuổi, trong tay cầm một cuốn sách dày viết về giáo dục. Tôi còn gặp nhiều luật gia, nhiều nhà giáo tâm huyết đến dự hội thảo… Tất cả họ đã, đang và sẽ dành hết đời mình cho giáo dục nước nhà. Ngoài kia, bao nhiêu thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn gắn bó với nghề dạy học không chỉ vì mưu sinh, mà còn vì một cái gì đó lớn hơn: Vì tương lai đất nước.
Sao lại không có quyền mơ ước về một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đào tạo nên những con NGƯỜI - chủ nhân tương lại của đất nước khi chúng ta có cả một xã hội quan tâm đến giáo dục nước nhà?
PGS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Có thể chấm dứt "diễn" trong giáo dục được không?
Có thể chấm dứt "diễn, nếu thay đổi cách quản lí, dân chủ, tập trung quản lí chất lượng sản phẩm giáo dục và đào tạo người học, lấy sự hài lòng của đối tượng hưởng dịch vụ làm trung tâm.
" alt="Dạy làm người và niềm tin giáo dục"/>
Dạy làm người và niềm tin giáo dục
Chắc chắn không có việc giáo viên ở một số môn không có việc làmTại hội nghị Triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới do Bộ GD-ĐT tổ chức, ông Nguyễn Thanh Giang, Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu bày tỏ lo ngại: "Ngành giáo dục đang thực hiện tinh giản biên chế thì chúng tôi phải sắp xếp lại đội ngũ giáo viên ra sao để không thừa cũng không thiếu khi thực hiện dạy tích hợp liên môn?”.
Vấn đề biên chế, bồi dưỡng giáo viên cũng được ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng quan tâm.
 |
Ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Giải đáp điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho hay việc dạy tích hợp chủ yếu sẽ ở các môn mới trong chương trình. “Có 2 môn được mọi người quan tâm nhiều là môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS. Môn Lịch sử và Địa lý có mạch kiến thức Lịch sử riêng, Địa lý riêng, trong đó mỗi lớp sẽ có một chuyên đề tích hợp (kiến thức liên môn) khoảng từ 6-10 tiết. Như vậy, môn Lịch sử và Địa lý có số tiết học tương đương với môn Lịch sử và môn Địa lý hiện nay. Do đó, cơ cấu giáo viên sẽ không có gì thay đổi. Việc phân công cũng tương đối dễ dàng bởi giáo viên môn nào sẽ phụ trách môn đấy trong một thời lượng liên tục, có thể trong một kỳ hoặc nửa kỳ".
Do đó, theo ông Thành, việc phân công, bố trí giảng dạy cho chương trình mới sẽ không có gì khó khăn. “Tính toán số lượng tiết học hiện nay, môn Vật lý có 5 tiết/ tuần, môn Hóa học có 4 tiết/ tuần, môn Sinh học có 8 tiết/ tuần cho cả 4 khối lớp THCS. Tỉ lệ ấy tương đương với tỉ lệ các mạch kiến thức của môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được thiết kế trong môn Khoa học tự nhiên tới đây. Lượng kiến thức tương đồng chương trình hiện tại nên với mỗi nhà trường, mỗi tổ bộ môn, lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được, không có sự xáo trộn về cơ cấu”.
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cũng khẳng định Chương trình Giáo dục phổ thông mới không bỏ môn nào so với hiện nay nên chắc chắn không có việc giáo viên ở một số môn không có việc làm.
“Hầu hết toàn bộ giáo viên vẫn sẽ được đứng lớp để thực hiện nhiệm vụ cao quý. Toàn bộ giáo viên ở các môn liên quan đến môn học tích hợp mới sẽ được bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu”.
Tuy nhiên, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho rằng, muốn dạy học được tích hợp, không phải chỉ nói đến phương pháp mà chương trình bồi dưỡng giáo viên phải chú trọng phần kiến thức của họ.
“Chúng ta dạy tích hợp nhưng đội ngũ giáo viên hiện có thì vốn được đào tạo theo từng môn. Do đó khi bồi dưỡng giáo viên, nếu chỉ đặt vấn đề về phương pháp là chưa chuẩn, bởi cái gốc vẫn cần kiến thức. Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp cần chú trọng việc trang bị cho giáo viên một lượng kiến thức nhất định. Bởi phải có những kiến thức cơ bản thì mới nhìn thấu được chương trình”.
 |
Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Về điều này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận tích hợp không chỉ phương pháp mà còn cần kiến thức. “Các thầy cô dạy các môn tích hợp phải được bồi dưỡng nhịp nhàng, không phải chỉ cơ học về mặt phương pháp. Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chi tiết”.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành thì việc tập huấn trước mắt đối với các giáo viên đang thực hiện chương trình hiện hành với các môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.
“Việc tập huấn này đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Song song với đó, chương trình đào tạo trong các trường sư phạm cũng sẽ được thiết kế theo hướng xây dựng mã ngành này để bắt đầu tuyển mới, đào tạo phần kiến thức của môn Khoa học tự nhiên chứ không phải kiến thức riêng của từng môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Dần dần chúng ta sẽ có lứa sinh viên mới ra trường thực hiện giảng dạy môn Khoa học tự nhiên”.
Đã trình Bộ Chính trị vấn đề biên chế giáo viên
Đây là thông tin được ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đưa ra tại hội nghị.
Theo ông Cường, việc quản lý sử dụng, tuyển dụng đội ngũ viên chức trong thời gian vừa qua là vấn đề nóng rất được quan tâm.
"Về vấn đề giao biên chế, tuyển dụng và sử dụng viên chức ngành giáo dục, Nghị định 127 nói rõ trách nhiệm quản lý là của địa phương, nhưng nhiều khi chúng ta lại “đẩy” lên Bộ" - ông Cường nhận định.
 |
Ông Triệu Văn Cường, Thứ trưởng Bộ Nội vụ |
"Chúng tôi đi công tác thì thấy các địa phương bỏ quyền của mình, cứ hỏi Bộ, và nói thật là các cứ làm việc này nặng thêm.
Trong thời gian qua nhiều nơi, nhiều tỉnh, địa phương kêu về việc thiếu giáo viên. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã họp 2 phiên trong năm 2018 và ra nghị quyết giao cho Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ GD-ĐT và các địa phương rà soát, báo cáo Chính phủ để đảm bảo thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế và các nghị quyết của Đảng.
Ngày 2.1 vừa qua, Bộ Nội vụ đã có tờ trình Bộ Chính trị thực hiện ý kiến chỉ đạo xem xét về vấn đề biên chế cho đội ngũ nhà giáo. Sau khi Bộ Chính trị có ý kiến chỉ đạo, Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục triển khai cụ thể.
Trên tinh thần đó, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế theo các văn bản quy định hiện hành nhưng sẽ tích cực cùng với Bộ GD-ĐT đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo đúng vị trí việc làm" - ông Cường thông tin.
Kế thừa thiết bị, không thay mới hoàn toàn Trong giai đoạn tới khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, về phòng học, cấp tiểu học đảm bảo yêu cầu 1 lớp/phòng để học 2 buổi/ngày. Cấp THCS và cấp THPT bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 lớp/phòng để tổ chức học các môn tự chọn. Với 10% còn lại, nếu triển khai chương trình phổ thông mới năm 2020 với lớp 1 trước vẫn có thể đủ nhưng cần phải chuẩn bị một lộ trình đầu tư bổ sung thêm để bắt đầu áp dụng cho lớp 2 sau năm 2021. Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cở sở vật chất (Bộ GD-ĐT) cho biết, hiện nay 90% các cơ sở giáo dục cấp tiểu học có thể đáp ứng việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Đối với phòng học bộ môn, phòng học chức năng, hiện nay mới chỉ đáp ứng được 70% so với yêu cầu ở cấp THCS và 77% ở cấp THPT. Về thiết bị dạy học, theo báo cáo của các địa phương, hiện tại mới chỉ đạt 50% ở cấp tiểu học và khoảng 60% ở cấp THCS và THPT. Theo ông Hùng Anh, định hướng xây dựng của chương trình mới theo nguyên tắc sẽ kế thừa các thiết bị hiện có, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bộ GD-ĐT cũng giao các địa phương xây dựng đề án với kế hoạch cụ thể từng năm và cả giai đoạn, trong đó tập trung vào một số mục tiêu ưu tiên trong giai đoạn 2017-2020. |
Thanh Hùng - Thúy Nga

“Giáo viên ai cũng coi mình giỏi nên xây dựng chuyên đề liên môn cực kỳ khó”
- Việc tổ chức xây dựng các chuyên đề đơn môn, liên môn về đổi mới dạy học vẫn gặp nhiều thách thức đến ngay từ chính đội ngũ giáo viên.
" alt="Chương trình phổ thông mới: Giáo viên có thất nghiệp?"/>
Chương trình phổ thông mới: Giáo viên có thất nghiệp?
Tôi và Minh yêu nhau từ thời chúng tôi còn học đại học. Khi đó, Minh là người thừa kế của một tập đoàn lớn còn tôi là cô gái xinh đẹp nhất khoa. Khi yêu nhau, chúng tôi nhiều lần bị gia đình anh ngăn cản vì cho rằng gia cảnh của chúng tôi không tương xứng. Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, Minh và tôi vẫn nắm tay nhau đến tận khi cả 2 bước vào hôn trường trong ngày trọng đại.Sau khi ra trường, Minh trở về tiếp quản cơ ngơi của gia đình, tôi xin vào làm việc trong một ngân hàng.
Cuộc sống cứ thế bình dị trôi đi. Chúng tôi tận hưởng cuộc sống vợ chồng son ngọt ngào, nồng thắm.
 |
Ảnh: Diệu Bình |
Chỉ có điều sau 2 năm chung sống, tôi vẫn chưa mang bầu. Chuyện con cái khiến vợ chồng tôi nhiều lần căng thẳng. Chồng tôi đi sớm, về khuya ngày càng nhiều hơn.
Tôi hỏi anh đi đâu, anh không trả lời. Tôi phàn nàn, anh mắng tôi tọc mạch, phiền phức. Có khi, chúng tôi vì “chiến tranh lạnh” cả tuần.
Vào một ngày chủ nhật, ngoài trời lất phất những hạt mưa, tôi đang nằm trên ghế sofa đọc sách còn chồng thì đang nằm xem TV. Đột nhiên, điện thoại của tôi reo lên, tôi nhìn thấy số lạ, trong lòng thấy hơi do dự nhưng vẫn bấm nghe.
Bên kia đầu dây là giọng nói lảnh lót phát ra từ một người phụ nữ: “Chị là vợ của anh Minh phải không? Tôi là thư ký của anh ấy, Hương Ly. Anh Minh đã ngủ với tôi rất nhiều lần. Bây giờ tôi đang mang thai. Dù sao chị cũng không thể sinh con cho anh ấy, chị nên ly dị thì hơn”.
Tôi tắt máy và sững người trong giây lát. Những lời nói từ cô thư ký khiến tôi đau đớn đến nghẹt thở. Tôi không bao giờ tưởng tượng ra rằng chồng mình, người đã từng hứa sẽ yêu tôi đến khi biển cạn, đá mòn có thể làm chuyện như thế.
Chồng tôi cảm thấy có điều gì không ổn nên đã tắt TV và hỏi tôi: “Có chuyện gì thế em? Điện thoại của ai vậy?”.
"Là cô thư ký Hương Ly của anh. Cô ấy nói rằng anh đã ngủ với cô ấy. Cô ấy đang mang thai và muốn chúng ta ly dị”, tôi nói rõ ràng từng từ một với thái độ vô cảm.
Chồng thừa biết tính khí nóng nảy của tôi. Tôi đã muốn thì tôi sẽ giành, sẽ giữ bằng được nhưng đến khi tôi cảm thấy không cần nữa thì tôi sẽ buông bỏ một cách dứt khoát. Tôi cố gắng nén nước mắt, giữ bình tĩnh và lạnh lùng nói: “Anh đã hứa với em điều gì? Giờ anh đã phản bội em. Chúng ta ly hôn đi. Mọi thứ kết thúc được rồi.”
Tôi và Minh nhanh chóng hoàn tất thủ tục ly hôn. Tôi rời khỏi nhà mà không mang theo bất cứ thứ gì ngoài một vali quần áo.
Bạn tôi nói rằng tôi đúng là một kẻ “mất não”, chồng ngoại tình như thế lẽ phải đánh ghen rùm beng, bóc phốt ầm ỹ, để anh ta biết cái giá đắt anh ta sẽ phải trả khi phản bội. Tuy nhiên, tôi đã không làm những việc đó.
Chồng cũ của tôi sớm tái hôn với cô thư ký. Nhưng sau một thời gian chung sống, anh đã nhận ra rằng Hương Ly không hề mang thai. Hương Ly tuy xinh đẹp nhưng chẳng thể nấu cho anh một bữa cơm hay giặt ủi chiếc áo sơ mi phẳng phiu như tôi vẫn từng làm. Cuộc sống của anh ta sau khi tái hôn chẳng hề dễ chịu, 2 người cãi vã suốt ngày. Điều khủng khiếp nhất là sau đó, công ty bị thất thoát hàng tỷ đồng.
4 năm sau ngày ly hôn, Minh gặp tôi ở trên phố. Lúc này, tôi đã tái hôn và có con trai 1 tuổi.
"Hương Ly đã nói dối anh, cô ấy không hề mang thai”, Minh nói với tôi.
Tôi cười nhạt: “Em biết anh không thể sinh con. Vì vậy, chúng ta mới không thể có con. Vấn đề là ở anh, anh ạ.”
"Cái gì? Sao em không nói với anh? Em muốn trả thù anh theo cách ấy ư”, Minh sững người hỏi tôi.
Tôi thở dài và nói: "Vậy tại sao ngày xưa anh lại phản bội em dù không biết nguyên nhân do ai? Em vẫn chưa từng hỏi anh và giờ thì em cũng không cần câu trả lời nữa."
Tôi dắt tay con bước đi trên phố lúc tan tầm và hòa lẫn vào dòng người và tiếng còi xe inh ỏi. Hôm nay, ngoài trời lại lất phất những hạt mưa …

Vợ lộ ảnh nhạy cảm, khóc xin chồng tha thứ
Vợ chồng tôi vì điều kiện không được ở gần nhau. Tôi luôn tin tưởng cô ấy tuyệt đối, vậy mà…
" alt="Nhân tình của chồng thông báo có thai, tôi trả thù một cách lạnh lùng"/>
Nhân tình của chồng thông báo có thai, tôi trả thù một cách lạnh lùng