Nhận định, soi kèo Apolonia Fier vs Naftetari Kucove, 18h30 ngày 18/10


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4 -
Giá đất vùng ven ở Hà Nội tăng "chóng mặt" chỉ trong vòng 1 năm Giá đất vùng ven ở Hà Nội tăng "chóng mặt" chỉ trong vòng 1 nămViệt Vũ
(Dân trí) - Năm 2020, giá đất tại khu Đông Hà Nội tăng 20 - 30%, so với năm 2019. Đặc biệt, khu Tây còn tăng mạnh, lên tới 50%.
Trong báo cáo thị trường bất động sản và nhà ở năm 2020, Bộ Xây dựng cho biết, bất chấp các tác động từ đại dịch Covid-19, giá nhà ở riêng lẻ và đất nền tại nhiều vùng miền trong năm 2020 vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2019. Biên độ tăng giá cũng khác nhau giữa các địa phương, từng khu vực.
Giá bất động sản vùng ven Hà Nội tăng cao trong vòng 1 năm. Trong ảnh là KĐT Ecopark
Bình quân giá đất trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố hoặc cấp huyện, mức độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương trong năm 2020 chỉ khoảng 3-5%.
Tuy nhiên, ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản lại cho thấy tại một số địa phương có hiện tượng tăng giá cục bộ ở một số dự án, khu vực; thậm chí có nơi giá đất đã tăng 40-50% so với năm 2019.
Cụ thể, tại Hà Nội, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng, xã ở khu Tây Hà Nội, bao gồm huyện Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25-30 triệu đồng/m2, tăng 50% so với năm 2019. Các vùng khác nằm ở khu Đông, như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20-30% so với năm 2019.
Tại TP.HCM, kể từ sau thông tin thành phố sẽ sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới, giá nhà đất ở các quận này cũng liên tục tăng nhiều đợt.
Đơn cử như trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam,… quận 9, vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2. Tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, giá đất trước đây chỉ khoảng 40-50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70-90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 40% so với năm 2019.
Tương tự, tại tỉnh Đồng Nai, với lợi thế tiếp giáp khu phía Đông TP.HCM và việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, giá đất bình quân trong năm 2019 khoảng 12-14 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên khoảng 22 triệu đồng/m2; đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng đến 100 triệu đồng/m2.
Tại Cần Thơ, các dự án gần trung tâm thành phố, gần đường lớn có mức giá bình quân từ 40-60 triệu đồng/m2; dự án nằm tiếp giáp đường nhỏ có mức giá từ 20-30 triệu đồng/m2 - mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy qua ghi nhận, đánh giá của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì việc tăng giá mạnh và cục bộ tại một số khu vực chủ yếu là do giao dịch diễn ra giữa các nhà đầu cơ.
"Cùng với sự tăng giá do có sự đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể thì cũng có một số hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để 'thổi giá' nhằm thu lợi bất chính," báo cáo của Bộ Xây dựng nhấn mạnh.
"> -
Căn chung cư ở Hà Nội bị gió bão Yagi giật thổi bay cửa Căn chung cư ở Hà Nội bị gió bão Yagi giật thổi bay cửaDương Tâm
(Dân trí) - Sức gió lớn của bão Yagi đã khiến một căn chung cư tại Hà Nội bay mất cửa. Cư dân phải di tản tới căn hộ khác để ở tạm. Một số tòa khác bị sập trần thạch cao, nước xối xả tràn vào thang máy.
Do tác động từ bão Yagi tại Hà Nội nhiều cây cối đã đổ gục trên đường, thậm chí cửa chung cư cũng bị gió thổi bay.
Nói với phóng viên Dân trí, chị Thủy (Hà Đông, Hà Nội) cho hay, khoảng 17h ngày 7/9, gió bắt đầu giật mạnh hơn khiến cánh cửa ban công phòng ngủ của chị bật tung. Rất may, dù cánh cửa to đổ sầm nhưng người trong nhà đều không có vấn đề gì xảy ra.
Đồ đạc ngổn ngang trong căn chung cư bị gió thổi bay cửa (Ảnh: NVCC).
"Căn nhà tôi thuê đã được một năm. Những lần trước mưa to, gió lớn, nhà đều không có vấn đề gì. Nhưng lần này đúng hướng gió giật mạnh nên mới xảy ra sự việc trên", chị chia sẻ.
Sau khi sự việc xảy ra, chị Thủy báo cáo ban quản lý tòa nhà để có hướng xử lý. Chị được sắp xếp sang một căn chung cư khác ở tạm. Chờ đến khi bão qua, ban quản lý mới có thể khắc phục. Chị kể, hiện tại, chị vẫn để lại đồ đạc ở căn chung cư bị bung cửa chưa thể di chuyển.
Căn hộ chị Thủy đang ở bị gió thổi bay mất cửa, đồ đạc ngổn ngang (Video: NVCC).
Ghi nhận cho thấy, tại căn hộ của chị Thủy đang ở, đồ đạc ngổn ngang sau khi cửa bị bung. Gió lùa vào nhà rất mạnh.
Tại Hà Nội, thời điểm tối 7/9, gió giật rất mạnh khiến nhiều cây cối bị đổ gục, một số căn nhà đã bị tốc mái. Nhiều người dân đang sống tại chung cư tỏ ra lo lắng, sợ rằng đêm nay gió có thể mạnh hơn.
Chị Nguyễn Quỳnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) lo lắng khi đang sống tại một căn hộ trên tầng 22.
Tòa nhà nơi chị Quỳnh đang ở nước chảy xối xả vào thang máy (Video: NVCC).
"Gió lớn khiến cửa kính bị giật liên tục, cảm giác như sắp bị bung. Từ bé tới giờ tôi chưa chứng kiến cơn bão nào gió to tới vậy. Đêm qua, vợ chồng tôi đã thấp thỏm, khó ngủ vì sợ bão về sớm", chị nói. Chị cho biết thêm, thang máy tòa nhà chị đang ở đang bị nước dội xối xả.
Hình ảnh ghi nhận ở sảnh chung cư trên đường Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tối 7/9 (Ảnh: Minh Khuê).
Tối 7/9, một khu chung cư trên đường Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bị gió lùa sập trần thạch cao.
"> -
Nhan nhản chuyện "ăn theo" các thương hiệu ở thị trường phía Nam Nhan nhản chuyện "ăn theo" các thương hiệu ở thị trường phía Nam(Dân trí) - Thời gian qua, việc các “hậu bối” mạo danh những công ty uy tín trên thị trường để “câu khách” không ngừng tái diễn. Khách hàng cần thận trọng trong việc tìm hiểu thông tin về các dự án trước khi “xuống tiền”, nhằm hạn chế “mất tiền oan”.
Kịch bản cũ, diễn viên mới
Những năm gần đây, lĩnh vực bất động sản phát triển không ngừng và dần trở thành “mũi nhọn” giúp nhiều doanh nghiệp ăn nên làm ra. Theo đó, ngày càng có nhiều công ty bất động sản được “khai sinh”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực khi có nhiều công ty ra đời thì vẫn còn nhiều mặt tiêu cực. Trong đó, việc các “hậu bối” mạo danh những công ty uy tín trên thị trường để “câu khách”.
Hồi tháng 11/2018, Công ty Him Lam cũng đã từng bị “mượn thương hiệu” để rao bán dự án không có thật. Còn nhớ, tháng 11/2018, nhiều người dân từng phản ánh về việc liên tục nhận được các tờ rơi rao bán đất nền từ các “cò” bất động sản quảng cáo cho các dự án mang tên “Him Lam Bình Chánh”, “Him Lam Nam Sài Gòn”. Thậm chí, một số khách hàng đã vì tin lời “mật ngọt” của “cò” nói rằng đây là dự án do Công ty Him Lam làm chủ đầu tư nên đã mạnh dạn chi tiền đặt mua.
Tuy nhiên, khi Công ty Him Lam phát đi thông tin khẳng định không hề triển khai, mở bán bất cứ dự án nào mang tên “Him Lam Bình Chánh” hay “Him Lam Nam Sài Gòn”, nhiều khách hàng mới "tá hoả".
Ở một diễn biến tương tự, mới đây, nhiều khách hàng mua đất tại Dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường (tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và dự án khu dân cư Đất xanh Long An tìm đến trước cổng các cơ quan chức năng tỉnh Long An, căng các băng rôn với nội dung tố cáo Công ty đầu tư bất động sản Hưng Thịnh (tại Long An) và Công ty TNHH MTV Đất Xanh Long An đã lập dự án “ma” bán cho khách hàng.
Theo các khách hàng, trước đó, họ mua đất tại dự án vì nghĩ rằng chủ đầu tư là một thương hiệu uy tín tại TPHCM. Hơn nữa, do khi tìm hiểu dự án, thấy cổng chào to và chủ đầu tư cũng đang tiến hành làm đường nên cứ nghĩ là dự án đầy đủ về mặt pháp lý, tên của chủ đầu tư là một công ty bất động sản uy tín tại TPHCM nên tin tưởng. Chỉ đến khi phát hiện nhầm chủ đầu tư, thấy họ gian dối nên mọi người ngưng đóng tiền và nhờ chính quyền can thiệp. Đến thời điểm hiện tại, các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo tìm hiểu, khi xảy ra sự việc khách hàng nhầm lẫn tên thương hiệu bất động sản, Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh đã ra thông báo với nội dung: Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) và các công ty thành viên khẳng định không liên quan đến Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh (địa chỉ 119 ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cũng như Dự án Hưng Thịnh Cát Tường do doanh nghiệp này triển khai.
Mới đây, nhiều khách hàng mua đất tại Dự án khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường cũng đã bị “nhầm lẫn” về chủ đầu tư dự án. “Hồi chuông cảnh tỉnh” cho khách hàng
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, hiện tượng mạo danh các công ty bất động sản lớn để rao bán những dự án “ma” không phải là hiếm và đã không ngừng tái diễn. Điều này không chỉ làm giảm sút uy tín của những công ty bị “mượn thương hiệu” mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại cho khách hàng. Đó là chưa kể, việc mạo danh như thế còn làm cho thị trường bất động sản ngày càng loạn, khiến nhiều nhà đầu tư e dè trong việc “rót tiền” vào các dự án có thật.
Do đó, về phía các công ty bị mạo danh, các công ty này nên mạnh tay khởi kiện đơn vị “mượn thương hiệu” để chấm dứt việc này tái diễn. Còn đối với các khách hàng, qua những sự vụ như vậy, khách hàng cần xem đây chính là “hồi chuông cảnh tỉnh” để thận trọng hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các dự án trước khi “xuống tiền”, nhằm hạn chế “mất tiền oan”.
Ở góc độ pháp lý, Luật sư Thái Đức Long (Trưởng Văn phòng Luật sư Long Thái và Cộng sự, Đoàn Luật sư TPHCM) cho rằng, hành vi mạo danh như các trường hợp trên là có sự vi phạm quyền sở hữu tên thương mại. Hành vi này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức căn cứ điều 11, khoản 12 Nghị định 99/2013/NĐ - CP, ngày 29.08.2013 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Đồng thời, hình thức phạt bổ sung bao gồm: đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 01 đến 3 tháng; buộc loại bỏ tên doanh nghiệp, yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm.
Các khách hàng cần thận trọng hơn trong việc tìm hiểu thông tin về các dự án trước khi “xuống tiền”, nhằm hạn chế “mất tiền oan”. Theo Luật sư Long, phía công ty bị mạo danh có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tổ chức, cá nhân chấm dứt hành vi vi phạm, cũng như có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi này gây ra (nếu có). Còn đối với những khách hàng đã đặt mua bất động sản của “chủ đầu tư mạo danh” thì họ được quyền đơn phương hủy hợp đồng đặt cọc và yêu cầu tổ chức, cá nhân đó phải trả lại đầy đủ số tiền đã nhận cộng lãi suất (nếu có).
“Khách hàng có thể khởi kiện đến TAND có thẩm quyền nếu tổ chức cá nhân đó dây dưa, cố tình chiếm dụng vốn. Chưa hết, những khách hàng này còn có thể tố cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo gian dối quy định tại điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự”, Luật sư Thái Đức Long nhận định thêm.
Quế Sơn
">