Đây là những văn bản quan trọng mở đường, định hướng để cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện CĐS với 3 trụ cột chính: Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Với mục tiêu chung là: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN); phương thức sống, làm việc của người dân; ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền số; hình thành, phát triển các DN công nghệ số có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao là nền tảng cho phát triển kinh tế số; xã hội số văn minh, hiện đại, an toàn.
Năm 2021 Chỉ số đánh giá CĐS của tỉnh Bình Phước xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 16 bậc so với năm 2020 (xếp thứ 25/63). Trong đó, Chỉ số hoạt động chính quyền số xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố; kế đến là hạ tầng số 8/63; thể chế số 10/63; hoạt động xã hội số 11/63; nhân lực số 13/63. Về xếp hạng 3 trụ cột chính của CĐS, chính quyền số xếp thứ 8/63, kinh tế số xếp thứ 14/63, xã hội số xếp thứ 15/63.
Để đạt được kết quả này, tỉnh xác định hạ tầng số phải đi trước một bước và xem là yếu tố nền tảng cần được ưu tiên đầu tư sớm.
Đến nay, Bình Phước đã hoàn thành phủ sóng mạng 3G, 4G, Internet băng rộng cố định, truyền hình số mặt đất đảm bảo việc khai thác dữ liệu nhanh, tiện lợi. Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã được trang bị mạng nội bộ (LAN), kết nối internet để triển khai các ứng dụng phục vụ công việc; 100% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công tác chuyên môn. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đã được xây dựng và hoạt động ổn định. Mạng số liệu chuyên dùng được kết nối từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến cho phép kết nối 150 điểm cầu; đã triển khai các hội nghị, cuộc họp trực tuyến từ Trung ương đến tỉnh; tỉnh đến cấp huyện, cấp xã.
Đảm bảo duy trì kết nối Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, Cổng dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh với các hệ thống tương ứng của Chính phủ; kết nối Hệ thống dịch vụ công của tỉnh với hệ thống của các bộ, ngành (Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VNPOST, Bảo hiểm xã hội Việt Nam); kết nối Cổng dịch vụ công tỉnh với nền tảng thanh toán trực tuyến PayGov quốc gia và Hệ thống thu thập, đánh giá sử dụng dịch vụ công trực tuyến (EMC); hoàn thành triển khai kết nối thử nghiệm Cổng dịch vụ công của tỉnh với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Cùng với đó, vận hành tốt nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) và tích cực phối hợp triển khai các giải pháp kết nối, liên thông dữ liệu. Đến nay, đã triển khai kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu của 05 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ công tác quản lý, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, DN trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng và vận hành tốt nền tảng “Binhphuoc Today”; hình thành nền tảng dữ liệu địa lý của tỉnh (gis.binhphuoc.gov.vn),...
Vai trò dẫn dắt của ngành Thông tin và truyền thông
Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành chính quyền điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số cho thấy trong thời gian tới, ngành Thông tin và truyền thông của tỉnh cần nỗ lực hơn nữa trong vai trò dẫn dắt quá trình CĐS trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Quy hoạch tỉnh đã đặt ra.
Được biết, tỉnh đã xác định tinh thần tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin theo nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển hạ tầng băng rộng, ưu tiên phát triển tại các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu du lịch,... Thu hút, kêu gọi các DN triển khai thí điểm, thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới phục vụ CĐS; triển khai các nền tảng số trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, giao thông, xây dựng, tài nguyên và môi trường, ngân hàng số,… Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT) trong các lĩnh vực phục vụ nhu cầu quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng tập trung xây dựng trung tâm điều hành đô thị thông minh, phát triển các dịch vụ thành phố thông minh; hoàn thiện mạng truyền số liệu chuyên dùng, các hệ thống phần mềm dùng chung, số hóa dữ liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành,… Tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Phước Long
" alt=""/>Bình Phước xác định hạ tầng số phải đi trước một bước và được ưu tiên đầu tư sớmChương trình giáo dục phổ thông Cambridge được Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) đưa vào giảng dạy gần 10 năm trước, xuyên suốt từ lớp 1 - lớp 12, với hơn 500 giáo viên trong và ngoài nước giảng dạy mỗi năm. Trong đó, hệ thống kiến thức, phương pháp giảng dạy được đồng nhất với tất cả các trường học trực thuộc Cambridge trên thế giới. Kết quả đào tạo được đánh giá, công nhận bởi Hội đồng Khảo thí Cambridge (CAIE).
![]() |
VAS có 8/22 đơn vị trường học tại TP.HCM chính thức trực thuộc Cambridge |
Năm nay, thời điểm ôn tập và các kỳ thi đều diễn ra trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của Covid-19, nhưng học sinh VAS vẫn có một “mùa bội thu” ở tất cả các kỳ thi từ Checkpoint Tiểu học đến Tú tài nâng cao AS và A Level.
Đại diện VAS cho biết: “Ở kỳ thi Checkpoint Tiểu học, các em khối 5 đã đạt thành tích cao hơn ở cả 3 môn thi (Tiếng Anh, Toán, Khoa học) so với năm 2019 và 2020; trong đó điểm môn Toán trung bình là 5.2 (điểm xuất sắc), cao hơn điểm bình quân của thế giới tới 1,4 điểm. Thành tích này vẫn được học sinh khối 8 giữ vững ở kỳ thi Checkpoint Trung học, với môn Toán và môn Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất cao hơn mức trung bình thế giới từ 0,9 - 1,3 điểm”.
![]() |
(Số liệu do VAS cung cấp) |
“Ở kỳ thi Trung học Đại cương IGCSE, 85% học sinh học sinh khối 10 đạt điểm Khá đến Xuất sắc ở các môn thi, trong đó có 47% học sinh đạt điểm Tuyệt đối. Toàn hệ thống, có 38 học sinh đạt điểm tối đa ở tất cả các môn thi. Đây cũng là kỳ thi IGCSE có kết quả cao nhất trong lịch sử của VAS”, đại diện VAS chia sẻ thêm.
“Quyền lực” của tấm bằng Tú tài quốc tế Cambridge
Kết quả kỳ thi Tú tài nâng cao AS và A Level được xem là “tấm vé quyền lực” giúp học sinh có cơ hội nhận các suất học bổng của các trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Theo thông tin từ VAS, năm học này, VAS có 69% học sinh đạt điểm Khá đến Xuất sắc ở các môn kỳ thi AS Level lớp 11. Con số này được nâng lên 82% ở kỳ thi A Level lớp 12, trong đó 50% học sinh đạt điểm tuyệt đối. Tỉ lệ học sinh VAS đạt điểm Giỏi đến Xuất sắc (B - A) ở môn Kinh doanh, Toán và Toán cao cấp cao vượt trội, lần lượt là: 84%, 90% và 100%.
![]() |
Kết quả các kỳ thi quốc tế Cambridge tại VAS cao hơn mức bình quân thế giới ở hầu hết các cấp |
Đặc biệt, em Trần Khánh Linh - học sinh lớp 12B6, cơ sở Ba Tháng Hai đã xuất sắc đoạt 4 điểm A-A* cho cả 4 môn gồm: Toán, Lý, Hóa, Sinh ở kỳ thi A Level. Tháng 6 vừa qua, Khánh Linh cũng đạt cùng lúc 3 học bổng du học tại 3 trường đại học danh tiếng ở Mỹ (Depauw University, Beloit College và New York University) với tổng trị giá lên đến gần 13 tỷ đồng/4 năm.
Hái “quả ngọt” từ sự đầu tư chất lượng
Đại diện VAS cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, VAS đã có 248 học sinh lớp 12 dự thi với 99,6% học sinh đạt tốt nghiệp loại Khá trở lên, 62% đạt loại Giỏi và điểm xét tốt nghiệp trung bình của toàn học sinh VAS là 8,2.
Bên cạnh đó, học sinh VAS cũng đã gặt hái hơn 800 giải thưởng từ cấp quận, cấp thành phố, quốc gia và quốc tế tại các cuộc thi: Toán quốc tế, English Champion, Olympic Tháng 4, TOEFL Junior, Nghiên cứu khoa học…
![]() |
82% học sinh VAS đạt điểm khá đến Xuất sắc kỳ thi Tú tài nâng cao A Level |
VAS đang giảng dạy song song 3 chương trình đào tạo gồm: chương trình Tiếng Anh tăng cường, chương trình song ngữ và chương trình quốc tế toàn phần Cambridge. Toàn hệ thống có gần 1.000 giáo viên Việt Nam và nước ngoài giàu kinh nghiệm, trong đó 15% có bằng thạc sĩ trở lên. Đây cũng chính là lợi thế vượt trội của VAS, bên cạnh chương trình đào tạo quy chuẩn và cơ sở vật chất hiện, giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kỹ năng.
![]() |
12 học sinh đoạt học bổng du học trị giá hơn 60 tỷ đồng |
Năm nay, VAS có 12 học sinh lớp 12 giành học bổng tại 28 trường đại học hàng đầu tại Mỹ, Úc, Canada, Thụy Sĩ… với tổng trị giá hơn 60 tỷ đồng. Đặc biệt, em Cấn Vũ Bình Minh - học sinh lớp 12, cơ sở Sunrise được chấp thuận tại 14/15 trường đại học tại Mỹ. Em đã nộp hồ sơ du học và được 10 trường trong số đó cấp học bổng với tổng trị giá 19,6 tỷ cho 4 năm học.
VAS vẫn đang tiếp tục tuyển sinh cho năm học 2021-2022 ở 3 lộ trình: Tăng cường Tiếng Anh, Quốc tế song ngữ Cambridge và Quốc tế toàn phần Cambridge. Tìm hiểu về các chương trình giáo dục quốc tế tại VAS tại: Website: https://www.vas.edu.vn Hotline 0911 26 77 55 Tham quan trực tuyến 360 độ các cơ sở VAS: https://www.vas.edu.vn/virtual-tour/. |
Ngọc Minh
" alt=""/>‘Mùa bội thu’ của học sinh VAS tại các kỳ thi quốc tế Cambridge“Cơn khát” nguồn nhân lực giỏi ngành Y
Qua đại dịch Covid-19, theo các chuyên gia, hệ thống y tế các nước sẽ được đầu tư nhiều hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho nhóm ngành Khoa học sức khỏe.
Theo dược sĩ Lê Xuân Lộc, nhân lực trong ngành sức khỏe tại Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng, đẩy cơn khát nhân lực có tay nghề tăng cao. Vì thế, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã liên kết với các trường đại học nước ngoài để cải thiện chương trình và chất lượng giảng dạy nhằm tạo ra thế hệ nhân lực chất lượng cao.
![]() |
Dược sĩ Lê Xuân Lộc - Giảng viên ngành Dược, khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM |
Dược sĩ Lộc cho rằng, những chương trình liên kết là hình thức giúp sinh viên trải nghiệm môi trường học quốc tế, cập nhật kiến thức mới về Y khoa, nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam trong tương lai. “Hiện, khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM đã liên kết với ĐH Otago, New Zealand tổ chức các chương trình du học chuyển tiếp 2+3 dành cho sinh viên Việt Nam. Điều này là lợi thế rất lớn giúp sinh viên tốt nghiệp cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa như hiện nay”, ông Lộc chia sẻ.
Bà Lê Thiên Tâm cho biết, ngành khoa học sức khỏe (Health Sciences) tại ĐH Otago bao gồm các ngành như: Y, Răng Hàm Mặt, Dược, Điều dưỡng, Y học cổ truyền, Y tế cộng đồng, Y tế Dự phòng và mở rộng cả các ngành Y sinh học (biomedicine), Tin sinh học (Bioinformatics), Kỹ thuật Y sinh (Bioengineering), Psychiatry (psychiatrist).
“Ngoài các ngành phổ biến trực tiếp điều trị bệnh nhân như Y, Dược, Nha khoa,... sinh viên có thể lựa chọn các ngành học về sức khỏe khác hỗ trợ cho tuyến đầu điều trị như Y tế công cộng, Tâm lý học, Nghiên cứu...”, bà Tâm cho biết thêm.
Theo bà Tâm, ngoài lực lượng y bác sĩ thì nhân sự ngành Public Health (Y tế cộng đồng) đóng vai trò rất quan trọng, giúp các nhà lãnh đạo định hướng và đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời, giảm thiểu các nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. “Đơn cử như quy tắc 5K trong phòng chống dịch tại Việt Nam hiện nay cũng dựa trên sự tư vấn của các nhân sự học ngành Public Health”, bà Tâm nhận định.
Du học ngành Y New Zealand: không chỉ là chất lượng đào tạo
Otago là đại học lâu đời tại New Zealand, thuộc top các trường đại học đào tạo ngành Khoa học sức khỏe hàng đầu thế giới. Gắn liền với lịch sử hình thành của trường là sự phát triển về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên được thực hành ngay trên ghế nhà trường.
Ngoài chất lượng đào tạo, theo dược sĩ Lộc - một cựu du học sinh ngành Y tại ĐH Otago, New Zealand là quốc gia có lối sống cân bằng giữa làm việc và tận hưởng cuộc sống. Theo ông, hầu hết sinh viên và giảng viên New Zealand không dành quá nhiều thời gian vào các công việc hàn lâm, nghiên cứu mà luôn có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, dành thời gian cho các mối quan hệ xã hội.
![]() |
ĐH Otago - Trường đại học lâu đời đào tạo ngành Y hàng đầu New Zealand |
Đồng quan điểm này, bà Tâm chia sẻ: “Sinh viên ĐH Otago được trường hỗ trợ rất nhiều trong việc thành lập các câu lạc bộ về ngành Khoa học sức khỏe, từ đó giúp các em phát triển khả năng và kỹ năng mềm nhiều hơn”.
ĐH Otago luôn chú trọng phương pháp đào tạo học đi đôi với hành, nhiều phòng thực hành, phòng thí nghiệm được thành lập với thiết bị hiện đại giúp sinh viên nâng cao kỹ năng và áp dụng kiến thức học được vào thực tế.
Dược sĩ Lộc cho rằng, sinh viên nên trang bị nhiều kỹ năng mềm hơn, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ và kỹ năng hội nhập. “Các bạn cần biết mình thiếu gì và muốn gì, hãy lắng nghe ý kiến từ những người đi trước với thái độ sẵn sàng học hỏi” - ông Lộc khuyên.
Ông Lộc cũng nhấn mạnh: “Khi các bạn quan tâm đến ngành sức khỏe thì nên nhìn rộng ra, hãy để ý các ngành khác như ngành thể thao, sức khỏe, đây đều là ngành liên quan đến y khoa. Và đừng ngại thử sức mình ở các lĩnh vực này”.
Tiếp nối chuỗi Panel Talk “Câu chuyện hướng nghiệp” nằm trong khuôn khổ của hội thảo trực tuyến “Chìa khóa du học New Zealand 2021” do ISB và Cơ quan giáo dục New Zealand (ENZ) đồng tổ chức sẽ là chủ đề về nhóm ngành Kỹ thuật. Góp mặt trong buổi hội thảo lần này sẽ là những chuyên gia trong lĩnh vực Kỹ thuật đến từ New Zealand, đã có nhiều năm kinh nghiệm về đào tạo và làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, hứa hẹn sẽ mở ra cho các bạn học sinh cái nhìn thực tế về ngành học hấp dẫn này. Đăng ký tham dự hội thảo: https://isb.edu.vn/chia-khoa-du-hoc-new-zealand-2021-cau-chuyen-huong-nghiep-4/?utm_source=vietnamnet.pr3009.ckdhnz.paneltalk1sau
|
Phương Dung
" alt=""/>Lợi thế du học ngành Y tại New Zealand