Mới đây, cô cũng có chuyến từ thiện tại Trà Vinh và Huế. Trong chuyến đi ở quê hương Trà Vinh, Phương Lê đã mang 500 triệu đồng xây sửa 10 căn nhà cho những người dân nghèo. Người đẹp cho biết đây là một trong những việc cô không bao giờ quên mỗi năm khi Tết đến.
Dù bận rộn với công việc kinh doanh tại TP.HCM nhưng cô vẫn cố gắng sắp xếp những chuyến đi từ thiện về quê nhà mỗi khi có cơ hội, thậm chí trực tiếp tham gia khảo sát để đảm bảo chất lượng.
Hoa hậu Quý bà Hòa bình Thế giới 2017 chia sẻ hậu đại dịch Covid-19 kinh tế khó khăn khiến nhiều người, đặc biệt là các hộ nghèo lao đao, cùng cực. Việc kinh doanh của Phương Lê cũng bị ảnh hưởng nhưng cô vẫn thấy mình may mắn hơn nhiều người. Tết đã cận kề, hoa hậu muốn góp phần hỗ trợ các gia đình nghèo đón xuân mới ấm cúng, đủ đầy hơn nên đã tổ chức hoạt động xây sửa nhà cho người nghèo.
Không chỉ tặng quà, hoa hậu gốc Trà Vinh còn thăm hỏi tình hình chuẩn bị Tết và động viên các hộ gia đình bình tĩnh vượt qua ngặt nghèo.
Hoa hậu Phương Lê cho rằng việc từ thiện công khai hay âm thầm là do tùy vào mọi người. "Khoe thì cũng bị chửi, họ thắc mắc là sao đi từ thiện mà còn chụp ảnh đăng lên mạng xã hội giống như đi du lịch vậy. Tôi đã bị vài lần rồi, còn bây giờ khi tôi không đăng nữa lại nói tôi không cho", cô kể.
"10 căn nhà được trao là 10 hoàn cảnh khác nhau có gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo… nhưng có một điểm chung đều thật sự khó khăn và đối với họ đó là những ngôi nhà mơ ước. Tôi không khỏi xúc động trước sự thiếu thốn của các hộ gia đình và những giọt nước mắt hạnh phúc khi có nhà mới", Phương Lê nói thêm.
![]() | ![]() |
Phương Lê sinh năm 1979, quê ở Trà Vinh. Cô nổi tiếng từ khi đoạt giải Á hậu doanh nhân người Việt thế giới 2016. Năm 2017 Phương Lê giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà Hoà bình Thế giới.
Mai Thư
Trong đó, các đội tấn công sử dụng phương pháp, kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao để thực hiện việc dò quét, khai thác các điểm yếu trên các hệ thống mục tiêu. Đội phòng thủ theo dõi các hoạt động của bên tấn công, sử dụng các công cụ, kỹ thuật để phát hiện và đánh chặn kịp thời các hoạt động xâm nhập.
Chương trình được tổ chức nhằm nâng cao năng lực của thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố, đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tăng cường bảo vệ cho hệ thống thông tin và giúp tuyên truyền cho cơ quan, tổ chức, người dân về công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng tại tỉnh.
Diễn tập thực chiến là hình thức diễn tập mới, được thực hiện trên hệ thống thông tin thật của tỉnh, không có kịch bản trước.
Bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng – đánh giá cao chương trình diễn tập. Nằm trong chiến lược phát triển chính phủ số - kinh tế số của tỉnh Sóc Trăng, hệ thống giải quyết thủ tục hành chính công được xem là nút thắt quan trọng để tỉnh hướng tới chinh phục các mục tiêu lớn hơn trong chuyển đổi số. Bà nhấn mạnh, sau đợt diễn tập, các cán bộ, công chức cần thực hiện nghiêm túc việc quản lý các tài khoản đăng nhập, thay đổi mật khẩu và đặt lại mật khẩu bảo mật cao.
Theo ông Đặng Trường Thạch – Phó Tổng Giám đốc FPT IS, đơn vị phối hợp tổ chức diễn tập, việc diễn tập giúp kịp thời phát hiện các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật về công nghệ, quy trình, con người nhằm có cơ sở đề ra các giải pháp phù hợp bảo đảm an toàn thông tin cho Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính công của tỉnh. Bên cạnh đó, giúp đội ứng cứu sự cố của Sóc Trăng có thêm kinh nghiệm xử lý sự cố đối với các hệ thống đang vận hành, từng bước nâng cao năng lực thực chiến.
Văn Thường và nhóm PV, BTV" alt=""/>Sóc Trăng diễn tập thực chiến, đào tạo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên tráchKhẳng định tầm quan trọng của bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong chuyển đổi số, ông Đặng Huy Hoàng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cho rằng: Trong kỷ nguyên số, thông tin là tài sản vô giá và cũng là mục tiêu tấn công của các nhóm hacker.
Nhiều người đang sử dụng AI hằng ngày và AI cũng đang giúp con người trong nhiều mặt của cuộc sống; song hậu quả cũng rất nguy hiểm, khó lường khi AI bị lạm dụng phục vụ cho các mục đích xấu. Tấn công mạng sử dụng AI sẽ là cuộc tấn công đa hướng, tinh vi hơn, kỹ lưỡng hơn và không thể lường trước.
Thực tế, thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ tấn công mạng quy mô lớn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm rò rỉ thông tin quan trọng, gây gián đoạn hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của tổ chức bị tấn công.
“Thời gian tới, các cuộc tấn công sẽ tiếp diễn với tần suất và thiệt hại lớn hơn nhiều, khi tội phạm mạng lợi dụng AI trong tấn công. Để đối phó với những thách thức này, chúng ta cần có sự hiểu biết kỹ lưỡng, các kỹ năng, kỹ thuật và trên hết là sự hợp tác chặt chẽ, không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế”, ông Đặng Huy Hoàng nhấn mạnh.
Việt Nam cùng 17 đội quốc tế tập dượt kỹ năng ứng phó tấn công mạng
Theo đại diện VNCERT/CC, diễn tập quốc tế ACID 2024 có 2 phiên, gồm phiên kỹ thuật trong cả ngày 15/10 và phiên diễn tập bàn tròn vào buổi sáng ngày 16/10.
Ngoài việc là đầu mối điều phối triển khai phiên diễn tập kỹ thuật diễn ra từ 8h30 đến 16h ngày 15/10, cho hơn 200 đơn vị thành viên mạng lưới theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, VNCERT còn là đại diện Việt Nam tham gia diễn tập trực tuyến bàn tròn với 17 đội quốc tế khác.
Tham gia diễn tập, gần 450 cán bộ kỹ thuật đến từ các bộ, ngành, địa phương cùng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông - Internet, các doanh nghiệp và tổ chức an toàn thông tin sẽ có nhận biết về xu hướng tấn công sử dụng AI qua các tình huống cụ thể.
Các đơn vị và cán bộ kỹ thuật sẽ có cơ hội trau dồi kỹ năng ứng phó cuộc tấn công mạng sử dụng AI, thông qua việc xử lý sự cố, điều tra, phân tích, giảm thiểu và báo cáo.
Mục tiêu hướng tới là các đơn vị sẵn sàng, chủ động ứng phó với sự cố mạng gia tăng từ các xu hướng mới, bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin, nhất là những hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, từ đó góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.
Trao đổi tại lễ khai mạc ACID 2024, đại diện Cục An toàn thông tin đề nghị các đội Việt Nam tập trung cho tình huống và các câu hỏi đặt ra trong diễn tập, giả định đó là tình huống thật đang xảy ra ở đơn vị mình để ứng phó.
“Bên cạnh việc tăng cường chia sẻ thông tin, hợp tác trong ứng phó xử lý sự cố, các đơn vị cũng cần rút ra các bài học kinh nghiệm và phổ biến lại cho tổ chức của mình xu hướng tấn công mới này, cách phát hiện và phòng chống kiểu tấn công mới sử dụng AI”, đại diện VNCERT/CC chia sẻ thêm.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, có 4.029 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam gây ra sự cố, giảm 53,2% so với cùng kỳ năm ngoái. |