Những lời trên là của trung vệ Việt Anh sau thất bại trước Indonesia tại Asian Cup. Đương nhiên, không phải lần đầu tiên bóng đá Việt Nam nhận những tiếc nuối kèm theo đó là kết quả đáng buồn khi đối đầu với đội bóng xứ vạn đảo, kể từ khi ông Troussier nắm quyền.
Ít tháng trước khi thua đau và sớm bị loại khỏi Asian Cup, các đồng đội của Việt Anh ở tuyển Việt Nam như Văn Khang, Văn Tùng, Thái Sơn… cũng từng nhận cảm giác tương tự tại SEA Games 32 với đối thủ duy nhất Indonesia.
Những thất bại mà đoàn quân của HLV Troussier nhận từ SEA Games 32 tới Asian Cup cách đây chưa lâu đối thủ là Indonesia chơi không hay hơn, càng khiến người hâm mộ thêm đau đớn
2. Đánh giá công bằng, những chiến thắng trước U23 Việt Nam và tuyển Việt Nam, kể từ khi ông Troussier nắm quyền mà Indonesia có được cũng chẳng phải do may mắn.
Bóng đá xứ vạn đảo quật khởi trong vài năm qua nhờ vào chính sách kêu gọi các cầu thủ có gốc gác Indonesia sinh ra ở nước ngoài quay về thi đấu.
Tuy nhiên điểm mấu chốt để mang về chiến thắng trước các đội bóng của ông Troussier mà Indonesia có lại nằm ở điều rất cũ: Tính chiến đấu và lối chơi không ngại va chạm, vốn là đặc sản của bóng đá xứ vạn đảo.
Cách chơi này khắc tinh với triết lý mà ông Troussier đang xây dựng cho tuyển Việt Nam, tức tấn công kiểm soát bóng…
3. Hai thất bại từ SEA Games 32 tới Asian Cup đi theo một kịch bản khi Indonesia không cho tuyển Việt Nam dưới thời ông Troussier chơi bóng đúng ý đồ trước khi kết liễu bằng sai lầm nơi hàng thủ, sự nóng vội của các chân sút.
Cách thua vừa nhận trước Indonesia không xảy ra khi ông Park Hang Seo nắm quyền, trái lại còn là khắc tinh đối với Indonesia khi chiến lược gia người Hàn Quốc đề cao sự chắc chắn trước sau đó mới chọn thời điểm tấn công ghi bàn và chiến thắng.
Nói thế chẳng có nghĩa triết lý mà HLV người Pháp xây dựng cho bóng đá Việt Nam sai, nhưng rõ ràng tính thời điểm như phong độ, chất lượng các cầu thủ và quan trọng hơn bản lĩnh trận mạc là vấn đề khác biệt khiến thất vọng chồng thất vọng.
Ví dụ rõ nhất không chỉ ở kết quả trước Indonesia mà hàng loạt trận đấu khác, các học trò của ông Troussier liên tục mắc sai lầm cá nhân về chuyên môn, thiếu sự điềm tĩnh để rồi nhận thất bại hay thẻ phạt rõ ràng cần thay đổi.
Và sự thay đổi ấy cần được HLV Troussier và tuyển Việt Nam làm ngay trong trận đấu gặp Indonesia vào các ngày 21, 26/3 tới nếu như không muốn một lần nữa ôm hận trước đội bóng xứ vạn đảo.
Theo tờ Hani, Klinsmann nhận thông báo mất việc từ KFA qua điện thoải, trong lúc đang nghỉ ngơi ở Mỹ. Hiện đôi bên sẽ đàm phán về khoản bồi thường kết thúc sớm hợp đồng.
Jurgen Klinsmann được KFA bổ nhiệm ngồi ‘ghế nóng’ tuyển Hàn Quốcchưa đầy 1 năm trước và vẫn còn thời hạn 2 năm 6 tháng trong thỏa thuận đã ký đến 2026.
Nguồn trên cung cấp thêm, nhà cầm quân người Đức hưởng lương hơn 2,2 triệu euro/năm và trong hợp đồng ký có điều khoản phải đền bù tiền lương còn lại, nếu chấm dứt trước thời hạn.
Như vậy, nếu Klinsmann không nhượng bộ, hoặc phía KFA không chỉ ra vị thuyền trưởng này đã không làm tròn bổn phận trong lúc nắm đội, dự kiến tiền đền bù hợp đồng là một con số khủng - hơn 5,5 triệu euro (hơn 7 tỷ won).
Thực tế, việc chọn Klinsmann nắm tuyển Hàn Quốc đã gây ra những tranh cãi ngay từ ban đầu, với phản ứng không đồng tình nhiều hơn.
Cựu thuyền trưởng tuyển Đức được đánh giá không tạo được sự kết nối trong đội tuyển Hàn Quốc, vốn đã có những phức tạp vì chia rẽ giữa cầu thủ đang chơi ở giải trong và ngoài nước. Và sự việc thêm căng thẳng khi các sao chơi ở trời Tây đấu đá nhau như vừa qua.
Ở thất bại bán kết Asian Cup, Hàn Quốc 0-2 Jordan, HLV Klinsmann được cho còn tuyên bố, đội thua vì mâu thuẫn Son Heung-min và Lee Kang-in, chứ không phải ở chiến thuật của ông.
Bào chữa ấy lại đi ngược với điều Klinsmann đã làm trước đó – không loại Lee Kang-in sau vụ xô xát, dù một số cầu thủ trụ cột đã đến gặp ông và yêu cầu như vậy.
Tôi thực sự quý mến và tôn trọng nhiều phạm nhân mà tôi đã dạy. Chính tại nhà tù này tôi đã nhận ra rằng ấn tượng đầu tiên không phải lúc nào cũng đúng. Sau những e dè và nghi ngờ ban đầu, tôi đã có thời gian để hiểu họ hơn và họ cũng mở lòng để “bộc lộ” con người thật của mình đằng sau dáng vẻ “xù xì” và có phần “đáng sợ”, “đáng gờm” của những ngày đầu. Đó là những cá tính thực sự thú vị, dễ mến và một tinh thần tích cực hơn nhiều so với những gì tôi thấy bên ngoài.
Tìm mọi cách tạo động lực cho học viên
Vì vậy, tôi đã tìm mọi cách để tạo động lực học tập cho học viên của mình: tôi đã tuỳ biến khoá học để phù hợp với đối tượng học viên và hoàn cảnh đặc biệt của họ chứ không chỉ đơn thuần là một khóa học tiêu chuẩn trong trường đại học. Tôi đã điều chỉnh nội dung và các bài tập thực hành để học viên của mình có thể liên hệ với bài học và để họ thấy rằng tôi thực sự quan tâm đến nhu cầu và hoàn cảnh của họ.
Nói một cách khác, khoá học của tôi phải hướng đến nhóm đối tượng cụ thể là những phạm nhân, hầu hết là người da màu, có hoàn cảnh gia đình không suôn sẻ, cuộc sống đầy bạo lực và đã nhiều lần phạm tội. Và trước mắt họ cuộc sống tù đầy chưa có điểm kết.
Một ví dụ cụ thể là tôi đã chọn cuốn tiểu thuyết “Cội rễ” làm bài đọc chính cho cả lớp như một phần của chương trình giảng dạy. Đây là một tác phẩm của tác giả người da màu Alex Haley. Với nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi về cội nguồn của chính mình mà ông biết rõ không phải ở nước Mỹ, ông đã dành ra 15 năm để thực hiện và hoàn thành tác phẩm này. Roots kể về cuộc hành trình của một gia đình người da màu lội ngược dòng quá khứ quay về châu Phi, khi những người da đen bị bắt và bị bán làm nô lệ đến nước Mỹ ngày nay.
Cuốn tiểu thuyết ra mắt đã gây chấn động nước Mỹ, trở thành cuốn sách bán chạy nhất và đã được chuyển thể thành một bộ phim truyền hình ăn khách. Những học viên của tôi chủ yếu là người da màu đã ngay lập tức tìm thấy sự đồng cảm với cuốn sách này. Họ bị cuốn vào câu chuyện và chúng tôi đã có những cuộc thảo luận thú vị trong lớp.
Tôi rất vui vì dường như mình đã tạo được “mối kết nối tâm giao” với những người chưa tắt niềm đam mê học tập ngay giữa chốn tù đày. Và tôi cũng nhận ra một điều rằng, bản thân tôi đã học được rất nhiều từ lớp học đặc biệt này. Ở một lớp học đại học bình thường vào những năm 1970 của tôi sẽ không có mặt các sinh viên người da màu. Còn ở lớp học này thì họ lại chiếm đa số. Đó chẳng phải là một đặc quyền với một giảng viên như tôi sao. Và vì vậy, để thu phục được những học viên này thì việc phải đối mặt với những kẻ bắt nạt và môi trường nhà tù cũng là điều đáng làm.
Cơ hội thứ hai cho những người lầm lỡ
Kết thúc thời gian giảng dạy tại nhà tù hạt Marion, tôi vẫn trăn trở với nhiều nỗi niềm. Cuộc sống của tôi trải qua nhiều thăng trầm, tôi đã giảng dạy ở nhiều môi trường khác nhau trong và ngoài nước Mỹ. Học viên của tôi sau này đã có cả người da màu, người gốc Latinh, người châu Á, châu Phi, châu Đại Dương... Và tôi vẫn đau đáu nghĩ về những học viên “phạm nhân” của mình.
Nhìn lại, tôi thấy việc thiết kế và đưa vào giảng dạy các khoá học bậc đại học như chương trình tại nhà tù hạt Marion sẽ không đáp ứng được tầm nhìn của các nhà quản lý giáo dục đại học. Họ trông đợi rằng các phạm nhân sẽ có bằng đại học hoặc các tín chỉ cần thiết để tiếp tục chương trình đại học sau khi mãn hạn tù để trở thành công dân có ích cho xã hội. Nhưng tôi cho rằng điều quan trọng hơn là những khoá học trong tù phải làm sao để giúp khơi dậy niềm đam mê học tập cho phạm nhân, giúp trang bị cho họ những kiến thức khiến họ cảm nhận được ý nghĩa và tính nhân văn của án tù.
Nếu bạn hỏi tôi việc thực hiện những điều này có khó không, tôi nói rằng không dễ dàng. Bởi mọi lý thuyết khi đưa vào thực tế đều cần có sự điều chỉnh, tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện nguồn lực và ý chí của bộ máy. Điều quan trọng là mọi quyết định đưa ra đều để hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn, nhân văn hơn. Một xã hội luôn có cơ hội thứ hai cho những người lầm lỡ.