'Chụp ảnh nhà tôi lên có lẽ sinh viên y bỏ chạy hết”
“Chụp ảnh nhà tôi lên có lẽ sinh viên y bỏ chạy hết” – bác sĩ Trần Hoàng Tùng nói vui khi mở đầu câu chuyện.
Bác sỹ Trần Hoàng Tùng,ụpảnhnhàtôilêncólẽsinhviênybỏchạyhếtinthethao24h Phó trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình 2, Bệnh viện Việt Đức, là bác sĩ thuộc thế hệ “7X đời cuối”.
Tại sao một học sinh chuyên Hóa trường Ams lại chọn ngành y? Có phải vì câu ca “Nhất y nhì dược…”?
- Cả gia đình tôi cho tới giờ có 8 người theo ngành y, cả bố mẹ, vợ chồng, em trai…
Khi học lớp 12, tôi có nhiều lựa chọn nhưng rồi tôi chọn y chỉ vì thích.
Năm 1996 là thời điểm luật, kinh tế, ngoại thương lên ngôi. Ngành y mất vị trí đúng nhất rồi, vừa khó xin việc vừa vất vả. Khi tôi chọn thi vào y tất cả đều gàn, chỉ có bố mẹ bảo “Con thích cứ thi”. 6, 7 người bạn cùng tuổi, sống cùng khu tập thể của Trường ĐH Y Hà Nội ngày ấy đều không ai thi vào y.
Thậm chí, chỉ còn 2, 3 ngày nữa là thi rồi mà bác ruột bảo “Trông gương bố mẹ mày đi, thi làm gì”. Bố tôi trách “Cháu sắp đi thi rồi bác còn nói thế”.
Học phổ thông, tôi là con cái ngành y nhưng so với bạn bè là kém nhất về mọi điều kiện. Chỉ có điều tôi vẫn thấy thích vì bố mẹ gắn bó, cặm cụi với nghề, không kêu ca phàn nàn gì.
Bố tôi bảo ngành y không giàu nhanh được, nhưng tự mình nuôi sống mình, không bao giờ bị đói, và được trọng vọng dù ở thời điểm nào.
Nghề nào cũng có ưu có nhược, có vất vả, nhưng nếu gắn bó với nghề, yêu nghề thì sẽ sống được bằng nghề, nghề sẽ không phụ.
“Lòng thương người” quan trọng như thế nào đối với một người muốn học ngành y, muốn làm nghề y?
- Tôi không biết các bác sĩ khác như thế nào, còn bản thân tôi từ nhỏ đã là một bệnh nhân. Mẹ sinh non, nên bố mẹ phải lôi tôi đi khắp các nơi chữa bệnh. Ông nội còn bảo bố mẹ mà không làm y thì tôi “đi” lâu rồi.