- Trên đường đi học về con trai tôi nhặt được một túi xách,ơphạttùkhitiêuxàicủarơinhặtđượkq c1 đêm qua trong đó có 50 triệu đồng tiền mặt và 3 chỉ vàng đánh thành nhẫn. Cháu giấu tôi và đem số tiền đó đi tiêu xài mất một nửa. Chỉ đến khi công an tìm đến nhà, nói có người thấy cháu nhặt được túi và yêu cầu cháu trả lại thì tôi mới biết chuyện. Xin hỏi nếu giờ tôi đền tiền thì con tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự gì không? Cụ thể ra sao? Cảm ơn luật sư.
Nguy cơ phạt tù khi tiêu xài 'của rơi' nhặt được
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo U20 Syria vs U20 Thái Lan, 14h00 ngày 20/2: Nỗ lực hết mình -
Nối nhịp cầu tri thức cho trẻ em vùng lũ miền Trung -
Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Shopee chiếm lĩnh thời gian sử dụng Internet của người ViệtNhiều người dùng mạng xã hội thích xem và mua sắm qua hình thức livestream trên mạng xã hội. Ảnh: Duy Vũ Nhu cầu sử dụng tăng cao, số lượng ứng dụng trên điện thoại cũng tăng lên với con số 25,7 ứng dụng so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.
Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.
Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.
Tik Tok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4 lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7 lên 8%. Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).
Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.
Nghiên cứu của Q&me cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua. Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.
Duy Vũ
Nghệ sĩ phải tuân thủ nguyên tắc ứng xử trên mạng xã hội
Bộ Quy tắc ứng xử quy định rõ các nghệ sĩ không đăng thông tin sai sự thật, không kích động, phân biệt vùng miền, không đăng hình ảnh phản cảm, xúc phạm danh dự,... khi tham gia hoạt động trên mạng xã hội.
"> -
Từ vốn lưu động 565 USD đến 'ông tổ' điện thoại di động MotorolaNăm tiếp theo, công ty sản xuất được một mô hình mang tên Motorola, kết hợp giữa “motorcar” và “victrola”. Năm sau đó, Galvin Manufaturing cho ra đời thiết bị như radio cảnh sát (radio xe hơi tiếp nhận chương trình phát thanh của cảnh sát) và radio gia đình với các nút nhấn điều chỉnh chức năng.
Đến cuối thập niên này, Galvin Manufacturing bắt tay nghiên cứu tivi. Tuy nhiên, công trình bị hoãn lại vài năm để ưu tiên các dự án liên quan tới chiến tranh, sản xuất các sản phẩm như radio hai chiều di động Handie-Talkie SCR536 và bộ đàm Walkie-Talkie. Cả hai đều được quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến II.
Công việc phát triển tivi được khôi phục vào năm 1945. Họ giới thiệu mẫu tivi đầu tiên vào năm 1947. Với tên Golden View, chiếc tivi giá 179 USD trở nên vô cùng phổ biến và bán được hơn 100.000 chiếc chỉ sau một năm phát hành. Galvin nhanh chóng trở thành nhà sản xuất tivi lớn thứ tư tại Mỹ.
Năm 1947 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử công ty khi con trai của Galvin là Robert gia nhập, cũng như Galvin Manufacturing đổi tên thành Motorola.
Tương tự trường hợp của Sony, bóng bán dẫn ra đời mang đến cơ hội kinh doanh mới cho Motorola khi hãng nhanh chóng thành lập một nhóm phát triển bán dẫn, cho ra đời các sản phẩm như bóng bán dẫn công suất 3 amp. Hãng cũng bắt đầu cung cấp bóng bán dẫn cho công ty khác, kể cả đối thủ cạnh tranh.
Thập niên 50 là thời điểm nhu cầu mua sắm thiết bị giải trí gia đình cất cánh tại Mỹ. Nắm bắt cơ hội trên thị trường, Motorola tập trung tạo ra máy quay đĩa âm thanh nổi, giới thiệu lần đầu năm 1958, gặt hái thành công vang dội khi doanh số cao hơn doanh số tất cả máy hát và thiết bị hi-fi của năm trước đó. Chúng được ưa chuộng tới mức cái tên “Motorola” đồng nghĩa với “giải trí”.
Năm 1958, khi NASA xuất hiện, Motorola là một trong các nhà cung ứng đầu tiên, cung cấp thiết bị liên lạc không gian như bộ phát đáp được dùng trong Mariner II, phóng năm 1962 để khám phá Sao Kim. Sứ mệnh Apollo 11 nổi tiếng chứng kiến hàng trăm kỹ sư Motorola thiết kế, thử nghiệm và sản xuất những thiết bị điện tử tinh vi nhất cho chuyến bay. Sau khi trở thành người đầu tiên hạ cánh xuống Mặt Trăng, Neil Armstrong đã nói những lời đầu tiên thông qua bộ phát đáp vô tuyến của Motorola.
Nhà sáng lập Paul Galvin qua đời năm 1959, chỉ vài năm sau khi ông thực hiện kế hoạch quản lý phi tập trung. Con trai ông, Robert Galvin, tiếp quản Motorola và tiến hành mở rộng ra toàn cầu.
Tập trung vào điện tử công nghệ cao
Những năm 1970 mang đến thay đổi quan trọng cho Motorola. Năm 1974, công ty bán bộ phận sản phẩm tiêu dùng và đến cuối thập niên, dần khép lại mảng kinh doanh vô tuyến xe hơi. Thiết bị vô tuyến xe hơi cuối cùng của họ được sản xuất năm 1987.
Đây là kết quả của việc chuyển trọng tâm sang linh kiện điện tử công nghệ cao. Năm 1974, Motorola giới thiệu vi xử lý đầu tiên, MC6800. Phiên bản cải tiến sau đó được dùng trên xe của General Motors.
Từ đây, Motorola hướng đến kinh doanh truyền thông. Công ty tuyển một số chuyên gia của Apple, GE và bán máy nhắn tin nhiều màu sắc. CyberSURFR, modem cáp đầu tiên của hãng ra đời ngày 19/4/1995. Trong khi đó, họ cũng nghiên cứu dự án “Iridium” trị giá hàng tỷ USD với mục tiêu kết nối không dây cả thế giới thông qua hệ thống vệ tinh quỹ đạo thập (LEOS).
Tuy nhiên, Motorola thua lỗ vào nửa sau thập niên 90 do thị trường bán dẫn và máy nhắn tin sụt giảm, doanh số di động cũng giảm do cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997. Điều này dẫn đến những thay đổi trong bộ máy quản trị cũng như tái cấu trúc lớn, bao gồm sáp nhập tất cả các bộ phận truyền thông làm một - Communications Enterprise. Năm 1999, Motorola có lãi trở lại.
Cũng trong năm này, dự án Iridium đi vào hoạt động nhưng gặp vấn đề kỹ thuật và thực tế nhu cầu thị trường rất ít ỏi, chủ yếu do giá cao ngất ngưởng (khoảng 3 USD/phút). Năm 2000, Motorola mua lại General Instrument Corporation, công ty đề xuất tiêu chuẩn kỹ thuật HDTV năm 1990 và là nhà cung cấp thiết bị truyền hình cáp số 1 khi đó. Với giá 17 tỷ USD, đây là vụ thâu tóm lớn nhất lịch sử Motorola.
Chiếc di động đầu tiên của thế giới
Năm 1973, Motorola cho ra đời nguyên mẫu chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đầu tiên của thế giới, sử dụng mạng DynaTAC. Năm 1983, ĐTDĐ cầm tay thương mại đầu tiên trên thế giới ra đời, mang tên Motorola DynaTAC 8000X. Thiết bị nặng 794g, bán ra năm sau đó. Phải mất tới 10 giờ để sạc đầy pin và cho thời gian đàm thoại 30 phút. Máy có khả năng lưu 30 số điện thoại và giá bán 3.995 USD (tương đương 10.000 USD ngày nay).
Thiết bị này tuy khá cục mịch và nặng nề, DynaTAC 8000X vẫn là phụ kiện không thể thiếu của giới tài chính và doanh nhân giàu có. Đà chiến thắng của Motorola tiếp tục với chiếc MicroTAC năm 1989, ĐTDĐ nhỏ nhất và nhẹ nhất thời bấy giờ. Với thiết kế bán vỏ sò, máy dài 9 inch khi mở ra và nặng 349 gram. Năm 1996, công ty ra mắt “hậu duệ” của DynaTAC – StarTAC, đây là chiếc điện thoại gập/vỏ sò đầu tiên trên thế giới. Dù giá bán lên tới 1.000 USD, nó vẫn rất phổ biến với gần 60 triệu máy bán ra.
Năm 2001, Motorola trình làng V60, một mẫu vỏ sò khác nhỏ hơn nữa. Với kích thước 3,43 x 1,77 x 0,94 inch, trọng lượng 109g, thiết bị cho thời gian đàm thoại 3 giờ, truy cập Internet, nhắn tin văn bản. Nó tương thích với cả ba công nghệ GSM, TDMA, CDMA và trở thành ĐTDĐ bán chạy nhất hành tinh.
Năm 2003, A760 xuất hiện, là thiết bị đầu tiên trên thế giới dựa trên hệ điều hành Linux và công nghệ Java. Năm 2004, RAZR V3 ra đời, ngay lập tức khiến mọi người choáng ngợp vì thiết kế nổi bật. Nó còn có cả jack mini USB để sạc pin. Hơn 130 triệu RAZR V3 đã được tiêu thụ, củng cố ngôi vị điện thoại vỏ sò bán chạy nhất từ trước tới nay.
Năm 2005, Motorola bắt tay với Apple ra mắt điện thoại Rokr E1. Song, với sự xuất hiện của iPhone năm 2007, Apple cắt đứt quan hệ. Từ khoảnh khắc này, Motorola nằm trong số các hãng thiệt hại nặng nhất. Thị phần giảm từ 21% năm 2006 xuống 2% năm 2001. Từ năm 2007 tới 2009, Motorola lỗ tổng cộng 4,3 tỷ USD.
Hiện tại, Motorola đã về tay Lenovo. Dù không còn hùng mạnh, không ai có thể phủ nhận những đóng góp của ông lớn một thời này cho ngành công nghiệp di động, đặc biệt là mẫu DynaTAC – chiếc ĐTDĐ đầu tiên của thời hiện đại.
Du Lam
Bí mật phía sau chiếc iPhone đầu tiên
Trước khi bước ra sân khấu giới thiệu iPhone ngày 9/1/2007, Steve Jobs nói với cộng sự hãy ghi nhớ khoảnh khắc này: khoảnh khắc trước khi iPhone ra đời. Bởi trong khoảnh khắc tiếp theo, mọi thứ sẽ thay đổi.
">