
Khi bạn sống trong một căn hộ có diện tích khiêm tốn, việc học các thủ thuật đơn giản để tăng không gian lưu trữ trong tủ quần áo là rất hữu ích.
Tuy nhiên, trước khi mua bất kỳ vật dụng gì, bạn phải đảm bảo rằng chúng phù hợp với tủ quần áo nhỏ và nhu cầu riêng của bạn. Hãy nhớ đo đạc cẩn thận trước khi mua các kỳ sản phẩm để sắp xếp lại tủ quần áo một cách gọn gàng.
Bạn có thể tăng không gian lưu trữ trong tủ quần áo với các mẹo đơn giản (Ảnh: The Spruce).
Dưới đây là các bước cần làm để tối đa hóa không gian tủ quần áo của bạn.
Một điều vô cùng quan trọng là bạn phải có kế hoạch trước khi bắt đầu mua sắm các vật dụng để lưu trữ các đồ trong tủ quần áo. Hãy kiểm kê những gì bạn đang có để xem sẽ cần phải mua những gì. Bạn cũng hãy xem lại số lượng quần, váy, áo bạn cần treo, áo sơ mi, áo len, quần jean bạn cần gấp và xếp, cũng như số lượng phụ kiện bạn cần cất ở vị trí dễ thấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng những thứ hiện có để sắp xếp lại không gian trong tủ quần áo, chẳng hạn như một chiếc tủ nhỏ, giá để giày, thùng hoặc hộp trang trí có thể xếp chồng lên nhau.
Bạn có thể tận dụng không gian dưới đáy tủ để kết hợp lưu trữ các đồ vật trái mùa, phụ kiện và giày dép ít sử dụng. Tùy chọn lưu trữ giày tốt nhất là một chiếc giá đặt ngang tủ gần sát đáy. Hãy dùng một cái vừa vặn để bạn có thể tận dụng từng mi-li-mét diện tích sàn.
Tận dụng không gian dưới đáy tủ để lưu trữ các đồ vật trái mùa, phụ kiện và giày dép ít sử dụng (Ảnh: The Spruce).
Bạn cũng có thể cất những đôi giày trái mùa hoặc hiếm khi mang ở các vị trí cao hơn trong tủ quần áo, trong túi treo trên cửa tủ quần áo, hay ở một không gian lưu trữ khác như khu vực phía dưới giường. Tuy nhiên dù bạn cất giày ở đâu, hãy nhớ vệ sinh chúng đúng cách để tránh nấm mốc.
Bạn sẽ làm gì khi tủ quần áo của bạn đã chật kín? Không có gì có thể biến hóa tủ quần áo một cách nhanh chóng và kỳ diệu bằng các móc treo đôi. Nhiều không gian treo sẽ hiệu quả hơn các giá đỡ trong việc lưu trữ đồ đạc, đặc biệt khi bạn có quá nhiều quần áo và không còn không gian trống trong tủ.
Bằng cách treo, bạn có thể lưu trữ được nhiều đồ hơn (Ảnh: Stocksy).
Vì vậy, nếu bạn phải chọn giữa móc treo hay giá đỡ, hãy chọn tăng không gian treo trong tủ và sắp xếp đồ theo màu sắc để tăng thêm tính tổ chức và sự ngăn nắp.
Hãy tối đa hóa không gian trên kệ phía trên giá đỡ trong tủ quần áo bằng cách sắp xếp các đồ vật theo mùa càng cao trên tường và càng gần trần tủ càng tốt. Bạn có thể đặt các đồ vật theo từng loại trong các hộp và xếp chồng chúng lên nhau.
Bạn có thể tối đa hóa không gian trong tủ theo chiều dọc bằng cách sử dụng các hộp và kệ treo (Ảnh: The Container Store).
Bạn nên sử dụng các thùng nhẹ, nhỏ, có nắp đậy để có thể lấy chúng dễ dàng và đồng thời giữ đồ vật bên trong khỏi bụi bẩn.
Không chỉ quần áo, bạn có thể dùng móc treo cho mọi đồ vật, chẳng hạn như ủng, chăn, túi xách, khăn quàng cổ và cà vạt.
Bạn hãy dùng móc treo để nhóm các loại trang phục tương tự nhau lại. Ví dụ, bạn có thể treo tất cả khăn quàng cổ vào cùng một chiếc móc, điều đó giúp bạn có thể dễ dàng lấy chúng khi cần.
Chọn móc treo mỏng, nhẹ thay vì móc gỗ cồng kềnh để sắp xếp được nhiều đồ hơn (Ảnh: The Spruce).
Những chiếc móc treo dùng trong tủ quần áo nhỏ nên gọn, nhẹ và mỏng, thay vì những chiếc móc gỗ cồng kềnh truyền thống. Mỗi chiếc móc treo mỏng hơn giúp bạn tiết kiệm một phần nhỏ không gian, và như vậy, nhiều móc treo như vậy sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều không gian trong tủ quần áo hơn bạn tưởng.
Cửa tủ cũng là một nơi bạn có thể tận dụng làm không gian lưu trữ. Ngoài giày dép, bạn có thể dùng nó để lưu trữ tất cả các loại quần áo và phụ kiện như đồ trang sức, khăn quàng cổ và mũ.
Một mẹo nhỏ là hãy lưu trữ những thứ bạn thường sử dụng nhất trên cánh cửa tủ quần áo. Chẳng hạn, nếu bạn thích đeo khăn quàng cổ, hãy để những chiếc khăn quàng cổ bạn hay dùng nhất ngang tầm mắt vào các túi giá treo trên cửa tủ. Vào mùa hè, bạn chỉ việc thay chúng bằng những đồ vật mát mẻ hơn như áo ba lỗ chẳng hạn.
Ngoài việc che giấu sự lộn xộn bên trong, cửa tủ có thể tận dụng làm không gian lưu trữ tuyệt vời (Ảnh: Good Housekeeping).
Bạn cũng đừng bỏ qua không gian phía ngoài cánh cửa tủ quần áo. Hãy gắn các móc treo có thể tháo rời như một vật trang trí để cất giữ túi xách và các vật dụng mang đi khác một cách tiện lợi và gọn gàng.
Theo The Spruce" alt=""/>6 mẹo đơn giản để làm tủ quần áo chứa được nhiều đồSau gần 2 tháng tạm dừng, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong, thôn Văn Quán, xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) diễn ra vào sáng nay (ngày 16/11).
Diện tích các thửa đất được mang ra đấu giá từ gần 84m2 đến hơn 143m2, giá khởi điểm là 5,3 triệu đồng/m2, tương ứng tiền cọc 88-151 triệu đồng/lô. Cuộc đấu giá sẽ phải qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc, với bước giá 5 triệu đồng/m2. Như vậy, người tham gia phải bỏ ra tối thiểu 30,3 triệu đồng một m2 để trúng đấu giá tại phiên này.
Khu vực tổ chức phiên đấu giá 25 lô đất tại huyện Thanh Oai (Ảnh: Dương Tâm).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, số lượng người tham gia đấu giá hôm nay khoảng hơn 100 người. Trong khi đó, phiên đấu giá trước đó ngày 10/8 với gần 1.500 người tham gia.
Theo danh sách được niêm yết bên ngoài khu vực tổ chức, phiên đấu giá đất hôm nay có 13 người không đủ điều kiện tham gia do không nộp/nộp thiếu tiền đặt trước, không nộp hồ sơ. Bên cạnh những người ở các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phúc Thọ... (Hà Nội) thì trong số này còn có cả những nhà đầu tư ngoại tỉnh ở Bắc Giang, Nghệ An.
Một số người chờ đợi kết quả phiên đấu giá tại khu vực bên ngoài (Ảnh: Dương Tâm).
Anh Thanh Tùng - nhà đầu tư bất động sản tại địa phương - cho biết, hôm nay nhóm anh tham gia đấu giá 10 lô đất, với mục tiêu trúng khoảng 3 lô, giá 40-45 triệu đồng/m2. So với phiên đấu giá hồi tháng 8, lượng người tham dự ở phiên này đã giảm rất nhiều nên tính cạnh tranh không còn cao.
Anh dự đoán, mặc dù 25 lô đất đấu giá lần này nằm ở vị trí đẹp hơn nhưng mức giá trúng sẽ thấp hơn rất nhiều, cao nhất khoảng 60 triệu đồng/m2. Bởi, phiên đấu giá trước đó những lô đất nộp tiền cao nhất giá chỉ 55 triệu đồng/m2. Những lô đất có giá cao từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng/m2 đều bỏ cọc nên không xác lập được mức giá thị trường khu vực.
Chị L. - nhà đầu tư tại huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) cho biết, hôm nay chị đưa người nhà đi đấu giá 5 lô đất. Chị lo ngại với việc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín trực tiếp nhiều vòng đối với từng thửa đất sẽ khiến phiên đấu giá kéo dài cả ngày.
Bên ngoài khu vực đấu giá, từng nhóm đang bàn luận về mức giá trúng hôm nay (Ảnh: Dương Tâm).
Chị kể, phiên đấu giá hồi tháng 8 chị có tham gia và trúng một lô nằm ở vị trí áp góc với giá 4 tỷ đồng. Vì xác định mua để đầu tư lâu dài nên chị đã nộp đủ tiền. Chị cho rằng, vị trí khu đất tại xã Thanh Cao gần làng nghề dệt nên nếu để lâu sẽ có tiềm năng tăng giá.
Trước đó, ngày 10/8, huyện Thanh Oai đã tổ chức phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao. Các lô đất có diện tích từ 60m2 đến 85m2, với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá thu hút 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Đáng chú ý, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng từ 63 triệu đồng/m2 đến 80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm. Tuy nhiên, sau đó có 55 lô bị bỏ cọc, bao gồm cả lô đất giá cao nhất hơn 100 triệu đồng/m2. Trong tổng số 13 lô nộp đủ tiền, lô cao nhất có giá 55 triệu đồng/m2.
" alt=""/>Đang đấu giá đất huyện Thanh Oai: Dự đoán giá cao nhất 60 triệu đồng/m2Dự án xây dựng công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp của Tập đoàn VPNT tại khu đất số 4 đường Hà Nội (phường Phú Nhuận, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) do Tập đoàn VNPT làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng tháng 12/2018.
Công trình xây dựng tại vị trí giao nhau của nhiều tuyến đường trung tâm thành phố Huế và được ví như "đất vàng". Chủ đầu tư trúng đấu giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tháng 3/2012.
Công trình của Tập đoàn VPNT tại khu "đất vàng" ở Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng tòa nhà chính cao 7 tầng và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 5.910m2; giai đoạn 2 xây dựng tòa nhà chính cao 16 tầng và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn 16.873m2.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, công trình đã hoàn thành sàn tầng hầm và 6 tầng nổi, nhưng hiện nay tạm dừng thi công trên thực địa.
Quá trình theo dõi, cơ quan quản lý Nhà nước nhận thấy chủ đầu tư, đơn vị thi công chưa tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ cũng như thực hiện đúng tiến độ đã cam kết, để chậm kéo dài.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ban, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi, đôn đốc nhắc nhở, kiểm tra, giám sát nhiều lần nhưng chủ đầu tư không triển khai thực hiện dự án.
Ông Hồ Đắc Trường, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết UBND tỉnh đã có thông báo thu hồi đối với dự án này.
Công trình Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Đối diện với công trình nêu trên là dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế, do Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Huế làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp quyết định chủ trương đầu tư năm 2017.
Khu đất có diện tích hơn 2.500m2, tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Tri Phương (phường Phú Nhuận, TP Huế) được chủ đầu tư nhận chuyển nhượng từ dự án siêu thị và cao ốc văn phòng của một đơn vị khác.
Thời điểm chuyển nhượng (năm 2017), dự án đã thực hiện thi công hoàn thành cơ bản toàn bộ kết cấu phần thô của công trình, với 15 tầng nổi và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn hơn 17.000m2, cùng hệ thống đường dây, trạm biến áp điện.
Sau khi nhận chuyển nhượng, Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Huế Quốc tế Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho thuê đất để đầu tư xây dựng siêu thị và cao ốc văn phòng.
Sau đó, chủ đầu tư đã lập hồ sơ thủ tục xin chuyển đổi công năng sang đầu tư dự án Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế.
Mục tiêu dự án là đầu tư bệnh viện đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu điều trị trong nước và quốc tế, với quy mô 260 giường, các khu khám chữa bệnh phục hồi chức năng, 15 phòng lưu trú tiêu chuẩn cao cấp, khu dịch vụ ăn uống hội họp.
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày cấp quyết định chủ trương đầu tư, dự kiến đưa vào hoạt động từ quý I/2019.
Từ khi được cấp quyết định chủ trương, công trình Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế đã hoàn thành một số hạng mục. Tuy nhiên đến nay dự án chưa hoàn thành xây dựng, đưa vào hoạt động như cam kết.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế, dự án đã bị chậm tiến độ do nhà đầu tư chưa thực sự nỗ lực thực hiện, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cả 2 dự án đều nằm ở vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Huế (Ảnh: Vi Thảo).
Ông Hồ Đắc Trường cho biết, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa Quốc tế Huế sử dụng đất tại số 2 Nguyễn Tri Phương.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất xác định khoảng thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh đến tiến độ dự án và gia hạn thời điểm sử dụng đất cho chủ đầu tư đến tháng 10/2025.
Cũng theo ông Trường, cả 2 dự án nói trên hiện nằm trong chương trình giám sát của Trung ương.
" alt=""/>Hai dự án "đắp chiếu" ở vị trí đắc địa tại Huế