Gia nhập FPT sau khi tốt nghiệp đại học Bách khoa năm 1993,ếpFsoftHoàngNamTiếnCànglêncấpcaolãnhđạocàngcôđơncàngdễngoạitìlịch thi đấu bóng đá hôm qua doanh nhân Hoàng Nam Tiến trải qua nhiều vị trí lãnh đạo của tập đoàn này từ phó giám đốc trung tâm phân phối máy tính, trưởng phòng kinh doanh FPT, phó giám đốc chi nhánh FPT-HCM,… và hiện tại là chủ tịch Fsoft. Công việc của một lãnh đạo tập đoàn lớn áp lực không hề nhỏ khi chính ông từng thống kê vui một năm dự gần nghìn cuộc họp, bay hơn 100 chuyến cách đây vài năm.
Mới đây, chia sẻ với tạp chí Doanh nhân, ông Tiến cho biết ngoài công việc thì áp lực tâm lý đối với một người trên cương vị lãnh đạo không hề nhỏ. Theo ông có 3 áp lực thường xuyên họ phải đối mặt.
Sự cô đơn
Chủ tịch Fsoft cho biết: “Tất cả các lãnh đạo đều biết, áp lực đầu tiên chính là sự cô đơn. Vẫn con người đó, nếu ở vị trí thấp, có thể thể chia sẻ được với nhiều người: có thể hỏi ý kiến cấp trên, đồng nghiệp và những người cấp dưới mình hoặc thậm chí kể với người bạn đời…Nhưng càng lên cấp cao hơn thì sự chia sẻ càng ít đi và khi lên đến vị trí đứng đầu một tổ chức thì hầu như họ không có người để chia sẻ.”
Trong khi lãnh đó, lãnh đạo thường xuyên phải trăn trở về rất nhiều vấn đề như chiến lược kinh doanh, những khó khăn trong thương trường, những áp lực từ chính quyền và nhiều khi, có cả những vấn đề về gia đình. Vì vậy, có hẳn một khái niệm là “nỗi cô đơn lãnh đạo”.
Một nghiên cứu của tạp chí Harvard Business Review cũng từng nghiên cứu liệu các CEO cảm thấy cô đơn đến mức nào. Các tác giả cho biết một nửa các CEO trong khảo sát của họ từng trải qua sự cô đơn trên cương vị đứng đầu một công ty. Và trong nhóm này, 61% tin rằng điều này cản trở hiệu quả làm việc của họ. Những người lần đầu đứng vào vị trí CEO là những người dễ trải qua cảm giác này. Gần 70% những người lần đầu làm CEO cho biết sự cô đơn tác động tiêu cực đến hiệu suất của họ.
Trách nhiệm
“Áp lực thứ 2 là trách nhiệm, có một ý mà chúng tôi luôn luôn nói với nhau là người lãnh đạo có thể từ bỏ mọi thứ, nhưng không bao giờ từ bỏ được trách nhiệm. Bởi vì đằng sau họ là cuộc sống hàng nghìn, hàng vạn con người”, chủ tịch Fsoft chia sẻ.
Ngoài trách nhiệm với công ty, người lao động, những nhà lãnh đạo vĩ đại còn gánh cả áp lực trách nhiệm cộng đồng. Tạp chí Stanford Business cho rằng khi áp lực cộng đồng càng lớn có thể đem lại kết quả tốt hơn cho xã hội.
Ví dụ Nike trở thành người đứng đầu ngành trong việc cải thiện điều kiện làm việc tại châu Á sau khi vấp phải chỉ trích của những nhà hoạt động vào những năm 1990. Hay như năm 2005, Wal-Mart đáp lại những chỉ trích bằng cách áp dụng quản lý nhân viên tiến bộ hơn, ý thức cộng đồng và môi trường cao hơn như cắt giảm sử dụng năng lượng và yêu cầu trách nhiệm sinh thái với những nhà cung cấp của mình. Những quyết định này cũng xuất phát từ trách nhiệm của nhà lãnh đạo.
Ngoại tình
Ông Tiến chia sẻ thêm: “Áp lực thứ 3 có liên quan đến việc ngoại tình. Khi nghiên cứu về tâm lý lãnh đạo, có một kết luận đưa ra là với lãnh đạo, kể cả nam lẫn nữ, thì xu hướng ngoại tình rất cao. Điều này xuất phát một cách rất tự nhiên là khi ở vị trí lãnh đạo cơ hội tiếp xúc và bị người khác “tấn công” tăng vọt lên.
Bên cạnh đó, việc ngoại tình đôi khi bắt nguồn từ ý muốn thể hiện quyền lực, khi càng lên cấp lãnh đạo cao, quyền lực càng lớn thì điều này càng dễ xảy ra. Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý của nước ngoài khẳng định điều này, còn tại Việt Nam thì ít được đề cập đến và nhiều doanh thân có thể không thừa nhận nhưng trong thâm tâm họ sẽ gật đầu với ý kiến của tôi.”
Nếu nhìn ra thế giới, không hiếm những nhà lãnh đạo thế giới, chính trị gia vướng vào việc ngoại tình. Có thể kể đến như việc cựu tổng thống Bill Clinton ngoại tình với Monica Lewinsky khiến ông bị Hạ viện Mỹ luận tội vào năm 1999. Tuy nhiên sau đó ông được Thượng viện tha bổng và an toàn kết thúc nhiệm kỳ tổng thống thứ hai vào năm 2001.
Trong giai đoạn đỉnh dịch tại TP.HCM, Phi Nhung đã đến phòng thu cùng Ngô Minh Tài và 1 nhân viên kỹ thuật. Chị đã rất xúc động khi thu âm bài Hai ơi, đừng qua sông.
Đó lần cuối cùng Ngô Minh Tài gặp Phi Nhung. Sau đó, ca sĩ tham gia hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người dân, nhiễm Covid-19 rồi qua đời.
"Trong những sáng tác của tôi do chị Nhung thể hiện, Hai ơi, đừng qua sônglà bài được yêu thích nhất. Tôi vô cùng trân trọng điều đó", anh chia sẻ.
Nhạc sĩ kể thêm trong 4 năm làm việc cùng nhau, hai chị em luôn vui vẻ, ăn ý. Phi Nhung hay nói Ngô Minh Tài: "Cậu Năm khó tính quá". Họ đồng quan điểm mỗi bài hát đều gắn liền với tên tuổi của ca sĩ nên làm gì cũng cần chỉn chu, tôn trọng khán giả.
Người ca sĩ thứ 2 Ngô Minh Tài trân quý là Như Quỳnh - thể hiện nhạc phẩm Biển cả và em. Theo nhạc sĩ, Như Quỳnh đặc biệt kỹ tính và chu đáo với các tác phẩm mà chị nhận lời thể hiện.
Bản 'Hai ơi, đừng qua sông' thu dang dở của Phi Nhung
Ca sĩ đã trân trọng từng chi tiết nhỏ trong bài Biển cả và em- điều Ngô Minh Tài thấy cảm kích. Khi viết bài này, nhạc sĩ đã chọn dòng nhạc trữ tình với phong cách Nam Bộ.
Anh dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ xuyên suốt bài hát, khắc họa hình ảnh một người bên ngoài lạnh lùng, dứt khoát nhưng trong lòng yếu đuối, mong manh như câu hát: "Biển và em, một cõi thinh không, lòng vẫn động".
Sau ca khúc này, Ngô Minh Tài và Như Quỳnh tiếp tục hợp tác trong một nhạc phẩm sắp ra mắt, hiện đã hoàn thành phần hòa âm phối khí.
Nhạc sĩ cũng dành sự trân trọng cho ca sĩ Bằng Kiều với ca khúc Chuyện em tôi. Ít ai biết, bài này được viết từ chuyện tình tri kỷ sân khấu của cặp song ca Mạnh Quỳnh - Phi Nhung.
Sau màn hát live được yêu thích, Ngô Minh Tài cho hay sẽ sớm có bản thu chính thức của nhạc phẩm. Quá trình thu âm, Bằng Kiều đã khóc rất nhiều.
Ngoài ra, Bằng Kiều cũng là 1 trong 60 ca sĩ trình diễn hợp ca bài Hơn một lời cảm ơndo anh sáng tác bên cạnh Tuấn Ngọc, Ý Lan, Khánh Hà, Quang Dũng, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Đình Bảo, Lam Anh,...
Bên cạnh các ca khúc quê hương - trữ tình, Ngô Minh Tài cũng rất "mát tay" mảng nhạc phim. Anh là tác giả của những bài Người lạ từng nhớ, người lạ từng quen(phim Hoa phong nguyệt vũ), Đằng sau(phim Hoa sao bay),...
Nhìn lại hành trình âm nhạc mình đi qua, Ngô Minh Tài thấy vinh dự lẫn may mắn khi được nhiều nghệ sĩ, đối tác tin tưởng. Hiện, anh tập trung sáng tác và nghiên cứu âm nhạc.
Điều nhạc sĩ mong là các tác phẩm của mình vừa có giá trị nghệ thuật, vừa có sức sống lâu bền trong thị trường. "Tôi sẵn sàng đổi trả bằng thời gian, tuổi đời và kinh tế của mình để có những tác phẩm được đón nhận", anh trải lòng.
2 con nuôi Phi Nhung xúc động gọi Mạnh Quỳnh là chaTuyết Nhung và Thiêng Ngân - 2 con gái nuôi của Phi Nhung ngỏ lời xin gọi Mạnh Quỳnh là cha. Đáp lại, nam ca sĩ cũng đồng ý, hứa sẽ hỗ trợ hết khả năng của mình để các bé vững bước trong sự nghiệp và cuộc sống." alt="Chuyện chưa kể về 'cha đẻ' loạt hit của Phi Nhung, Như Quỳnh"/>
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngai trước căn nhà là là tài sản chắt chiu của vợ chồng ông
Ông Ngai quê gốc ở Tây Ninh. Năm 1969, ông tốt nghiệp sư phạm và được bổ nhiệm về giảng dạy ở Hóc Môn. Đến tháng 4/1975, ông làm trưởng ban điều hành Trường Trung học Nguyễn Hữu Cầu rồi phó hiệu trưởng, hiệu trưởng. Năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Phó bí thư Đảng ủy ngành GD-ĐT. Đến năm 1998, làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM.
Gia đình ông Ngai có 4 người thì 3 người làm trong ngành giáo dục. Vợ ông, cô Nguyễn Thị Cúc từng giảng dạy ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và người con trai - Nguyễn Chí Nhân đang là Phó chủ nhiệm Khoa Cơ khí Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng; còn anh Nguyễn Chí Thiện công tác ở cơ quan nhà nước.
Sau ngày 30/4/1975, đời sống giáo viên cực khổ, thiếu thốn mọi bề, mọi thứ chi tiêu phải dè xẻn. Ba mẹ làm nghề giáo, thỉnh thoảng hai anh em Thiện- Nhân cũng theo đi làm.
Ông Ngai bảo hai con Nhân và Thiện dường như hiểu được hoàn cảnh gia đình nên chưa đòi hỏi ba mẹ một điều gì dù nhỏ nhất.
"Lúc đó, tôi đạp xe từ Hóc Môn về Sở để họp. Con nghỉ học không ai trông nên phải mang theo. Họp xong, 2 cha con đạp xe về. Lúc đi qua phố Nguyễn Huệ, Thiện thấy thấy nhiều đồ chơi ô tô chạy bằng dây cót nên mê mẩn chơi. Tôi nói mua cho một cái nhưng con từ chối. Khi đi trên đường Hai Bà Trưng trời đã rất trưa nên 2 ba con vào quán ăn trưa. Con cũng bảo nhất quyết không ăn".
Theo ông Ngai, có thể do hoàn cảnh, lên 6 tuổi hai con đã biết phụ giúp gia đình.
Dù là con trai, nhưng cả Nhân và Thiện phụ mẹ rửa ấm chén, giặt đồ, lau nhà cho tới lúc học đại học vẫn giữ nếp đó.
Hàng tháng, ông vẫn cho con tiền tiêu vặt để ăn quà bánh, uống nước với bạn bè. Nhưng nếu tháng trước còn dư thì tháng sau nhất quyết không lấy nữa. Cả 2 anh em đi xe đạp xe tới trường cho tới lúc tốt nghiệp đại học.
Từ chối cho con du học
Khi làm phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Ngai nằm trong nhóm xét duyệt chương trình 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy.
Ông được gợi ý nên cho một trong hai con trai du học ở nước ngoài.
Lúc này, hai anh Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân đã học xong Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhưng tự xác định cha mẹ nhà giáo, kinh tế không quá dư giả nên học ở trong nước. Suất đi học thạc sĩ nước ngoài bằng ngân sách nhà nước nằm trong tầm tay, nhưng ông thẳng thắn từ chối.
Vị phó giám đốc Sở từ chối cho con đi du học nước ngoài bằng ngân sách được mệnh danh người thầy "hiền nhất quả đất"
"Anh có hai con trai nên cho một cháu tham gia chương trình"- tôi nhận được lời đề nghị. "Về nhà, tôi trao đổi với các con để hai đứa suy nghĩ. Mấy ngày sau cả hai nói với tôi không có nhu cầu".
"Công dân trong đất nước, không đóng góp ở lĩnh vực này thì đóng góp lĩnh vực khác"
Ông Ngai cho rằng, nếu con ông du học, ngoài đạt chuẩn theo yêu cầu, trong phạm vi nào chắc chắn sẽ được ưu tiên vì ông là thành viên trong ban xét duyệt.
"Nhiều người bảy tỏ tiếc nuối khi tôi từ chối nhưng chúng tôi thấy rất nhẹ nhàng. Hai con tôi cũng không nhắc lại chuyện này. Có một người đi để tiếp thu kiến thức nước ngoài cũng tốt, ở trong nước thì cố gắng hơn.
Gia đình vẫn giữ nền nếp "đi thưa về gửi"
Dù kinh tế không dư giả nhưng gia đình ông Ngai vẫn có cái khác so với các gia đình bình thường.
Một gia đình, ba đời làm nghề giáo, vợ chồng ông luôn răn dạy các con phải sống giản dị, chân thật, biết chia sẻ, hòa đồng.
"Các con tôi đều phấn đấu học hành. Đi học ở đâu, học gì, thi vào trường nào, chúng tôi để cháu tự quyết chứ không can thiệp. Tôi chỉ xem các con muốn làm gì, nếu phù hợp thì đồng tình. Thực tình vợ chồng chúng tôi nhà giáo cũng muốn các con tiếp nghề của mình. Lúc nhỏ hai con tỏ ra thích thú nhưng lớn lên chúng tôi để các con tự chọn".
Ông không ép buộc con. Hai con trai Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Chí Nhân sau thời gian học đại học ra trường đi làm theo nguyện vọng cá nhân.
Chỉ tới lúc Sở GD-ĐT tuyển giảng viên những trường trung cấp cao đẳng thuộc Sở, ông mới gợi ý cho con có thể tham gia.
Anh Nhân, con thứ hai của ông học nghề cơ khí nên rất phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Sau khi cân nhắc anh "chiều" theo ý ba và đăng ký dự thi vào làm giảng viên cao đẳng.
"Chúng tôi thống nhất rằng dạy con phải cương quyết nhưng không áp đặt. Nhiều người nói con cái thì phải nghe lời ba mẹ. Đặc biệt còn nhỏ, con cái phải nghe ba mẹ răm rắp, nhưng tôi phải làm ngược lại. Ba mẹ cũng phải nghe để hiểu con. Cái nì cần uốn nắn sẽ lựa lời để uốn con chứ không áp đặt".
Có một câu chuyện mà ông Ngai nhớ mãi được coi là bài học lớn vừa dạy con vừa rút kinh nghiệm làm cha.
Một lần, anh Nhân giành đồ chơi và xô xát với con đồng nghiệp nên bị bố đánh một roi. Trước khi đánh con, ông ngồi răn dạy cả tiếng đồng hồ. Đánh con xong lòng ông cũng đau như cắt.
Tôi nghĩ rằng, dạy con cái bên cạnh những giáo huấn, điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau"
Một nề nếp gia đình mà ông Ngai vẫn gìn giữ đó là đi "thưa về gửi".
Trước đây, mỗi lúc đi làm hay về nhà vợ chồng ông đều khoanh tay trước ngực chào ba mẹ.
Tới lúc ba mẹ trăm tuổi, ông vẫn giữa điều này 'thưa ba con đi, thưa má con đi, thưa ba con về, thưa bá con về". Các con ông bây giờ đi đâu cũng thưa gửi đàng hoàng.
"Đương nhiên, xã hội bây giờ đã khác xưa rất nhiều nên con cái chúng tôi không còn khoanh tay trước ngực. Nhưng các con vẫn gìn giữ được nề nếp này. Đi đâu các con đều nói "thưa ba con đi, thưa má con đi".
"Tôi nghĩ rằng dạy con cái bên cạnh những giáo huấn điều hay điều tốt, những yêu cầu thì bản thân người làm cha mẹ phải làm những điều tốt để thông qua đó con thấy rằng giữa lời giáo huấn và việc làm thống nhất với nhau. Mình yêu cầu con tôn trọng nhưng mình không tôn trọng bố mẹ mình thì sao dạy được con. Việc chào hỏi chỉ là hình thức, điều quan trọng là những hành đồng chăm sóc, phụng dưỡng để con nhìn vào học theo. Bên cạnh tình thương phải hiểu và tôn trọng con. Có những điều con nói "chói" nhưng phải lắng nghe, càng không thể áp đặt con mà phải kiên trì".
Điều ông Ngai mong mỏi nhất là con sống không nợ nần, không bệnh tật nặng và con cái nên người. Bởi con cái nên người là niềm hạnh phúc lớn của ba mẹ.
Lê Huyền
" alt="Vị phó giám đốc từ chối cho con đi du học"/>
Bộ GD-ĐT vừa ra thông tư ban hành chuẩn giáo viên mới với 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí. Ảnh: Thanh Hùng.
Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân
a) Mức đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân;
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Xây dựng được kế hoạch dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Tiêu chí 6: Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
a) Mức đạt: Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
Tiêu chí 7: Tư vấn và hỗ trợ học sinh
a) Mức đạt: Hiểu các đối tượng học sinh và nắm vững quy định về công tác tư vấn và hỗ trợ học sinh; thực hiện lồng ghép hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
b) Mức khá: Thực hiện hiệu quả các biện pháp tư vấn và hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn và hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục.
Tiêu chuẩn 3 - Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường.
Tiêu chí 8: Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);
c) Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.
Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.
Tiêu chí 10: Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;
b) Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);
c) Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
Tiêu chuẩn 4 - Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chí 11: Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
b) Mức khá: Tạo dựng mối quan hệ lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
c) Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan.
Tiêu chí 12: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
a) Mức đạt: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh ở trên lớp; thông tin về chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên có liên quan về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong việc thực hiện các biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ và động viên học sinh học tập, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn học và hoạt động giáo dục của học sinh.
Tiêu chí 13: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
a) Mức đạt: Tham gia tổ chức, cung cấp thông tin về nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan; tiếp nhận thông tin từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về đạo đức, lối sống của học sinh;
b) Mức khá: Chủ động phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan trong thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh;
c) Mức tốt: Giải quyết kịp thời các thông tin phản hồi từ cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tiêu chuẩn 5 - Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
b) Mức khá: Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày hoặc chủ đề đơn giản, quen thuộc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc biết ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Mức tốt: Có thể viết và trình bày đoạn văn đơn giản về các chủ đề quen thuộc trong hoạt động dạy học, giáo dục (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.
Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
a) Mức đạt: Sử dụng được các phần mềm ứng dụng cơ bản, thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục và quản lý học sinh theo quy định; hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục theo quy định;
b) Mức khá: Ứng dụng công nghệ thông tin và học liệu số trong hoạt động dạy học, giáo dục; cập nhật và sử dụng hiệu quả các phần mềm; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin; khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong hoạt động dạy học, giáo dục tộc;
Cách xếp loại kết quả đánh giá
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt, giáo viên phải đảm bảo có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí thuộc Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức tốt.
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, phải có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí Tiêu chuẩn 2 - Phát triển chuyên môn nghiệp vụ đạt mức khá trở lên;
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt, giáo viên có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên.
Giáo viên chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên nếu có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Các giáo viên sẽ tự đánh giá theo chu kỳ một năm một lần vào cuối năm học.
Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức đánh giá giáo viên theo chu kỳ hai năm một lần vào cuối năm học. Trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, nhà trường rút ngắn chu kỳ đánh giá giáo viên.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT không chủ động được trong việc điều tiết thừa/thiếu giáo viên
Ngành Giáo dục, đặc biệt là phòng GD-ĐT không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu giúp UBND quận, huyện tuyển dụng nên không chủ động được trong việc điều tiết số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên.
" alt="Từ tháng 10 sẽ đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp mới"/>