当前位置:首页 > Thể thao > Soi kèo phạt góc Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Estrela vs Santa Clara, 22h30 ngày 23/2: Chia điểm
MV như một món quà tri ân Lamoon dành tặng cho khán giả đã ủng hộ trong suốt thời gian qua. Dù không đạt thành tích cao tại cuộc thi, ca sĩ vẫn sở hữu lượng fan khá đông. Nhiều video trình diễn của cô hút triệu view trên TikTok với những phản hồi tích cực.
Dự án được ghi hình trong bối cảnh khá đặc biệt khi chỉ thực hiện một lần quay duy nhất và được sản xuất chưa đầy 24 tiếng từ lễ hội âm nhạc cộng đồng BridgeFest 2023. Đây cũng chính là sân khấu ra mắt của Lamoon ngay tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ trong một chương trình do Chính phủ các nước tổ chức (Hoa Kỳ, Thuỵ Sĩ, Canada, Vương quốc Hà Lan, Việt Nam…)
![]() | ![]() |
Sao hiểu đượclà một sáng tác của Lamoon cùng với người bạn - nhà sản xuất âm nhạc Lý Anh Khoa. Cô nàng muốn gửi gắm câu chuyện của một nữ nghệ sĩ Gen Z Việt Nam đầu tiên cùng hình tượng từ thế giới anime (hoạt hình) bước ra đời thực. Bên cạnh đó, Lamoon cũng muốn giới thiệu đến khán giả 5 bản thể khác nhau từ tính cách đến tạo hình, tất cả đều có tên riêng biệt lần lượt là: Game Moon, Healing Moon, Honey Moon, Sexy Moonvà Moon Shadow.
5 bản thể này sẽ lần lượt ra mắt và giới thiệu với công chúng trong thời gian tới. Trong đó, hình tượng đầu tiên là Game Moon với một cô gái sở hữu nguồn năng lượng tích cực, lạc quan và luôn tin yêu cuộc sống.
Trong Vietnam Idol, Lamoon Diễm Hằng gây ấn tượng bởi sự sáng tạo và đổi mới trong phong cách. Ở mỗi vòng thi, tân binh sinh năm 2003 thường đầu tư tạo hình kỹ lưỡng mỗi khi xuất hiện. Với niềm đam mê mãnh liệt với truyện tranh, phim ảnh, Lamoon đã chọn cho mình một lối đi táo bạo khi cosplay (hóa thân – PV) thành các nhân vật hoạt hình đình đám, qua đó tạo nhiều ấn tượng với khán giả.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Lamoon Diễm Hằng sinh năm 2003, tên thật Nguyễn Lê Diễm Hằng, quê Quảng Nam. Cô từng đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đậu á khoa Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, chuyên ngành diễn viên. Lamoon từng là vocalist, hoạt động tại Nhà hát Trưng Vương, Đà Nẵng. Bên cạnh biểu diễn, Diễm Hằng còn có khả năng sáng tác, tự viết lời và đọc rap.
Nghệ danh Lamoon của cô lấy cảm hứng từ hình ảnh Thủy thủ mặt trăng. Diễm Hằng nói: "Tôi cảm nhận bản thân và nhân vật này có sự tương đồng, có năng lượng tích cực, muốn lan tỏa đến mọi người".
MV 'Sao hiểu được' của Diễm Hằng Lamoon
Hậu Vietnam Idol, Lamoon Diễm Hằng ra mắt MV với tạo hình 'độc lạ'
Hai năm trước, vợ chồng tôi hào hứng tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ mừng 1 năm ngày cưới. Với tôi, được quây quần bên gia đình, cười nói và chia sẻ những câu chuyện thường ngày là điều tuyệt vời nhất.
Bố mẹ tôi có hai người con. Sau khi sinh anh trai, mẹ có thêm một lần mang thai nhưng bị sảy. Mãi 12 năm sau, bố mẹ mới có thêm tôi.
Anh trai yêu thương tôi lắm. Anh thi đỗ đại học, rồi lên thành phố. Tôi rất tự hào về anh. Sau này, anh may mắn lấy được người vợ tháo vát. Chị dâu cũng là người khéo léo, duyên dáng, ứng xử tốt với nhà chồng.
Khi vợ chồng tôi tổ chức tiệc mừng 1 năm ngày cưới, ai cũng vui vẻ và tặng chúng tôi những món quà đặc biệt. Nhưng người khiến tôi bất ngờ nhất là chị dâu. Món quà chị tặng là 1 chiếc vòng cổ bằng vàng.
Tôi nhớ, chị dâu đã ghé sát vào tai tôi và nói: "Suốt nhiều năm qua em đã giúp đỡ anh chị nhiều. Đây là một chút tấm lòng của vợ chồng chị. Em nhận nhé".
Lúc trước, khi tôi học đại học, anh chị đã sinh con đầu lòng. Tôi ở cùng và giúp đỡ anh chị việc trong nhà, trông cháu. Mỗi lần cháu ốm đau đi viện, tôi luôn ở bên anh chị. Anh chị bận, tôi đưa đón cháu đi học.
Tuy vậy, tôi chưa bao giờ kể công hay coi sự giúp đỡ này cần phải trả ơn.
Tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng tình cảm gắn bó giữa chúng tôi cứ dần lớn lên sau những chuyện trong gia đình như vậy. Tôi rất vui về điều đó. Món quà đặc biệt lần này của chị dâu khiến tôi rất bất ngờ và cảm động.
Sau tiệc, tôi cất chiếc vòng cẩn thận. Thỉnh thoảng có sự kiện gì đó, tôi lấy ra đeo. Năm ngoái, do cần tiền mua nhà, tôi đã đem chiếc vòng vàng đi bán.
Chủ cửa hàng kiểm tra hồi lâu, sau đó khẳng định chiếc vòng là vàng giả. Tôi không tin vào những gì mình nghe được. Tôi mang chiếc vòng đến 3 cửa hàng khác nhau và nhân viên tại đó đều khẳng định như vậy.
Tôi sững sờ, không hiểu tại sao chị dâu lại tặng mình món đồ như thế. Tôi giận dỗi, gọi điện cho chị để hỏi lại cho rõ.
Hóa ra chiếc vòng không phải là chị dâu mua mà là món quà của một người bạn tặng chị. Vì chiếc vòng không hợp với mình nên chị tặng lại cho tôi. Chuyện vàng thật, giả thì bản thân chị cũng không hề biết.
Sau khi nghe lời giải thích của chị, những nghi ngờ trong lòng tôi dần tiêu tan. Có lẽ đây chỉ là chuyện hiểu nhầm. Tôi tự trách mình hơi vội vàng, nghi oan cho chị. Tình cảm của chị dành cho tôi mới là thứ đáng quý.
Dù chiếc vòng cổ không có giá trị vật chất, nhưng nó là kỷ niệm đẹp về tình cảm và sự gắn kết mà tôi đã nhận được từ chị dâu.
Giờ đây, mỗi khi nhìn chiếc vòng, tôi không chỉ thấy đó là một món trang sức, mà còn là biểu tượng của tình yêu thương, sự tha thứ và bài học quý giá về cuộc sống.
Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật
"Chương trình Điều còn mãi kéo dài đến 10 năm và đã để lại nhiều ấn tượng, mọi ngươi rất háo hức đến dịp lễ để được nghe. Tuy nhiên, 2 năm vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tất cả mọi thứ đảo lộn. Năm nay, cuộc sống trở lại tương đối bình thường nên chắc chắn Điều còn mãisẽ được đón nhận và mọi người tham gia đều trong tâm thế háo hức, hứng khởi.
Tuy nhiên, điều đó cũng chính là một chút áp lực với ban tổ chức. Qua 2 năm dịch bệnh, chúng tôi phải chọn chủ đề sao cho phù hợp với thời điểm này. Chúng ta nên nhấn mạnh điều gì khi vừa chiến thắng dịch bệnh? Đó cũng là một câu hỏi với ban tổ chức".
Chủ đề của Điều còn mãi năm nay là "Khát vọng Việt Nam", vẫn cho thấy một đất nước bình yên, tươi đẹp về cả cảnh sắc lẫn con người. Bên cạnh đó, chủ đề năm nay cũng cho thấy một Việt Nam vươn lên với khát vọng sống mãnh liệt khi trải qua thời kỳ dịch bệnh căng thẳng.
Theo ông Trịnh Tùng Linh, chủ đề của Điều còn mãixuyên suốt những năm qua là tình yêu quê hương đất nước. Năm nay cũng vẫn vậy nhưng sẽ có một chút thay đổi so với các năm trước đó. Đó là chương trình năm nay sẽ nhấn mạnh hơn về việc tôn vinh đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên, chương trình sẽ được lồng ghép hợp lý và uyển chuyển.
"Tôi tham gia trong ban cố vấn và sản xuất. Lúc nào tôi cũng hy vọng chương trình tốt và mới mẻ hơn. Để làm tốt về mặt truyền tải nội dung, biểu diễn thành công dễ hơn mặt làm mới.
Trong chương trình vẫn xen kẽ những ca khúc cũ và mới. Chủ trương của chúng tôi hàng năm là vẫn đưa những ca sĩ trẻ, những ca khúc mới vào nhưng không quá nhiều và không làm xáo trộn tiêu chí của chương trình. Yếu tố mới năm nay là ca sĩ trẻ Mỹ Anh và một số ca khúc mới sáng tác gần đây của những nghệ sĩ trẻ. Đó là điểm mới và cũng là một thách thức của chương trình năm nay", ông Trịnh Tùng Linh cho biết thêm.
Nói về sự xuất hiện của nhân tố trẻ Mỹ Anh trong một chương trình âm nhạc mang tính hàn lâm, ông Trịnh Tùng Linh cũng chia sẻ, đó là một cơ hội với cả ca sĩ trẻ và phía dàn nhạc.
"Thật ra khi một nghệ sĩ có tài vào môi trường nào họ cũng phát huy được, không cứ là làm với dàn nhạc giao hưởng hay ban nhạc nhẹ. Nhưng tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để dàn nhạc và các ca sĩ trẻ có thể kết hợp với nhau. Tôi hy vọng, cả hai phía sẽ có sự kết hợp nhuần nhuyễn, mang lại hiệu ứng tốt trước khán giả", Giám đốc Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam bày tỏ.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi cũng chính là người đã đồng hành cùng ông Trịnh Tùng Linh và chương trình Điều còn mãi trong nhiều năm qua. Ông Tùng Linh cũng bày tỏ sự tin tưởng vào nhạc trưởng Lê Phi Phi. "Tôi rất tin tưởng vào anh ấy kể cả về chuyên môn, trình độ. Anh ấy cũng có những nhìn nhận, tư vấn rất tốt cho ban tổ chức", ông Trịnh Tùng Linh nói.
Điều còn mãi 2022 có sự góp mặt của nhiều tên tuổi nổi tiếng trong giới âm nhạc như Thanh Lam, Tùng Dương, Đăng Dương, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Phạm Khánh Ngọc, Đào Mác, Đào Tố Loan, Mỹ Anh... hứa hẹn sẽ mang lại cho khán giả buổi biểu diễn ấn tượng, khó quên. Chương trình chính thức diễn ra vào 14 giờ ngày 2/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV1.
Nhận định, soi kèo Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2: Đâu dễ cho bầy ong
Nicole Vris đến từ Australia, đặt chuyến đi nghỉ hè cho đại gia đình 35 thành viên của cô đến Hy Lạp. Để có được chuyến đi, cô phải mất nhiều thời gian lên kế hoạch, xin nghỉ làm, tiết kiệm tiền mua vé, xoay xở tiền chi tiêu...
Cô Nicole đã trả cho công ty du lịch hơn 106.000 USD để đặt vé máy bay khứ hồi và phòng khách sạn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, khi đến gần ngày đi, cô và các thành viên trong gia đình kiểm tra vé máy bay thì phát hiện họ chưa được đặt chỗ.
"Tôi đã gọi điện trực tiếp cho hãng hàng không Emirates. Họ yêu cầu chúng tôi cung cấp mã đặt chỗ nhưng tất cả đều không tồn tại. Tên của chúng tôi không có trong hệ thống", cô cho biết.
Khi cô hỏi giám đốc công ty du lịch để yêu cầu hoàn lại tiền thì chỉ nhận được những câu trả lời chung chung và sau đó không được phản hồi gì nữa.
Kỳ nghỉ mơ ước của gia đình Nicole tan vỡ vì họ không đủ khả năng chi trả thêm. "Đó là một số tiền rất lớn với tôi. Nếu chúng tôi không phát hiện ra, thì tất cả sẽ có mặt vào ngày đặc biệt và rồi sẽ được thông báo chúng tôi không có vé", cô chia sẻ.
Nicole là một trong 28 người gửi đơn tố cáo công ty du lịch Travel World Sydney lừa đảo kể từ tháng 1/2023.
Cô Fatima Awada cũng đang lên kế hoạch cho một chuyến du lịch cùng gia đình đến Đức. Cô cho biết mẹ cô đã lâu không gặp chị gái của mình nên cô đã chuẩn bị đưa bà đến châu Âu để họ đoàn tụ.
Nhưng điều đó không thể xảy ra nữa vì cô bị lừa hết tiền khi tin vào công ty du lịch Travel World Sydney. Khi gọi điện thoại cho hãng hàng không, cô được biết vé của cô đã bị hủy từ lâu.
Văn phòng của công ty hiện đóng cửa, đường dây điện thoại bị ngắt kết nối, nhưng trang web Travel World Sydney vẫn còn trực tuyến.
Trang web viết: "Không chỉ lên kế hoạch cho các chuyến đi, chúng tôi còn tạo ra những chuyến phiêu lưu dành riêng cho bạn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ quy trình cấp thị thực, dịch các thực đơn khó hiểu, cũng như cung cấp cho bạn tất cả các mẹo để tránh bẫy du lịch và cơ hội trải nghiệm văn hóa đích thực".
Hiện cơ quan chức năng đã mở cuộc điều tra về công ty du lịch này.
Tiêu tan chuyến nghỉ hè của gia đình 35 người vì gặp trúng lừa đảo
Dự án âm nhạc Berlin - Hanoi 2023giới thiệu dân ca Việt Nam, qua đó tôn vinh, quảng bá ngôn ngữ, văn hóa Việt; khám phá lịch sử di cư của người Việt tại quận Lichtenberg (quận có trung tâm Thương mại Đồng Xuân và đông người Việt Nam sinh sống nhất).
Trong 30 thành viên của dàn hợp xướng có 9 thành viên là người Việt. Tại chương trình âm nhạc đặc biệt này, dàn hợp xướng trình bày một số nhạc phẩm Việt Nam bằng tiếng Việt, được đệm bởi hai nhạc cụ dân tộc là đàn tranh và đàn bầu do hai nghệ sĩ Trần Phương Hoa và Lê Mạnh Hùng tại Berlin đảm nhiệm.
Đây là lần đầu tiên tại Berlin dàn hợp xướng thính phòng Đức biểu diễn bằng tiếng Việt, cũng là buổi biểu diễn báo cáo kết quả sau gần 1 năm thực hiện dự án của dàn hợp xướng thính phòng Piekfeine Töne.
Dự án được quận Lichtenberg và Hiệp hội hợp xướng Berlin ủng hộ với mục đích tăng cường sự hiểu biết giữa cộng đồng người Việt lớn nhất tại Đức với người dân bản địa.
Dự án âm nhạc giao hưởng với các ca khúc Việt, hát bằng tiếng Việt không chỉ diễn ra trong năm nay mà còn được tiếp tục thực hiện lâu dài trong tương lai, hứa hẹn nhiều điều ý nghĩa.
Những chàng trai, cô gái Đức hát tiếng Việt trong quán ăn ở Berlin
Lời tòa soạn:
Hành vi quấy rối tình dục ban đầu có thể chỉ là ánh mắt, lời nói, đụng chạm nhưng nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, kẻ tấn công có thể thực hiện những hành vi tiếp xúc cơ thể trái ý muốn, thậm chí tấn công tình dục nạn nhân.
Báo VietNamNet mở diễn đàn Quấy rối tình dục nơi công sở, trường họcđể cùng chia sẻ với các độc giả về những hành vi lệch lạc cần phải ngăn chặn này. Bài viết liên quan xin gửi về: [email protected]
Nạn nhân của QRTD luôn bị căn vặn bởi nhiều câu hỏi
TS Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết, những tranh luận xung quanh vấn đề quấy rối tình dục (QRTD) những ngày qua khiến bà nhận thấy mình cần lên tiếng với tư cách một người nghiên cứu và cũng là nạn nhân của hành vi trên.
Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi. Một số tình huống khác, dù có người xung quanh, bà cũng không được hỗ trợ. Do đó, bà hiểu rõ chỉ có thể thoát ra nếu chống trả hoặc tỏ thái độ quyết liệt đối với kẻ quấy rối mình.
Bà tâm sự: “Sau những tình huống bị quấy rối, tôi hầu như không kể lại với người khác vì thấy xấu hổ, e ngại. Khi còn nhỏ, tôi sợ mẹ mắng hoặc cấm không cho đi ra ngoài nữa.
Khi đã trưởng thành, tôi không muốn mình bị người khác căn vặn hoặc nghi ngờ hay coi mình là người xui xẻo. Có lẽ vì tôi thấy thái độ của mọi người không thoải mái để thảo luận về chuyện đó”.
Theo bà, khi vụ việc QRTD được công khai, mọi người thường căn vặn nạn nhân bằng những câu hỏi tại sao, như thế nào, tại sao lại là bạn, khi đó bạn đã mặc gì, nói gì, có cử chỉ/hành động nào khiến kẻ kia nghĩ là bạn "bật đèn xanh" cho hắn hay không…
Những câu hỏi như vậy, dù được hỏi với tông giọng như thế nào cũng có thể gây tổn thương ghê gớm.
“Tôi sợ mình bị hỏi những câu hỏi như vậy”. Giọng bà Hồng trầm xuống: “Tôi biết có những trường hợp người phụ nữ khi kể với chồng/người yêu của mình về việc bị quấy rối, thay vì được cảm thông, an ủi thì họ bị trách móc, thậm chí xúc phạm, có khi còn bị đánh".
Có thể sau đó nạn nhân của QRTD trở thành nạn nhân của bạo lực tinh thần từ người chồng/người yêu của mình. Họ có thể bị hạn chế tiếp xúc, đi lại, bị kiểm soát thường xuyên, bị nghi ngờ về phẩm hạnh.
Có vài mối tình đã tan vỡ khi sự việc cô gái bị quấy rối được tiết lộ hoặc vỡ lở. Trường hợp bớt tệ nhất là nạn nhân sẽ được cảm thông theo kiểu bạn là người xui xẻo, bất lực, đáng thương…
"Nhưng suy nghĩ mình bị thương hại, bị coi là không có khả năng tự bảo vệ hoàn toàn không dễ chịu chút nào. Đáng sợ hơn là nạn nhân trở thành chủ đề đàm tiếu của người khác, bị gán cho những động cơ xấu như lẳng lơ, có ý định lợi dụng …”, bà nói thêm.
Cảm xúc của TS Khuất Thu Hồng sau những tình huống bị QRTD là tự trách bản thân vì đã mất cảnh giác, hoặc đã không đủ nhạy cảm để nhận ra kẻ quấy rối trước khi hắn hành động.
Có lúc, bà bực tức với bản thân vì chưa đủ mạnh mẽ để có những phản ứng quyết liệt hơn nữa. Cũng có khi bà hối tiếc khi đã để bản thân rơi vào tình huống nguy hiểm…
Phân tích nguyên nhân khiến bản thân có những dằn vặt như vậy, bà chia sẻ: “Khi rơi vào những tình huống ấy, cảm giác chung của tôi là khó chịu, sợ hãi, xấu hổ.
Tình dục vốn là điều khó nói ở Việt Nam. Ở ngoài bối cảnh hôn nhân, tình dục thường bị xem là điều cấm kỵ, nhất là đối với phụ nữ. Để bản thân mình bị rơi vào tình huống liên quan đến loại tình dục đó, chẳng phải là điều hay ho gì.
Đó cũng là lý do khiến hầu hết nạn nhân của QRTD lựa chọn im lặng, dù họ là nam hay là nữ. Khi phụ nữ là nạn nhân của QRTD thì sự đoan chính của họ thường bị nghi ngờ.
Khi nam giới bị phụ nữ quấy rối, họ càng khó lên tiếng vì trong nền văn hoá hiện tại, chẳng mấy người tin điều đó.
Sẽ có nhiều giả định về người đàn ông nạn nhân. Anh ta có thể bị coi là bất lực, là ngu dốt (mồi ngon đến miệng mà còn không biết đường ăn), hoặc bị vợ kìm kẹp ghê quá nên không dám tận dụng cơ hội. Một giả định đỡ tệ hơn là kẻ quấy rối chưa đủ hấp dẫn.
Tệ nhất là tình huống người đàn ông bị một người đàn ông khác quấy rối. Nếu lên tiếng, anh ta sẽ có nguy cơ bị gán nhãn là đồng tính, hoặc bị những người đàn ông khác giễu cợt… Nhiều nam nạn nhân xem đó là điều nhục nhã không thể chịu đựng được”.
Bà Hồng thực hiện nghiên cứu về QRTD tại nơi làm việc và trường học vào năm 1998-1999 ở Hà Nội và TP.HCM. Trong nghiên cứu này, bà phỏng vấn và thảo luận với gần 200 người, cả phụ nữ và nam giới ở độ tuổi từ 15-60.
Vào thời điểm đó, thuật ngữ “quấy rối tình dục” mới “du nhập” vào Việt Nam. Song, bà khá ngạc nhiên khi tất cả những người tham gia nghiên cứu đều hiểu những ý chủ chốt nhất của khái niệm QRTD như: Hành vi có ý nghĩa tình dục, làm đối tượng khó chịu, bối rối, sợ hãi.
Họ cũng hiểu rằng QRTD có thể bao gồm những hành vi động chạm cơ thể, cử chỉ, ngôn ngữ, thậm chí là ánh mắt…
Trong cuộc nghiên cứu, có chị kể cho bà nghe chuyện ông sếp hay nhẹ nhàng đến đằng sau chị, thổi nhẹ vào gáy và hỏi: “Em có biết bộ phận nào của người phụ nữ là đẹp nhất không? Đó là gáy”.
Người phụ nữ kể lại mà vẫn rùng mình. Bà Hồng nhận thấy sự tủi hổ qua giọng nói run rẩy cùng ánh mắt nhìn xuống của chị.
Trong những ngày tháng đó, chị bị xem như thứ đồ vật để ông ta ngắm nghía và mơn trớn. Nhưng chị không dám phản kháng vì sợ mất việc, sợ chồng biết thì sẽ tan cửa nát nhà.
“Người phụ nữ đó đã phải chịu đựng sự tủi hổ trong một thời gian khá dài, cho đến khi ông ta chuyển lên vị trí cao hơn và tìm được nạn nhân mới.
Một chị khác là công nhân khâu giày bị tên kỹ thuật viên quấy rối và bị đồng nghiệp xì xào, dè bỉu. Sau đó, chuyện đến tai người chồng.
Anh ta đến nhà máy tìm kẻ quấy rối để “xử lý” một cách ầm ĩ. Chị càng bị chê cười và nhục nhã đến mức phải bỏ việc ở đó”, bà Hồng xúc động chia sẻ thêm.
“Hiểu rõ về QRTD là việc cần làm hơn cả”
TS Khuất Thu Hồng khẳng định, phụ nữ ở độ tuổi nào cũng có thể là nạn nhân của QRTD, bất kể hình thức của họ ra sao.
Nữ sinh có thể bị quấy rối bởi bạn bè hoặc những kẻ xa lạ. Khi các cháu nói với cha mẹ thì cũng bị mắng và bị hạn chế ra ngoài như một cách để tránh bị quấy rối.
Phụ nữ trưởng thành có thể bị quấy rối bởi đồng nghiệp, sếp, đối tác và cả những người không quen biết. Họ có thể bị quấy rối, thậm chí tấn công tình dục ở văn phòng, công sở, nhà máy, bãi gửi xe, nhà vệ sinh công cộng…
Phần lớn đàn ông trong nghiên cứu của bà Hồng xem việc nam giới quấy rối phụ nữ là ‘xưa như trái đất”. Họ tin rằng, tình dục là bản năng và đàn ông có nhu cầu tình dục cao hơn phụ nữ nên khó kiềm chế ham muốn của mình.
Nhiều người đã ngạc nhiên, hỏi bà Hồng tại sao lại nghiên cứu về chủ đề này vì việc đàn ông trêu ghẹo, tán tỉnh phụ nữ, kể cả động chạm vào cơ thể phụ nữ là chỉ dấu của một người đàn ông “lành mạnh” và phản ánh bản năng tự nhiên của họ.
Theo bà, phát hiện quan trọng nhất của nghiên cứu trên là hầu hết mọi người không hiểu khái niệm ‘đồng thuận’ có ý nghĩa như thế nào khi xem xét một hành vi có là QRTD hay không.
"Nam giới hay nói rằng phụ nữ mới đầu thường tỏ ra không đồng ý hoặc không thích những hành vi trêu ghẹo, tán tỉnh vì họ phải tỏ ra như vậy để chứng minh là mình đoan chính nhưng rồi họ sẽ quen, sẽ thích. Vả lại, chỉ trêu ghẹo, tán tỉnh hoặc động chạm chút thì “có gì đâu” mà nói.
Phụ nữ không hiểu rằng, họ có thể nói không và ngay cả khi họ không thể cất lời thì sự im lặng của họ cũng không thể được hiểu là sự chấp nhận tự nguyện.
Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bị tấn công bất ngờ, bị tê liệt hoặc bối rối không biết nên phản ứng thế nào nên đã im lặng. Vì đã im lặng vào lúc đó nên sau này họ không dám kể lại", bà nói.
Cuộc nghiên cứu không có quy mô lớn nhưng nó giúp bà hiểu sâu sắc hơn về QRTD, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này và hậu quả của nó. Cũng từ đó bà Hồng thường lên tiếng khi những vụ việc QRTD xảy ra.
Bà cười: “Có người cho là tôi nhiều chuyện, quan trọng hoá một vấn đề vớ vẩn, là nhập khẩu nữ quyền phương tây cứng nhắc vào nền văn hoá Việt Nam…
Tôi không ngại những chỉ trích như vậy. Tôi thấy cần phải lên tiếng và mong muốn có nhiều người cùng lên tiếng với mình.
Tôi muốn bản thân mình và con cháu mình được sống trong một xã hội mà mọi người tôn trọng nhau và được tôn trọng, nơi con người thân ái, tử tế với nhau mà không phải cảnh giác và lo sợ. Phấn đấu để một xã hội như thế trở thành hiện thực thì có bị “mang tiếng” như trên tôi cũng sẵn lòng.
Do vậy tôi tích cực tham gia vào các diễn đàn phòng chống QRTD, phòng chống bạo lực giới và đóng góp vào các hoạt động tham vấn trong quá trình xây dựng các quy định pháp luật về phòng chống QRTD nói riêng và phòng chống bạo lực giới nói chung.
Trên trán người quấy rối tình dục tiềm năng không ghi điều đó và nhiều người quấy rối không hề biết là họ quấy rối, mà cứ nghĩ đó là cách thể hiện sự quan tâm hay quý mến đối với nạn nhân.
Để xác định từ đầu ai là người “sẽ” quấy rối để tránh là việc rất khó. Có lẽ việc cần làm hơn cả là hiểu rõ QRTD là gì, để có thể nhận biết mình có đang bị quấy rối/hoặc đang quấy rối không để ứng phó hoặc dừng lại.
Còn khi biết mình đang bị quấy rối thì hãy phản ứng lại một cách dứt khoát bằng cách yêu cầu ngừng ngay hành vi/lời nói quấy rối, nói rõ mình không chấp nhận hành vi đó. Bỏ đi chỗ khác.
Nếu hành vi quấy rối lặp lại thì có thể báo cáo với cấp trên. Thu thập các bằng chứng nếu có thể. Nếu việc lên tiếng là khó khăn, không có bằng chứng vật lý về sự quấy rối, hãy ghi chép lại những hành vi đó mỗi khi nó xảy ra - một chuỗi ghi chép chi tiết cũng có giá trị như bằng chứng.
Yêu cầu sự chứng nhận của những người chứng kiến (nếu có). Điều quan trọng nhất bạn nên nhớ là bạn không có lỗi, kẻ quấy rối mới là người có lỗi”.
Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh