![](<table><tbody><tr><td><center><img alt=)
|
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ Internet, công nghệ di động, điện toán đám mây… đang khiến cho vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin trong các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước ở mức độ nghiêm trọng, năng lực chống lại sự xâm nhập về thông tin còn yếu, hầu hết không biết rõ đối tượng tấn công cơ sở dữ liệu của mình và chưa có quy trình thao tác để ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Thậm chí, rất nhiều cuộc tấn công, xâm nhập của hacker diễn ra trong năm 2017 nhưng nhiều cơ quan không hề hay biết, hacker âm thầm đánh cắp thông tin dữ liệu.
Trong khi đó, nhiều địa phương hiện nay không có bộ phận an ninh thông tin, nhân sự chuyên trách cũng chỉ là một vị trí kiêm nhiệm của bộ phận CNTT. Liên quan đến thực tế này, theo ông Triệu Trần Đức, Tổng Giám đốc CMC Infosec cho rằng đó là thực tế không thể tránh khỏi do trong các cơ quan nhà nước phần lớn còn đang thiếu hụt nhân lực CNTT.
“Để cải thiện tình hình , cần tăng cường đầu tư vào các công nghệ phòng thủ và giám sát thế hệ mới có ứng dụng trí tuệ nhân tạo và BigData để tăng cường kiểm soát và báo cáo thời gian thực”, ông Triệu Trần Đức nói.
Cũng theo đánh giá của ông Đức, hiện nhiều tổ chức nhà nước đầu tư không đủ cho an ninh, an toàn thông tin. Đôi khi chỉ coi trọng đầu tư ứng dụng vào thiết bị phục vụ, chỉ quan tâm hệ thống đạt được tính năng cần thiết mà không quan tâm đến độ an toàn của hệ thống.
Ông Triệu Trần Đức cho rằng, tốt nhất nên thuê ngoài các công ty có dịch vụ rà soát APT, hoặc dịch vụ giám sát an ninh mạng, giúp nâng cao khả năng phát hiện bị tấn công và thất thoát dữ liệu.
" alt=""/>Nên thuê ngoài dịch vụ nếu thiếu hụt nhân lực bảo mật