Top 5 cầu thủ Việt Nam sở hữu chiều cao tốt nhất V
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Duhok vs Dhofar, 22h59 ngày 19/2: Không còn động lực -
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học 2021-2022 là tiếp tục triển khai chương trình và SGK mới ở lớp 2 và lớp 6, trong đó ở lớp 6 xuất hiện một số môn học mới là môn tích hợp Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên (Vật lý – Hóa học – Sinh học). Trường học lúng túng khi bắt đầu dạy môn tích hợpGiáo viên bối rối
Thầy Nguyễn Văn Lực là giáo viên dạy Lịch sử và Giáo dục công dân ở Trường THCS Diên Khánh (Khánh Hòa). Năm nay, thầy Lực được phân công dạy Lịch sử lớp 6.
Thầy giáo này cho biết đang soạn giáo án chuẩn bị cho năm học mới sẽ bắt đầu từ ngày 13/9. Mặc dù Lịch sử được thiết kế nằm trong môn tích hợp Lịch sử và Địa lý, tuy nhiên vì trường của thầy đủ giáo viên nên mỗi giáo viên sẽ phụ trách một phân môn riêng.
Chưa được tham gia một lớp bồi dưỡng nào về dạy theo chương trình mới, thầy Lực nói khá lo lắng trước những tiết học có nội dung của cả hai môn học Lịch sử và Địa lý.
Năm học này, chương trình và SGK mới được triển khai ở lớp 6. Ảnh: Thanh Tùng “Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, với môn Lịch sử và Địa lý, mỗi phân môn được thiết kế theo mạch nội dung riêng, trong đó nhiều nội dung dạy học liên quan được bố trí gần nhau để hỗ trợ nhau. Nội dung Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và nội dung Địa lý tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Lịch sử.
Như vậy có thể hiểu giáo viên môn nào vẫn phụ trách phần của môn đó.
Tuy nhiên, nhiều nội dung môn Lịch sử tích hợp trong những phần phù hợp của nội dung Địa lý và ngược lại nên giáo viên phải có kiến thức cả về Lịch sử và Địa lý mới chuyển tải tốt nội dung tích hợp này. Nhưng có bao nhiêu thầy cô có cả kiến thức chuyên môn về cả 2 môn?
Đây chính là băn khoăn của giáo viên chúng tôi. Hiện nay hầu hết giáo viên được đào tạo để dạy đơn môn mà nay phải dạy môn tích hợp nên các thầy cô chưa được tập huấn sẽ có khó khăn nhất định” – thầy giáo này chia sẻ.
Một giáo viên dạy Sinh học ở TP.HCM cho biết trường của mình vẫn bố trí nhiều giáo viên để dạy môn Khoa học tự nhiên ở lớp 6. Giáo viên này nhìn nhận đây là sự sắp xếp hợp lý trong hoàn cảnh hiện tại, khi các giáo viên dạy đơn môn chưa kịp học thêm hay bồi dưỡng thêm về dạy tích hợp.
“Bây giờ nếu bảo tôi dạy cả những nội dung về Vật lý hay Hóa học thì vẫn có thể được nhưng thú thật là sẽ chỉ qua loa thôi, không thể vững vàng như các thầy cô được đào tạo về các môn học này. Điều này sẽ thiệt thòi cho học sinh. Có thể năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa thể dạy tích hợp như mục tiêu của Bộ GD-ĐT đề ra, nhưng tới đây nếu Bộ không có giải pháp cụ thể hơn về giáo viên thì tôi cho rằng môn Khoa học tự nhiên sẽ vẫn chỉ như phép cộng của 3 môn Lý - Hóa - Sinh, mà lại còn rối rắm hơn cách dạy học trước đây”.
Hiệu trưởng loay hoay tìm giải pháp
Hiệu trưởng một trường THCS ở Nghệ An cho hay bản thân lúng túng trong việc phân công giáo viên dạy tích hợp. Theo vị này, nếu muốn giáo viên dạy theo mạch kiến thức của chương trình, hết chủ đề này rồi đến chủ đề khác thì không thể đủ giáo viên dạy cho các lớp.
“Hiện nay, trường đang gặp phải cảnh thiếu giáo viên nên việc bố trí càng bị động, do đó, việc triển khai 2 môn tích hợp ở lớp 6 là Khoa học tự nhiên và Lịch sử và Địa lý rất khó khăn”.
Để đảm bảo chất lượng, trường đang bố trí 3 giáo viên dạy một môn Khoa học Tự nhiên.
Còn môn Lịch sử và Địa lý, do quá thiếu giáo viên Lịch sử nên trường này bố trí giáo viên môn Địa lý dạy luôn.
Một khó khăn nữa là khi bố trí các chủ đề, dẫn tới các hiện tượng không khớp theo mạch tiến độ logic của chương trình. Ví dụ, môn Sinh học 2 tiết, một Hóa học 1 tiết, môn Vật lý 1 tiết, có thể khiến khi học một chủ đề thì ở một môn nào đó kiến thức của học sinh chưa tới.
Theo vị hiệu trưởng này, sắp xếp thời khóa biểu là cả một bài toán khó ở trường. Nếu thực hiện theo yêu cầu dạy đúng tuần tự, việc xếp thời khóa biểu là vô cùng gian nan. Bởi phải căn cứ vào số lượng giáo viên bộ môn theo khối lớp, hoàn cảnh, điều kiện của từng giáo viên.
“Ngoài ra phải phân công sao cho nhịp nhàng giữa các bộ môn tích hợp. Nếu bố trí theo mạch của một lớp thì lấy đâu ra giáo viên để dạy các lớp khác”, thầy này nói.
Song, bố trí dạy học là một chuyện, khâu khó khăn và lúng túng nhất là việc kiểm tra và đánh giá học sinh.
“Khi kiểm tra định kỳ buộc phải làm đề chung, như vậy để xây dựng 1 đề thì phải 3 giáo viên cùng làm, rồi 3 giáo viên cùng chấm. Rồi bố trí phân công cho giáo viên nào vào điểm, đánh giá. Rồi với một môn mà 3 giáo viên dạy thì cả 3 cùng chịu trách nhiệm, nhưng ai chịu trách nhiệm lời phê và ký trong học bạ; đó cũng là cả một vấn đề”, vị này nêu vấn đề.
Nói về chất lượng thực chất dạy học tích hợp, vị này chia sẻ: “Không hiểu tích hợp để làm gì khi thực chất sách giáo khoa vẫn chia các phân môn độc lập với các mạch kiến thức riêng. Như môn Toán có Hình học và Đại số thì giờ môn Khoa học tự nhiên cũng tương tự như vậy, gồm các phân môn Hóa học, Sinh học, Vật lý. Có thể hình dung trước đây in 3 sách thì giờ in gộp vào 1 sách”.
Hiệu trưởng một trường THCS ở ngoại thành Hà Nội cũng đồng tình với những nhận định này.
“Thực tế, hiện nay chưa đảm bảo đúng được tinh thần tích hợp, dạy học theo kiểu cuốn chiếu, bởi trường vẫn bố trí nhiều giáo viên dạy một môn Khoa học tự nhiên. Giáo viên chưa kịp học các bằng cấp, chứng chỉ nghiệp vụ cần có để dạy tích hợp” - hiệu trưởng này nói.
Với số giáo viên đang có ở Học kỳ I (tính cả số nghỉ sinh...), trường này đang chia mỗi tuần 2 tiết với giáo viên Sinh, 1 tiết do giáo viên Hóa học và 1 tiết do giáo viên Vật lý đứng giờ Khoa học tự nhiên.
Ở môn Lịch sử và Địa lý, trường khá may mắn khi 1 giáo viên có cả 2 bằng chuyên môn về Lịch sử và Địa lý.
“Ở học kỳ I, 1 giáo viên có 2 bằng nhận 3 lớp. 3 lớp còn lại thì đang phải chia thời khóa biểu mỗi tuần 2 tiết do giáo viên dạy Lịch sử trước đây dạy, 1 tiết giáo viên dạy Địa lý trước đây đứng lớp. Sau đó 9 tuần, tức nửa học kỳ thì sẽ đổi lại, 2 Địa lý, 1 Lịch sử để đảm bảo chương trình”.
Khi kiểm tra giữa kỳ, đề thi sẽ được xây dựng theo tỷ lệ số tiết học của các phân môn đã được dạy. “Sau đó các giáo viên sẽ phải ngồi thêm với nhau để họp đánh giá chung cho môn chung là Khoa học tự nhiên hoặc Lịch sử và Địa lý. Rồi còn phân công người vào điểm, nhận xét học bạ, bởi về quy định chỉ được phép 1 người dạy môn học chứ không thể ghi 2 giáo viên - đây chỉ là cách chữa cháy”.
Vị này cho hay, qua trao đổi, nhiều đồng nghiệp của bà cũng đang gặp tình trạng tương tự.
Chỉ khi có giáo viên có đủ năng lực, trình độ, tính pháp lý đứng lớp thì mọi việc mới hết rối rắm. Tuy nhiên, đây là câu chuyện đào tạo lâu dài.
Phương Chi – Đông Hà
'Khan hiếm' giáo viên dạy tích hợp theo chương trình mới
Sau 1 năm triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, mặc dù nhận thấy đây hướng đi đúng đắn, nhưng các địa phương đều thừa nhận việc triển khai chương trình còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên.
"> -
Cầu thủ MU chọn Rashford, ‘loại’ Pogba và cái kết mới nhất Tin bóng đá 25Tờ Daily Mail cho hay, các cầu thủ MU muốn Marcus Rashford chịu trách nhiệm đá các quả phạt đền cho Quỷ đỏ, sau khi Paul Pogba khiến đội mất 2 điểm ở trận hòa 1-1 với Wolves.
Các cầu thủ MU 'loại' Pogba, chọn Rashford đá phạt đền cho đội Theo nguồn trên, cả đội đã rất ngạc nhiên khi thấy Pogba bước lên đá quả 11m, thời điểm MU đang hòa 1-1 Wolves. Lý do, các thành viên đều biết, Rashford mới là người được Solskjaer chỉ định đá penalty. Chuyện thành ầm ỉ khi tiền vệ Pháp đá hỏng.
Có thể thấy, tỷ lệ đá phạt đền thành công của Pogba là khá kém, kém thứ 6 trong số những cầu thủ ở Ngoại hạng Anh có ít nhất 10 lần bước lên chấm 11m.
Trong khi đó, Rashford dù ít kinh nghiệm hơn nhưng lại có được cái đầu lạnh ở những thời điểm căng thẳng trong các trận đấu lớn. Cụ thể là bàn khai thông thế bế tắc giúp MU mở ra chiến thắng 4-0 trước Chelsea ngày ra quân Premier League 2019/20. Hay ở mùa giải năm ngoái, Rashford cũng ghi bàn từ chấm 11m khi MU đối đầu với PSG đầy sức ép, để cùng Quỷ đỏ ngược dòng ngoạn mục tại Cúp C1,…
Vì thế, dù trước truyền thông, HLV Solskjaer tuyên bố, Pogba sẽ vẫn đá 11m cho MU, thì các cầu thủ trong đội đồng loạt muốn Rashford là người đầu tiên lãnh nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, ở trận đấu mới nhất MU tiếp Crystal thì đến lượt Rashford cũng hỏng phạt đền khiến fan Quỷ đỏ không khỏi ôm đầu.
Solskjaer được Quỷ đỏ cấp sẵn tiền mua sắm tháng 1/2020
The Sun cho hay, các ông chủ MU cấp sẵn cho thuyền trưởng Solskjaer toàn bộ số tiền bán được từ Romelu Lukaku – 73 triệu bảng, để mua sắm vào tháng 1/2020.
Solskjaer được cấp sẵn tiền cho kỳ chuyển nhượng mùa Đông, tháng 1/2020 Mùa hè này, MU mang về 3 cái tên là Daniel James, Aaron Wan-Bissaka và Harry Maguire với tổng số tiền là 150 triệu bảng.
Một tín hiệu đáng mừng, cả 3 đều tạo được ấn tượng trong những vòng đầu tiên của MU tại mùa giải mới Ngoại hạng Anh 2019/20.
Tuy nhiên, Solskjaer vẫn muốn đội hình có thêm 1 tiền vệ sáng tạo và lãnh đạo MU nói với nhà cầm quân người Na Uy có thể thực hiện điều đó trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông – tháng 1/2020.
Pereira được giao nhiệm vụ ấy ở trận ra quân MU thắng Chelsea 4-0 nhưng bị loại khỏi đội hình ở vòng 2, các học trò Solskjaer hòa Wolves 1-1. Trận MU tiếp Crystal, Pereira cũng vắng mặt đội hình xuất phát.
Còn Fred thì vẫn chưa có mặt mùa này, trong lúc Sanchez đang đàm phán với Inter Milan để theo chân Lukaku.
L.H
"> -
Vấn đề lớn nhất của MU là… đói bàn thắng Tin bóng đá 22Theo cựu danh thủ Liverpool, Jamie Carragher vấn đề lớn nhất của Manchester United hiện thời là… đói bàn thắng khi sở hữu một hàng tấn công thiếu sắc nét.
KHi Rashford và Martial chưa thể gánh vác vai trò chính, giới chuyên môn cảm thấy lo ngại cho hàng công của MU MU chỉ ghi được 8 bàn sau 5 trận ở Premier League, và điều đáng kể 4 trong số ấy đến từ trận đầu tiên. Sau đó, các học trò của Solskjaer chỉ thắng 1, để hòa 2, thua 1.
Nếu tính cả ở sân chơi Europa League thì MU có thêm được… 1 bàn, rõ ràng đó là con số hết sức khiêm tốn.
Và Jamie Carragher đặt ra câu hỏi: “Liệu MU có thể đạt được vị trí như mong muốn, nếu thiếu các bàn thắng? Đây thực sự là vấn đề của Quỷ đỏ.
Hàng công nghèo nàn sẽ gây áp lực cho nơi hậu tuyến và thủ môn. MU cần nắm bắt trận đấu tốt hơn và làm sao để tạo ra mối đe dọa tất công lợi hại hơn.
Solskjaer cần tìm ra giải pháp để Martial và Rashford ghi bàn thường xuyên, nếu không MU sẽ lại phải vật lộn tìm vé Champions League mùa tới.
Còn với người cũ Paul Scholes thì MU muốn cải thiện sức mạnh cần phải bổ sung thêm 1 trung phong và 1 tiền vệ trung tâm.
Chelsea sẽ chật vật và Liverpool chiến thắng
Dù là sắm vai trò chủ nhà tiếp Liverpool nhưng cựu danh thủ MU, Gary Neville tin rằng, Chelsea sẽ chật vật trước đội bóng của Jurgen Klopp và Quỷ đỏ vùng Merseyside chiến thắng.
Đoàn quân của Klopp được Gary Neville dự đoán sẽ thắng chủ nhà Chelsea Liverpool đạt phong độ ấn tượng với 5 trận toàn thắng từ đầu mùa, trong khi Chelsea thắng 2, hòa 2 và thua 1.
Vào lúc 22h30 đêm nay, Chelsea sẽ tiếp Liverpool vòng 6 Premier League sau khi để thua Valencia ngay sân nhà trận ra quân vòng bảng Cúp C1.
Gary Neville dự đoán, Lampard và học trò phải chịu thất bại thứ 2 liên tiếp tại Stamford Bridge.
“Tôi nghĩ trận đấu sẽ diễn ra hết sức hấp dẫn. Chúng ta hãy xem những gì sẽ xảy ra. Nhưng theo tôi, Chelsea sẽ chật vật và họ cần phải tìm kiếm được bàn thắng. Tôi nghĩ, Liverpool sẽ thắng.
Mùa trước Liverpool đạt danh hiệu C1 và bây giờ họ rất cần danh hiệu Premier League, đã hụt năm ngoái”.
Theo Neville thì với những gì đã phô diễn, không ai khác thầy trò Klopp có nhiều cơ hội để xưng vương Ngoại hạng Anh nhất.
L.H
">