当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Leicester City vs Fulham, 22h00 ngày 18/1: Khó có bất ngờ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01: Bất phân thắng bại
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phạm Thành Long |
Là một cựu sinh viên của khoa Ngữ văn, ông Nguyễn Kim Sơn muốn nhấn mạnh thêm “một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng”.
Ông cũng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính tới các nhà giáo lão thành của khoa Ngữ văn, đồng thời khẳng định: “Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai”.
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng khoa Ngữ văn cần phải “vận động và tiến lên để thích ứng với cuộc sống mới”.
“Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV”.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định ”dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn”.
Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn:
Kính thưa các cô các thầy giáo lão thành của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp trước đây, nay là khoa Văn học và Ngôn ngữ học!
Kính thưa các vị khách quý từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học KHXH&NV!
Thưa các anh chị đồng nghiệp, các anh chị cựu sinh viên và các em sinh viên thân mến!
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Ngày chúng ta trang trọng kỷ niệm 60 năm truyền thống của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều ý nghĩa, ngày hội ngộ của nhiều thế hệ nhà giáo và sinh viên của Khoa. Thay mặt cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và cả tư cách một cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, một cán bộ giảng dạy của Khoa, xin được gửi tới tất cả các cô các thầy, các anh chị và các bạn lời chào mừng thắm thiết nhất.
Cách đây 8 ngày, ngày 12 tháng 11 vừa qua, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Rất nhiều điều của truyền thống, của ký ức, của niềm tự hào đã được nói tới. Tôi cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tới điều thiêng liêng và đáng tự hào nhất của chúng ta, đó là tinh thần của Đại học Tổng hợp Hà Nội, đó là tinh thần khoa học, tinh thần sáng tạo không ngừng và trách nhiệm xã hội cao cả. Đó là định hướng đại học nghiên cứu, của sự truyền thừa học thuật hướng tới định hình các trường phái. Đó là tiên phong nghiên cứu giải quyết các vấn đề học thuật mới, nóng và khó, là đào tạo nhân lực chất lượng cao và đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa. Và hôm nay, trong buổi lễ kỷ niệm truyền thống của khoa Ngữ Văn, nay là Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, tôi lại muốn nhấn mạnh thêm một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng.
May mắn được vào học tập khóa 30 (khoảng giữa của 60 năm này), tôi cũng may mắn có những trải nghiệm trực tiếp về truyền thống Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV sau này.
Những tên tuổi của những thầy cô đã hạc giá vân du về Tây Phương cực lạc mà chúng ta cần trân trọng tưởng nhớ tới như: Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Văn Khỏa, Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Đức Hiểu, Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Lê Đức Niệm, Trần Thuyết, Đinh Trọng Thanh… và nhiều tên tuổi khác.
Chúng ta cũng cùng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với những nhà giáo lão thành hiện đang là chỗ dựa tinh thần và niềm tự hào của chúng ta như: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Đính, Hà Minh Đức, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Lê Huy Tiêu, Nguyễn Trường Lịch, Đinh Văn Đức…
Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai.
Trước ngày diễn ra kỷ niệm này, tôi đã có một cuộc trao đổi nhỏ với lãnh đạo Khoa Văn học về việc làm thủ tục đề nghị tặng huân huy chương nhân 60 năm truyền thống của Khoa. Sau hồi cân nhắc Ban chủ nhiệm Khoa báo lại là thôi không làm hồ sơ đề nghị vì thấy trong mấy năm qua chưa có thành tựu gì thật đột xuất, chưa công bố quốc tế nhiều, chưa có đề tài, chương trình khoa học lớn. Có lẽ đây cũng là đặc điểm của khoa Ngữ Văn: Thực chất, thẳng thắn và nhiều cảm xúc trong hoạt động điều hành.
Thế gian vô thường, mọi thứ luôn biến đổi. Sự hoài niệm về Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây rất cần được tôn trọng và coi đó là một giá trị mà Đại học Tổng hợp đã tạo ra trong quá khứ. Nhưng mọi thứ vẫn phải vận động và tiến lên. Khoa Văn học ngày nay, cần tiếp tục thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới. Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê. Mô hình giảng dạy nghiên cứu lý luận và phê bình văn học chuyên biệt như vậy chỉ còn tồn tại ở vài ba quốc gia trên thế giới. Việc giảng dạy ở Khoa Văn học cần theo thông lệ quốc tế, nó thiên về thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần và năng lực, phẩm chất thẩm mỹ và nghệ thuật cá nhân hơn là một nghề để hành nghề như nhiều nghề khác… Cần phải tạo cho sinh viên môt nghề xác định… Ai không yêu quý Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ai không mong muốn Khoa cứ mãi như hôm nay là không có trái tim. Nhưng sự nhận thức lý tính buộc chúng ta phải cùng nhau cân nhắc và tính toán đổi mới Khoa Văn học. Trong một thời gian dài, sinh viên học Khoa Ngữ Văn ra trường một phần làm báo, làm văn hóa, xuất bản, giảng dạy văn học và một số nghề khác. Tuy nhiên hiện nay, việc đào tạo phóng viên, các khoa Báo chí đã đào tạo ra số lượng rất lớn, số lượng giáo viên văn học cũng đã vượt quá nhu cầu ở mọi cấp… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV. Số lượng người làm công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chắc chắn cần số lượng rất ít. Đào tạo hàng năm cần thu hẹp số lượng sinh viên, nhưng cần giỏi và thực sự yêu nghề. Xã hội càng phát triển, số người sau khi thành danh trong các lĩnh vực khác, hoặc một sớm nào đó chợt thấy ham mê yêu thích văn chương nghệ thuật mà đi học cho thỏa nguyện bình sinh sẽ ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển, xu hướng này sẽ càng mạnh. Cần có phương án đào tạo đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Định hướng đào tạo bồi dưỡng năng khiếu sáng tác và biên tập văn học nghệ thuật cần đẩy mạnh hơn. Nên tham khảo mô hình tổ chức đào tạo ngành này theo thông lệ thế giới. Rất rất ít các trường đại học tại các khu vực Âu Mỹ có riêng khoa nghiên cứu văn học. Nó là một phần trong Science of Art, phát triển theo định hướng văn hóa học và nghệ thuật học, cho đa dạng đối tượng học tập là hướng cần cân nhắc để điều chỉnh định hướng chiến lược, điều chỉnh và xây dựng các chương trình đào tạo mới, điều chỉnh định hướng chuyên môn.
Nhưng dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn.
Đối với ngành Hán Nôm. Đây là ngành đặc biệt, độc đáo, đặc biệt hệ trọng với văn hóa và tinh thần nhân văn của dân tộc. Sứ mệnh truyền thừa văn hóa đã đặt ra ngay từ khi thành lập ngành và vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong hiện tại và tương lai. Ngành này không cần đào tạo nhiều, nhưng cần chuyên sâu và cần những người yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp. Sự phát triển của ngành cũng nhiều thăng trầm. Tuy nhiên chưa bao giờ ngành được đầu tư đặc biệt tương xứng với vị trí mà nó cần được đối đãi. Tôi nói điều này không phải vì bản thân mình trưởng thành từ ngành Hán Nôm, mà giá trị tự thân và đòi hỏi của văn hóa và học thuật của dân tộc đòi hỏi dữ dội phải như vậy. Một khoa độc lập, hoặc một viện vừa đào tạo vừa nghiên cứu trong trường Đại học KHXH&NV được đầu tư đặc biệt là điều dứt khoát phải quan tâm và triển khai trong thời gian sắp tới. Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có chủ trương ưu tiên giữ vững vị trí hàng đầu của những ngành đang có lợi thế và ưu tiên đầu tư những ngành có vị trí đặc biệt lợi thế trong gây dựng uy tín thương hiệu và cạnh tranh. Ngành Hán Nôm hai lần đáng được nằm trong số đó. Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần đặc biệt chú ý tới điều này để chỉ đạo (những chuyên ngành như Khảo cổ học, Hán Nôm, cần có ưu tiên đặc biệt…)
Trong thời gian sắp tới, Khoa Văn học cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Truyền thống lớn của Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là truyền thống học thuật, là tiên phong trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học và đào tạo căn bản, chắc chắn, chất lượng cao. Cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu quy mô lớn, giải quyết các vấn đề lớn của lĩnh vực chuyên môn này, chỉ có như vậy mới vực dậy được tinh thần học thuật, mới rèn được lực lượng cán bộ, mới có cơ hy vọng xây dựng các khuynh hướng, trường phái trong học thuật, điều đã từng manh nha trong các giai đoạn trước đây. Với lực lượng cán bộ trẻ trưởng thành khá nhanh và giàu năng lực như hiện nay, nếu thế hệ trước khích lệ và định hướng, lãnh đạo Khoa biết tổ chức nghiên cứu, thì một Khoa hùng mạnh là tương lai không xa.
Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần quan tâm đúng và hiệu quả, có những chỉ đạo mạnh mẽ, hỗ trợ kịp thời để Khoa vượt qua những thách thức, tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước và từng bước khẳng định vị thế quốc tế.
Trên đây là mấy lời phát biểu mang tính “Tự sự kỳ tâm”, nhân dịp buổi lễ quan trọng này. Kính chúc các thầy các cô và các đồng nghiệp ngày 20.11 thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc từ nghề nghiệp và từ cuộc sống. Chúc tất cả các vị khác quý và các bạn sinh viên dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và bình yên.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mới đây, NSƯT Chí Trung đăng trên trang cá nhân ảnh chụp trong chuyến du lịch châu Âu cùng bạn gái kém 17 tuổi. Trong chuyến đi, nam nghệ sĩ và doanh nhân Trần Ngọc Lan dành thời gian thăm thú được rất nhiều cảnh đẹp tại đất nước Anh xinh đẹp, lãng mạn.
Hai người trao cho nhau những khoảnh khắc ngọt ngào, tình cảm để lưu giữ trong chuyến đi. Đây cũng là lần đầu cặp đôi đi du lịch nước ngoài cùng nhau sau 3 năm gắn bó.
Kể từ khi công khai yêu bạn gái kém 17 tuổi, NSƯT Chí Trung dành nhiều thời gian tận hưởng những giây phút hạnh phúc, ngọt ngào bên bạn gái.
Bình Minh và Anh Thơ là cặp đôi khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi câu chuyện tình vượt qua nhiều thử thách. Sau 14 năm về chung một nhà, cả hai càng làm nhiều người nể phục trước tình cảm càng bền chặt theo thời gian. Để giữ lửa hôn nhân, vợ chồng nam siêu mẫu thường tổ chức các chuyến đi nước ngoài đến những địa điểm nổi tiếng thế giới.
Mới đây, vợ chồng Bình Minh đang có chuyến du lịch tại Mỹ sau thời gian bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Được biết, kỳ nghỉ dưỡng này là để kỷ niệm sinh nhật tuổi 45 của doanh nhân Anh Thơ.
Để có thời gian riêng tư hơn, siêu mẫu và bà xã đã quyết định đánh lẻ, không dẫn theo các nhóc tì. Không vướng bận chuyện chăm sóc con cái, cả hai thoải mái trong việc khám phá những địa điểm thú vị tại xứ sở cờ hoa.
Ngân An
Nhân chuyến công tác tại Anh, NSƯT Chí Trung đưa bạn gái kém 17 tuổi đi cùng.
" alt="Chiều bạn gái và vợ như Chí Trung, Bình Minh"/>Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh đây là trường đại học dẫn đầu về lĩnh vực kinh tế ở khu vực phía Nam. Ông Quang giao cho Trường ĐH kinh tế TP.HCM thực hiện 5 nhiệm vụ:
Chủ tịch nước tặng quà cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Ảnh:Như Hùng) |
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập; Đổi mới công tác tuyển sinh, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập bảo đảm mở rộng quy mô đào tạo gắn liền nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học; Chú trọng gắn kết kiến thức cơ bản với thực tiễn kinh tế xã hội và năng lực, kĩ năng thực hành; Phát huy tích cực đổi mới sáng tạo của học viên, sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế; Xây dựng nhà trường thành trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật học có chất lượng cao ngang tầm khu vực và thế giới; Phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, tăng cường huy động đội ngũ nghiên cứu khoa học,các chuyên gia phân tích nghiên cứu chính sách trong và ngoài nước, tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về những vấn đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội...
Thứ ba, phải đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, phát triển đổi ngũ cán bộ giảng viên, coi đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu chiến lược của nhà trường; Xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý...
Thứ tư, coi trọng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện định hướng lý tưởng, sống đẹp về lòng yêu nước để sinh viên có bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ năm, chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng nhà trường, xây dựng đảng bộ nhà trường thật sự trong sạch, vững mạnh.
Ông Quang cũng đề nghị, các bộ, ban, ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để giúp Trường ĐH Kinh tế TP.HCM hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được thành lập ngày 27/10/1976 trên cơ sở ĐH Luật khoa Sài Gòn. Với nhiệm vụ ban đầu là tiếp tục đào tạo sinh viên đang học tại các trường đại học thuộc khối ngành luật, kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Nam để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong cuộc xây dựng và phục hồi nền kinh tế hậu chiến.
Ngày đầu thành lập, trường chỉ có 17 cán bộ, giảng viên từ miền Bắc vào công tác tại trường. Hiện nay trường có hơn 600 cán bộ, giảng viên trong đó có 9 giáo sư, 52 phó giáo sư, 180 tiến sĩ và 378 thạc sĩ. Trường đã đào tạo hơn 217.000 cử nhân kinh tế, 10.000 thạc sĩ và 350 tiến sĩ.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập, nhà trường đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ truyền thống của UBND TP.HCM.
Lê Huyền
" alt="Chủ tịch nước giao nhiệm vụ cho Trường ĐH Kinh tế TP.HCM"/>Sự xuất hiện của Mỹ Tâm trong buổi tiệc khiến người hâm mộ chú ý vì cả 2 vướng tin đồn yêu nhau vài năm qua.
Trong những hình ảnh được chia sẻ, Mỹ Tâm diện đầm đen thanh lịch đến chúc mừng sinh nhật Mai Tài Phến. Nữ ca sĩ thoải mái cười đùa, đứng sát “bạn trai tin đồn” chụp ảnh kỷ niệm. Trong khi đó, Mai Tài Phến gây ấn tượng với vẻ ngoài điển trai cùng nụ cười rạng rỡ.
Đây không phải lần đầu tiên người hâm mộ bắt gặp cặp đôi xuất hiện cùng nhau. Đầu tháng 4, Mai Tài Phến cũng xuất hiện trong họp báo ra mắt phim mới của Mỹ Tâm từ sớm nhưng khá thận trọng chia sẻ suy nghĩ của mình về sản phẩm và nữ ca sĩ.
Trước đó, Mỹ Tâm và Mai Tài Phến đã hợp tác cùng nhau trong dự án âm nhạc Đừng hỏi em. Sau đó, cả hai tiếp tục góp mặt trong phim điện ảnh Chị trợ lý của anh. Sau những lần tái hợp trong các dự án âm nhạc và điện ảnh, nhiều tin đồn rộ lên Mỹ Tâm và nam diễn viên kém 10 tuổi đang hẹn hò.
Mỹ Tâm từng chia sẻ thích Mai Tài Phến ở sự hiền lành, dễ thương, chu đáo và hiểu chuyện.
Mai Tài Phến sinh năm 1991, quê Cà Mau, cử nhân ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM, từng đoạt giải Quán quân Gương mặt điện ảnh2017. Anh nổi tiếng từ khi đóng MVEm gái mưacủa Hương Tràm. Dù chênh lệch tuổi tác nhưng Mỹ Tâm và Mai Tài Phến vẫn xứng đôi khi đi song hành cùng nhau.
Mỹ Tâm sinh năm 1981, được mệnh danh là "Nữ hoàng V-pop". Cô được nhiều khán giả biết đến qua các bản hit như: Đừng hỏi em, Người hãy quên em đi, Muộn màng là từ lúc, Đâu chỉ riêng mình em, hẹn ước từ hư vô, Đúng cũng thành sai....
Mỹ Tâm: Lì lợm và cầu toànMC Nguyên Khang chia sẻ cảm xúc và 4 bài học quý giá chiêm nghiệm từ bộ phim 'Người giữ thời gian' của Mỹ Tâm." alt="Mai Tài Phến bảnh bao bên Mỹ Tâm nhân dịp sinh nhật"/>Trao đổi tại tọa đàm về bảo vệ trẻ em trên mạng, các chuyên gia đều thống nhất rằng, bên cạnh việc tập trung nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng của các bậc phụ huynh, nhà trường và cộng đồng, cần thiết có các giải pháp công nghệ hỗ trợ.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Vũ Anh, Giám đốc Công ty Cốc Cốc, đơn vị này đã phát triển công cụ để bảo vệ người dùng, đặc biệt là trẻ em. Chẳng hạn như, khi người dùng tìm kiếm thông tin, sẽ có lựa chọn tìm kiếm an toàn, lọc bớt những nội dung không phù hợp. Ngoài ra, trình duyệt cũng có cảnh báo về những website nghi lừa đảo, có thể nguy hiểm với người dùng.
Cho biết trong năm nay Cốc Cốc có kế hoạch ra mắt trình duyệt dành riêng cho trẻ em, song ông Nguyễn Vũ Anh vấn nhấn mạnh rằng yếu tố quan trọng nhất vẫn là bố mẹ cần để ý xem con mình đang làm gì trên mạng.
Đồng quan điểm, ông Vũ Thanh Thắng, đại diện Công ty cổ phần an ninh mạng thông minh – SCS, đơn vị phát triển các giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em cho rằng, bố mẹ là yếu tố tiên quyết để giúp bảo vệ trẻ trên không gian mạng.
Từ nhận thức đó, SCS phát triển giải pháp SafeGate Family cung cấp cho cha mẹ công cụ để đồng hành cùng trẻ khám phá không gian mạng. Với giải pháp này, bố mẹ sẽ có báo cáo chi tiết về tính hình sử dụng Internet của con, biết con mình sử dụng gì nhiều nhất, có truy cập website không phù hợp lứa tuổi hay không…
“Khi nắm được tình hình sử dụng Internet của trẻ, bố mẹ sẽ có các biện pháp để hạn chế tiêu cực và phát huy các điểm tích cực. Chẳng hạn như khi phát hiện con sử dụng mạng xã hội nhiều thì có thể nhắc nhở, thậm chí giới hạn truy cập, hoặc ngăn chặn nếu con truy cập các nguồn thông tin không phù hợp”, ông Vũ Thanh Thắng cho hay.
Ở góc độ của một tổ chức đã và đang triển khai nhiều hoạt động nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em tại Việt Nam, ông Đỗ Dương Hiển, chuyên gia của Childfund Việt Nam nhận xét, một trong những khó khăn, thách thức là việc thay đổi nhận thức của chính các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh chưa để ý đến các cài đặt trong điện thoại, máy tính của mình, không biết có bao nhiêu phần mềm, bao nhiêu ứng dụng đang truy cập vào danh bạ, kho ảnh trong điện thoại của mình. Thậm chí, trong quá trình sử dụng mạng xã hội, nhiều phụ huynh chưa quan tâm, chưa biết đến những cài đặt an toàn. Hạn chế này khiến cho công tác bảo vệ trẻ em trên mạng gặp khó khăn. “Vì thế, chúng tôi khuyến khích cha mẹ tự trang bị kiến thức, kỹ năng về công nghệ để đồng hành cùng con trên không gian mạng”, ông Đỗ Dương Hiển nêu quan điểm.
Theo ông Bùi Duy Thành, chuyên gia tổ chức World Vision, để cả xã hội chung tay vào việc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là bảo vệ trẻ em trên mạng, kiến thức nền và kỹ năng cơ bản của toàn xã hội về bảo vệ trẻ em cần phải được nâng lên, chứ không chỉ giới hạn ở 1 vài nhóm, tổ chức hay địa phương.
Với mục đích thúc đẩy phát triển và cung cấp hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp về bảo vệ trẻ em tới cộng đồng, hiện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đang triển khai chương trình đánh giá sản phẩm bảo vệ và hỗ trợ trẻ tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Hai nhóm sản phẩm sẽ được đánh giá gồm: Sản phẩm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, áp dụng với các sản phẩm có chức năng bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Sản phẩm, giải pháp CNTT hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, áp dụng cho những sản phẩm, ứng dụng hỗ trợ học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng. |
Sẽ lập liên minh các đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ bảo vệ trẻ em
Xem đề thi minh họa môn Toán TẠI ĐÂY
Vào chiều nay, 5/10, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi minh họa môn Toán dùng cho kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017. |
Đề thi gồm 8 trang, 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu bao gồm 4 đáp án (A, B, C, D) trong đó có 1 đáp án đúng.
Theo phương án thi đã được công bố, bài thi môn Toán sẽ có thời gian làm bài là 90 phút. Mỗi học sinh trong phòng thi sẽ có một mã đề riêng. Bài thi được làm ra giấy và được chấm bằng máy.
Trước đó, đã có nhiều tranh luận liên quan tới việc thi môn Toán bằng hình thức trắc nghiệm. Hội Toán học Việt Nam cũng đã có công văn gửi Bộ GD đề nghị hoãn áp dụng thi trắc nghiệm môn Toán trong năm 2017.
Sau đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có buổi làm việc với Hội Toán học. Tuy nhiên, theo thông tin từ Hội Toán học thì cuộc đối thoại kết thúc mà không có kết luận.
Xem đề thi minh họa các bài thi khác TẠI ĐÂY.
Lê Văn
" alt="Đề thi minh họa môn Toán kỳ thi THPT quốc gia 2017"/>