Smartphone mang thương hiệu Blu đang tạm thời bị cấm cửa trên trang Amazon.com. Ảnh: CNET
Ông lớn thương mại điện tử Mỹ cũng hướng dẫn người dùng liên lạc với bộ phận chăm sóc khách hàng của Blu để được hỗ trợ. Động thái được đưa ra sau khi công ty bảo mật Kryptowire công bố bằng chứng cho thấy, phần mềm trong các smartphone Blu đang thu thập dữ liệu của người dùng và gửi chúng tới các máy chủ ở Trung Quốc mà không hề thông báo cho họ biết.
Tuy nhiên, hãng Blu đã lên tiếng bảo vệ phần mềm, vốn do một công ty Trung Quốc có tên Shanghai Adups Technology phát triển, và phủ nhận bất kỳ sai phạm nào. Phát ngôn viên của Blu quả quyết, công ty đang thực thi nhiều chính sách bảo vệ sự riêng tư của người dùng và vô cùng coi trọng tính bảo mật. Đại diện Blu cũng khẳng định hiện ghi nhận bất kỳ vụ rò rỉ thông tin nào liên quan đến việc sử dụng smartphone của công ty.
Theo Blu, công ty đang tìm mọi cách giải quyết các khúc mắc để đưa sản phẩm trở lại sàn thương mại điện tử Amazon.com.
Vấn đề quyền riêng tư và cách thu thập dữ liệu của các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin đang là một chủ đề nóng hiện nay. Nó xuất phát từ hàng loạt báo cáo nghi ngờ hacker Nga xâm nhập và can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cũng như thông tin về các cuộc tấn công nguy hại của mã độc tống tiền (ransomware) đến hàng triệu máy tính trên khắp thế giới trong vài tháng trở lại đây.
Blu có thể không phải là cái tên quen thuộc đối với đại đa số người dùng smartphone như Apple hay Samsung. Song, hãng cũng đạt được những thành công đáng khích lệ khi bán ra smartphone Android siêu rẻ, với giá chỉ bằng một phần nhỏ của iPhone. Giá lên kệ của mẫu Blu R1 HD chỉ 60 USD, trong khi giá khởi điểm cho mẫu điện thoại flagship của Apple kên tới 650 USD.
Trước khi bị Amazon "tuýt còi", Blu từng là một trong các đối tác chính tham gia chương trình "Prime Exclusive Phones" của tập đoàn này, chuyên chiết khấu lớn cho người mua điện thoại chấp nhận để các quảng cáo hiển thị trên màn hình khóa của dế cưng. Blu hiện không còn trong danh sách các nhà cung cấp thiết bị thuộc chương trình khuyến mại này.
Chuỗi mật mã sử dụng cùng một công thức tạo thành khiến máy tính dễ dàng đoán ra hơn. Ảnh: ZDnet.
Thậm chí Burr còn khuyên mọi người nên thay đổi mật khẩu thường xuyên, ít nhất là mỗi 90 ngày. Lời khuyên này sau đó được thông qua bởi các tổ chức học thuật, các cơ quan chính phủ. Nó khiến người dùng hình thành thói quen tạo các mật khẩu tương tự nhau, dễ nhớ hơn và có tính quy luật hơn..
Hầu hết mọi người nghĩ rằng mật khẩu có chứ ký tự đặc biệt như "?" và một chuỗi số "123" sẽ an toàn hơn. Và lời khuyên nên thay đổi mật khẩu thường xuyên khiến người dùng lặp lại những cụm mã này để tránh việc quên mất.
Chẳng hạn với mật khẩu cũ là "Thienthan582@". Khi thay đổi lần tiếp theo, người dùng có xu hướng đặt thành "Acquy582@" để tiện cho việc ghi nhớ.
Một hình vẽ truyện tranh XKCD nổi tiếng của họa sĩ biếm họa Randall Munroe xuất bản hồi tháng 8 năm 2011 đã chỉ ra rằng mật khẩu "Tr0ub4dor & 3" có thể bị giải mã chỉ trong 3 ngày.
Trong khi đó, nếu sử dụng mật khẩu "correct horse battery staple" (chính xác con ngựa pin kẹp giấy) sẽ mất đến 550 năm để giải mã. Theo Wall Street Journal, "các chuyên gia bảo mật đã công nhận bài toán này của Munroe".
Mật khẩu là những từ mơ hồ khiến máy tính mất hàng trăm năm để có thể giải mã. Ảnh: The Verge.
Ở cuối câu chuyện, Munroe chia sẻ thêm, "sau 20 năm nỗ lực, chúng ta đã thành công trong việc hướng dẫn người dùng sử dụng mật khẩu khó nhớ với con người nhưng lại dễ đoán với máy tính."
Nói cách khác, mật khẩu bạn nên sử dụng là những cụm từ mơ hồ, gần như không thể giải thích được. Nó ngẫu nhiên đến mức các hệ thống tự động khó lòng mà dự đoán được.
Burr thừa nhận: "cuối cùng, có rất nhiều người hiểu rõ điều này, và sự thực đây là một sai lầm." Các tiêu chuẩn NIST mới đã được xuất bản vào tháng 6, do cố vấn kỹ thuật Paul Grassi cũng sử dụng lại nhiều bí kíp của Burr.
评论专区