Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do

Giải trí 2025-02-24 11:10:54 7553
ậnđịnhsoikèoAstonVillavsChelseahngàyKháchrơitựda banh   Nguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:38  Ngoại Hạng Anh
本文地址:http://play.tour-time.com/news/82a693358.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tuyển sinh theo các phương thức sau:

Phương thức 1,xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy ban hành năm 2022-2023 của Bộ GD-ĐT tối đa 4%.

Phương thức 2, ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 1% - 5% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành. Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 10% - 20% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

Phương thức 3, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ 30% - 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

Phương thức 4, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2023 từ 45%- 50% chỉ tiêu theo ngành/nhóm ngành.

Phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi quốc tế (dành cho thí sinh tốt nghiệp THPT theo chương trình nước ngoài) với chỉ tiêu tối đa 2% theo ngành/nhóm ngành, gồm hai đối tượng như sau:

Đối với thí sinh người Việt Nam học trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài với chương trình đào tạo được công nhận tại nước sở tại, xét tuyển dựa trên kết quả học tập trung bình GPA của 3 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT, lưu ý chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển.

Đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài hay tại Việt Nam, xét tuyển dựa trên điểm học bạ tích lũy GPA của 3 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học phổ thông hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học phổ thông) kết hợp điều kiện có chứng chỉ năng lực tiếng Việt đối với thí sinh đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc có chứng chỉ IELTS hay TOEFL iBT (chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển) hay có quốc tịch nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh.

Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển sẽ được xét tuyển dựa trên giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, kết quả học tập trung bình GPA của 3 năm học cuối cấp (lớp 10, lớp 11, lớp 12 đối với hệ 12 năm học THPT hay lớp 11, lớp 12, lớp 13 đối với hệ 13 năm học THPT) với kết quả xét tuyển ưu tiên lựa chọn thí sinh có điểm trung bình nêu trên từ cao xuống thấp tùy thuộc vào chỉ tiêu của mỗi ngành, đối với những thí sinh có điểm trung bình xét tuyển bằng điểm chuẩn thì thí sinh có điểm chứng chỉ ngoại ngữ cao hơn sẽ được xét trúng tuyển.

Phương thức 6, xét tuyển dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả học tập THPT với chỉ tiêu 8%-15% theo ngành/nhóm ngành đối với xét tuyển vào chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến nếu thí sinh người Việt Nam học THPT theo chương trình 12 năm của Bộ GD-ĐT, là học sinh đạt kết quả học tập xếp loại giỏi trở lên (đối với chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến) trong 3 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12. Bên cạnh đó, thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 65 trở lên. Lưu ý chứng chỉ phải còn thời hạn tính đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển.

Xét tuyển dựa trên mức điểm chứng chỉ tiếng Anh của thí sinh (được quy đổi về IELTS) ưu tiên lựa chọn từ cao xuống thấp, tùy thuộc vào chỉ tiêu của mỗi ngành tại mức điểm thấp nhất của chứng chỉ tiếng Anh sẽ lựa chọn các thí sinh dựa trên điểm trung bình cộng 3 năm học lớp 10, 11 và 12 (thông báo đính kèm).

Điểm sàn đánh giá năng lực từ 600

Đối với xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2022-2023 và ưu tiên xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, điểm sàn, điều kiện ĐKXT áp dụng theo quy định của Bộ GD-ĐT, quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM và của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên. 

Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, điểm sàn sẽ được Hội đồng tuyển sinh trường quyết định và công bố sau khi có điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT để thí sinh điều chỉnh theo kế hoạch tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT. 

Đối với xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2023, điểm sàn không thấp hơn 600 điểm đối với năm 2023.

Đối với thí sinh người Việt Nam học trường nước ngoài tại Việt Nam hay tại nước ngoài, điều kiện cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên. Đối với thí sinh người nước ngoài học THPT tại nước ngoài hay tại Việt Nam, điều kiện cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, năng lực tiếng Việt từ trung cấp B2 trở lên hoặc tương đương bậc 4/6 nếu đăng ký học chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt.

Nếu thí sinh người nước ngoài đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh điều kiện cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 5.5 trở lên hay TOEFL iBT từ 50 trở lên hay có quốc tịch nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính; ngoài ra Hội đồng tuyển sinh trường sẽ quyết định và công bố điều kiện nhận ĐKXT theo kế hoạch tuyển sinh chung của ĐHQG HCM.

Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế kết hợp kết quả học tập 3 năm THPT dành cho các chương trình tiên tiến và chất lượng cao. 

Đối với các ngành đào tạo theo chương trình chất lượng cao (7420101_CLC, 7420201_CLC, 7440112_CLC, 7440301_CLC, 7480201_CLC, 7510401_CLC, 7520207_CLC) và ngành 7480101_TT Khoa học máy tính (Chương trình Tiên tiến), thí sinh đạt kết quả xếp loại học tập từ loại giỏi trở lên trong 3 năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 và có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 65 trở lên (chứng chỉ còn thời hạn tính tới ngày đăng ký hồ sơ xét tuyển). 

Đối với phương thức sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, điểm chuẩn trúng tuyển được xác định thống nhất chung cho từng ngành/nhóm ngành tuyển sinh, không phân biệt tổ hợp môn/bài thi xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực (nếu có), không nhân hệ số môn thi. 

Đối với ngành/nhóm ngành có môn tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển: chỉ sử dụng kết quả điểm bài thi tiếng Anh của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, không sử dụng kết quả quy đổi khi miễn thi bài thi tiếng Anh và không sử dụng điểm quy đổi cho chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. 

Nếu các thí sinh có cùng điểm tổng, thứ tự ưu tiên xét tuyển sẽ được xác định theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng đăng ký của thí sinh. 

Học phí cao nhất 53 triệu đồng/năm

Học phí chương trình đào tạo chính quy, học phí năm học 2023-2024 theo quy định của nhà nước và đề án đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

Học phí các chương trình đào tạo của khóa 2023 được ghi trong bảng sau đây cho năm học 2023-2024, học phí tăng trong các năm tiếp theo không quá 15% của năm liền kề trước đó. Cụ thể như sau:

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ tăng học phí thêm 13 triệu đồng

Trường ĐH Y Dược Cần Thơ tăng học phí thêm 13 triệu đồng

Năm 2023, học phí ngành đại trà của Trường ĐH Y Dược Cần Thơ là 37,6 triệu đồng, tăng 13 triệu đồng so với năm 2022.">

Phương thức tuyển sinh và học phí trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM 2023

- HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Park Hang Seo khẳng định việc Công Phượng ghi bàn là chuyện đương nhiên và không có gì bất ngờ, khi anh là một trong 3 mũi tấn công của đội tuyển Việt Nam.

Báo Hàn Quốc: Thầy Park "bay" khi Công Phượng xé lưới Malaysia

Tuyển Việt Nam thắng đẹp Malaysia: Còn ai hoài nghi nữa không?

Chiếu chậm khoảnh khắc ăn mừng đầy cảm xúc của Công Phượng

Video Việt Nam 2-0 Malaysia:

 

Với chiến thắng 2-0 trước Malaysia, tuyển Việt Nam có cơ hội rất lớn vào bán kết và giành ngôi nhất bảng A.

{keywords}
HLV Park Hang Seo hài lòng với tuyển Việt Nam sau khi thắng Malaysia

Chia sẻ với báo chí trong buổi họp báo sau trận, HLV Park Hang Seo rất vui nói: “Tôi rất vui và hài lòng với cách chơi, cách giành chiến thắng của các cầu thủ. Tôi vui vì vượt qua rào cản lớn nhất ở bảng A là Malaysia. Tôi vui vì có 3 điểm, không cầu thủ nào bị chấn thương".

Lý giải về việc không dùng đội trưởng Văn Quyết từ đầu, HLV Park Hang Seo cho biết: “Văn Quyết là cầu thủ lớn, có chỗ đứng ở đội tuyển, luôn được đảm bảo vị trí.

Tôi là HLV trưởng chịu trách nhiệm cao nhất, phải đưa ra một đấu pháp phù hợp, biết đối phương là ai, và tìm những con người tốt nhất để ra sân. Việt Nam có 23 cầu thủ, có nhiều sự lựa chọn. Đó là lý do tôi không dùng Văn Quyết ở đội hình xuất phát”.

HLV Park Hang Seo nói về Công Phượng, tác giả bàn mở tỷ số cho tuyển Việt Nam: “Công Phượng là một trong 3 mũi tấn công, nên việc ghi bàn là đương nhiên. Tôi không hề bất ngờ. Công Phượng có khả năng dứt điểm và xử lý bóng trong phạm vi hẹp rất tốt”.

HLV Park Hang Seo cũng nói về sự kết hợp giữa Xuân Trường và Quang Hải ở vị trí tiền vệ trung tâm: “Ở Asiad vừa rồi Quang Hải được thử nghiệm ở tiền vệ trung tâm. Hải có tư duy cực tốt, trong khi Trường không có phong độ tốt ở giải này.

{keywords}
Xuân Trường trong một tình huống trong trận đấu với Malaysia. Ảnh: SN

Nhưng tất cả chúng ta đều thấy Xuân Trường là cầu thủ xuất sắc. Tôi tin sự kết hợp giữa Quang Hải và Xuân Trường là rất tuyệt vời, là cầu nối trong lối chơi của tuyển Việt Nam. Tôi chỉ yêu cầu Hải và Trường phòng ngự nhiều hơn. Cả hai tấn công bẩm sinh rồi, không phải nói nhiều”.

Về trận đấu sắp tới gặp Myanmar, thầy Park nói: “Vào sáng mai đội có buổi tập nhẹ, sau đó di chuyển sang Myanmar. Tôi chưa nghĩ tới vị trí nhất hay nhì bảng, mà cần cho cầu thủ nghỉ ngơi, tập trung cho trận đấu”.

{keywords}
Anh Đức cám ơn đồng đội sau khi ghi bàn thắng thứ 2 cho tuyển Việt Nam tại giải. Ảnh: SN

Về phần mình, tiền đạo Anh Đức chia sẻ: “Cảm xúc của tôi lúc này rất vui khi đã giúp đội giành chiến thắng 2-0. Tôi rất phấn khởi, xin được cảm ơn các đồng đội đã tạo cơ hội, cảm ơn tập thể đã cũng nắm tay để giành chiến thắng.

Việt Nam và Malaysia khác nhau nhiều điểm trong trận đấu hôm nay. Việt Nam được chơi trên sân nhà, khán giả cổ vũ, hâm mộ, chờ đợi từng ngày, từng giờ mua vé vào sân. Đó là động lực giúp chúng tôi giành chiến thắng, rất đáng trân trọng”.

Song Ngư

">

HLV Park Hang Seo nói về Công Phượng, tuyển Việt Nam vs Malaysia

Soi kèo góc Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2

Trong dư luận cũng nổ ra tranh cãi nảy lửa về việc ai hoặc điều gì phải chịu trách nhiệm cho sự xấu đi nghiêm trọng của mối quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Theo Hal Brands, giáo sư Trường nghiên cứu quốc tế tiên tiến thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) và Charles Edel, thành viên cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney (Australia), các cách "chẩn bệnh" khác nhau dẫn đến những cách "kê đơn" khác nhau.

{keywords}
 

Nếu các hành động và tham vọng toàn cầu của Mỹ gây khủng hoảng, Washington cần tránh những hành động nhiều khả năng chống đối Bắc Kinh. Song, nếu sự đối đầu là sản phẩm tất yếu của Trung Quốc thời kỳ này hoặc những căng thẳng nảy sinh giữa hai cường quốc trong một hệ thống quốc tế đầy cạnh tranh, Mỹ nên chấp nhận hiện trạng này và tìm cách triển khai một chiến lược đối phó tập trung và mang tính phối hợp hơn nữa.

Trong một bài phân tích mới đăng tải trên tạp chí Foreign Policy, ông Brands và ông Edel cho rằng, việc lật lại các bài học lịch sử của sự đổ vỡ quan hệ Mỹ - Liên Xô sau Thế chiến thứ hai sẽ giúp hiểu rõ các căn nguyên đẩy Mỹ và Trung Quốc tới thế bế tắc hiện tại cũng như việc Washington nên thoát ra như thế nào.

Nhìn lại Chiến tranh Lạnh Mỹ - Liên Xô

Trong giai đoạn 1945 - 1947, mối quan hệ Mỹ - Xô chuyển từ đối tác thời chiến căng thẳng nhưng hiệu quả thành sự đối đầu sâu sắc về ý thức hệ và địa chính trị, kéo dài hàng thập kỷ sau đó. Trên thế giới từng có 4 trường phái riêng rẽ nhằm lý giải nguồn gốc lịch sử của Chiến tranh Lạnh.

Cách hiểu đầu tiên, xuất hiện vào cuối những năm 1940 - 1950 quy trách nhiệm cho Liên Xô. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối những năm 1950, với ảnh hưởng ngày càng tăng của hiện tượng "vỡ mộng quốc gia" vì chiến tranh Việt Nam, các học giả thuộc chủ nghĩa xét lại đã đảo ngược cách hiểu nói trên. Họ quả quyết chính Washington là "tội đồ", chứ không phải Moscow.

Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, Mỹ từ lâu đã là một cường quốc bành trướng, tìm mọi cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, thúc đẩy hệ thống chủ nghĩa tư bản thị trường và truyền bá các giá trị của mình ra khắp thế giới. Do đó, nhà lãnh đạo Joseph Stalin có mối quan tâm chính đáng ở Đông Âu và các chính sách của Washington đã buộc Moscow phải lựa chọn giữa bất an và đối đầu. Và gần như không có gì đáng ngạc nhiên khi Điện Kremlin chọn đối đầu.

Cách lý giải thứ ba kết hợp các thành tố của 2 cách hiểu đầu tiên. Các nhà sử học hậu xét lại thừa nhận Mỹ đã phạm sai lầm. Song, họ coi Chiến tranh Lạnh là điều không thể tránh khỏi. Sau Thế chiến hai, Mỹ và Liên Xô tự thấy họ là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với khoảng trống quyền lực giữa họ rất lớn. Chỉ riêng tình huống này đã dẫn đến sự cạnh tranh. Các hệ thống chính trị khác biệt, trải nghiệm lịch sử và các quan niệm khác nhau về cách tốt nhất để tạo ra an ninh đã dẫn đến Chiến tranh Lạnh.

Việc hé mở các tài liệu lưu trữ của Liên Xô sau Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự xuất hiện của cách hiểu thứ tư. Các nhà sử học nổi tiếng như John Lewis Gaddis đã sửa đổi những lý giải trước đó của họ và đổ lỗi nhiều hơn cho Liên Xô nói chung cũng như ông Stalin nói riêng. Cách hiểu này được coi là trường phái "bình mới, rượu cũ" vì nó dẫn tới một kết luận đã có trước đây, rằng Mỹ đã đúng khi chọn đối đầu.

Căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại

Các cách hiểu khác nhau như trên về nguồn gốc Chiến tranh Lạnh đã phản ánh các câu hỏi cũng như những tranh cãi then chốt về mối quan hệ Mỹ - Trung đương đại.

Một trường phái tư tưởng tương tự chủ nghĩa xét lại thời Chiến tranh Lạnh được coi là thiếu căn cứ vững chắc. Đúng là Mỹ từ lâu đã duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở châu Á - Thái Bình Dương và có nhiều hành động khác chắc chắn chống lại một Trung Quốc đầy tham vọng.

Song, Mỹ cũng đồng thời làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, bằng bật đèn xanh cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cửa các thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, cho phép chuyển giao các công nghệ dân sự tiên tiến và khuyến khích Bắc Kinh gắn kết nhiều hơn, có ảnh hưởng lớn hơn trong ngoại giao khu vực và toàn cầu. Thật khó để tuyên bố rằng Mỹ "đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc" nếu xét đến việc "Trung Quốc đã có sự tăng trưởng và phát triển ngoạn mục" kể từ khi tái lập quan hệ với Mỹ.

{keywords}
Tàu khu trục USS Stethem của Hải quân Mỹ tại quân cảng Wusong ở Thượng Hải trong chuyến thăm hữu nghị Trung Quốc tháng 11/2015. Ảnh: THX

Hầu hết các nhà quan sát đều thống nhất rằng, điều một số người gọi là "các hành động quả quyết mới" của Bắc Kinh bắt đầu vào các năm 2008 - 2009. Nó xảy ra giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vào thời điểm chính quyền mới của Barack Obama đang nhấn mạnh đến nhu cầu phải trấn an Bắc Kinh, đề cập đến sự xuất hiện của một thế giới đa cực và thậm chí gợi nhắc đến khả năng tạo ra cơ chế "G-2" để kiểm soát các vấn đề toàn cầu.

Như nhà khoa học chính trị Andrew Scobell đã viết, đó là kết quả nhận thức về sự yếu kém và điều đình của người Mỹ, chứ không phải nhận thức về sự thù địch gia tăng, tạo nên nền tảng cho việc gia tăng sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và những khu vực khác.

Trường phái tư tưởng thứ hai được nhắc đến nhiều hơn, nhưng không hoàn toàn thuyết phục. Có một thực tế không ai phản bác là, Trung Quốc hiện trở nên tham vọng, quyết đoán hơn. Ở châu Á, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự, đòn bẩy kinh tế, áp lực ngoại giao và các tác động khác để tăng cường sức ảnh hưởng của Trung Quốc và hạn chế các lựa chọn của những cường quốc trong khu vực.

Không chỉ đụng độ với các nước, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ trong các tranh chấp chủ quyền, cả về lực lượng quân sự và bán quân sự, Bắc Kinh còn đồng thời thúc đẩy các dự án địa - kinh tế quy mô lớn như Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á hay Quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện nhằm đưa châu Á - Thái Bình Dương vào quỹ đạo của mình.

Xa hơn ở nước ngoài, Trung Quốc được xem như một thách thức toàn cầu đối với ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã mở rộng dấu ấn quân sự toàn cầu, sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường để vươn dài sức mạnh kinh tế ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Sáng kiến "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" cho thấy tham vọng giành "ngôi vương" về kinh tế từ tay Mỹ bằng bằng cách đi đầu về các đổi mới công nghệ. 

Tuy nhiên, vấn đề với cách hiểu này là nó không chỉ rõ ai là nguyên nhân hay kết quả của những thay đổi trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh công bố đường 9 đoạn ở Biển Đông, tăng cường sức ép với Nhật ở Biển Hoa Đông và các khía cạnh "quả quyết" khác đều có từ nhiều năm trước.

Trường phái tư tưởng thứ ba, tương ứng với chủ nghĩa hậu xét lại thời Chiến tranh Lạnh cho rằng, sự thay đổi động lực sức mạnh và bản chất của các vấn đề quốc tế đã đẩy Mỹ và Trung Quốc vào thế đối đầu. Rõ ràng, có nhiều căn cứ hậu thuẫn cách lý giải này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua không giống bất cứ điều gì đã có trong lịch sử hiện đại.

GDP của Trung Quốc liên tục tăng từ 1.900 tỉ USD lên 8.300 tỉ USD trong giai đoạn 1998 - 2014. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng tăng từ 2,2% lên 12,2% trong tổng chi tiêu toàn cầu giai đoạn 1994 - 2015. Bắc Kinh đã thâu tóm được nhiều tính năng quân sự tiên tiến hơn bao giờ hết trong khi vẫn phát triển nền tảng kinh tế để tác động đến các quốc gia từ Đông Nam Á đến Đông Âu và xa hơn nữa.

Sự phát triển của sức mạnh Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh quân sự, ban đầu một phần bắt nguồn từ những lo ngại rằng Mỹ có thể biến Bắc Kinh thành đối thủ chính trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Song, càng hùng mạnh, Trung Quốc càng không giấu giếm các tham vọng, đe dọa vị thế và ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Tất cả những điều này rốt cuộc buộc Mỹ phải có những chính sách đối phó sắc bén và mạnh mẽ hơn, dù dưới hình thức Chiến lược bù đắp thứ ba nhằm đáp trả các khả năng chống tiếp cận khu vực của Trung Quốc hay áp thuế nhập khẩu cao hơn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh.

{keywords}
 

Mỹ thoát khỏi bế tắc cách nào?

Hiện có nhiều ẩn ý về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Trước hết, chẳng có nhiều điều Mỹ có thể làm trong thực tế để xoa dịu hay trấn an các lãnh đạo Trung Quốc. Trừ khi Washington rút các lực lượng quân sự về Hawaii và bỏ mặc các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương, đồng thời ngưng ủng hộ các giá trị dân chủ họ đang theo đuổi ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ vẫn tin rằng mục tiêu chính của Mỹ là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ.

Quan điểm này không hoàn toàn sai, nhưng bị phóng đại và nó không chỉ bắt nguồn từ những hành động của chính phủ Mỹ. Các biện pháp xây dựng lòng tin có chỗ đứng trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng Washington sẽ không thuyết phục được Bắc Kinh tin sự hiện diện của họ nhằm tạo ra sự ổn định và các mục tiêu của họ là vô hại.

Thứ hai, nếu Mỹ vẫn không sẵn sàng nhượng lại Bắc Kinh một phạm vi ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, họ cần phải tăng cường các hệ thống phòng thủ trong khu vực bằng cách củng cố cấu ​​trúc an ninh khu vực cũng như các khả năng bảo vệ chủ quyền của chính mình. Vài năm qua đã chứng kiến ​​sự bùng nổ của các thỏa thuận an ninh song phương, ba bên và đôi khi bốn bên giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực cũng như những nỗ lực nâng cấp các liên minh song phương của Washington.

Đây thực sự là những bước đi tích cực, nhưng cho đến nay chúng không làm thay đổi đáng kể các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và xa hơn ở nước ngoài, cũng như không đảo ngược những thay đổi bất lợi trong cán cân quyền lực khu vực.

Trong Chiến tranh Lạnh, chỉ khi Washington thể hiện sự sẵn sàng duy trì hiện trạng ở Tây Berlin và Tây Âu xét theo phạm vị rộng hơn, tình hình mới rơi vào thế bế tắc. Sự khác biệt giữa châu Âu vào cuối những năm 1940 và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày nay là rất lớn, nhưng những điểm tương tự mang tới một bài học trọng yếu cho các nhà hoạch định chính sách ngày nay: Các thỏa thuận an ninh mạnh mẽ với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự đáng gờm của Mỹ có thể làm tăng cảm giác đối kháng và nghi ngờ, nhưng chúng không thể thiếu để giữ gìn hòa bình.

Thứ ba, các quan chức Mỹ phải hiểu rằng, sự cạnh tranh là cả về địa chính trị và ý thức hệ. Đương đầu với thách thức này, họ cần phải quả quyết hơn trong việc bảo vệ nền dân chủ ở quê nhà cũng như thúc đẩy các giá trị tương tự một cách mạnh mẽ hơn ở châu Á.

Cuối cùng, cách đối phó thích hợp với Trung Quốc chỉ có được nhờ sự ủng hộ rộng rãi và bền vững. Ở Washington hiện phổ biến các tuyên bố về những cách tiếp cận của "toàn chính phủ", nhưng điều cần đạt được phải ở phạm vị rộng hơn, là cách tiếp cận của "toàn xã hội", quy tụ sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ đối lập và công chúng Mỹ.

Quy mô và sức mạnh Trung Quốc hiện nay ám chỉ các vấn đề họ gây ra với Mỹ sẽ không sớm biến mất. Để có được sự ủng hộ của "toàn xã hội", các quan chức Mỹ cần nhận thức đúng đắn về bản chất của thách thức, giải thích rõ việc đối phó với Trung Quốc ra sao sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ một thế giới dân chủ, tương đối ổn định và cởi mở như thế nào. Tương tự như trong Chiến tranh Lạnh, Washington sẽ cần một chiến lược rộng lớn và bền bỉ.

Tuấn Anh

">

Nguồn gốc thực sự của chiến tranh lạnh Mỹ

Ngày 27/3, lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, cho biết, đơn vị này phối hợp với Trường THCS Phước Bình mời nhóm học sinh và phụ huynh liên quan đến vụ việc một nữ sinh bị đánh hội đồng đến làm việc.

Trước đó, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một nữ sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng tại khu vực công viên.

Theo nội dung clip, khoảng 10 học sinh lao vào giật tóc, dùng chân tay, mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu và mặt của nữ sinh. Nạn nhân khoanh tay và liên tục xin lỗi nhưng nhóm bạn vẫn đánh.

Theo xác minh của cơ quan chức năng, sự việc xảy ra ngày 24/3, tại một công viên trên địa bàn thị xã Phước Long. Các em học sinh này thuộc Trường THCS Phước Bình.

Sau khi nắm được sự việc, Phòng GD-ĐT thị xã Phước Long phối hợp với các đơn vị mời những người có liên quan làm việc để xác minh, làm rõ. Hiện, các học sinh được yêu cầu làm tường trình, đồng thời cam kết không tái phạm.

Trước đó, ngày 12/3, một nữ sinh Trường THCS Tân Phú (thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) cũng bị đánh hội đồng khi đi học về. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình đã nhanh chóng trình báo nhà trường và cơ quan chức năng. Đồng thời, gia đình đã đưa em này đến bệnh viện để điều trị.

Nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng phải nhập viện

Nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng phải nhập viện

Do mâu thuẫn giữa từ trước, H. đến gặp Th. để nói chuyện. Lúc này, nhóm của Th. lao vào đánh hội đồng khiến nạn nhân phải nhập viện.">

Nữ sinh cấp 2 ở Bình Phước bị nhóm bạn học đánh hội đồng

 - HLV kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh khẳng định đánh giá của mình không hề chủ quan, mà dựa trên những phân tích chuyên môn khi theo dõi tuyển Việt Nam và Malaysia ở AFF Cup 2018. Trước trận đấu diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 16/11, cựu HLV CLB Hà Nội cho rằng Việt Nam là đội ở cửa trên và sẽ có 3 điểm.

HLV Park Hang Seo: "Việt Nam sẽ chơi tốt nhất trước Malaysia"

Malaysia cảnh báo sự nguy hiểm của Công Phượng, Quang Hải

HLV Malaysia: "Hòa tuyển Việt Nam tại Mỹ Đình cũng là tốt"

Malaysia tuyên chiến tuyển Việt Nam: Hiểm họa mang tên Talaha

“Tôi đã theo dõi kỹ về Malaysia ở hai trận gặp Campuchia và Lào tại AFF Cup 2018. Nói họ giấu bài thì không đúng, vì rõ ràng đó là những trận đội bóng này rất vất vả mới giành chiến thắng.

Trong lối chơi của Malaysia không có gì đặc biệt, con người cũng không có ai quá nổi bật. Nói tóm lại, Malaysia không có gì ghê gớm cả, họ chỉ mới dùng sức để đá.

Ở trận đấu tại Mỹ Đình, tuyển Việt Nam cần được làm công tác tư tưởng, tâm lý thật tốt, thi đấu với sự tôn trọng đối thủ. Ngoài ra, việc có lợi thế sân nhà, chơi quen với mặt sân Mỹ Đình, lực lượng cũng được đánh giá cao hơn…

Tất cả các yếu tố đó cộng lại, cùng với chiến thuật hợp lý của HLV trưởng, tuyển Việt Nam sẽ giành chiến thắng!”, HLV Nguyễn Thành Vinh nói.

{keywords}
HLV Nguyễn Thành Vinh không đánh giá cao Malaysia

Theo cựu thuyền trưởng SLNA, sau trận gặp Lào, tuyển Việt Nam cần làm tốt hơn nữa khâu phòng ngự hai biên, cùng với đó là tận dụng cơ hội. Riêng vị trí của Trọng Hoàng mới chỉ chơi bằng 80% so với Văn Thanh do đá trái sở trường, nhưng như vậy cũng là chấp nhận được.

“Việc dùng Trọng Hoàng hay Văn Đức ở vị trí của Văn Thanh trận đấu với Malaysia không ai hiểu bằng HLV Park Hang Seo. Tuy nhiên dù có thế nào thì Văn Thanh vẫn chưa có người thay thế thực sự hoàn hảo, mà cần thêm thời gian”, ông Vinh nói.

{keywords}
HLV Park Hang Seo nắm rõ điểm mạnh, yếu của đối thủ Malaysia. Ảnh S.N

Theo ông Vinh, tuyển Việt Nam rất có thể chọn lối chơi tấn công, thậm chí phủ đầu ngay sau tiếng còi khai cuộc. Nhưng gần như chắc chắn đó không phải là cách chơi áp dụng cho cả trận đấu, vì còn tùy thuộc vào diễn biến và kết quả.

Những cầu thủ trên hàng công như Anh Đức, Văn Quyết, Công Phượng, Quang Hải, được HLV người Nghệ An đánh giá cao nhất.

Huy Phong 

">

HLV Nguyễn Thành Vinh đặt cửa thắng cho Việt Nam trước Malaysia

友情链接