Soi kèo góc Real Madrid vs Man City, 3h00 ngày 20/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2 -
Tối 14/10, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng cho biết, UBND TP đã thống nhất cho học sinh đi học trực tiếp trở lại tại một số địa phương và trường học. Đà Nẵng cho học sinh đi học trực tiếp từ 18/10Theo đó, TP thống nhất tổ chức cho học sinh phổ thông trên địa bàn xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) đi học từ ngày 18/10.
Thời gian cụ thể, từ ngày 18/10, học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Hòa Bắc và lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tri Phương được đến trường học trực tiếp.
Từ ngày 25/10, tổ chức học trực tiếp cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Hòa Bắc; từ ngày 1/11, học sinh lớp 1 đến lớp 9 trên địa bàn xã Hòa Bắc.
Khi đi học trực tiếp trở lại, Sở GD-ĐT, UBND huyện Hòa Vang chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
Đồng thời, cho học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn học trực tiếp từ ngày 25/10.
Đối với các cấp học khác trên địa bàn toàn TP về cơ bản đi học lại từ ngày 1/11.
Hồ Giáp
Cho học sinh vùng an toàn đi học trực tiếp trong tháng 10
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Trong đó nêu rõ, tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10/2021.
"> -
24 giải thưởng được trao tại hội thi thử thách trí tuệ nhân tạo TP.HCMCác thí sinh đạt giải tại cuộc thi. Theo đó, Ban tổ chức đã trao 24 giải thưởng ở hai bảng A và B với giá trị lên đến 167 triệu đồng. Cụ thể, Bảng A, 15 giải gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 10 giải Khuyến khích. Giải Nhất Bảng A thuộc về đội thi của trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐHQG TPHCM). Bảng B, 9 giải gồm: 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 3 giải Ba, 4 giải Khuyến khích. Đặc biệt, Bảng B còn có 4 giải tiềm năng dành cho các thí sinh tham gia. Nhất Bảng B thuộc về đội Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐHQG TPHCM).
Ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM cho biết, đây là năm thứ 4 hội thi được tổ chức, với sự tham gia đông đảo của các thí sinh là học sinh, sinh viên, qua đó khuyến khích phong trào sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạovào đời sống.
Ông Võ Minh Thành, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM phát biểu tại lễ trao giải. Với chủ đề “Truy vấn sự kiện từ dữ liệu thị giác”, cuộc thi năm nay là dịp để các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế đề xuất, cải tiến các giải pháp tiên tiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo để giải quyết các bài toán quan trọng nhằm phục vụ cuộc sống.
Tại cuộc thi năm nay, bài toán được đưa ra là truy vấn sự kiện từ video, thể thức tương tự cuộc thi quốc tế Lifelog Search Challenge (LSC) và Video Browser Showdown (VBS). Thí sinh dự thi phát triển các thuật toán trí tuệ nhân tạo để giải quyết bài toán trong cuộc sống, ứng dụng phục vụ cho TP.HCM theo chủ đề của cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức cuộc thi khoa học, tương tự các cuộc thi (challenge) thường được tổ chức trên thế giới nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho các vấn đề mới đang được quan tâm nhằm phục vụ cuộc sống.
Sau hơn 2 tháng phát động, hội thi nhận được sự quan tâm, đăng ký tham gia của hơn 2.700 thí sinh. Trong đó, Bảng A có 1.542 thí sinh đăng ký tham dự, được chia thành 340 đội đến từ 70 đơn vị và thí sinh tự do. Bảng B có 1.165 thí sinh đăng ký tham dự, được chia thành 291 đội đến từ 45 trường THPT tại TPHCM và 1 số tỉnh thành trên toàn quốc
“AI Challenge 2023” là cuộc thi khám phá, tranh tài về trí tuệ nhân tạo dành cho giới trẻ do Sở TT&TT TP.HCM chủ trì, phối hợp cùng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG HCM), Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Thành phố, Hội Tin học thành phố (HCA), Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), Hiệp hội doanh nghiệp thành phố (HUBA), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), tổ chức.
Mục tiêu hội thi nhằm thúc đẩy và phát triển học tập tin học, trong đó chú trọng học tập về trí tuệ nhân tạo, ứng dụng vào chương trình xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, khuyến khích các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong nước và quốc tế đề xuất và cải tiến các giải pháp tiên tiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giải quyết các bài toán quan trọng phục vụ cuộc sống.
Tuyên truyền rộng rãi, lan tỏa sự sáng tạo của giải pháp khoa học - công nghệ mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Thu hút sự quan tâm của các cá nhân, các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước về việc giải quyết các bài toán thiết thực xuất phát từ thực tiễn tại TP.HCM, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi trong cả nước, hướng đến khu vực và quốc tế.
Đối tượng dự thi là các cá nhân, tập thể là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đều có thể đăng ký tham gia dự thi. Thí sinh đăng ký cá nhân hoặc theo đội (mỗi đội dự thi không quá 5 thành viên).
Hội thi được chia làm 2 bản, trong đó Bảng A đối tượng tham gia là sinh viên, thanh niên có quan tâm đến lĩnh vực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Bảng B là học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh yêu thích công nghệ thông tin và muốn tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo.
Riêng đối với thí sinh Bảng B (học sinh THPT) được phép sử dụng công cụ có sẵn do Ban tổ chức cung cấp để thực hiện các yêu cầu của cuộc thi đưa ra. Sau khi đăng ký tham dự cuộc thi, thí sinh được tập huấn kiến thức về các nội dung theo chủ đề cuộc thi.
Bước đột phá mới trong lĩnh vực sạc không dây
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalto (Phần Lan) đã đạt được tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực truyền năng lượng không dây, hoàn thiện phương pháp sạc không dây ở khoảng cách xa."> -
Cho đến lúc đó, chúng tôi mới nhận ra rằng các học trò có thể đăng nhập với bất cứ tên nào và viết bình luận nếu chủ nhân video không cài đặt chế độ tắt bình luận. 15 điều phụ huynh cần đồng hành nuôi dạy con trong thời đại sốNhững chuyện tương tự không hề hiếm gặp ở nước Mỹ. Ở Việt Nam, không khó để thấy rằng, nhiều người dùng internet, nhất là các bạn trẻ có biểu hiện ứng xử thiếu văn minh trên mạng xã hội như tấn công cá nhân (điển hình là vụ tấn công trọng tài người Oman Ahmed Al-Kar); dùng ngôn từ thô tục, dữ dằn, miệt thị; phân biệt đối xử, kỳ thị giới tính...
Ths. Đinh Thu Hồng - Giáo viên bang Georgia, Hoa Kỳ Mong ước an toàn trên không gian mạng
Nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft năm 2021 chỉ ra 6 quốc gia cần cải thiện văn minh nhất thế giới trên môi trường trực tuyến là Nga, Nam Phi, Peru, Mexico, Việt Nam và Indonesia. Trong khu vực châu Á, Việt Nam chỉ hơn Indonesia, nhưng kém xa Singapore và Đài Loan - 2 nước trong nhóm dẫn đầu về DCI. Cũng theo báo cáo này, một trong những mong ước hàng đầu của những người tham gia khảo sát là được an toàn trên mạng (64% số người được hỏi chọn trả lời này). Gần đây với việc một số kênh YouTube đăng tải những video phản giáo dục với trẻ em thì nhu cầu về an toàn trên mạng Internet lại càng cấp bách và cần thiết.
Vậy trẻ em hay học sinh thời nay là ai? Và để các em được an toàn trên mạng thì cần giáo dục những điều gì? Theo ông Ray McNulty đến từ Trung tâm Quốc tế về Lãnh đạo trong Giáo dục, học sinh ngày nay thuộc thế hệ Z - Gen Z (sinh từ 1997 đến 2015, đạt độ tuổi từ 6-24 vào năm 2021) cơ bản có 4 đặc điểm sau: 1. Có cảm giác FOMO [fear of missing out), lúc nào cũng sợ mình bị lỡ mất những xu hướng mới nhất. 2. Xây dựng danh tính bản thân trên mạng: qua mạng xã hội, các em thế hệ Z cho mọi người thấy mình là ai, cách các em dùng mạng xã hội nói lên tính cách con người của các em, khác với những thế hệ trước không quá phụ thuộc vào mạng xã hội hay chỉ dùng mạng xã hội như công cụ giao tiếp.
Từ những điểm trên, có thể thấy việc học của các em giờ đã thay đổi hoàn toàn:
1. Người học muốn học từ nhiều công cụ và thiết bị khác nhau.
2. Người học thờ ơ với sách in và học tập từ điện thoại thông minh.
3. Người học học bằng nhiều cách và thường chỉ học khi cần.
4. Người học ưa thích học theo tốc độ riêng của mình nên công cụ tìm kiếm trở nên cực kỳ phổ biến.
5. Người học muốn thông tin có chất lượng, nhưng đồng thời cũng coi trọng tốc độ và sự thuận tiện.
6. Người học tự tối ưu hóa các mục tiêu phát triển trong việc học của mình.
Chính vì những đặc điểm trên, các em cần được giáo dục để có thể xây dựng danh tính và sử dụng thiết bị điện tử đúng cách, hiệu quả.
Ngoài ra, làm thế nào để thế hệ Z trong tương lai không trở thành những người gieo rắc thù hận và chia rẽ trên mạng qua những bình luận thiếu ý thức, vô trách nhiệm?
Giáo dục công dân như thế nào?
Quay trở lại vụ việc xảy ra với các học sinh lớp 3 của tôi, toàn trường đã triển khai lập tức các biện pháp để ngăn chặn những hành vi tương tự. Một trong những việc tôi làm là dạy các bạn nhỏ thêm nhiều bài học về công dân trong thời đại số.
Trong đó có bài học về bộ công cụ cho công dân số. Trong bộ công cụ có vài món đồ như:
1. Bút dạ không xóa, bởi một khi các em đã post bất cứ thứ gì lên mạng thì đều để lại dấu vết... nên cần hết sức cẩn thận khi ngồi trước bàn phím;
2. Bàn chải đánh răng: vì không ai dùng chung bàn chải nên các em cần phải hiểu những thông tin cá nhân của mình (như mật khẩu, ngày sinh, số điện thoại...) thì chỉ mình mình được biết, không chia sẻ cho ai khác;
3. Kem đánh răng: một khi đã post hay upload cái gì lên mạng thì không thể lấy lại được nữa, như tuýp kem đánh răng đã bóp ra rồi thì không cho lại kem vào tuýp được nữa. Ngoài ra, trong bộ công cụ có thể cho thêm chiếc khóa số, ngụ ý phải luôn giữ mọi thông tin an toàn bằng nhiều cách bảo mật khác nhau.
Ngoài ra, trường và học khu của tôi có kho tài liệu, bài giảng về các chủ đề khác nhau: từ kỹ năng đánh máy đến ứng xử có trách nhiệm trên mạng, từ tra cứu thông tin an toàn hiệu quả đến ứng xử khi bị bắt nạt trên mạng... Những thông tin về digital citizenship cũng được cập nhật thường xuyên trên bản tin tuần.
Ở Việt Nam, theo chương trình giáo dục phổ thông mới, công nghệ thông tin sẽ được đưa vào tất cả cấp. Đây là quyết tâm mạnh mẽ trong nhằm trang bị cho thế hệ trẻ khả năng để có thể bắt nhịp nhanh với xu thế thế giới. Tuy nhiên, việc giáo dục công dân thời đại số chưa được đề cập tới, chưa được triển khai quy mô với lộ trình rõ ràng và một bộ sách hoàn chỉnh. Hiện nay, chỉ có những nỗ lực nhỏ lẻ.
Cho đến khi Việt nam xây dựng được chương trình giáo dục công dân thời đại số hoàn chỉnh thì trách nhiệm sẽ phụ thuộc phần lớn vào gia đình. Tựu chung, con trẻ cần sự đồng hành của bố mẹ:
1. Không để mặc các con/em tự vào xem Youtube.
2. Bố mẹ cần thường xuyên cập nhật thông tin. Con xem một, bố mẹ phải xem hai. Bố mẹ nhất thiết phải làm gương cho con.
3. Dạy các em biết đặt câu hỏi, không tin tất cả những gì mình xem, nghe.
4. Tạo ra những khoảng không gian và thời gian hoàn toàn không dùng đồ điện tử.
5. Tắt đầu phát Wifi/nguồn phát Internet và những ứng dụng khác.
6. Tối ưu hóa thời gian sử dụng thiết bị cho cả gia đình.
7. Thường xuyên tạo ra những hoạt động không dính dáng đến thiết bị cho cả gia đình.
8. Để điện thoại ở nhà.
9. Đặt ra những giới hạn cụ thể cho việc dùng thiết bị điện tử.
10. Thu xếp để những thiết bị điện tử trong khu vực nhiều người qua lại trong nhà.
11. Tuân thủ nội quy của trường và thầy cô.
12. Đưa ra những quy định nghiêm ngặt trong việc sử dụng mạng xã hội.
13. Lập hợp đồng sử dụng công nghệ.
14. Khuyến khích con trực tiếp đi thăm bạn bè.
15. Đặt hình thức xử phạt đầu tiên trong gia đình là tước bỏ thiết bị điện tử, công nghệ có thời hạn.
Đinh Thu Hồng - Thạc sĩ Giáo dục (MEd- chuyên ngành ESL), Giáo viên bang Georgia, Hoa Kỳ
Đề thi Ngữ văn ở Mỹ như thế nào?
Theo một số đồng nghiệp, việc học Văn ở Việt Nam có vẻ chủ yếu tập trung cho thể loại hư cấu. Kỹ năng đọc hiểu và làm việc với văn bản dạng không hư cấu chưa được chú trọng. Nếu điều này là thật thì tôi thấy hơi đáng tiếc...
">