Nhưng cũng trong tháng đó, tôi ngã nhào xuống. Chấn thương trong trận gặp Ancona ngày 13/12/1992 quá tệ hại. Lại là mắt cá chân phải. Ngay trước Giáng sinh, tôi nằm dưới mũi dao phẫu thuật của bác sĩ Marti. Tôi không biết rằng sau đó, tôi không bao giờ sút được quả bóng như ý, đỡ được quả bóng hoàn hảo và chạy tăng tốc được nữa. Không bao giờ nghe tiếng lạo xạo bóng cọ vào mành lưới, hét lên vui sướng như một đứa trẻ sau khi ghi bàn.
3 năm tiếp theo, tôi thử mọi cách, gặp các chuyên gia giỏi nhất để chữa mắt cá chân, nhưng vô hiệu. Tất cả kết thúc. Cuối cùng, tôi chỉ ước, mình có thể đi bộ ra tiệm bánh mà không cảm thấy quá đau".
Marco Van Basten viết lời mở đầu cho cuốn tự truyện “Basta: My Life, My Truth” xuất bản năm 2019 như vậy. Cầu thủ giành 3 Quả Bóng Vàng khi mới 28 tuổi đã kết thúc sự nghiệp của mình một cách buồn bã. Ông là mẫu tiền đạo toàn năng mà có lẽ phải sánh ngang với Messi hay Ronaldo sau này. Dưới đây là đoạn trích trong cuốn sách về nguyên nhân thất bại lớn nhất của Van Basten: World Cup 1990.
"Ba người Hà Lan bay" giúp AC Milan khuynh đảo bóng đá thế giới giai đoạn 1988-1992: Rijkaard, Van Basten và Gullit. |
Trong nhiều ngày, tôi chỉ nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ, vào khu vườn rộng lớn. Vào hư vô. Tôi không thể chịu được khi đối mặt với bất kỳ ai. Chúng tôi cách Cannes không xa, ở miền Nam nước Pháp, trong một biệt thự gần biển, dĩ nhiên Liesbeth cũng ở đó và con gái Rebecca của chúng tôi.
Tôi rất xấu hổ. Chúng tôi tự làm mình thất vọng tại World Cup ở Italy. Đó là thất bại lớn nhất của tôi. Cho đến lúc đó, gần như mọi thứ biến thành vàng qua đôi chân tôi, 1987, 1988, 1989 và 1990, mỗi năm một chiếc cúp lớn. Nhưng World Cup này, đó là một sự ô nhục. Hà Lan là đương kim vô địch Euro 1988, với đội hình hiện có, chúng tôi nằm trong số những ứng cử viên cho cúp vô địch thế giới.
Nhưng mọi thứ đi sai, trên mọi mặt trận. Bắt đầu từ vòng loại, với Thijs Libregts là HLV ĐTQG. Ruud Gullit có mối quan hệ hờ hững với ông ta trong nhiều năm, sau khi ông ta, với tư cách là HLV của Feyenoord, nhận xét Gullit bất tài vào năm 1984. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Gullit không hài lòng với ông ta. Phần lớn nhóm cầu thủ cũng không nghĩ ông ta phù hợp cho World Cup. Tháng 2/1990, sau trận giao hữu với Italy, Gullit, với tư cách là đội trưởng, thay mặt các cầu thủ, đưa ra một thông điệp rõ ràng tới LĐBĐ Hà Lan: Chúng tôi muốn Libregts ra đi.
LĐBĐ triệu tập các cầu thủ tại khách sạn Schiphol Hilton vào ngày 25/3, ngay trước khi đội khởi hành đến Kyiv để đá trận giao hữu với Liên Xô. Một sự hiện diện đáng chú ý vào buổi tối hôm đó là Rinus Michels, HLV dẫn dắt chúng tôi vô địch Euro 1988. Sau giải đó, Michels đến làm việc cho Bayer Leverkusen, nhưng không trụ lại hết một mùa. Mùa thu 1989, ông trở lại LĐBĐ Hà Lan với tư cách Giám đốc Kỹ thuật.
Chủ tịch LĐBĐ Martin van Rooijen, mới nhậm chức vào ngày 1/11/1989, không có nền tảng bóng đá. Michels và Van Rooijen thay mặt LĐBĐ lắng nghe ý kiến của các cầu thủ. Michels rõ ràng lường trước được việc loại bỏ Libregts, ông ấy lập tức giới thiệu cho chúng tôi ba cái tên có khả năng thay thế. Aad de Mos, người đã thành công với KV Mechelen, đang là HLV của Anderlecht. Leo Beenhakker, từng là HLV của Ajax, trước đó đã tạm thời đảm nhiệm vị trí HLV ĐTQG. Và Johan Cruyff, HLV Barcelona.
Sau khi tham khảo ý kiến các cầu thủ, tôi nói: “Johan là người giỏi nhất trong ba người này, vì vậy tôi chỉ muốn Johan Cruyff. Tốt nhất là bây giờ tất cả chúng ta nên bỏ phiếu”. Lúc này Michels và Van Rooijen rời khỏi phòng. Kết quả rõ ràng: 8 phiếu cho Johan Cruyff, 3 cho Beenhakker và 2 cho De Mos. Thông điệp gửi tới LĐBĐ rõ ràng. Vì Frank Rijkaard, Gullit và tôi không đến Kyiv vì các cam kết với AC Milan, Ronald Koeman được giao nhiệm vụ thay mặt nhóm thông báo kết quả bỏ phiếu cho Michels.
Đối với tôi, được đến World Cup với Johan Cruyff làm HLV là một giấc mơ. Đó là một người mà mọi người đều tôn trọng và sẽ lắng nghe. Một cá tính mạnh mẽ, giỏi hơn về mặt kỹ thuật và chiến thuật so với các ứng cử viên khác. Chúng tôi cần một người như ông ấy. Michels bắt đầu vào việc của ông ta, có lẽ sẽ bắt đầu bằng cuộc nói chuyện với Johan Cruyff. Chúng tôi không nghĩ nhiều về việc này, vì vẫn còn đang chiến đấu trên ba mặt trận với Milan.
Bom rơi nổ vào cuối tháng 4. Michels triệu tập một cuộc họp tại khách sạn Van der Valk ở Sassenheim, với 5 cầu thủ Ronald Koeman, Ruud Gullit, Frank Rijkaard, Hans van Breukelen và tôi. Chúng tôi có mặt ở đó khi phái đoàn LĐBĐ bước vào: Michels, Van Rooijen và, trước sự ngạc nhiên hoàn toàn của chúng tôi, Leo Beenhakker.
Rinus Michels được các cầu thủ công kênh sau trận chung kết Euro 1988, bìa phải là Van Basten. Anh ghi một bàn thắng "không tưởng" vào lưới Liên Xô trong trận chung kết. |
Chúng tôi họp với họ tháng trước và nghĩ rằng Johan Cruyff là điều hiển nhiên. Vậy mà Michels xuất hiện cùng Beenhakker như một “sự đã rồi”, tước đoạt của chúng tôi bất kỳ cơ hội nào để thảo luận. Chúng tôi được thông báo rằng Beenhakker sẽ được giới thiệu với báo chí vài ngày sau đó.
Chúng tôi rất ngạc nhiên và tức giận. Tại sao lại đột nhiên là Beenhakker? Michels đặt chúng tôi vào thế khó và dường như chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng ông ta. Đó là lý do tại sao sau đó tôi nói trên các phương tiện truyền thông rằng Michels vừa lợi dụng chúng tôi để loại bỏ Libregts, vừa đi theo con đường riêng của mình và phớt lờ mong muốn của các cầu thủ. Đó là khởi đầu của sự kết thúc cho World Cup của chúng tôi.
Tôi nghi ngờ rất nhiều về vai trò của Michels, có lẽ ông ta liên lạc với Johan Cruyff, nhưng Johan Cruyff gặp khó khăn? Michels có một chuyên mục trên tờ báo AD, cho phép ông gieo rắc bất hòa giữa các cầu thủ. Ruud Gullit, Frank Rijkaard và tôi đến trại tập luyện chuẩn bị cho World Cup muộn hơn 7 ngày so với những người khác, vì chúng tôi phải đá trận chung kết cúp C1 với Benfica. Thế mà các báo moi việc chúng tôi tập trung muộn ra nói và bảo chúng tôi cư xử đỏng đảnh như “diva”. Cả De Telegraafvà AD liên tiếp gieo rắc bất hòa trong đội tuyển, phân bì đội thành hai phe “ngôi sao” và “thợ”.
Chất lượng tập luyện khá thảm hại. Chúng tôi đều tỏ ra căng thẳng, mọi thứ gần như vượt khỏi tầm kiểm soát, có quá nhiều nhóm nhỏ và chúng tôi không còn là một thực thể duy nhất. Thậm chí, tôi và Frank Rijkaard còn cãi nhau, dù chúng tôi chơi bóng cùng nhau từ Ajax đến Milan. Ruud Gullit gặp rắc rối với chấn thương đầu gối, nhưng chúng tôi rất hài lòng với Ruud Gullit ở tư cách là đội trưởng và đầu mối liên lạc.
Trước World Cup, chúng tôi hạ trại trong một lâu đài ở Nam Tư. Nó rất bụi bặm, tôi ngủ không ngon vì bụi trong phòng ngủ. Và trời rất lạnh. Mặc dù sau đó chúng tôi sẽ phải thi đấu dưới cái nóng của Sicily và Sardinia.
World Cup tới. Ở Palermo, chúng tôi khó khăn mới có trận hòa 1-1 với Ai Cập. Chúng tôi chơi kém và thiếu nhất quán. Trận đấu thứ hai, vài ngày sau tại Cagliari, gặp Anh, kết thúc với tỷ số 0-0. Thật may mắn khi 2 bàn thắng của đội tuyển Anh không được công nhận.
Trận thứ ba, vào ngày 21/6, gặp Ireland ở Palermo. Một lần nữa chúng tôi lại chơi tệ. Với tỷ số 1-1 khi còn 15 phút nữa, chúng tôi đóng sập hàng thủ. Vì 3 trận hòa sẽ là đủ để chúng tôi đi tiếp vào vòng 16 đội với tư cách là đội đứng thứ ba trong bảng. Thật tệ.
Chuẩn bị không tốt, đội tuyển Hà Lan gây thất vọng tại World Cup 1990, không như những gì họ thể hiện trước đó 2 năm. |
Rồi đến trận vòng 1/8 ở Milan. Tại San Siro. Đối thủ lớn nhất là Tây Đức. Trời nóng, hơn 35 độ. Trong hiệp hai, tôi bị chuột rút khủng khiếp, một phần vì quá căng thẳng, nhưng sau đó dường như mọi thứ vượt quá tầm kiểm soát của chúng tôi. Frank Rijkaard và Rudi Völler không còn trên sân vì cả hai đều nhận thẻ đỏ. Họ dẫn trước 2-0, quả phạt đền của Koeman vào cuối trận không đủ. Quá muộn.
Leo Beenhakker vẫn nói về hộp số 13, thứ mà ông khẳng định chứa đựng mọi bí mật về lý do tại sao World Cup 1990 không thành công. Nhưng tôi nghĩ rằng, hộp 13 tốt nhất là trống rỗng. Câu chuyện về Michels, người đã phớt lờ mong muốn có Johan Cruyff của chúng tôi, mới là mấu chốt của vấn đề.
Nhiều năm sau, chúng tôi phát hiện ra rằng Michels chưa bao giờ thảo luận về công việc với Johan Cruyff. Van Rooijen cũng không biết Michels đã hoặc chưa nói chuyện với ai. LĐBĐ để việc lựa chọn HLV ĐTQG hoàn toàn vào tay Michels. Hóa ra ông ấy chỉ nói chuyện với một ứng cử viên duy nhất là Beenhakker.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết lý do thực sự của Michels là gì. Nhưng cảm giác của tôi là ông ấy sợ rằng Johan Cruyff sẽ vượt qua ông ấy bằng cách dẫn dắt Hà Lan vô địch thế giới. Rằng Johan Cruyff sẽ xóa đi thành công của Euro 1988 bằng việc giành cúp thế giới. Michels muốn ngăn chặn điều đó xảy ra, tôi nghĩ vậy. Nó xuất phát từ một cảm xúc cơ bản của con người: sự ghen tị.
Mục Thể thao giới thiệu Soccernomics của hai tác giả Simon Kuper và Stefan Szymanski, cuốn sách phơi bày phần nào sự thật về nền công nghiệp bóng đá với đại diện tiêu biểu là những ông lớn như Real Madrid, Barcelona, Manchester United...
" alt=""/>Van Basten bị người thầy cũ lừa dốiGS Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, nguyên học sinh chuyên Toán Ao khóa 1, Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, đã có bài viết về người thầy của mình.
Vietnamnet xin được giới thiệu bài viết này.
Người thầy dạy toán của nhiều thế hệ học sinh sinh viên qua đời ở tuổi 82
Tôi dùng cụm từ "vô hạn chiều" ở đây theo cả hai nghĩa. Nghĩa hẹp ở chỗ thầy Chính nghiên cứu toán học, làm luận án tiến sĩ chủ yếu trên các không gian vô hạn chiều. Và theo nghĩa rộng vì sau đó, thầy dành nhiều thời gian giảng dạy, bồi dưỡng toán học sơ cấp, trong các không gian với số chiều từ 1, 2, 3, ..., n, ... đến vô cùng, cho các học sinh giỏi toán thi quốc gia, quốc tế, và thầy say mê cả âm nhạc, thơ ca...
PGS.TS, NGND Phan Đức Chính, người thầy của nhiều thế hệ học sinh sinh viên Việt Nam đã qua đời ở tuổi 82 (Ảnh: GS.TS Nguyễn Duy Tiến) |
Thầy Phan Đức Chính được đông đảo bạn bè, đồng nghiệp, học trò trong và ngoài giới toán học, trong và ngoài nước khâm phục và yêu quý. Bởi vì thầy là một nhà toán học tài ba, một nhà sư phạm mẫu mực và một người gốc Hà Thành theo nghĩa văn hoá rộng của từ này.
Nhà nghiên cứu khoa học lớn
Thầy Phan Đức Chính được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh năm 1961 và đỗ tiến sĩ năm 1965 (năm 29 tuổi). Thầy là đồng tác giả của cuốn sách chuyên khảo nổi tiếng "Độ đo, tích phân và đạo hàm trong không gian tuyến tính" (“Measure, Integral, Derivative in Linear Space” ), G. E. Shylov, Phan Đức Chính (Nauka, Moskva 1967, nguyên bản tiếng Nga được dịch ra tiếng Anh, tiếng Tiệp) đã để lại cho thế hệ học trò chúng tôi những ấn tượng rất tốt đẹp. Đây có lẽ là cuốn sách toán học đầu tiên được xuất bản ở Liên Xô có tên tác giả Việt Nam.
"Tôi cho rằng đây là cuốn Giải tích hàm đầu tiên và hay nhất bằng tiếng Việt" - GS. TSKH. Nguyễn Duy Tiến |
Tôi được nghe các thầy cô khoa Toán kể lại rằng, những năm khi thầy Chính mới bảo vệ xong luận án tiến sĩ về nước để giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại khu sơ tán Thái Nguyên, thầy say mê đọc sách, soạn bài và nghiên cứu khoa học suốt ngày đêm, bám chặt chiếc bàn làm việc đến mức mòn thủng cả cái ghế ngồi.
Vừa về nước, thầy được giao dạy cho Lớp Ao khóa 1 của chúng tôi. Thầy đang đầy nhiệt huyết và tài năng, muốn truyền cho lớp trẻ. Chúng tôi thì rất hăm hở học hỏi cái mới, nhưng chưa được chuẩn bị kiến thức gì đáng kể...
Người thầy truyền cảm hứng
Vào một ngày tháng 9/1965, tôi và các bạn mình rất vui khi nhận được giấy triệu tập vào học Lớp chuyên Toán đầu tiên (Khoá I, 1965–1967) của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội. Giấy triệu tập do Phó Hiệu trưởng GS. TSKH. Lê Văn Thiêm ký. Lúc đó, là một học trò quê, nên tôi chưa hiểu được rằng người ký chính là một nhà Toán học Việt Nam xuất sắc. Sau này tôi được biết GS. Lê Văn Thiêm là người anh cả của nền Toán học Việt Nam hiện đại.
May mắn cho chúng tôi, những học sinh chuyên Toán Khoá I, các giáo sư, các thầy dạy môn chính đều là những nhà toán học tài ba của Khoa và Bộ môn Giải tích như các Giáo sư Hoàng Tụy (dạy logic toán và toán học hữu hạn), Phan Đức Chính (dạy đại số), Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp và Lê Minh Khanh (dạy hình học), Nguyễn Duy Tiến (dạy bài tập hình học), Đặng Hữu Đạo và Nguyễn Viết Phú (dạy bài tập đại số).
Là một học sinh nhà quê mới ra tỉnh, lần đầu tiên khi được nghe những bài giảng toán của các thầy vừa trẻ vừa giỏi vừa tràn đầy nhiệt huyết, tôi có cảm giác như mình đang được bố mẹ cho ra phố xem “ảo thuật” vậy.
Đã 40 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn còn nhớ những kỷ niệm sâu sắc về tâm huyết và tài năng sư phạm của các thầy giáo của mình. Mặc dù rất hiếm khi, nhưng lớp Ao chúng tôi ngày ấy cũng đã được đón GS. Bộ trưởng Tạ Quang Bửu, GS. Hiệu trưởng Ngụy Như Kon Tum và GS. Phó Hiệu trưởng Lê Văn Thiêm đến thăm, nói chuyện hoặc giảng bài.
Các bài giảng đầu tiên của PGS. TS. Phan Đức Chính về hàm số sơ cấp và đồ thị của nó, về giới hạn của các dãy số vô hạn... trong Đại số lớp 9 và lớp 10 đã dạy chúng tôi làm quen với những khái niệm, tư duy mới khi chuyển từ toán học rời rạc sang toán học liên tục.
Thầy Phan Đức Chính cùng Thầy Lê Hải Châu với đội tuyển Việt Nam tham dự IMO 1974 |
Các bài toán và các câu hỏi trong mỗi một bài tập mà thầy Phan Đức Chính ra cho học trò khi làm bài kiểm tra thường được xếp theo thứ tự khó dần, gợi mở dần và ít khi “đánh đố”, nhưng cũng không dễ gì làm được trọn vẹn...
Thầy Chính từng làm phó Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học (IMO) trong các năm 1974-1976 (trưởng Đoàn là nhà giáo Lê Hải Châu) và là Trưởng Đoàn các năm 1994, 1996 và 1997. Cho đến nay, đã có 3 bài toán khó và hay do Việt Nam đề nghị được chọn làm một trong các bài toán thi IMO, ở các năm 1977 (bài của PGS. TS. Phan Đức Chính), năm 1982 (của PGS. TS. Văn Như Cương) và năm 1987 (của TS. Nguyễn Minh Đức).
Đến nay, mặc dù những kiến thức cụ thể thu được từ bài giảng của các thầy có thể đã bị quên khá nhiều, nhưng ấn tượng, ký ức về trình độ, tài năng, tâm huyết và lòng yêu nghề của các bậc thầy vẫn còn đọng lại mãi trong suốt cuộc đời chúng tôi như một chất men say. Đúng như William A. Ward đã nói: “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh hoạ, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”.
Nhà Toán học đa tài
Trong những ngày sơ tán tại Hà Đông, PGS.TS. Hoàng Quốc Toàn và tôi còn được đọc tập thơ chép tay công phu, dài và rất hay của thầy Phan Đức Chính, trong đó có những bài thơ tiền chiến và những bài thơ tình bất hủ của các nhà thơ nổi tiếng.
Thầy Phan Đức Chính và trò Trần Văn Nhung tại TP.HCM năm 2014 |
Đã có những thời khắc, nhà toán học trẻ Phan Đức Chính có hân hạnh được tiếp trà và đàm đạo với Văn Cao, người nghệ sĩ kiệt xuất, về những bản nhạc tiền chiến của ông. Một lần vừa chơi piano cho nhà toán học trẻ nghe một bản nhạc mới sáng tác của mình, Văn Cao vừa hỏi thử: "Cậu thấy bản nhạc vừa rồi của tớ thế nào?". Nhà toán học trẻ tự tin đáp: "Thưa anh, em vẫn thích các bản nhạc tiền chiến của anh hơn". Câu trả lời thẳng thắn và sâu sắc của nhà toán học trẻ đã làm cho Văn Cao ấn tượng và cảm mến. Ai dám nói rằng nhà toán học thì khô, thì chán? Đến một nhạc sĩ, họa sĩ, nhà thơ vĩ đại như Văn Cao còn quý mến kia mà!
Sau một số lần được tiếp kiến, nhà toán học Phan Đức Chính ngày càng ảnh hưởng bởi Văn Cao, từ cách dùng trà, hút thuốc đến uống rượu. Nếu ngắm những bức ảnh gần đây của thầy Phan Đức Chính, ta thấy ngay thầy có nhiều nét giống Văn Cao: Gầy, mặt xương xương, râu dài, tóc thưa và bạc. Nếu nói theo ngôn ngữ toán học thì hai người đồng dạng, đồng phôi.
Từ khi nghỉ hưu, dù sức khỏe không tốt, nhưng thầy vẫn tham dự các Lễ kỷ niệm của Khoa, của Khối phổ thông chuyên toán, các cuộc gặp mặt của hội cựu giáo chức và giao lưu với bạn bè, đồng nghiệp và học trò cũ. Thầy rất thân quý thầy và trò Khối Chuyên Ao, nhất là PGS. TS. Nguyễn Vũ Lương và ThS. Phạm Hùng.
Thỉnh thoảng tôi có dịp được gặp, tâm sự và uống rượu với thầy ở TP.HCM hoặc Hà Nội, trong các hoạt động của Khối chuyên Toán – Tin hoặc Tổ Giải tích của Khoa Toán – Cơ – Tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.
Khi thầy còn ở Hà Nội, có lần tôi vào thăm thầy ở Bệnh viện Hữu nghị và dự các lễ mừng thọ của thầy do Khối chuyên Toán – Tin tổ chức, tôi thấy thầy đã yếu đi nhiều, nhưng đôi mắt vẫn còn sáng, trí tuệ minh mẫn và hai thầy trò nắm chặt tay nhau...
NGND. PGS. TS. Phan Đức Chính trút hơi thở cuối cùng lúc 1 giờ ngày 26/8/2017 (tức ngày 5 tháng 7 năm Đinh Dậu), hưởng thọ 82 tuổi. Là người Hà Nội nhưng thầy được sinh ra tại Sài Gòn và cũng mất tại Sài Gòn. Lễ viếng PGS.TS, NGND Phan Đức Chính bắt đầu từ 9-12h ngày 29/8/2017 tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng, 5 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, Q.Gò Vấp, TP. HCM. Lễ Hỏa táng tại Phúc An Viên, Quận 9, TP.HCM lúc 14h cùng ngày. Các GS. TSKH. Nguyễn Duy Tiến, nhà báo Hàm Châu, GS. TSKH. Đặng Hùng Thắng, GS. TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng cũng đã có những bài viết về người thầy lớn của mình..." alt=""/>Vĩnh biệt thầy Phan Đức Chính, nhà toán học 'vô hạn chiều'Tuyển phó chủ tịch xã: Đã có 145 ứng viên Du học sinh có thể về làm phó chủ tịch xã? Học 3 tháng để làm phó chủ tịch xã " alt=""/>Phó chủ tịch xã tuổi đôi mươi
|