![](<p style=)
Trong năm 2017, số lượng tuyển sinh của giáo dục nghề nghiệp là 2,2 triệu người, trong đó tuyển sinh trình độ CĐ, TC là 540 nghìn người, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1,66 triệu người.Hội nghị Đánh giá công tác tuyển sinh và thi tốt nghiệp năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 do Tổng cục Dạy nghề tổ chức sáng ngày 31/3. Tại hội nghị, đại diện Trường CĐ Điện lực TP.HCM cho rằng việc tuyển sinh cao đẳng trước đây đã khó, bây giờ còn khó hơn vì chưa có quy chế phối hợp, phân luồng tuyển sinh giữa Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ GD-ĐT
Từ ngày 1/4, học sinh lớp 12 sẽ nộp hồ sơ thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ. Nhưng hệ thống các trường cao đẳng và trung cấp không còn xuất hiện trong danh sách nguyện vọng trên hồ sơ của thí sinh, do không chung hệ thống xét tuyển với Bộ GD-ĐT nữa.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/31/15/20170331154641-hinh-minh-hoa-1.jpg)
|
Sắp tới các trường nghề phải có 50% chương trình giảng dạy thực hành (hình mang tính chất minh họa) |
Ông Trần Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường CĐ cộng đồng Vĩnh Long, tỏ ra lo lắng vì trong mùa cao điểm tuyển sinh mà thông tin tuyển sinh của các trường chưa đăng trên website của Bộ.
Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường CĐ cộng đồng Đồng Tháp, đặt câu hỏi nếu xét tuyển trung cấp từ các đối tượng tốt nghiệp THCS thì các em học văn hoá theo quy định của Bộ GD-ĐT hay quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và cấp bằng ra sao?
Đại diện Trường CĐ kinh tế Cần Thơ thắc mắc trong danh mục mã ngành vừa được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp không có mã ngành đã được Bộ GD-ĐT cho phép mở, thì các trường phải làm thế nào?...
Giải đáp những thắc mắc này, ông Đặng Xuân Thức, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề chính quy, cho rằng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, trình độ trung cấp được tuyển sinh tốt nghiệp THCS trở lên, vì vậy tùy theo ngành nghề các trường có thể tuyển học sinh đã THCS hoặc THPT. Tuy nhiên, sắp tới Cục sẽ gửi văn bản sang Bộ GD-ĐT để xin ý kiến về việc học sinh vừa học trung cấp vừa học văn hóa sẽ được cấp bằng như thế nào.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/03/31/15/20170331154953-hinh-2.jpg)
|
Đại diện các trường dự hội nghị sáng 31/3 (Ảnh: PĐ) |
Về vấn đề tuyển sinh, ông Thức cho biết Cục đã đưa ra thông tin tuyển sinh và chỉ tiêu cho các trường, vì vậy các trường tự ra quy chế tuyển sinh.
Ông Thức cũng cho biết khi chuyển đổi, một số ngành nghề chỉ thay đổi mã còn tên không thay đổi, còn ngành nghề nào chưa có mã các trường đề xuất với Bộ để bổ sung.
Trước thắc mắc của một số trường về yêu cầu tăng thời lượng giảng dạy thực hành quá nhiều, ông Thức cho rằng nếu đào tạo chỉ tập trung lý thuyết sinh viên ra trường sẽ bị đánh giá thiếu kĩ năng.
“Bây giờ không thể dạy học bằng micro, phấn và bảng nữa. Tăng thời gian thực hành người lao động mới có kỹ năng, doanh nghiệp với có nhu cầu sử dụng”.
Hiện tại Bộ đang quản lý 1.989 trường CĐ và TC nghề. Theo ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ sẽ siết chặt việc mở ngành nghề đào tạo tại các trường để đảm bảo chất lượng. Các trường chỉ được tuyển sinh ngành đã đăng ký, nếu vi phạm các quy định này sẽ bị phạt nặng.
Trong năm 2017, số lượng tuyển sinh của giáo dục nghề nghiệp là 2,2 triệu người, trong đó tuyển sinh trình độ CĐ, TC là 540 nghìn người, trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1,66 triệu người.
Lê Huyền
" alt="Năm 2017 tuyển 2,2 triệu học viên nghề"/>
Năm 2017 tuyển 2,2 triệu học viên nghề
![](<p style=)
Ngày 16/1, hội nghị đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp diễn ra như một cuộc đối thoại trực tiếp giữa những nhà quản lý với các trường cao đẳng, trung câp nghề.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất thẳng thắn hồi đáp các ý kiến, chia sẻ, và cả chỉ đạo từ phía hiệu trưởng các trường cao đẳng, trung cấp, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng LĐ-TB-XH.
Tại hội nghị, nhiều tâm tư, bức xúc nhất chính là những trường cao đẳng, trung cấp mới chuyển quản lý từ Bộ GD-ĐT sang Bộ LĐ-TB-XH.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/01/16/16/20170116165231-day-nghe-4.JPG) |
Sinh viên trong giờ học thực hành |
Chuyển đổi chỉ có lợi
Các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng trước đây trực thuộc Bộ GD-ĐT băn khoăn sẽ tiếp tục hoạt động theo quy định nào khi chưa có những văn bản chính thức của Bộ LĐ-TB-XH.
Đại diện của Hiệp hội các trường nghề cho biết mặc dù nhiều vấn đề phát sinh khi chuyển giao đã được giải đáp, nhưng ông vẫn phải đề xuất “phải có văn bản”, vì tất cả các trường khi đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và một số hoạt động khác phải được UBND tỉnh phê duyệt, và họ yêu cầu phải có căn cứ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết ngay trong ngày mai Bộ sẽ có văn bản gửi trực tiếp tới các địa phương và các trường -đề nghị vẫn thực hiện theo các quy định Bộ GD-ĐT đặt ra trước đây.
Bà Nguyễn Thị Thu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thì đề xuất làm sao bằng cấp của các trường "phải được các nước ASEAN chấp nhận", nếu không tức là đang đào tạo lãng phí.
Nghệ sĩ Đức Hải - phó hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và Du lịch sài Gòn - mong muốn có sự công bằng, minh bạch trong quản lý. Ông Hải cũng đề nghị “một chút thuận lợi cho trường ngoài công lập”. “Chỗ nào thành phố thấy có điều kiện đất đai thì tạo điều kiện cho trường ngoài công lập một chút. Chứ nếu phải về xin tiền vợ mở trường thì rất khó” – ông Hải nói vui.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/01/16/16/20170116164659-day-nghe-2.JPG) |
Trường Trung cấp kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh (Ảnh Văn Đức - Duy Tuấn) |
Hội nghị chợt nóng lên khi bà Lê Thị Hồng Hoa, hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác đứng lên bày tỏ tâm tư. Bà Hoa cho biết dù không được mời nhưng ngay khi biết tin, bà đã bay vào TP.HCM để tham dự hội nghị này.
Bày tỏ sự tán thành đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bà Hoa cho biết thời gian qua đã rất lo lắng. “Trước đây, có 600 trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GD-ĐT quản lý. Hiện nay chuyển giao, Bộ LĐ-TB-XH quản lý gần 2.000 trường, không biết sẽ đi đâu về đâu hay đang… thắt cổ tự tử?”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “Chính phủ và các bộ đã bàn kỹ, việc chuyển giao chỉ có thuận lợi hơn cho các trường”.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/01/16/19/20170116193744-unnamed.jpg) |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với các đại biểu dự hội nghị về việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN. Ảnh: Đình Nam. |
Không là cắt ngân sách ngay
Khi đề cập tới việc phân luồng học sinh phổ thông vào học nghề, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết lâu nay tỉ lệ chỉ đạt 4 – 5%, trong khi mục tiêu đặt ra là 30%. Hiện nay, học sinh đi học phổ thông nhiều vì số trường học rất dồi dào. Nếu muốn thực hiện phân luồng 30% học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, số lượng trường THPT phải giảm đi.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói rằng, nếu có chủ trương thực hiện điều này cũng phải cân nhắc.
“Nhưng hiện nay, Bộ GD-ĐT đang chủ trì việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông. Vậy tới đây Bộ GD-ĐT định hướng như thế nào để học sinh có thể lựa chọn hay rẽ ngang sang học nghề ngay từ lớp 9, lớp 10, lớp 11…?”.
Trước câu hỏi này, ông Ga cho biết khi xây dựng khung cơ cấu trình độ quốc gia đã bàn rất nhiều về vấn đề này và tới đây khi biên soạn chương trình phổ thông mới cũng sẽ tiếp tục bàn thảo để thực hiện.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng các trường nghề từng bước tiến tới tự chủ, nhưng tự chủ ở tất cả các trường trung cấp thì không được…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết tự chủ không có nghĩa là cắt ngân sách ngay. “Quan điểm chung của Chính phủ là phải thống nhất hành động. phải có lộ trình về ngân sách, còn quyền tự chủ thì cho ngay các trường”.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/01/16/16/20170116164659-day-nghe-1.JPG) |
Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên Hương Khê cũng được đầu tư gần 40 tỷ đồng nhưng cũng không thu hút được học viên (Ảnh Văn Đức - Duy Tuấn) |
Ba “chìa khóa” đổi mới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu “Đào tạo nghề phải có một bước thay đổi căn bản, có lộ trình, không giật cục, duy ý chí”.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, để đổi mới, nâng cao chất lượng, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nhất định phải đẩy mạnh tự chủ cho các trường nghề, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp và theo đúng xu hướng quốc tế.
Về vấn đề tự chủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định “Tự chủ là chủ trương chung của giáo dục đại học, GDNN và hiểu theo đúng nghĩa là tự quản, đây là thuộc tính của giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao”.
Nêu ví dụ trung bình một trường CĐ mỗi năm nhận 10 tỉ đồng ngân sách, trường đào tạo một nghìn sinh viên nhận 10 tỷ, trường đào tạo vài chục sinh viên cũng 10 tỉ... ông Đam cho biết “Cơ chế chi ngân sách Nhà nước sẽ thay đổi, trường đào tạo một nghìn sinh viên sẽ nhận được nhiều hơn. Trường đào tạo ít sẽ phải nhận ít đi, nếu hoạt động không hiệu quả sẽ tự tiêu”.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, tới đây các trường, các UBND tỉnh phải chấp nhận và kiên quyết làm.
“Nếu tiếp tục bao cấp sẽ làm hư cán bộ giáo viên của những trường hoạt động không hiệu quả, có lỗi với nhân dân vì đó chính là tiền mồ hôi của nhân dân” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh…
Về chiếc “chìa khóa” thứ hai, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, GDNN là phải gắn chặt với doanh nghiệp. Nhận thức này phải thực hiện triệt để, thấm sâu vào tất cả các khâu trong GDNN, từ tìm hiểu nhu cầu việc làm, định hướng nghề nghiệp, đến đào tạo, sử dụng lao động.
Điểm thứ ba là xu hướng quốc tế hoá trong đào tạo nghề. cho rằng, cần thống nhất quan điểm chỉ cần trường ở gần nhà khi học ngắn hạn hay vừa học vừa làm, còn học tập trung mấy năm ở bậc CĐ, ĐH không nhất thiết cứ phải tại địa phương.
“Quan trọng nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động nguồn lực từ các trường, các chuyên gia, và cộng đồng thiết lập nên các kho học liệu mở cho tất cả các trường tham khảo”…
“Đổi mới hay là chết, chứ không thể duy trì mãi như thế này được” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận.
Ngân Anh
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề"/>
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Chuyển đổi chỉ có lợi cho trường nghề
Từ sinh viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Minh Hương hướng sang đóng phim và nổi tiếng khi vào vai chính seri phim Nhật ký Vàng Anh(phần một). Nữ diễn viên sinh năm 1986 từng góp mặt trong một số bộ phim khác như Zippo, Mù tạt và em, Lời ru mùa đông, Tình yêu không hẹn trước… và bất ngờ rẽ sang trở thành MC/BTV truyền hình.Hiện Minh Hương là MC, BTV của kênh truyền hình ANTV. Cô cho rằng nghề chọn người, ngã rẽ đưa cô đến với nghề báo và đứng trong hàng ngũ của lực lượng Công an nhân dân (CAND).
![Minh Hương 'Nhật ký Vàng Anh' trở thành BTV, Thượng úy Công an sau 17 năm ảnh 1](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/6/21/minh-huong-nhat-ky-vang-anh-tro-thanh-btv-thuong-uy-cong-an-sau-17-nam-703.jpg) |
BTV/MC, diễn viên Minh Hương. |
Đi sớm về khuya về chuyện thường xuyên
- Bận rộn với nhiều vai trò, mỗi ngày của chị diễn ra như thế nào để chu toàn mọi thứ?
- Đã làm nghề báo, đặc biệt là báo hình rất bận rộn vì mọi người phải sản xuất phóng sự, tin tức, chương trình sự kiện để phục vụ cho các bản tin trong ngày. Minh Hương trong vai trò BTV/MC có đặc thù riêng, lịch biên tập và dẫn chương trình đã được lên kế hoạch trước từ đầu tuần, theo ca kíp nên tôi chủ động được thời gian dành cho gia đình. Bên cạnh đó, tôi may mắn khi nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ từ gia đình nên mọi việc luôn được sắp xếp phù hợp.
- Theo chị khó khăn vất vả của những BTV - MC như chị mà khán giả không thể nhìn thấy là gì?
- Nhìn bề ngoài có vẻ đỏng đảnh thế thôi, làm truyền hình, hầu hết bản tin, chương trình trên kênh ANTV đều trực tiếp nên việc đi sớm, về khuya là việc thường xuyên. Thế nên mọi người thường ví là công nhân truyền hình.
Với các ngành nghề khác ngày lễ tết đều được nghỉ, phóng viên truyền hình hay các lực lượng chức năng vẫn trực chiến, thậm chí sẵn sàng nhận nhiệm vụ gấp khi có những sự kiện trọng đại, sự kiện nóng. Lên hình xinh đẹp là vậy nhưng để có thể chuyển tải thông tin tới khán giả một cách tự nhiên, chính xác và cuốn hút tôi thường xuyên trau dồi kiến thức, đọc hiểu phân tích và cập nhật kịch bản thông tin các phóng viên gửi về.
Ngoài việc chuẩn chỉnh về mặt giờ giấc, tôi cẩn trọng trong từng lời dẫn, khuôn hình. Muốn làm được điều này, đòi hỏi tôi luôn phải rèn luyện và không ngừng tìm hiểu, trau dồi những kiến chuyên ngành về lực lượng công an, về đời sống, về các vấn đề xã hội. Tôi không cho đó là sự vất vả, khó khăn, mà luôn nghĩ rằng đó là nhiệm vụ mà mình phải nỗ lực hoàn thành tốt nhất có thể.
- Ai là người truyền cảm hứng lớn nhất cho chị trong nghề báo?
- Nghề báo có lẽ là cái duyên đối với tôi. Nhưng để đưa tôi đến với duyên này, tôi phải nói lời cảm ơn sâu sắc tới Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Khi tôi mới về Truyền hình CAND, Trung tướng, nhà văn Hữu Ước là Tổng biên tập. Ông đã tin tưởng và cho tôi cơ hội để thử sức với vai trò BTV/MC truyền hình.
Hương học được nhiều điều về nghề từ phong cách, bản lĩnh và sự quyết liệt trong nghề báo của Trung tướng, nhà văn Hữu Ước. Sự gần gũi, thân thiện của người thủ trưởng có tâm và có tầm, luôn chỉ bảo, chia sẻ cho tôi và các đồng nghiệp những kinh nghiệm quý giá. Chính những yếu tố đó đã cho tôi sự trưởng thành và có được một Minh Hương như ngày hôm nay.
Bên cạnh đó, tôi ngưỡng mộ các cây đa, cây đề trong làng báo như chú Lại Văn Sâm, chị Tạ Bích Loan, anh Quang Minh và anh Tuấn Anh. Tôi thường xem chương trình họ sản xuất và dẫn để có thêm những kinh nghiệm cho công việc của mình.
Từng sống cảm xúc, hiếu thắng trước khi rẽ hướng làm báo
- Một Minh Hương của ngày hôm nay so với Minh Hương của cách đây chục năm trước, chị thấy mình thay đổi như thế nào?
- Mười năm trước mới chập chững bước vào nghề báo, mọi thứ đều rất mới mẻ. Tôi có đăng ký học thêm lớp đào tạo MC của cô Kim Tiến rồi học Cao học quản lý báo chí truyền thông để nâng cao thêm kiến thức và chuyên môn. Ban đầu, tôi làm bằng bản năng và tiếp đến là làm đến đâu, học đến đấy. Tôi phải nỗ lực, phải cố gắng gấp nhiều lần so với đồng nghiệp vì xuất thân của tôi là nghệ sĩ âm nhạc truyền thống, diễn viên. Cho đến lúc này có lẽ nghề chọn người, tôi bắt nhịp khá nhanh.
Trước kia trong vai trò nghệ sĩ đôi khi cảm xúc và hiếu thắng, suy nghĩ mọi thứ quá đơn giản. Nhưng khi bước chân vào nghề báo, tiếp xúc các vấn đề xã hội dưới con mắt của nhà báo, tôi thấy bản thân cần phải thay đổi, phải học hỏi với một thái độ cầu thị để hoàn thiện chính mình.
Mặc dù không phải là phóng viên đi sâu vào các đề tài nóng của xã hội, tuy nhiên, với công việc BTV/MC truyền hình, cũng đòi hỏi bản lĩnh, sự nhạy bén khi truyền tải những thông tin nóng diễn ra trong ngày tới khán giả. Tôi may mắn khi được cùng các đồng nghiệp, là những nhà báo Công an giỏi chuyên môn, cùng sản xuất các chương trình truyền hình mang tính chính luận. Với tôi, công việc BTV/MC lúc nào cũng khiến bản thân tràn đầy nhiệt huyết. Tình yêu và niềm tin trong công việc theo thời gian với tôi lại ngày càng nhiều hơn.
- Có khi nào chị nản lòng vì lựa chọn của mình?
- Tôi may mắn được làm việc ở Cục Truyền thông CAND, kênh truyền hình ANTV. Chính ANTV là môi trường để tôi rèn luyện, trưởng thành, được lan tỏa những điều ý nghĩa cho cộng đồng. Những lúc mệt mỏi vì áp lực công việc thì có, nhưng nản lòng thì chưa.
Để nâng cao chuyên môn tôi luôn mang tinh thần cầu tiến học hỏi, luôn nỗ lực làm việc chăm chỉ. Và thành quả Hương nhận được chính là sự ghi nhận của các lãnh đạo khi được đứng trong hàng ngũ của lực lượng công an. Sắp tới, tôi sẽ dành thời gian đi nhiều hơn, đến những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… để có thêm nhiều trải nghiệm cho nghề báo.
- Chị từng không nhận vai diễn vì công việc chính của mình chưa?
- Nghề báo cho Hương được tiếp xúc với nhiều người, ở nhiều tầng lớp khác nhau, giúp tôi hiểu hơn về cuộc sống, về số phận của mỗi người và thực sự đã giúp tôi đến với mỗi vai diễn dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.
Khi mang trên mình sắc phục của một nhà báo Công an, tôi càng ý thức hơn về vị trí và trách nhiệm của mình. Vì vậy, việc lựa chọn vai diễn cũng được tôi cẩn trọng, chọn lọc hơn. Tôi thích những vai nội tâm, có sự đấu tranh, có chiều sâu và mang tính giáo dục, định hướng xã hội.
Quyết định đăng ký hiến tạng sau khi mất
- Cho đến bây giờ nhiều khán giả vẫn gọi chị bằng cái tên Vàng Anh quen thuộc năm nào? Chị có khó chịu hay muốn bước ra khỏi cái bóng của vai diễn này không?
- Tôi chưa từng nghĩ như vậy (cười). Bởi tôi thấy mình may mắn khi gần 20 năm qua, khán giả vẫn nhớ tới mình, một Vàng Anh trên màn ảnh. Vai diễn Vàng Anh là seri phim ngắn, nói về những cảm xúc, tâm lý của lứa tuổi học trò mới lớn. VFC đã cho tôi cơ hội để thay đổi cuộc sống, tôi luôn biết ơn về điều đó.
![Minh Hương 'Nhật ký Vàng Anh' trở thành BTV, Thượng úy Công an sau 17 năm ảnh 5](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/6/21/minh-huong-nhat-ky-vang-anh-tro-thanh-btv-thuong-uy-cong-an-sau-17-nam-707.jpg) ![Minh Hương 'Nhật ký Vàng Anh' trở thành BTV, Thượng úy Công an sau 17 năm ảnh 6](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/6/21/minh-huong-nhat-ky-vang-anh-tro-thanh-btv-thuong-uy-cong-an-sau-17-nam-708.jpg) |
Minh Hương sau 17 năm đóngNhật ký Vàng Anh(phần 1). |
- Năm 2019 chị chia sẻ việc đăng ký hiến tạng. Lý do gì thôi thúc chị quyết định như vậy?
- Tôi quyết tâm đăng ký hiến mô tạng sau những chuyến đi từ thiện, gặp gỡ những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Tôi hay dẫn các chương trình có nhiều câu chuyện nhân văn về những tấm gương đã hiến giác mạc, hiến mô tạng để cứu sống người dân mắc bệnh hiểm nghèo. Tôi mong muốn việc làm của mình sẽ góp sức lan tỏa thông điệp để thay đổi quan niệm về hiến tạng của nhiều người. Cho đi là hạnh phúc, nếu có thể cho đi bao nhiêu để mang lại sự sống cho nhiều người thì tôi luôn sẵn sàng.
Tôi có niềm tin vào Phật pháp, bởi theo quan điểm của Phật giáo, quy luật nhân - quả là khi ta cho đi điều gì sẽ nhận lại được như vậy. Khi còn sống, làm được điều tốt đẹp cho người khác thì nên làm. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về hiến mô tạng vẫn còn gặp nhiều định kiến khác nhau nhưng may mắn, gia đình luôn hiểu và ủng hộ quyết định này của tôi.
- Chị hiện là Thượng úy Công an, chị đã phấn đấu như thế nào cho cấp bậc này?
- Khi còn là học sinh, tôi là người khá trầm tính, rụt rè và không giao lưu nhiều với các bạn. Khi lớn hơn, tôi theo học âm nhạc dân tộc ở Học viện Âm nhạc Quốc gia và được giao lưu, học hỏi trong môi trường nghệ thuật nên yêu lắm. Thế nhưng đúng là nghề chọn người, ngã rẽ đã đưa tôi đến với nghề báo và đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an. Với ý chí và tâm huyết, ham học hỏi cùng tinh thần cầu thị, không ngại khổ ngại khó trong môi trường có tính kỷ luật cao như Cục Truyền Thông CAND, tôi đã khẳng định được vị trí của mình như vậy đó.
- Dự án phim mới "Đội điều tra số 7" có phải là vai diễn đầu tiên chị vào vai Công an? Chị có thể chia sẻ gì về lần trở lại màn ảnh này?
- PhimĐội điều tra số 7 dự kiến dài 100 tập do Điện ảnh CAND và Cục truyền thông CAND thực hiện, xoay quanh công việc điều tra, phá án của Đội điều tra số 7 ở một địa phương hay xảy ra những vụ trọng án như giết người, bắt cóc con tin… với các đối tượng gây án thuộc nhiều thành phần từ doanh nhân, giới trí thức. Những tên tội phạm máu lạnh này có mối quan hệ với các chiến sĩ công an nhân dân trong vai trò bạn học cũ, bà con họ hàng.
Tôi vui vì đạo diễn đã tin tưởng giao cho tôi vai nữ chính. Đây cũng là lần đầu tiên tôi vào vai trinh sát Công an. Đọc kịch bản phim, thực sự tôi bị cuốn hút và mong chờ đến ngày bấm máy.
Trước đó, để có thể nhập vai tốt, tôi đã đăng ký khóa đào tạo võ thuật, cấp tốc học từ thế đứng, cách di chuyển khi nằm vùng, truy bắt đối tượng. Vì nhân vật này đòi hỏi cao cả về thể lực và kỹ năng của chiến sĩ hình sự.
Hiện tại, tôi cùng đoàn phim diễn các bối cảnh ở địa bàn tỉnh Điện Biên. Đúng vào thời gian nắng nóng cao điểm, việc di chuyển xa, trong làng bản, trong rừng sâu, có ngày tôi làm việc liên tục 20 giờ. Tuy rất vất vả, anh em trong đoàn phim luôn động viên nhau để thể hiện tốt nhất vai diễn của mình.
(Theo Tiền Phong)
MC Minh Hương kể áp lực làm BTV kênh truyền hình công an6 năm không đóng phim, Minh Hương chuyên tâm hoàn thành chương trình Thạc sĩ báo chí và công việc BTV truyền hình ở kênh ANTV.
" alt="Minh Hương Nhật ký Vàng Anh trở thành BTV, Thượng úy Công an sau 17 năm"/>
Minh Hương Nhật ký Vàng Anh trở thành BTV, Thượng úy Công an sau 17 năm