当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Brest vs PSG, 00h45 ngày 12/2 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Deportivo Saprissa vs Puntarenas, 09h00 ngày 13/2: Bay không hạ cánh
Về công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến dự án nhà ở thương mại, từ cuối năm 2022, UBND TP.HCM đã tổng hợp, rà soát những vướng mắc trong lĩnh vực đầu tư, quy hoạch, đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, để báo cáo Tổ Công tác của Chính phủ (Tổ 1435).
Đồng thời, UBND TP.HCM đã tổ chức họp để có hướng chỉ đạo tháo gỡ ngày đối với 16/32 dự án mà Tổ 1435 chuyển đến. Với 16 dự án còn lại, UBND TP.HCM đã giao các sở, ngành tiếp tục rà soát pháp lý để xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp.
Đối với 189 kiến nghị của 148 dự án do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM tổng hợp, đến nay các sở, ngành đã giải quyết được 43 kiến nghị của 39 dự án.
Thời gian tới, sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ 71 kiến nghị của 48 dự án liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng. Với 30 kiến nghị của 30 dự án liên quan quan đến cấp giấy chứng nhận nhà đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải quyết.
Về kết quả giải quyết các dự án đầu tư, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM (Tổ Công tác) đã tổ chức 5 cuộc họp để xử lý những tồn tại của các dự án đầu tư công và các dự án đầu tư không sử dụng vốn ngân sách, ban hành 8 thông báo kết luận chỉ đạo.
Trong đó, đối với các dự án đầu tư bất động sản, Tổ công tác đã họp và chỉ đạo các sở ngành tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho 17 dự án.
Ngoài ra, Tổ công tác đã triển khai phương án giải quyết cho 41 dự án không đáp ứng điều kiện có quyền sử dụng đất ở để được chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Như vậy, từ cuối năm 2022 đến nay, đã có 113 dự án bất động sản được gỡ vướng.
113 dự án được gỡ vướng, bất động sản TP.HCM vẫn còn khó khăn
Nếu như nhiều thập kỷ trước kia, Singapore phát triển theo mô hình "vườn trong phố", thì hiện nay, chính quyền lại tập trung đưa đảo quốc trở thành "phố trong vườn". Có nghĩa cả đất nước này sẽ là một khu vườn xanh ngát và phố xá nằm bình yên trong vườn cây đó.
Mặc dù Singapore có mật độ dân cư vào loại cao nhất trên thế giới, với hơn 90% dân số sống trong các khu chung cư, nhưng cây xanh vẫn luôn hiện diện ở khắp mọi nơi. Màu xanh không chỉ hút mắt tại hơn 300 công viên lớn, nhỏ nằm rải rác khắp đảo quốc, mà nó còn xuất hiện xen giữa những tòa nhà cao tầng hay thậm chí là ở trên nóc những khu thương mại, các khách sạn, bãi giữ xe...
Tại Singapore, dù diện tích chật chội nhưng xu hướng thiết kế từ căn hộ cho tới nhà phố đều ưu tiên 20%-30% diện tích dành cho phủ xanh. Đất nước này rất coi trọng thiết kế và thi công các tường xanh, mái nhà xanh, thậm chí trồng cây ngay trong lòng tòa nhà để người cư trú hay đi mua sắm trong các khu thương mại luôn cảm nhận sự gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.
Những khu vườn thẳng đứng
Singapore đã thành công trong công tác quy hoạch đô thị và phủ xanh thành phố với mục tiêu tăng cường mật độ cây, củng cố mỹ quan, nâng cao môi trường sống và giải trí cho người dân. Sau nhiều thập kỷ, Singapore đã đạt tỷ lệ phủ xanh hơn 50% diện tích mặt đất theo chiều ngang, và hơn 75% cả chiều dọc theo đúng quốc sách phát triển “vườn thẳng đứng”.
Những khu vườn thẳng đứng là một giải pháp xanh hoàn hảo cho kiến trúc của Singapore trong bối cảnh đất nước khiêm tốn về mặt diện tích và có đến 80% dân số sinh sống trong các tòa chung cư. Bên cạnh đó, những công trình xanh này đã tạo dựng hình ảnh đất nước Singapore với một diện mạo hoàn toàn khác biệt so với các quốc gia khác trên thế giới.
“Vườn thẳng đứng” là nỗ lực của các nhà quy hoạch đô thị cũng như giới kiến trúc sư của Singapores nhằm đưa không gian xanh vào các công trình mới được xây dựng trên khắp đất nước. Tính đến cuối năm 2022, đã có khoảng 55% các tòa nhà tại Singapore được phủ xanh.
Chính phủ đưa ra các quy tắc xây dựng, tiêu chuẩn và hệ thống chứng nhận xanh. Cùng với đó, đưa ra các ưu đãi như lợi ích về thuế hoặc trợ cấp cho các dự án công trình xanh. Nhà chức trách Singapore cũng đưa ra các khuyến khích tài chính, chẳng hạn như trợ cấp hoặc cho vay lãi suất thấp, có thể khuyến khích các nhà phát triển và xây dựng đầu tư vào các tính năng của công trình xanh, vốn chi phí ban đầu còn cao. Ngoài ra, còn một số biện pháp như thúc đẩy nghiên cứu và phát triển các công nghệ, nguyên vật liệu bền vững phục vụ các công trình xanh, hay thúc đẩy hợp tác quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Trong năm 2021, chính phủ Singapore phát động Kế hoạch Xanh 2030, một phong trào giúp mọi người có động lực để biến quốc đảo thành một thành phố phát triển bền vững trên toàn cầu.
Kế hoạch này gồm 5 trụ cột liên quan đến hầu hết mọi khía cạnh cuộc sống. Trong đó trụ cột đầu tiên là chiến lược xây dựng thành phố trong thiên nhiên. Theo đó, đến năm 2030, Singapore sẽ trồng thêm 1 triệu cây xanh và tăng diện tích đất công viên thiên nhiên lên hơn 50% so với năm 2020. Đến năm 2035, đảo quốc sư tử sẽ có thêm 1.000 ha không gian xanh và mỗi hộ gia đình chỉ cách công viên 10 phút đi bộ.
Một thành phố giữa thiên nhiên, một cuộc sống bền vững với nguồn năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn và một tương lai tự cường là những gì mà Singapore đang tiếp tục nỗ lực hướng tới.
Bảo Đức
Theo ông Kuo, kết quả là sản lượng iPhone 16 trong nửa sau năm 2024 vào khoảng 84 triệu máy. Ông dự đoán các đối tác Apple sẽ sản xuất 80 triệu iPhone trong quý IV, giảm từ 84 triệu máy một năm trước.
Sản lượng dự kiến của quý I/2025 và quý II/2025 lần lượt là 45 triệu máy và 39 triệu máy, giảm từ 48 triệu máy và 41 triệu máy.
Do đó, doanh thu iPhone có thể gặp áp lực trong nửa đầu năm sau do lô hàng giảm và sự ra mắt của iPhone SE 4. Chuyên gia tin rằng Apple sẽ sản xuất số lượng lớn phiên bản tiếp theo của iPhone SE giá rẻ vào tháng 12.
iPhone SE 4 được đồn có thiết kế giống iPhone 14 tiêu chuẩn, gồm màn hình OLED 6.1 inch, Face ID, chip dòng A, cổng USB-C, camera sau 48MP, RAM 8GB đủ để chạy được Apple Intelligence cùng chip 5G do Apple tự thiết kế.
Ông bày tỏ lạc quan vào tiềm năng dài hạn của Apple Intelligence nhưng nhận định iPhone đòi hỏi đổi mới hơn về phần cứng nếu muốn đạt tăng trưởng đáng kể.
Bộ tính năng Apple Intelligence sẽ đến với người dùng iPhone qua bản cập nhật iOS 18.1. Nó chỉ dành cho iPhone 15 Pro trở lên, cho phép tóm tắt tin nhắn, email, trả lời tự động…
(Theo CNBC, MacRumors)
" alt="Apple giảm 10 triệu đơn hàng iPhone 16"/>Siêu máy tính dự đoán Feyenoord vs AC Milan, 03h00 ngày 13/2
![]() |
Ảnh minh họa |
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 100 Luật Đất đai 2013 về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì:
“Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, bản án của toà án được xác định là căn cứ để bạn làm thủ tục xín cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
Để thực hiện thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc), Bản án (Bản sao chứng thực), CMND, hộ khẩu của 2 vợ chồng (Bản sao chứng thực) cùng với đơn đăng ký biến động (theo mẫu).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn nộp tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện để được giải quyết.
Tư vẫn bởi Luật sư Hoàng Tuấn Anh, Công ty Luật TNHH Themis, SĐT: 0986663459.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Vợ chồng tôi ly hôn cách đây 6 năm. Do lúc ly hôn tôi không có điều kiện kinh tế và cũng do con gái đã quen sống với ông bà nội nên chồng tôi giành được quyền nuôi con.
" alt="Thủ tục tách thửa đất sau khi ly hôn"/>Theo RT, ông Peskov từ chối cho biết chính xác khi nào công chúng có thể xem cuộc phỏng vấn và không bình luận về nội dung. Quan chức này lưu ý, là một người Mỹ, nhà báo Carlson không ủng hộ Nga hay Ukraine trong cuộc xung đột đang diễn ra. Điều này được cho là trọng tâm cuộc phỏng vấn.
Tuy nhiên, ông Peskov chỉ ra rằng, quan điểm của người phỏng vấn trái ngược với quan điểm đang thống trị truyền thông phương Tây và đó là lý do Kremlin chấp nhận đề nghị của nhà báo Tucker Carlson.
Tuy nhiên, người phát ngôn Kremlin nói thêm, nhà báo Carlson đã sai khi tuyên bố các cơ quan báo chí phương Tây không tìm cách phỏng vấn Tổng thống Putin. Theo ông Peskov, truyền thông chính thống phương Tây đều có quan điểm phiến diện và Moscow không muốn liên lạc với họ.
Nhà báo Tucker Carlson tuyên bố, cuộc nói chuyện của ông với Tổng thống Putin sẽ được phát nguyên vẹn trên trang web của ông và không tính phí. Theo ông, các cơ quan truyền thông phương Tây khác đã không thực hiện tốt việc thông báo cho công chúng về quan điểm của Moscow, khiến họ hiểu sai về lý do tại sao Mỹ và các đồng minh bỏ ra nhiều tiền để hỗ trợ Kiev.
Lý do Tổng thống Putin nhận trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ
Bước ngoặt tình cờ của cô gái Bắc Giang
Sinh ra và lớn lên ở một thôn xóm nhỏ ở tỉnh Bắc Giang, nhưng khi 11 tuổi - bắt đầu vào cấp 2, Phùng Thùy Linh chuyển xuống thành phố Hải Dương ở với gia đình bác ruột để có điều kiện học tập tốt hơn.
Việc cô bé Thùy Linh vào học chuyên Anh là điều trước đó ngay bản thân cô cũng không hề nghĩ đến.
“Khi chuyển xuống Hải Dương, mình có một kì hè ngắn để thi vào lớp chuyên mới mở của thành phố. Bài thi có môn Toán và Văn, và mình đỗ vào lớp chuyên Anh trong khi thực ra, trước khi vào cấp 2, mình không có ý tưởng gì về học tiếng Anh cả”.
Theo trí nhớ của chị Linh, học tiếng Anh ban đầu thật khó vì phải nghe và viết những từ xa lạ, từng chữ một run rẩy như em bé mẫu giáo tập viết.
“Nhưng rồi khi mình bắt đầu hiểu ngữ pháp và từ vựng, mình coi nó như một môn học phải chinh phục như các môn học khác.
Qua các hoạt động tiếng Anh như hát, diễn kịch, nghe cô giáo kể truyện Sherlock, mình dần yêu thích môn Tiếng Anh. Mình muốn là học sinh số 1 của lớp nên rất chăm chỉ và dần dần có được vị trí đó”.
Con đường học tập của chị Linh từ đó dường như khá thuận lợi: lớp 8 thi đỗ chuyên Anh của tỉnh, rồi thi đội tuyển lớp 12 đoạt giải, và được tuyển thẳng vào Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau khi học xong, chị Linh ở trường giảng dạy vài năm.
![]() |
Cô giáo Thùy Linh và các đồng nghiệp quốc tế |
Câu chuyện về nước Mỹ của chị Linh bắt đầu khi chị giành được học bổng của trường Penn State để sang học chương trình Thạc sỹ về TESL (Teaching English as a Second Language).
“Khi học xong, mình về nước để tiếp tục công việc ở ĐH Quốc gia Hà Nội. Thực ra, mình không có ý định định cư ở nước Mỹ, nhưng cơ duyên đưa đẩy. Mình hay nói là học tập mang mình đến nước Mỹ, nhưng tình yêu và hôn nhân kiến mình ở lại. Mình quay lại Mỹ để lập gia đình sau khi quay lại Việt Nam khoảng một năm” – chị Linh kể về câu chuyện cách đây 15 năm.
Sau khi quay lại Mỹ, chị Linh giảng dạy bán thời gian ở ĐH Chatham và ĐH Carnegie Mellon ở Pittsburgh.
Sau hai kì giảng dạy, chị được thuê làm toàn thời gian ở ĐH Chatham. Và chị đã làm quản lý và giảng dạy ở chương trình tiếng Anh cho sinh viên quốc tế ở ĐH Chatham 10 năm nay.
“Không có 2 bài giảng nào lại y hệt nhau”
Là giáo viên dạy tiếng Anh ở đất nước mà đây lại là ngôn ngữ mẹ đẻ, chị Linh cho biết ưu thế của mình là hiểu việc học ngôn ngữ không chỉ từ sách vở mà cả từ kinh nghiệm.
Kinh nghiệm học tiếng Anh khi từ phổ thông cũng đem lại cho chị trải nghiệm về quá trình học ngoại ngữ lâu dài và đòi hỏi động lực và nỗ lực lớn.
“Cách các giáo viên dạy cũng để lại ấn tượng cho mình về phương thức giảng dạy. Mình cũng có nhiều câu chuyện học tiếng Anh để kể lại cho học sinh và sinh viên của mình. Hơn nữa, là người học tiếng Anh nghĩa là mình biết hai ngôn ngữ và văn hóa để so sánh, đối chiếu, và làm sáng tỏ vấn đề cho học sinh” – chị Linh nói.
![]() |
Cô giáo Thùy Linh (ngoài cùng bên phải) và các sinh viên quốc tế tại TedxCMU |
Với chị Linh, giảng dạy tiếng Anh là một nghề có tính chuyên nghiệp hóa cao (như kĩ sư, kế toán…) nên đòi hỏi kiến thức từ các chương trình đào tạo.
“Giáo viên cũng phải học hỏi không ngừng để cải thiện phương cách giảng dạy của mình và để đạt được yêu cầu của nhà trường và học sinh. Không có hai bài giảng nào lại y hệt nhau cả”.
So sánh về dạy - học tiếng Anh ở Mỹ và Việt Nam, chị Linh nhận xét có nhiều đặc điểm khác biệt mà chủ yếu là do hoàn cảnh khác nhau.
“Học sinh học tiếng Anh ở các trường công của Mỹ có khoảng 5 triệu em có nguồn gốc gia đình, ngôn ngữ, và văn hóa khác nhau. Các em đang phát triển tiếng Anh nhưng cũng học các môn học theo đúng cấp học của mình với các bạn bản xứ. Có thể nói, các em có rất nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh, nhưng việc các em không có hoặc rất ít có điều kiện học tập và phát triển ngôn ngữ thứ nhất là một điểm yếu của giáo dục Mỹ” – chị Linh nhận xét.
Theo chị Linh, dữ liệu chung về thành thích của cả nhóm học sinh này cho thấy các em còn có khoảng cách với các bạn không phải là người học tiếng Anh (vì nhiều lý do khác nhau chứ không hẳn là lý do ngôn ngữ). Điều này là một vấn đề lớn mà hệ thống giáo dục ở Mỹ vẫn phải tìm cách cải thiện.
Còn việc dạy - học tiếng Anh ở Việt Nam là dạy - học tiếng Anh như ngoại ngữ và như ngôn ngữ quốc tế. Qua quan sát, chị Linh thấy việc học ở nhiều nơi vẫn tập trung vào kiến thức về tiếng Anh thay vì học để sử dụng và giao tiếp.
“Các em có áp lực thi cử lớn vì phải cạnh tranh vào trường mình mong muốn. Ở Mỹ các em cũng phải thi cử hàng năm để chứng tỏ tiến bộ của mình, nhưng có lẽ áp lực ít hơn một chút do không phải cạnh tranh với các bạn khác.
Tuy nhiên, với rất nhiều tài liệu tiếng Anh, các video giảng dạy miễn phí, và các hoạt động trên mạng xã hội nên mình thấy cơ hội học tập tiếng Anh với các em Việt Nam là không thiếu.
Vấn đề cơ bản vẫn là quỹ thời gian của các em và phương pháp nào mang đến hiệu quả mong muốn nhất. Ví dụ học ở trường mà chỉ làm bài tập là chủ yếu sẽ mang lại hiệu quả giao tiếp thấp”.
Những kinh nghiệm khi dạy online
Do dịch Covid-19, chị Linh dạy các lớp ở trường đại học với hình thức trực tuyến khoảng 3 học kì, và hiện đã quay lại giảng dạy trực tiếp ở trường đại học 100%.
Trước đó, từ cuối năm 2019, chị Linh thành lập Eduling International Academy do chị làm chủ nhiệm với các lớp Viết, IELTS... cho học sinh Việt Nam hoặc học sinh Mỹ có gia đình từ Việt Nam đến và có cả học sinh ở Úc. Những lớp học này cũng được tổ chức dạy trực tuyến (virtual qua Zoom).
Chị Linh cho rằng nguyên tắc giảng dạy và chất lượng giảng dạy là như nhau, và những hoạt động học tập ở trên lớp có thể hoàn toàn tổ chức được trên giờ học trực tuyến.
“Mình chưa thấy nghiên cứu về mức độ tham gia của học sinh ở hai môi trường dạy này, nhưng cũng có nhiều cách giúp giáo viên kiểm soát và khuyến khích mức độ tham gia của các em.
Điểm khác biệt lớn nhất mà mình thấy là việc tạo dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau ở môi trường trực tuyến khó hơn ở trên lớp học. Thế nên giáo viên và trường học sẽ phải suy nghĩ thêm về việc tạo cơ hội cho các em giao lưu ngoài lớp học.
![]() |
Hoạt động Tết Trung thu cô giáo Linh tổ chức trực tuyến cho học trò của mình. Chị Linh cũng đang phát triển app để giúp các em nói chuyện Tiếng Anh nhiều hơn. |
Tuy nhiên, dạy học trực tuyến do Covid là việc dạy “khẩn cấp” nên chúng ta phải hiểu rằng có rất nhiều thách thức tới cả giáo viên và học sinh nên việc so sánh hiệu quả của hai hình thức dạy và học trong khoản thời gian này có lẽ là so sánh khấp khiễng”.
Nói riêng về việc dạy trực tuyến tiếng Anh, kinh nghiệm của chị Linh là vẫn phải theo những nguyên tắc về giảng dạy ngoại ngữ đã được đúc kết trong ngành như cung cấp ngôn ngữ đầu vào có ý nghĩa và trong tầm tiếp thu của học sinh, cơ hội sử dụng ngôn ngữ, để ý và phân tích ngôn ngữ trong bối cảnh, phản hồi phù hợp khi học sinh mắc lỗi...
Theo chị Linh, giáo viên nên thiết kế bài giảng theo những nguyên tắc cơ bản mà mình vẫn theo và học cách sáng tạo bằng cách dùng công nghệ.
“Một giáo viên mà mình biết từng nói: “If there’s a will, there’s a way” (thành ngữ tương đương ở tiếng Việt là "Có chí thì nên"). Mình thấy các giáo viên luôn mày mò và sáng tạo để mỗi bài giảng là cơ hội phát triển ngôn ngữ có hiệu quả nhất cho các em”.
Với những bạn trẻ Việt Nam muốn trở thành giáo viên ở Mỹ, chị Linh chia sẻ rằng tìm việc giảng dạy ở đây khá khó khăn khó trừ khi đã học xong tiến sỹ và xin dạy ở các trường đại học.
“Xin dạy ở các trường công ở bậc phổ thông ở Mỹ cần có một chứng chỉ giảng dạy rất chuyên biệt của từng bang nên khi các bạn sang học thạc sỹ, các bạn cần hỏi về chứng chỉ này (thường gọi là teaching license hay teaching certification).
Một số bạn học thạc sỹ của mình dạy trường tư ở Mỹ và có bạn thì dạy cả tiếng Anh và cả một ngôn ngữ nữa mà họ biêt như tiếng Trung. Nước Mỹ đang quan tâm đến các chương trình đa ngôn ngữ nên biết thêm một ngôn ngữ có thể mang lại những cơ hội nhất định” – chị Linh đưa lời khuyên.
Phương Chi
Trong buổi phỏng vấn cho vị trí giảng viên tại trường ĐH Úc, khi được hỏi: “Tại sao chúng tôi nên lựa chọn bạn”, TS Tuyết Mai thẳng thắn trả lời: “Vì ngoài kinh nghiệm, tôi còn có sự đồng cảm với sinh viên”.
" alt="Cô giáo người Việt và chuyện dạy Tiếng Anh ở Mỹ"/>