当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Safa, 19h35 ngày 15/1: Cửa dưới thất thế 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo NK Maribor vs Dynamo Kyiv, 15h00 ngày 16/1: Tiếp tục gieo sầu
Các đại biểu tại Hội nghị
Đặc biệt, điều kiện tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam là trong 5 năm tiểu học, học sinh chỉ được phép có 1 điểm 9, đồng thời kết quả rèn luyện xuất sắc mới được dự tuyển khiến phụ huynh xôn xao.
Trao đổi về việc tuyển sinh nghiêm ngặt ở các trường này liệu có gây áp lực cho học sinh, ông Phạm Quốc Toản - Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD-ĐT Hà Nội) nhận định: "Phương án tuyển sinh vào lớp 6 trường Amsterdam không tạo áp lực gì cho học sinh cấp tiểu học. Bởi chỉ tiêu lớp 6 của trường này chỉ có 200 học sinh, so với toàn thành phố là 132.500 học sinh lớp 5 dự tuyển vào lớp 6, chỉ chiếm khoảng 0.15%".
Năm học 2019-2020, Sở GD-ĐT Hà Nội tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng quy mô tuyển sinh, tăng chất lượng công tác tuyển sinh, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, giảm số học sinh trái tuyến, giảm số học sinh/lớp; tăng số học sinh được học 2 buổi/ ngày.
Các giải pháp được thực hiện đảm bảo "5 rõ": Tuyến tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, phương thức tuyển sinh và trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.
Khoảng 11.000 học sinh không vào trường công lập
Đối với tuyển sinh vào lớp 10 THPT, năm nay, số lượng học sinh dự xét tốt nghiệp là 101.453, và dự kiến số đăng ký dự thi khoảng 90.000 em (ít hơn năm học trước gần 5.000 em).
Ông Phạm Quốc Toản cũng cho biết, số học sinh dôi dư khoảng 11.000 giữa xét tốt nghiệp THCS và số học sinh đăng ký dự thi lớp 10 THPT là do chính sách phân luồng, học sinh không cần dự thi mà có thể tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên và phổ thông ngoài công lập.
Năm vừa rồi đã có gần 4.000 học sinh đăng ký tuyển vào trường nghề, hơn 3.000 học sinh vào trung tâm giáo dục thường xuyên.
Thời gian dự kiến tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào ngày 2/6 - buổi sáng thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán, ngày 3/6 - buổi sáng thi Ngoại ngữ và Lịch sử.
Về tuyển sinh vào lớp 10 THPT tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập, có hai phương án được áp dụng: hoặc xét tuyển căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2019-2020, hoặc dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS.
Đại diện Sở GD-ĐT nhấn mạnh, ngoài hai phương thức nói trên, các trường tuyệt đối không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương án khác để tuyển sinh.
Có còn hiện tượng 60 học sinh/ lớp?
Vấn đề quá tải trường lớp cũng là một “điểm nóng” về tuyển sinh đầu cấp ở một số quận huyện có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh như Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì…
Trả lời báo chí câu hỏi “Liệu tình trạng 60 học sinh/ lớp có tiếp tục xảy ra trong năm 2019 hay không?”, ông Toản cho biết, trong năm 2019, số học sinh vào lớp 1 so với lớp 5 ra trường tăng khoảng 30.000, số học sinh vào lớp 6 tăng khoảng 2.000 so với năm trước.
Sở GD-ĐT đã làm việc với các quận huyện, yêu cầu các địa phương tùy tình hình cụ thể, tính toán để phân tuyến tuyển sinh, phân chia lại địa bàn tuyển sinh phù hợp.
Giải quyết vấn đề này, theo ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, về lâu dài cần phải quy hoạch lại mạng lưới trường lớp.
Trong năm 2019, theo chỉ đạo của thành phố, các quận huyện phải rà soát, cải tạo cơ sở vật chất hiện có. Cụ thể, năm 2019 sẽ đầu tư cải tạo 239 trường, xây mới và cải tạo hơn 100 trường tại các quận.
Còn theo ông Đại, năm nay, Hà Nội sẽ kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ở mức cao nhất việc tuyển sinh trái tuyến của các trường trên địa bàn, đặc biệt đối với các trường đã tuyển đủ chi tiêu được giao.
“Nếu sĩ số học sinh/ lớp vượt so với quy định của Điều lệ trường học, Phòng GD-ĐT phải có văn bản báo cáo Sở, không để xảy ra hiện tượng quá tải học sinh ở các trường học”, ông Đại nói.
Thúy Nga
5 năm tiểu học chỉ được phép có 1 điểm 9, đồng thời kết quả rèn luyện xuất sắc...mới đủ điều kiện dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
" alt="Sở Giáo dục Hà Nội giải đáp thông tin “nóng” về tuyển sinh đầu cấp"/>Sở Giáo dục Hà Nội giải đáp thông tin “nóng” về tuyển sinh đầu cấp
Gật đầu cũng là ca khúc nữ ca sĩ thể hiện trong vòng lộ diện của chương trình Ca sĩ mặt nạ, nhận được nhiều lời khen từ ban cố vấn của chương trình. Lựa chọn ca khúc này quay MV, Nhật Thủy cho biết muốn gửi lời tri ân đến đồng nghiệp, fan - những người đã dõi theo cô trong nhiều năm qua.
Sản phẩm lần này Nhật Thủy kết hợp với nghệ sĩ vĩ cầm Jmi Ko và nhà sản xuất âm nhạc "mát tay" đến từ Hàn Quốc Park Jeongwook. Cô thực hiện MV với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Mũi Yến - Bình Thuận, cùng câu chuyện tình lãng mạn của một cặp đôi trong đó nữ chính là cô gái trẻ khiếm thính (diễn viên Bùi Linh Chi thủ vai).
Trước đó, Nhật Thủy từng gây sốt khi góp mặt tại Ca sĩ mặt nạmùa 2 với hình tượng Chuột Cherry. Ca sĩ sở hữu chất giọng nội lực, tài giả giọng nhiều ca sĩ từ các diva như Thanh Lam, Mỹ Linh, đến Thu Minh, chị em Cẩm Ly - Minh Tuyết...
Trong chương trình, cô được khán giả ưu ái gọi là "ca sĩ sở hữu 50 cuống họng". Nhật Thủy thẳng thắn thừa nhận dù bắt chước giọng được nhiều người song cô từng có quãng thời gian cảm nhận âm sắc giọng không đặc trưng. Tuy nhiên, ca sĩ vẫn nỗ lực để tìm ra con đường đi cho riêng mình, thay vì suy nghĩ quá nhiều.
Nhật Thủy nói sau khi giành ngôi Quán quân Gương mặt thân quencách đây 5 năm, cô chuẩn bị nhiều thứ cho âm nhạc. Nhưng mọi kế hoạch đều không trọn vẹn khi Covid-19 ập đến. Ca sĩ sau đó dành thời gian cho gia đình, chồng con và dần mất tự tin với việc ca hát.
"Tôi từng lo lắng rất nhiều khi nhận lời tham gia show thực tế này. Nhưng được đồng nghiệp, khán giả ủng hộ, tôi có thêm động lực. Hy vọng đây là cơ hội để mình tái xuất trong Vpop", cô chia sẻ.
Nhật Thủy được ông xã ủng hộ khi trở lại ca hát. "Anh hay bảo tôi làm vợ hiền cũng được, đi hát cũng được miễn là tôi vui và biết cân bằng cuộc sống. Tôi biết trong thâm tâm, anh lúc nào cũng muốn vợ tỏa sáng chứ không chỉ ở nhà bếp núc, con cái", cô nói thêm.
Trong sự kiện ra mắt MV, những nghệ sĩ từ chương trình như Hoàng Hải, Vũ Thảo My, Dương Hoàng Yến, Lâm Bảo Ngọc, Thái Ngân, Trương Thảo Nhi, Phượng Vũ, Hoàng Mỹ An… cũng hội tụ đông đủ chúc mừng sự trở lại của cô.
Nhật Thủy sinh năm 1991, quê Nam Định, tốt nghiệp Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội. Cô lên ngôi Quán quân Vietnam Idol 2014 và Gương mặt thân quen 2018. Nữ ca sĩ nổi tiếng với khả năng giả giọng hát của nhiều người nổi tiếng. Nhật Thủy kết hôn năm 2017 với người chồng hơn 14 tuổi. Vợ chồng cô hiện có hai con, một bé hơn 5 tuổi và một bé hơn 2 tuổi.
Trích MV 'Gật đầu' của Nhật Thủy
Cú 'lừa ngoạn mục' của Nhật Thủy ở 'Ca sĩ mặt nạ'Ở tập 12 của 'Ca sĩ mặt nạ', Trấn Thành, Tóc Tiên, Bích Phương tỏ thái độ bất ngờ vì Nhật Thủy là Chuột Cherry. Trước đó, nữ ca sĩ "đánh lừa" người nghe khi xuất hiện tại chương trình với vai trò cố vấn khách mời nhằm gây lạc hướng mọi suy đoán." alt="Nhật Thủy Vietnam idol hạnh phúc với chồng hơn 14 tuổi"/>Đọc bài viết Câu chuyện chiếc phong bì khi đi viện 7 năm trước của độc giả N.V.L đăng trên diễn đàn VietNamNet ngày 27/9 tôi không khỏi chạnh lòng. Tôi biết việc làm khó người bệnh – những người đang cảnh đau ốm, hoạn nạn, việc thu tiền trên nỗi sợ của người khác là tàn nhẫn.
Vào bệnh viện, tôi cũng chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân rỉ tai nhau các câu hỏi: "Đi phong bì bác sĩ bao nhiêu? Nên đưa phong bì trước, trong lúc điều trị hay đưa sau?".
Tôi cũng nghe chuyện người nhà chạy theo bác sĩ hỏi tình trạng bệnh nhân nhưng bác sĩ trả lời nhát gừng, thái độ khó chịu. Khi về phòng, người nhà kể lại, ngay lập tức vài ba người trong phòng bệnh hỏi ngay: “Phong bì cho bác sĩ chưa? Chưa à, biết ngay mà”.
Người ta quan niệm “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” hay "cái gì không mua được bằng tiền thì mua bằng... nhiều tiền”. Quan trọng hơn nghe cái cách người ta nói về việc bác sĩ nhận phong bì tôi không khỏi xót xa. Người ta cho rằng đó là sự tất yếu khi vào viện. Ai không làm theo “tất yếu” đó sẽ nơm nớp, lo lắng liệu có được điều trị sớm? Có được chăm sóc tốt?
Nhưng tôi tin đó chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Niềm tin của tôi bắt đầu bằng lần bà tôi phải nhập viện. Bà tôi 74 tuổi, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Vậy mà lần đó bà phải nhập viện để phẫu thuật khối u. Trước ca mổ, người nhà tôi cũng chu đáo chuẩn bị phong bì.
Sau khi tìm hiểu, trước khi bà mổ, bác tôi tranh thủ nhét vội chiếc phong bì vào túi áo bác sĩ. Vị bác sĩ trẻ vội lấy ra và đưa lại cho bác tôi. Thấy bác tôi lo lắng, bác sĩ trấn an: “Người nhà cứ yên tâm”.
Bác tôi về phòng kể chuyện đó, một người bệnh ở giường bên cạnh cũng nói: “Bác ấy không nhận phong bì đâu. Nhà tôi đưa cũng bị trả lại”.
Gia đình tôi rất ngạc nhiên và nể phục bác sĩ. Khi bà tôi xuất viện, bác tôi tất tả gom được mấy chục trứng gà quê mang làm quà cảm ơn nhưng cũng bị bác sĩ từ chối. Hành động của bác sĩ khiến tôi có cách nhìn bao dung hơn với nhân viên y tế. Nói qua cũng phải nói lại, việc bác sĩ nhận phong bì cũng không thể không có một phần lỗi của chúng ta.
Nếu chúng ta không dùng nó để xin đặc ân như chăm sóc tốt hơn, chăm sóc và điều trị trước những bệnh nhân khác… nói cách khác là không đưa phong bì, bác sĩ lấy gì mà nhận? Lâu dần việc chúng ta cứ đưa phong bì, xã hội coi đó là điều hiển nhiên, trở thành một tiền lệ xấu. Đọc những lời chỉ trích bác sĩ trên mạng xã hội, tôi thấy người Việt cũng thật nhanh quên. Mới trước đó mấy tháng, bạn vừa ca ngợi những nhân viên áo trắng như người hùng, nay đã vội chỉ trích họ một cách tàn nhẫn.
Dẫn chứng là đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhiều câu chuyện về sự lăn xả, cống hiến của nhân viên y tế trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông đã làm chúng ta phải rơi nước mắt. Gia đình tôi cũng nhận được sự trợ giúp đáng quý đó. Khi Hà Nội ở đỉnh dịch, nhà tôi có 7 người mắc Covid-19, chúng tôi vô cùng lo lắng. Những ngày tháng đó, chiếc phao cứu sinh của chúng tôi là một bác sĩ quen qua mạng xã hội. Không đợi chúng tôi báo cáo tình hình, khi biết gia đình có người cao tuổi, anh thường xuyên nhắn tin hỏi han.
Tôi nhắn tin nhờ tư vấn về sức khỏe bất cứ giờ nào, anh đều trả lời nhẹ nhàng. Có vài lần tôi gọi video call thấy anh vừa ăn cơm vừa nói chuyện. Anh bảo tranh thủ thời gian để giúp được thêm ai thì giúp. Khi ông nội tôi có bệnh nền, SpO2 xuống thấp, anh giúp gia đình gọi xe cứu thương đưa ông đến viện. Tôi biết không chỉ tôi, nhiều gia đình đã nhận được sự trợ giúp như vậy trong đại dịch vừa qua. Vậy sao chúng ta đã vội quên?
Đừng vội phủi hết công lao của bác sĩ như vậy. Không chỉ ngành y, ngành nghề nào cũng có tiêu cực. Thay vì mỉa mai, chỉ trích, chúng ta ngồi lại để có phương án loại trừ, câu chuyện phong bì cho bác sĩ sẽ chỉ là chuyện của quá khứ!
Độc giả Bình Nam(Hà Nội)
Ban Sức khoẻ - Báo VietNamNet mở diễn đàn "Phong bì bệnh viện - có phải thầy thuốc và bệnh nhân làm hư nhau?".
Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.
Xin chân thành cảm ơn.
" alt="Đừng vì chiếc phong bì mà phủi sạch công lao của y bác sĩ!"/>Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa
Khẳng định quan điểm đảm bảo an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để chuyển đổi số, trong Đề án, UBND tỉnh Bến Tre cho biết, để đảm bảo an toàn, an ninh mạng cho hệ thống CNTT, tỉnh cần dành ít nhất 10% ngân sách CNTT, và thuê doanh nghiệp chuyên trách về an toàn thông tin để bảo vệ hệ thống CNTT của tỉnh, thực hiện bảo vệ 4 lớp theo Chỉ thị 14/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm cải thiện chỉ số xếp hạng của Việt Nam.
Trong giai đoạn sắp tới, Bến Tre tập trung triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng Trung tâm điều hành an minh mạng (SOC) của tỉnh; Xây dựng mạng lưới đảm bảo an toàn thông tin mạng trên cơ sở nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách an toàn thông tin kết hợp với nhân sự phụ trách CNTT các doanh nghiệp, tổ chức; Xây dựng các chính sách, quy định về vai trò và quyền khi truy cập dữ liệu ở các mức độ khác nhau; Triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin và tính riêng tư đến cán bộ, nhân viên trong cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp chuyển đổi số… cần được thực hiện định kỳ hằng năm với nội dung cập nhật.
Bến Tre cũng chú trọng nghiên cứu xây dựng các quy định đối với một số lĩnh vực cần có sự đánh giá về mức độ an ninh, an toàn thông tin từ đơn vị thứ ba theo định kỳ hằng năm. Ban hành quy định về tính riêng tư và cần bảo vệ đối với thông tin liên quan đến cá nhân để mã hoá và lưu trữ, sẵn sàng bảo mật khi cần chia sẻ với các bên liên quan khác.
Đối với hệ thống kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, Đề án chuyển đổi số tỉnh Bến Tre nêu rõ, cần xây dựng quy định và phân quyền truy cập dữ liệu ở các cấp độ phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao; Yêu cầu vị trí việc làm đảm nhiệm vai trò quản trị các dữ liệu nhạy cảm cần cam kết tính bảo mật, toàn vẹn dữ liệu.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, thực hiện mã hóa dữ liệu... cần bắt buộc tuân thủ những tiêu chuẩn trong và ngoài nước về tính riêng tư, an ninh, an toàn thông tin và tiêu chuẩn mã hóa, lưu trữ, giao tiếp/kết nối các hệ thống. Duy trì tổ chức Diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cấp tỉnh hàng năm; đảm bảo hoạt động mạng lưới an toàn thông tin của tỉnh, kết nối thường xuyên với mạng lưới quốc gia.
Đồng thời, tổ chức đánh giá mức độ an toàn các hệ thống thông tin của tỉnh; hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống nền tảng, hệ thống phục vụ phát triển đô thị thông minh, Chính quyền số; đẩy mạnh triển khai hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp
Thông tin về hiện trạng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong các tháng đầu năm nay, Sở TT&TT Bến Tre cho biết, 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có sử dụng Internet dưới phương thức tự thuê bao dịch vụ và có mạng nội bộ. Hầu hết các cơ quan có kết nối mạng không dây và thiết lập khóa truy cập nhằm ngăn chặn những kết nối bất hợp pháp; 100% cơ quan đơn vị đã trang bị hệ thống máy chủ và có cài đặt phần mềm chống virus.
Tỉnh Bến Tre cũng phối hợp với Ban cơ yếu Chính phủ (Cục Cơ yếu Đảng – Chính quyền) cấp chữ ký số chuyên dùng là 363 tổ chức, 660 cá nhân và cấp phôi SIM PKI có tích hợp chữ ký số cho 201 cá nhân để thực hiện ký số trên thiết bị di động.
Bên cạnh đó, Bến Tre đã và đang triển khai bảo đảm an toàn, an ninh mạng mô hình 4 lớp.
Trong đó, để tổ chức lực lượng tại chỗ, Bến Tre đã thành lập đội ứng cứu sự cố và thực hiện tốt công tác tham mưu, tổ chức thực thi và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng .
Bến Tre chọn Công ty An ninh mạng Viettel triển khai thí điểm Trung tâm giám sát, điều hành về an toàn, an ninh mạng cho trung tâm dữ liệu tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh.
Đối với việc kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia, tỉnh đã cung cấp dải địa chỉ IP public của hệ thống thông tin các cơ quan đơn vị nhà nước thuộc phạm vi quản lý để Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT hỗ trợ giám sát.
Hiện 100% cơ quan trên địa bàn Bến Tre đã có cán bộ phụ trách an toàn, an ninh thông tin nhưng hầu hết là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực an ninh thông tin và an toàn hệ thống.
Năm vừa qua, 2 đơn vị chức năng của Bộ TT&TT là Cục Tin học hóa và Cục An toàn thông tin hỗ trợ tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức về CNTT và an toàn, an ninh mạng cho lãnh đạo quản lý và chuyên viên quản trị mạng, lực lượng chuyên trách an toàn, an ninh mạng của Bến Tre và các tỉnh phía Nam.
Theo kết quả xếp hạng an toàn thông tin mạng năm 2019 của các cơ quan nhà nước được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) công bố cuối tháng 9/2020, Bến Tre là 1 trong 32 địa phương được đánh giá xếp loại B - (65 điểm ≤ chỉ số an toàn thông tin < 80 điểm), đã quan tâm triển khai an toàn thông tin ở mức khá." alt="Bến Tre xác định cần dành ít nhất 10% ngân sách CNTT cho đảm bảo an ninh mạng"/>Bến Tre xác định cần dành ít nhất 10% ngân sách CNTT cho đảm bảo an ninh mạng
Chị Phan Hồ Điệp cho biết, sau quãng thời gian gắn bó với Pantado và người sáng lập, chị nhận thấy có điểm chung trong định hướng giáo dục: giúp trẻ thành công, đồng thời, cảm nhận niềm vui, lớn lên với lòng biết ơn, sự đồng cảm. "Đây cũng là lý do mình lựa chọn Anh ngữ Pantado để đồng hành trên hành trình giáo dục nhân văn này", chị Điệp chia sẻ.
Theo Anh ngữ Pantado, với cương vị Giám đốc chuyên môn, sắp tới chị Điệp sẽ thực hiện nhiều dự án, khóa học miễn phí dành riêng cho cha mẹ để hành trình nuôi con trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn. Trước đó, chị cùng Pantado đã thực hiện nhiều hoạt động dành cho cha mẹ như: khóa học "Con giỏi, mẹ nhàn"; "Đừng ép con khôn sớm" cùng nhiều chương trình về trí tuệ cảm xúc khác.
Sau khi ký kết, Pantado sẽ cùng chị Phan Hồ Điệp thực hiện nhiều cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, như: đưa trí tuệ cảm xúc (EQ) vào chương trình học tiếng Anh để giúp học viên cải thiện trình độ ngôn ngữ đồng thời phát triển trí thông minh cảm xúc. Chị Phan Hồ Điệp cũng sẽ chuyển giao kiến thức, trực tiếp đào tạo kỹ năng về chuyên môn sư phạm và thấu hiểu tâm lý trẻ cho đội ngũ giáo viên tại Pantado.
Ngoài ra, Pantado đã triển khai chương trình hợp tác tuyển sinh. Theo đại diện Pantado, chương trình hợp tác trở thành đại lý tuyển sinh của Pantado là cơ hội để mọi người tăng thêm thu nhập, tiếp cận và lan tỏa kiến thức giáo dục và nuôi dạy con của chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp. Bên cạnh đó, đối tác tuyển sinh sẽ được nâng cao kiến thức, kỹ năng kinh doanh bởi đội ngũ đào tạo và hỗ trợ từ Pantado.
Chuyên gia Phan Hồ Điệp là người truyền cảm hứng về quá trình nuôi dạy con cho nhiều phụ huynh. Trang Facebook cá nhân của chị có hàng trăm nghìn người theo dõi. Chị thường xuyên cập nhật phương pháp đồng hành cùng con để cả gia đình đều cảm thấy hạnh phúc. Đồng thời, chị là chuyên gia giáo dục và đã ra mắt hơn 100 đầu sách về giảng dạy, làm cha mẹ, truyện thiếu nhi, trong đó một số tác phẩm đã đạt giải thưởng sách quốc gia.
Đăng ký tìm hiểu chương trình hợp tác tuyển sinh tại: https://www.pantado.online/tim_hieu_kenh_dai_ly_tai_pantado Website: pantado.edu.vn Facebook: facebook.com/pantado.edu.vn |
Bích Đào
" alt="Anh ngữ Pantado hợp tác với chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp "/>Anh ngữ Pantado hợp tác với chuyên gia giáo dục Phan Hồ Điệp
Số liệu thống kê của NCSC cho thấy, trong hơn 3 tuần vừa qua, chiến dịch nhận được sự hưởng ứng lớn từ cộng đồng, với tổng số hơn 5 triệu lượt tiếp cận chiến dịch.
Qua hơn 5 triệu lượt tiếp cận đến cộng đồng qua cả web và mạng xã hội, nhiều cá nhân, tổ chức đã tham gia truy cập, rà soát và bóc gỡ miễn phí cho hàng ngàn máy tính của cá nhân, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc/botnet. Bên cạnh đó, số lượt cá nhân, đơn vị liên hệ phản hồi về chiến dịch đã lên tới trên 17.000 lượt.
Đặc biệt, tính từ ngày 18/9 đến ngày 11/10, đã có trên 900.000 lượt máy tính tham gia rà quét mã độc. Trong đó, tổng số máy tính bị lây nhiễm mã độc được các đơn vị tham gia chiến dịch phát hiện và hỗ trợ bóc gỡ đã là trên 300.000 máy, chiếm tới 1/3 tổng số máy được rà soát.
Kể từ ngày 1/10 đến nay, trên website của chiến dịch tại địa chỉ https://khonggianmang.vn/chiendich2020, Trung tâm NCSC đã cho ra mắt bản đồ thời gian thực về kết quả rà soát mã độc theo vùng trên lãnh thổ Việt Nam và biểu đồ thực trạng triển khai chiến dịch theo các khu vực Bắc – Trung – Nam. Việc này nhằm hỗ trợ công tác đo lường kết quả thực hiện chiến dịch cũng như tạo thuận tiện cho mọi người theo dõi.
“Từ số liệu được hiển thị trên bản đồ, biểu đồ, người xem có thể biết được tương quan số máy tính nhiễm mã độc được rà soát, bóc gỡ giữa các vùng, địa phương; qua đó phần nào nắm được kết quả của chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc quy mô lớn đang được NCSC cùng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng triển khai”, đại diện NCSC cho hay.
Một trong những mục tiêu của chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” là giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến. (Ảnh minh họa) |
Là chiến dịch vì cộng đồng, hướng tới cá nhân, doanh nghiệp, “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” được Bộ TT&TT giao Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia chủ trì, phối hợp cùng các các doanh nghiệp trong và ngoài nước như VNPT, Viettel, BKAV, FPT, CMC, Hanoi Telecom, NetNam, SCTV, SPT, Kaspersky, Bitdefender, Eset, F-Secure, FireEye, Group IB...
Chiến dịch rà quét và bóc gỡ mã độc được chính thức phát động từ ngày 18/9 và triển khai trên diện rộng, cung cấp các công cụ kiểm tra, xử lý và bóc gỡ mã độc nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng trên không gian mạng Việt Nam, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Các phần mềm phòng chống mã độc được cập nhật, cho phép sử dụng miễn phí qua website https://khonggianmang.vn.
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” có mục tiêu cụ thể là giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP nằm trong 10 mạng botnet phổ biến; đưa Việt Nam ra khỏi báo cáo của các hãng về tỉ lệ lây nhiễm mã độc trong khoảng thời gian nhất định.
Cũng trong thông tin chia sẻ tại thời điểm phát động chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020”, NCSC đã cho biết, theo nghiên cứu của các hãng bảo mật, tình trạng lây nhiễm mã độc tại Việt Nam trong thời gian gần đây mặc có có giảm hơn song vẫn ở mức cao so với các nước trên thế giới.
Số liệu thống kê thực tế tại thời điểm trung tuần tháng 9/2020 cho thấy, Việt Nam có khoảng 16 triệu địa chỉ IPv4, trong đó khoảng 3 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong danh sách đen của nhiều tổ chức quốc tế, hơn 2 triệu địa chỉ IP thường xuyên nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma) lớn.
Vân Anh
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.
" alt="Khoảng 33% máy tính được rà soát ở Việt Nam bị nhiễm mã độc"/>