"Trong khi tất cả các phân khúc bất động sản đều lạnh ngắt mà giá chung cư cũ lại liên tục sốt. Đó là một điều rất vô lý và bất thường. Nói thật,ânlạnhtoátkhichungcưcũ ngừngsốtin tuc chung cư cũ chỉ có dân đầu cơ mua vào, cải tạo lại, rồi tạo sóng ảo để hòng bán với giá như chung cư mới, tạo ra cung cầu ảo".
Đó là quan điểm của độc giả Cameramankhi chung cư cũ giảm nhiệt. Mức độ quan tâm chung cư Hà Nội nửa cuối tháng 4 giảm 40% so với đỉnh tháng 3. Giao dịch phát sinh trong tháng 4 cũng giảm mạnh, bằng một nửa so với hai tháng trước đó. Nhiều người kỳ vọng lãi gấp đôi khi rao bán chung cư, nhưng dù giảm cả trăm triệu đồng mà gần một tháng nay vẫn không tìm được người mua.
Đánh giá về tình hình thị trường chung cư cũ, bạn đọc Vũ Phi Sơncho rằng: "Cái gì hết nóng là lạnh ngay, có khi lạnh toát chân luôn. Kẻ nhanh chân đã kịp thoát hàng và ăn lời đủ, còn những người chậm chân, ăn theo thì tiền bay rất nhanh. Sẽ chẳng có món hàng nào tăng giá gấp hai, ba lần chỉ trong một thời gian ngắn như vậy mà là giá trị thực cả".
"Bất cứ cái gì bị thổi giá cũng sẽ đến lúc vỡ bong bóng, và nhiều người sẽ bị sụt hố. Trên thế giới này đã có rất nhiều quốc gia vỡ bong bóng bất động sản. Có trường hợp sau 30 năm, giá bất động sản cũng mới chỉ bằng 60% lúc đạt đỉnh", độc giả Minhnguyennói thêm.
>> 'Giá chung cư tăng 40% rất vô lý'
Nói về giá trị thực của chung cư cũ, bạn đọc Kim Ramennhấn mạnh: "Không bao giờ có chuyện chung cư càng mua lâu lại càng được giá cả. Chỉ có chiêu trò marketing, đẩy giá nhưng giỏi lắm cũng chỉ được vài tháng là cùng. Giờ ai mua chung cư rồi hẳn sẽ ôm cục tức. Vài năm nữa thôi, họ muốn bán được bằng 80% giá mua vào cũng không dễ. Chung cư ngày càng xuống cấp, khó sửa chữa, và đâu phải chủ đầu tư nào cũng có tâm, chuyên nghiệp".
Cảnh báo tâm lý FOMO khiến nhiều người vỡ mộng chung cư cũ, độc giả Phạm Minhbình luận: "Thị trường bất động sản Việt Nam luôn có những giai đoạn sốt giá, đẩy giá trị lên cao ngất ngưởng trong thời gian ngắn. Lý do xuất phát từ một bộ phận người đầu tư lướt sóng, ôm hàng rẻ từ trước tạo giao dịch ảo, tự mua bán qua lại với nhau.
Cuối cùng, những người mua sau chịu tâm lý FOMO sẽ phải gánh hết hậu quả. Để rồi sau mỗi đợt sốt ảo, mặt bằng giá của thị trường lại bị đẩy lên gấp 2-3 lần, rất khổ cho những người không gặp may, những người trẻ chưa có nhà. Do đó, cần sớm có chính sách thuế chống hoạt động mua đi bán lại nhằm đẩy giá, tạo sốt ảo, để thị trường bất động sản được phát triển ổn định".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.