Điểm xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của thí sinh được tính theo công thức của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã bao gồm điểm ưu tiên (theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Cách tính điểm xét tuyển ĐH Bách khoa Hà Nội như sau:
Với tổ hợp môn không có môn chính: Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3)] + Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng).
Với tổ hợp môn có môn chính: Điểm xét tuyển = [(Môn 1 + Môn 2 + Môn 3 + Môn chính) x 3/4] + Điểm ưu tiên (khu vực, đối tượng).
Năm 2021, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển theo các phương thức là xét tuyển tài năng (15-20% tổng chỉ tiêu) và xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT (80 - 85% tổng chỉ tiêu).Trường tuyển khoảng 7.400 chỉ tiêu cho 59 chương trình đào tạo.
Do dịch Covid-19, Trường đã phải hủy kỳ thi kiểm tra tư duy, dành toàn bộ chỉ tiêu của phương thức này cho xét tuyển dựa vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Chia sẻ về chủ đề “Ứng phó tấn công mạng đa hướng xuất phát từ động cơ chính trị" được 10 Trung tâm ứng cứu sự cố không gian mạng quốc gia khu vực ASEAN và 5 nước đối thoại chọn cho diễn tập quốc tế ACID 2023, ông Nguyễn Đức Tuân, quyền Giám đốc VNCERT/CC cho biết, trong kỷ nguyên số, đang có xu hướng gia tăng các cuộc tấn công mạng ngày càng phức tạp và tinh vi từ các đối tượng tấn công đa dạng.
Các đối tượng thực hiện tấn công mạng ngày nay có thể là một cá nhân, một nhóm người, nhóm tội phạm mạng có kỹ năng cao và cả những nhóm tội phạm được hậu thuẫn bởi các quốc gia như trong các cuộc tấn công có chủ đích - APT điển hình.
Thời gian qua, chúng ta cũng đang chứng kiến các tranh chấp và xung đột địa chính trị, bất đồng quan điểm trong đời sống thực đã được thể hiện trên không gian mạng, với mục đích gây ảnh hưởng cho bên tấn công và làm mất uy tín, ảnh hưởng các hoạt động trên mạng của bên đối lập.
Nguy hiểm hơn, các xung đột về quan điểm đó được lợi dụng và thực hiện tấn công phá hoại qua không gian mạng, nhanh hơn với chi phí thấp hơn rất nhiều nhằm gây bất ổn, hạ thấp uy tín và gián đoạn các hoạt động trên mạng của các tổ chức, chính phủ và các bên đối lập.
Nắm bắt xu hướng tấn công mạng nêu trên, diễn tập ACID 2023 chọn chủ đề “Ứng phó tấn công mạng đa hướng xuất phát từ động cơ chính trị”. “Đây là lời nhắc nhở cần thiết cho các quốc gia tham gia diễn tập trong bối cảnh xung đột địa chính trị đang gia tăng giữa một số quốc gia trên thế giới, thúc đẩy những cá nhân hoặc các nhóm thể hiện ý kiến của mình và gây thu hút qua hình thức tấn công mạng”, đại diện VNCERT/CC nhận xét.
Theo Ban tổ chức, tương tự các mục tiêu chính trong các diễn tập an toàn thông tin mạng quốc tế ACID các năm qua, diễn tập năm nay thiên về phân tích và điều tra kỹ thuật để các cơ quan, tổ chức có những ứng phó phù hợp, rèn luyện và tăng cường kỹ năng cho lực lượng chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin, ứng cứu sự cố an toàn thông tin.
Bên cạnh đó, chương trình diễn tập quốc tế cũng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo vệ an toàn thông tin mạng, ứng phó với các cuộc tấn công mạng giữa các quốc gia trong khu vực và trong mỗi quốc gia cụ thể; đồng thời cập nhật và nâng cao nhận thức chung về các xu hướng mới nổi về tấn công mạng.
Cùng với các mục tiêu của khu vực, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) triển khai diễn tập quốc tế ACID cho toàn thể mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, để tạo cơ hội cho đội ngũ nhân sự làm an toàn thông tin mạng trong nước được thực hành phân tích điều tra, nâng cao kỹ năng ứng phó sự cố, cũng như được cập nhật các xu hướng mới của quốc tế.
Đại diện VNCERT/CC đề nghị các đội tham gia thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các yêu cầu trong diễn tập quốc tế ACID 2023, với giả định tình huống tấn công mạng trong diễn tập là đang nhắm trực tiếp vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức mình đang quản lý và vận hành, đặt mình vào vai phải thực hiện ứng phó và/hoặc hợp tác ứng phó hiệu quả như đang bị tấn công.
Ngoài việc trả lời các câu hỏi từ các tình huống trong diễn tập, Ban tổ chức diễn tập cũng mong muốn các đội tham gia sẽ tự đánh giá năng lực ứng phó và xử lý sự cố của mình thông qua các câu trả lời trong diễn tập, và nhất là yếu tố thời gian khi phân tích, xử lý ứng cứu sự cố.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng diễn tập ACID năm nay sẽ cung cấp cho các đơn vị tham gia những thông tin, kiến thức hữu ích về bối cảnh mới, đồng thời khuyến khích trao đổi, thảo luận, sáng tạo và hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức thành viên mạng lưới trong việc bảo vệ an toàn các hệ thống thông tin”, đại diện VNCERT/CC chia sẻ thêm.
Theo kế hoạch, sau khi diễn tập kết thúc, VNCERT/CC sẽ chủ trì và hướng dẫn các đơn vị tham gia thực hiện phiên thảo luận để nắm đầy đủ và chính xác hơn diễn biến, cách thức thực hiện trong diễn tập; xác định những vấn đề mới có thể phát sinh từ quy trình ứng phó đang sử dụng, rút kinh nghiệm và áp dụng trong thực tế tại mỗi đơn vị.
Cụ thể, dự thảo mới này đã bỏ đi khoản 3 Điều 7 của Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 18/4 năm 2014 về quy chế tuyển sinh THCS và THPT:
“3. Đối tượng được cộng điểm khuyến khích. Sở GD-ĐT quy định đối tượng và điểm cộng thêm cho từng loại đối tượng được hưởng chế độ khuyến khích”. Như vậy, đồng nghĩa với việc Bộ không giao cho cho các sở quy định đối tượng và mức cộng điểm khuyến khích nữa. Do đó thi vào lớp 10 thí sinh sẽ không được cộng điểm khuyến khích, trong đó có điểm thi nghề phổ thông ở cấp THCS hay cuộc thi học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa do các sở GD-ĐT tổ chức.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay Bộ đang xin ý kiến để bỏ điều này bởi những lý do thực tế.
“Chúng tôi dự kiến như vậy bởi nhiều nơi phản ánh vì có việc cộng điểm đó mà việc thi nghề phổ thông bỗng thành mục tiêu phấn đấu chỉ để cộng điểm. Trong khi ý nghĩa của việc học và thi nghề là làm cho công tác hướng nghiệp học sinh tốt hơn, hướng đến thích hợp điều kiện địa phương”.
Theo ông Thành, về cơ bản Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên các chế độ tuyển thẳng, ưu tiên.
Thay đổi đáng kể là thay vì chỉ yêu cầu “Học sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học” như quy định hiện hành, thì dự thảo sửa đổi thành “Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT”.
Như vậy, những học sinh được tuyển thẳng phải đạt giải cấp quốc gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật, chứ không phải cấp tỉnh cũng có thể được như hiện nay.
Thanh Hùng
" alt=""/>Tuyển sinh vào 10: Không được cộng điểm khuyến khích