" />

Ca sĩ tỷ phú Hà Phương ủng hộ Sài Gòn hơn 100 tấn lương thực

Thời sự 2025-03-31 12:19:47 7198
ĩtỷphúHàPhươngủnghộSàiGònhơntấnlươngthựleverkusen – frankfurt{ keywords}
本文地址:http://play.tour-time.com/news/89e098961.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Zaqatala vs Qaradag Lokbatan, 18h00 ngày 27/3: Khó tin cửa dưới

Phổ biến, giải đáp thắc mắc cho kiều bào về Luật Đất đai 2024 - 1

Các đại biểu tham gia sự kiện (Ảnh: Bộ Ngoại giao).

Chiều 27/6, Ủy ban NNVNVNONN đã phối hợp với Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài về Luật Đất đai 2024 của Việt Nam.

Đây là hoạt động nhằm phổ biến những nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai 2024 của Việt Nam từ góc nhìn của luật sư.

Hoạt động này được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết hợp điểm cầu chính tại trụ sở Ủy ban NNVNVNONN, với các điểm cầu Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại các nước châu Âu và một số điểm cầu tại TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng… các đại diện sở, ban, ngành, cơ quan liên quan một số địa phương và bà con kiều bào.

Phát biểu tại sự kiện, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Đông cho biết: "Chương trình phổ biến, giải đáp pháp luật cho NVNONN về Luật Đất đai 2024 của Việt Nam" nằm trong chuỗi các hoạt động mà Ủy ban Người Việt kết hợp với Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tổ chức nhằm cung cấp các thông tin pháp luật, đặc biệt là những luật mới được Quốc hội ban hành có liên quan trực tiếp đến NVNONN.

Đồng thời, nhân dịp này, Ủy ban Người Việt và Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cũng kết hợp phổ biến quy định pháp luật về điều kiện sở hữu nhà, đất tại Vương quốc Anh để vừa tăng cường kết nối giữa cộng đồng người Việt tại các nước khác nhau trên thế giới, vừa hỗ trợ thêm việc bà con có thêm thông tin cần thiết để cân nhắc trong trường hợp dịch chuyển cuộc sống, tránh rủi ro có thể phát sinh".

Theo ông Nguyễn Mạnh Đông, các hoạt động trên nhằm hiện thực hóa chủ trương chính sách về việc quan tâm chăm lo, hỗ trợ NVNONN của Đảng và Nhà nước. Chương trình cũng là hoạt động trong chuỗi các hoạt động nhằm hiện thực hóa phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho bà con kiều bào theo Kế hoạch phối hợp công tác năm 2024 giữa Ủy ban và Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Những điểm đáng chú ý trong Luật Đất đai 2024 với kiều bào

Luật sư Lê Văn Khánh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, đã phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài (NVNĐCONN) trong Luật Đất đai 2024 với các điểm đáng chú ý như: Mở rộng quyền và tạo điều kiện để NVNĐCONN thuận lợi hơn trong lĩnh vực đất đai tại Việt Nam; quy định NVNĐCONN là công dân Việt Nam có quyền, nghĩa vụ sử dụng đất và khả năng tiếp cận đất đai tương tự như cá nhân trong nước.

Luật Đất đai 2024 cũng mở rộng quyền của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (là đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam); người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được bổ sung quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở và quyền chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, để thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở theo quy định của Luật.

Tại phần trình bày trực tuyến của luật sư Nguyễn Trung Nam, Công ty EP Legal, Vương quốc Anh đã phổ biến các điều kiện sở hữu nhà, đất tại Vương quốc Anh như những vấn đề pháp lý liên quan đến mua nhà cho thuê và các bước mua nhà tại Anh để bà con nắm thông tin về vấn đề này.

Sau phần tham luận, các luật sư đã giải đáp các câu hỏi của bà con kiều bào, tập trung vào Luật Đất đai 2024 với những nội dung cụ thể như những điều kiện thuận lợi cho NVNĐCONN, các quy định cụ thể về nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay việc bà con có được mua nhà ở tại Việt Nam nếu không còn quốc tịch Việt Nam.

Bà con cũng trao đổi về băn khoăn liệu việc Luật Đất đai có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ 01/8/2024) thay vì 01/01/2025 thì có kịp ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành không? Có đảm bảo các nội dung yêu cầu không? Các luật sư đã trao đổi, giải đáp các câu hỏi của các kiều bào, giúp hiểu rõ và chi tiết hơn về các quy định trong Luật Đất đai của Việt Nam và điều kiện sở hữu nhà, đất tại Anh.

Phát biểu tại các điểm cầu, bà con kiều bào đánh giá cao và cảm ơn tới Ủy ban NNVNVNONN, Bộ Ngoại giao và Đoàn Luật sư TP. Hà Nội đã quan tâm, phổ biến các thông tin về chính sách pháp luật của Việt Nam tới bà con; bày tỏ mong muốn các cơ quan chức năng kịp thời xây dựng các văn bản hướng dẫn dưới luật tạo điều kiện thuận lợi cho bà con về trong nước đầu tư trong lĩnh vực nhà ở và kinh doanh bất động sản.

Phát biểu bế mạc chương trình, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban NNVNVNONN cho biết Ủy ban mong nhận được ý kiến đóng góp của bà con trong quá trình triển khai Luật Đất đai 2024 nói riêng cũng như các quy định pháp luật nói chung để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét.

Thời gian tới, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp với Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan giới thiệu các chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng như của một số nước về các lĩnh vực khác mà bà con quan tâm hoặc liên quan trực tiếp đến cuộc sống của bà con.

">

Phổ biến, giải đáp thắc mắc cho kiều bào về Luật Đất đai 2024

Những năm gần đây, cô dành nhiều thời gian để tìm kiếm những cái mới cho điện ảnh Việt, bao gồm cả những đạo diễn mới, biên kịch mới, diễn viên mới và cả những kịch bản mới mẻ. Dù đôi khi, thành quả từ những cố gắng mà Ngô Thanh Vân đem lại vẫn chưa thật sự khiến khán giả thỏa mãn.

Nói về chính mình, Ngô Thanh Vân thừa nhận bản thân cô giậm chân tại chỗ suốt một năm qua. Còn đối với điện ảnh Việt, cô cho rằng không ít người lấn sân phim ảnh với vai trò nhà sản xuất để có thêm một danh xưng và "để ghi tên mình lên phim".

{keywords}
Ngô Thanh Vân là "bà đỡ" của không ít đạo diễn, biên kịch trẻ, để tác phẩm của họ có cơ hội đến với công chúng.


"Trở về với kịch bản bình thường, Lan Ngọc không thể tỏa sáng"

- Điện ảnh Việt năm vừa qua chứng kiến sự xuất hiện của những gương mặt trẻ tiềm năng, có thể kể đến Liên Bỉnh Phát, Jun Vũ, Hoàng Yến Chibi, Phương Anh Đào... Chị nghĩ họ có thể trở thành thế hệ ngôi sao điện ảnh tiếp theo của điện ảnh Việt?

- Sở dĩ điện ảnh Việt nhiều năm qua không có được ngôi sao điện ảnh mới là do chúng ta không chịu đầu tư nghiêm túc về kịch bản. Những gương mặt kể trên đều là những diễn viên có tiềm năng nhưng khó có cơ hội để thể hiện tài năng bởi kịch bản của chúng ta đang quá nghèo nàn.

Diễn viên Việt vốn hay lười biếng trong việc đẩy khả năng của bản thân, vì vậy họ càng cần nhân vật giúp họ đẩy khả năng của chính mình đến một giới hạn mới. Có như vậy họ mới có thể tỏa sáng.

Ví dụ Ninh Dương Lan Ngọc, trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể hay Cô Ba Sài Gòn, tôi luôn tạo ra nhân vật đòi hỏi sự phá cách để lột tả tất cả những gì cô ấy có thể làm được. Tôi đẩy Lan Ngọc đến những thử thách không dễ gì đối với cô ấy. Nhưng sau đó, tôi lại thấy Lan Ngọc quay trở lại với với vòng an toàn của chính mình, với những kịch bản rất bình thường. Khi diễn, cô ấy chỉ làm với những phản ứng mà cơ thể mình cho phép, vì vậy không thể tỏa sáng.

- Chị vừa nói diễn viên Việt vốn lười biếng, nhưng tất cả vẫn quy cho kịch bản nghèo nàn?

- Đúng, diễn viên Việt có phần lười, thiếu sức bật nhưng đó không phải là tất cả bởi mọi thứ đều bắt đầu bằng kịch bản. Chúng ta khó trách được diễn viên vì họ đều phải lo cơm áo gạo tiền. Thị trường sản xuất phim gì thì người ta cho mình vai diễn đó. Vì cuộc sống, họ vẫn phải chấp nhận thôi. Kịch bản tới tay mà diễn viên không nhận thì mất đi chi phí để trang trải cuộc sống.

Vì vậy, bắt buộc họ phải tham gia những dự án mà họ không thích. Rõ ràng thị trường đang có quá ít sự lựa chọn cho diễn viên. Nếu muốn trách thì chúng ta phải trách các nhà làm phim không đủ thời gian để đầu tư vào những kịch bản nghiêm túc.

{keywords}
"Nếu muốn trách thì chúng ta phải trách các nhà làm phim không đủ thời gian để đầu tư vào những kịch bản nghiêm túc".

- Diễn viên châu Á bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường Hollywood sau phim "Hội con nhà giàu châu Á", liệu có cơ hội nào cho diễn viên Việt?

- Tôi nghĩ rất khó, nếu không muốn nói là không thể. Ngôn ngữ là rào cản rất lớn. Bản thân tôi còn cảm thấy rất khó thì đừng nói đến các diễn viên khác ở Việt Nam, may ra thì có diễn viên người Việt lớn lên ở nước ngoài mới có cơ hội.

'Nhiều nghệ sĩ làm sản xuất phim để có thêm danh xưng'

- Nhiều năm nay, khi nhắc đến đả nữ phim Việt, người ta thường nhắc đến cái tên Ngô Thanh Vân. Dường như việc tìm kiếm diễn viên kế thừa danh xưng này không phải dễ dàng?

- Để có thể vào vai đả nữ, diễn viên phải có sự chín muồi trong diễn xuất, tính cách phải có phần tomboy ngoài đời, có sức khỏe tốt và chịu hy sinh. Với những yếu tố đó, các diễn viên trẻ hiện tại còn thiếu rất nhiều. Tôi cũng đã thử tìm kiếm nhưng thật sự đến giây phút này vẫn chưa tìm được ai để tôi có thể trực tiếp đào tạo.

{keywords}
"Thật sự tôi cũng rất mệt và muốn tập trung vào vai trò sản xuất".

 - Nhưng chị đâu đã chịu lùi về, vẫn chưa chịu nhường vai cho lớp đàn em. Bằng chứng là chị vẫn quyết định vào vai đả nữ trong "Hai Phượng" do chính mình sản xuất?

- Kịch bản Hai Phượng đến tay tôi cách đây 4 năm nhưng sau đó bị xếp xó bởi đó là một kịch bản viết cho một vai đả nữ nữ. Suốt ngần ấy năm, tôi tập trung sản xuất các phim khác nên quên bẵng đi. Và khi kịch bản Hai Phượng được đem ra trở lại, một lần nữa tôi tìm nữ chính. Tôi thử gần như tất cả những ai có tiềm năng nhưng cuối cùng vẫn không tìm được. Vì vậy, tôi đành đứng mũi chịu sào. Thật sự tôi cũng rất mệt và muốn tập trung vào vai trò sản xuất.

- Vì sao chị lại chọn vai trò sản xuất mà không phải đạo diễn?

Tôi nghĩ khi mình ở vai trò sản xuất thì sẽ hỗ trợ các đạo diễn, biên kịch mới tốt hơn. Làm 2-3 vai trò cùng lúc sẽ khiến bản thân tôi mất tập trung. Tôi biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều bạn bắt đầu hăm he sản xuất phim, tự xưng là nhà sản xuất. Có vẻ như trong năm 2018 nhiều người lậm xưng, tự cho mình là nhà sản xuất. Người khác làm nhà sản xuất để có thêm danh xưng, để ghi tên mình lên phim. Còn đối với tôi, việc chọn vai trò sản xuất khiến tôi phải hy sinh nhiều điều khác.

- Phát ngôn này của chị có thể đụng chạm đến Mỹ Tâm, Minh Hằng bởi trong năm qua họ đều lần đầu sản xuất phim điện ảnh?

- Tôi nói đến rất nhiều người chứ không phải chỉ riêng các bạn ấy. 

{keywords}
Ngô Thanh Vân cho rằng không ít người sản xuất phim để có thêm cho mình một danh xưng.


 "Cơ thể tôi suy sụp hoàn toàn"

- Chị đã bắt đầu bước sang tuổi 40. Phụ nữ ở độ tuổi này sức khỏe không còn dẻo dai như nhiều năm trước. Chị gặp khó khăn gì khi phải quay những cảnh hành động ở ngưỡng tuổi này?

- Câu chuyện trong Hai Phượng chỉ diễn ra trong một ngày duy nhất nhưng ở bên ngoài, chúng tôi quay đến 6 tuần. Trong 6 tuần này mỗi ngày chúng tôi đều làm việc suốt 18 tiếng. Phim chỉ có tôi là vai chính, nếu không quay tôi thì quay ai?

Bởi vậy tôi không thể ngưng nghỉ bất cứ lúc nào, ngay cả khi bị chấn thương. Nếu tôi chỉ là diễn viên, tôi có thể õng ẹo để nghỉ cho khỏe. Nhưng tôi còn là nhà sản xuất, mỗi ngày nghỉ là tôi đang quăng 100 triệu qua cửa sổ. Cho nên có đau thế nào, tôi cũng phải ráng hoàn tất vai diễn này.

Bộ phim đẩy tôi đến tận cùng giới hạn của mình, thậm chí là quá giới hạn. Về sức khoẻ và thân thể, tôi cảm giác mình đã hành hạ nó đến mức hết hạn, vượt sức chịu đựng. Về tâm lý, đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy đau khổ tột cùng. Quá nhiều cảm xúc sợ hãi, âu lo của một người mẹ mất con dồn nén lại khiến tôi không chịu đựng nổi. Ngày cuối cùng quay, cả cơ thể và tinh thần của tôi suy sụp hoàn toàn.

Tôi không biết có thể gọi là sang chấn hay không nhưng tôi cảm thấy cả cơ thể mình "lụi" đi, chai sạn với mọi thứ. Khi tôi ra những dấu hiệu thì cơ thể cũng không phản ứng.  

{keywords}
"Quá nhiều cảm xúc sợ hãi, âu lo của một người mẹ mất con dồn nén lại khiến tôi không chịu đựng nổi. Ngày cuối cùng quay, cả cơ thể và tinh thần của tôi suy sụp hoàn toàn".


- Sau đó chị mất bao lâu để phục hồi?

- Vừa đóng máy xong thì tôi về châu Âu một tháng. Suốt một tháng, tôi chỉ ở trong nhà, dường như không liên lạc với mọi người và cũng không muốn biết tin tức gì của Hai Phượng. Tôi đóng băng bản thân mình để tìm lại chính mình sau vai diễn đó.

Đóng Hai Phượng xong, tôi phải khâm phục những diễn viên nữ đóng vai siêu anh hùng ở Hollywood. Tôi nghĩ tinh thần của họ phải là tinh thần thép thì mới chịu đựng đựng được tất cả áp lực. Áp lực đối với nữ khi cáng đáng một đường dây hành động gấp 10 lần diễn viên nam.

Theo Zing

Thưc hư phim 'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân bị cấm chiếu vì quá bạo lực

Thưc hư phim 'Hai Phượng' của Ngô Thanh Vân bị cấm chiếu vì quá bạo lực

Trước thông tin phim hành động 'Hai Phượng" của Ngô Thanh Vân bị cấm chiếu, Chủ tịch Hội đồng duyệt phim Quốc gia trả lời chính thức VietNamNet. 

">

Ngô Thanh Vân: 'Diễn viên Việt lười biếng'

Nhận định, soi kèo Enugu Rangers vs Plateau United, 22h00 ngày 27/3: Khó có bất ngờ

W-Lap trinh cntt 1.jpg
Phó Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Việt Nam - TS. Nguyễn Thanh Sơn. Ảnh: TĐ

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Giáo dục & Đào tạo cho hay, để có được đầu vào chất lượng cho bậc đại học, cần trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức, tư duy và kỹ năng về Toán, STEM, lập trình.

Theo Phó Cục trưởng Cục CNTT, những bạn trẻ có năng lực, nguyện vọng có thể được hướng nghiệp sớm từ cấp 3. Điều này giúp các em có thể tham gia thị trường lao động ngay từ khi kết thúc thời gian học phổ thông.

Ở góc nhìn của một đơn vị chuyên đào tạo, ông Chu Tuấn Anh, Giám đốc Aptech Việt Nam cho biết, tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, học sinh đã thành thạo một số công nghệ lập trình như Python, Java trước cả khi vào đại học.

Sinh viên Việt Nam chỉ có thời gian rất ngắn trong 4 năm đại học để học lập trình, trong khi phần lớn thời gian dành cho các môn học đại cương và cơ sở.

"Kỳ vọng sinh viên Việt Nam có thể nắm vững các công nghệ mới trong thời gian đào tạo ngắn như vậy là điều bất khả thi", ông Tuấn Anh nhận định.

Là một trong những người sớm đưa kỹ năng lập trình vào bậc học phổ thông, ông Hoàng Văn Lược (Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ) cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam cần nắm bắt và tiếp cận nhanh với công nghệ, đặc biệt là về AI, Big Data. 

"Ngay từ bây giờ phải đưa các môn công nghệ, lập trình vào trung học phổ thông. Sau 3 năm học, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, thậm chí các em có thể đi làm ngay để kiếm tiền nuôi gia đình", ông Lược nói.

W-Lap trinh cntt 3.jpg
Các bạn trẻ trong một khóa học lập trình. Ảnh: TĐ

Trên thực tế, việc đưa lập trình vào chương trình cấp 3 không chỉ giúp giải quyết vấn đề nhân lực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.

Là một phụ huynh từng cho con theo học lập trình ngay từ năm học lớp 10, chị N.L. Hương (Hà Nội) lúc đầu rất lo lắng, hoang mang, không biết con có theo được chương trình hay không, nếu không thì phải rẽ ngang thế nào.

Tuy nhiên, sau đó chị đã thở phào nhẹ nhõm khi hết cấp 3, con gái chị vừa đỗ khóa tốt nghiệp về lập trình, lại đỗ cả các trường đại học trong nước.

Chia sẻ về câu chuyện của gia đình mình, chị cho biết, trong 3 năm học cấp 3, con gái chị đã thay đổi rất nhiều. Học lập trình giúp các bạn trẻ có tư duy lập trình, từ đó theo học tất cả các môn văn hóa khác theo cách rất khoa học.

Học lập trình còn giúp các con hình thành tư duy trong việc viết luận, viết CV thuyết phục các nhà tuyển dụng sau này. Tư duy lập trình không chỉ có ích cho các bạn trẻ trong công việc, học tập mà còn hữu ích trong cả cuộc sống sau này, nhất là những khi cần ra quyết định", chị Hương nói.

Nhìn chung, các chuyên gia đều đồng ý với nhận định đưa lập trình vào chương trình giáo dục cấp 3 là một giải pháp khả thi và cần thiết để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực CNTT chất lượng cao tại Việt Nam.

Điều này không chỉ giúp học sinh có nền tảng kiến thức và kỹ năng số vững chắc mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các em khi tham gia thị trường lao động.

Giáo viên lo ngại bị tụt hậu khi học sinh biết sử dụng AIKhi các bạn trẻ ngày càng thành thạo việc sử dụng AI, giáo viên cũng có nhu cầu học cách ứng dụng AI để làm bài giảng phong phú và không bị học sinh qua mặt.">

Trẻ em có nên học lập trình ngay từ bậc học phổ thông?

 

{keywords}
Quầy bánh của chị Huỳnh Thị Thuận ở ngã tư Lạc Cường, TP Biên Hòa.

Quầy bánh đặc biệt

Quầy bánh ngay ngã tư Lạc Cường, trên đường Phan Trung (P. Tân Phong, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) chỉ mới xuất hiện từ ngày 1/4 - ngày các công ty xổ số trên toàn quốc ngưng phát hành vé số.

Tại quầy, nhiều loại bánh đặc trưng vùng miền như bánh ú, bánh dừa, bánh gai kèm với nhiều chủng loại khác được bày biện ngay tầm nhìn của người đi đường.

Một chị đi xe máy chở theo đứa con nhỏ ghé vào. Chị tự chọn những chiếc bánh mình thích. Rồi cũng tự chị, thò tay vào bên trong quầy lấy ra chiếc bao để đựng những món hàng đã chọn. Chị móc vào xe rồi lấy chiếc ví. Chị hỏi người bán, 'Bao nhiêu vậy chị?' - '35 ngàn'.

Chị lấy tờ 100 ngàn đồng bỏ vào chiếc túi trước ngực người bán, rồi cũng tự chị lấy ra 50 ngàn tiền thừa.

Chị nói, 'Em chỉ lấy bấy nhiêu thôi, còn lại gởi chị uống nước nhé'. Qua lớp khẩu trang, chúng tôi không nhìn rõ, chỉ thấy đuôi mắt người phụ nữ ấy nheo lại. Dường như chị vừa nở một nụ cười.

'Chị có thường mua hàng ở đây không?', chúng tôi hỏi chị. Chị vui vẻ cho biết, quầy bánh này tuy mới xuất hiện nhưng người phụ nữ bán hàng có mặt tại khu vực này đã gần 10 năm nay rồi.

'Trước kia, chị ấy bán vé số. Từ ngày dịch bệnh bùng nổ, vé số ngưng phát hành, chị chuyển đổi mặt hàng mua bán. Người dân Biên Hòa ai cũng biết chị. Chị là phụ nữ khuyết tật, không tay không chân nhưng luôn miệt mài mưu sinh... Việc chị chuyển sang bán bánh làm nhiều người khâm phục chị hơn'.

Sau lệnh cách ly toàn xã hội do dịch Covid-19, cuộc sống của người lao động bị xáo trộn không ít, nhất là những người bán vé số dạo. Nhưng thay vì ngồi đó than vãn kêu khổ như nhiều người, người phụ nữ khuyết tật đã tìm cho mình một công việc khác để cải thiện đời sống trong hoàn cảnh khó khăn này.

'Tôi ủng hộ chị - người phụ nữ quả cảm không đầu hàng số phận - nên ngày nào cũng ra mua giúp chị', người mua hàng nói.

{keywords}
Túi bánh đã móc trên xe, chị Thuận đưa túi xách ra trước ngực, người mua kiểm tiền trước khi cho vào túi chị.

Một thanh niên ghé vào. Anh cũng xuống xe, tự chọn hàng và cũng tự mình phục vụ. Chị bán hàng chỉ đưa mắt theo dõi. Anh móc túi bánh vào xe rồi bỏ vào túi chị tờ 50.000 đồng mà không cần lấy tiền thối.

'Sao anh không lấy tiền thối?'. 'Có đáng bao nhiêu đâu', người thanh niên nói và cho biết, ở Biên Hòa này, kiếm một người như chị hơi khó. Khiếm khuyết bản thân nhưng chị không nhờ vả vào ai, tự mình đổ mồ hôi kiếm sống.

'Trước khi bán bánh, chị từng lăn lộn khắp thành phố này, có khi đến tận 11 giờ khuya để bán từng tờ vé số. Tôi không lấy lại tiền thừa mà muốn biếu chị để chị có thêm nghị lực sống. Thử hỏi, lòng tự trọng của chị có đáng để chúng ta khâm phục và noi gương không?'.

Người phụ nữ khuyết tật đầy lòng tự trọng

Bao nhiêu người ghé lại rồi ra đi. Những chiếc bánh trên quầy vơi dần. Chị vẫn ngồi yên một chỗ. Chúng tôi đến gần chị. Hai tay, hai chân chị không có. Chị ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước ngực chị là túi xách để ai mua thì tự bỏ tiền vào.

{keywords}
Sau khi mua hàng, anh thanh niên trả tiền như bao người khách khác khi đến quầy bánh của chị Thuận.

Chị là Huỳnh Thị Thuận, 43 tuổi quê ở xã Ninh Phụng (TX Ninh Hòa, Khánh Hòa). Chị bị khuyết tật bẩm sinh, chào đời đã không có tay và chân. Gia đình thuộc diện nghèo nên tuổi thơ của chị gặp nhiều vất vả.

Chị không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Lớn dần lên chị cảm nhận không thể là gánh nặng cho cha mẹ, chị tìm cách đỡ đần. Nhưng không thể tìm được việc làm phù hợp, chị đành lê la với xấp vé số trên tay.

Cuộc sống cứ thế trôi dần đến năm chị 20 tuổi, gặp được anh - một thanh niên khỏe mạnh trong vùng. Cả hai yêu nhau và sống với nhau bằng tình yêu tưởng chừng như không thể có trên đời này. Vậy mà, khi chị sinh cháu trai khỏe mạnh bình thường được 1 tháng rưỡi, anh bỏ nhà đi biền biệt. Chị đành phải bế cháu về nhà nhờ mẹ chăm sóc rồi tiếp tục lao vào cuộc mưu sinh.

Vất vả nhiều vẫn không đủ lo cho con, phụ cho mẹ, chị nghe theo lời một người bạn vào tận Long An tìm kế sinh nhai nhưng cũng chẳng xong. Chị tìm đến đất Biên Hòa này và đã được bà con nơi đây bao bọc.

Gần 10 năm ở đất Đồng Nai, ban ngày chị ngồi ở ngã tư Lạc Cường để bán vé số. Những anh xe ôm, ba gác xung quanh là những người giúp chị ngăn được kẻ xấu giật tiền và vé số. Tối đến chị lân la khắp các hàng quán bán đến 10 - 11 giờ khuya. Cả ngày tần tảo như thế chị bán được vài trăm vé, đủ cho sinh hoạt hàng ngày và gửi tiền về cho mẹ nuôi con.

{keywords}
Người mua tự lấy bao đựng hàng.

Rồi dịch bệnh tràn đến. Vé số ngưng phát hành. Chúng tôi hỏi chị cảm giác lúc ấy ra sao. Chị bật cười rồi nói, 'Khóc chứ sao anh. Biết làm gì ăn bây giờ? Không lẽ đi xin? Nhưng cũng may có người giúp cho quầy bánh này để qua ngày.

Sau này em cũng bán vé số lại thôi bởi bán bánh phải nhờ vả nhiều người quá. Dọn hàng, lấy hàng rồi phải bám trụ suốt ngày mới mong có được chút tiền lời'. 

Chúng tôi không dám cho tiền chị bởi chị nói, chị không đi xin. Đành phải mua giúp chị ít bánh và cũng như bao người khác, chúng tôi không lấy lại tiền thừa. Chỉ mong sao, chị sớm trở lại với nghề vé số để có thể kiếm tiền lo cho con, cho mẹ...

Chị phụ hồ nhận hỗ trợ gạo, tiền nhà trọ, còn được giới thiệu việc làm

Chị phụ hồ nhận hỗ trợ gạo, tiền nhà trọ, còn được giới thiệu việc làm

 'Ngoài được hỗ trợ tiền phòng, nhận quà của mạnh thường quân, tôi còn được giới thiệu việc làm. Vậy là, mẹ con tôi sẽ đỡ hơn trong những ngày thất nghiệp vì dịch. Ơn này, tôi sẽ ghi mãi'.  

">

Quầy bánh đặc biệt của người phụ nữ thiếu tứ chi ở Đồng Nai

友情链接