- Ngoài giỏi tiếng Pháp và đam mê du lịch, nhiều người còn biết đến Phương Anh với hình ảnh Á hậu thích đọc sách, chị có thể chia sẻ thêm về sở thích này?
Tôi thích đọc sách từ nhỏ và đọc rất nhiều thời cấp 3. Khi ấy, tôi ấn tượng với thầy giáo dạy Văn năm lớp 11. Nhờ thầy truyền cảm hứng, tôi tìm tòi và yêu thích hơn những tác phẩm văn học Việt Nam. Tôi đã dành thời gian rảnh ra thư viện để đọc thêm những tác phẩm khác của các tác giả trong chương trình sách giáo khoa, cảm nhận sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật cũng như quan điểm nhân sinh mà các nhà văn gửi gắm. Có lẽ đây là lúc duy nhất trong 12 năm đi học tôi “siêng” tới vậy.
Từ khi lên đại học, tôi không còn đọc sách thường xuyên và đang cố gắng hình thành lại thói quen này trong những ngày dịch gần đây.
![]() |
Á hậu Phương Anh thích đọc sách từ nhỏ. |
- Gu đọc của Phương Anh thế nào?
Tôi thích đọc truyện viễn tưởng và không hứng thú với loại sách quá nhiều lý thuyết. Những câu chuyện trong sách với tôi như nơi nghỉ ngơi của cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, tôi đang đọc cuốn Dunecủa Frank Herbert kể về cuộc phiêu lưu của con người trong tương lai trên những hành tinh xa xôi. Không được đi đâu thì đọc về việc du hành vũ trụ vậy!
- Cuốn sách tâm đắc (nhất) của chị? Người ta nói sách có thể cứu rỗi tâm hồn con người, vậy có tựa sách nào từng giúp chị vượt qua tổn thương?
Tôi tâm đắc với quyển The course of lovecủa Alain de Botton. Đây là một tác giả gốc Thuỵ Sĩ, nổi tiếng viết về tình yêu. Cuốn sách đến tình cờ vì lúc đó tôi đang rảnh, giá sách lại giảm 50% nên tôi quyết định mua về đọc cho vui. Hoá ra, nó rất hay, đem đến cho tôi nhiều cái nhìn khác về tình yêu và những mối quan hệ.
Chẳng hạn, bất cứ ai khi yêu đều từng giận người yêu mình hoặc bị giận lây. Tức là khi đối phương có chuyện không vui, họ hay bực bội, “giận cá chém thớt” lên mình. Thông thường, mình cũng sẽ cọc theo nhưng cuốn sách cho rằng đây là một trong những biểu hiện của tình yêu. Vì chỉ khi thấy thật sự thoải mái và tin tưởng người yêu, mình mới thể hiện những cảm xúc đó. Với người lạ, chắc chắn mình sẽ giấu đi và thể hiện một cách khác. Cuốn sách này thực sự là một “liều thuốc tinh thần”, bồi đắp tâm hồn yêu cho tôi và nhiều độc giả.
- Trong thế giới văn học, chị ấn tượng với tác giả nào?
Tôi ấn tượng với Yuval Noah Harari, tác giả của bộ ba Sapiens - Homo Deus - 21 stories for the 21stcentury(Lược sử loài người, Lược sử tương lai và 21 bài học cho thế kỷ 21). Nhà văn Israel để lại dấu ấn đặc biệt với tôi bởi trong quyển 21 bài học cho thế kỷ 21, khi nói về những vấn đề ở thế giới hiện đại, tác giả đề cập tới tầm quan trọng của việc ngồi thiền. Tôi tò mò nên đã tìm nghe một cuộc phỏng vấn của Yuval và biết ông ngồi thiền 2 tiếng mỗi ngày.
- Nhiều người cho rằng, internet cũng là phương tiện cung cấp tri thức phổ biến, nhanh gọn hơn sách và trong tương lai có thể thay thế sách, quan điểm của Phương Anh thế nào?
Tôi không quan tâm tới hình thức, miễn là nó giúp mình đạt được mục tiêu. Sách điện tử, sách giấy, mạng xã hội, báo mạng,… đều hữu ích, có những ưu - nhược điểm tuỳ theo sở thích và nhu cầu của mỗi người. Thật ra gần đây, tôi đọc sách điện tử nhiều hơn vì dễ chọn hơn, chứ giờ đặt sách giấy trên mạng không biết bao giờ mới tới nhà.
- Hai niềm đam mê du lịch và đọc sách của Phương Anh hẳn phải có mối liên hệ với nhau?
Với tôi, du lịch và đọc sách đều là những sở thích mang lại niềm vui cho mình nên không quá quan trọng sự liên hệ giữa chúng. Nhưng tôi thích việc đọc sách có liên quan tới địa điểm trước khi ghé thăm bởi mình sẽ có trải nghiệm sâu sắc. Ví dụ, tôi rất thích Dan Brown với những quyển về kiến trúc, tôn giáo ở Ý và Vatican. Vào năm 2019, khi có cơ hội chiêm ngưỡng những điều đó bằng mắt, đó là một trải nghiệm tuyệt vời tôi không thể quên.
- Học tiếng Pháp từ nhỏ, chắc hẳn tủ sách của Phương Anh có nhiều cuốn sách Pháp ngữ?
Thỉnh thoảng tôi có đọc sách bằng tiếng Pháp, nhưng chủ yếu là truyện thiếu nhi như những cuốn: Charlie và nhà máy sôcôla, Hoàng tử bé, bộ Harry Potter,... Những lúc ôn thi, tôi cũng hay đọc sách Pháp để vừa luyện sự phản xạ ngôn ngữ, vừa học và giải trí.
-Nhiều người đọc sách theo trào lưu mà không quan tâm tới chất lượng. Theo chị, cần đọc sách thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?
Quan điểm của tôi là đầu tiên mình phải thích đọc. Hãy đọc những gì thật sự khơi dậy sự hứng thú trong mình, kể cả truyện thiếu nhi, truyện phiêu lưu,... chứ không nhất thiết phải chạy theo trào lưu sách nào cả. Bạn có thể thử các thể loại sách để xem mình có thích không. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là đọc sách như một thú vui nên hãy chọn những quyển khiến bạn thấy thú vị.
- Dịch bệnh khiến cuộc sống của Phương Anh thay đổi ra sao?
Trước đây, tôi rất bận rộn, thường ra khỏi nhà từ sáng rồi tối mới về, đi tập gym, đi học, làm việc và ít khi ăn cơm nhà vì các thành viên trong gia đình cũng có thời gian biểu khác nhau. Bây giờ, một ngày tôi ăn ở nhà và chỉ di chuyển từ phòng ngủ xuống phòng bếp. Tôi thấy biết ơn khi mình và gia đình có sức khoẻ, cơm ăn, chỗ ở.
- Tham gia nấu ăn thiện nguyện hỗ trợ y bác sĩ và hoàn cảnh khó khăn đem lại cho chị những trải nghiệm gì?
Nấu bếp ăn thiện nguyện ở CLB Suối mát từ tâmlà một trải nghiệm hoàn toàn mới. Tôi nhận được nhiều trải nghiệm, kiến thức và thêm cả những mối quan hệ. Quan trọng hơn, tôi rất vui khi đóng góp cho tuyến đầu chống dịch với những bữa ăn đủ đầy gửi tới y bác sĩ, cảnh sát và người dân khu cách ly. Tôi mong hoạt động này sẽ lan toả nhiều tình yêu thương cho những người đang cần sự đùm bọc.
- Là đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Quốc tế 2021 nhưng cuộc thi chưa có thời điểm tổ chức cụ thể hoặc sẽ bị rời sang năm sau, việc tập luyện của chị có bị ảnh hưởng? Chị thấy các đối thủ của mình thế nào?
Để chuẩn bị đi thi, tôi cần tập trang điểm, hình thể, kỹ năng trình diễn và ứng xử. Về hình thể, tôi được huấn luyện viên cá nhân gửi video để tập theo, tuy không hiệu quả bằng ở phòng tập nhưng cũng giúp mình duy trì thói quen. Với ứng xử, tôi hay xem lại cuộc thi những năm trước để hiểu thêm tiêu chí còn trình diễn thì chưa bắt đầu tập.
Tôi muốn thể hiện hình ảnh một người phụ nữ hiện đại với tinh thần rộng mở, mang những điều mới mẻ của thế hệ trẻ nhưng vẫn không quên đi giá trị truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Quan trọng hơn hết, tôi muốn là chính mình trong cuộc thi.
Thật ra, tôi không thích từ 'đối thủ' lắm vì với tôi, các đại diện nước khác là những người bạn rất đáng yêu. Chúng tôi thường xuyên ủng hộ lẫn nhau, từ bình luận trên mạng xã hội đến nhắn tin riêng cổ vũ tinh thần. Chẳng hạn có những lúc tôi phát trực tiếp, bạn Dinelle ở Đài Loan hay vào xem hoặc khi bạn Sydney ở New Zealand chuẩn bị trình diễn tại một sự kiện, mọi người đã nhắn tin ủng hộ bạn.
Với tôi, tham dự Hoa hậu Quốc tế là cơ hội để làm quen với các cô gái xinh đẹp, tài năng trên khắp thế giới. Sau này nếu có cơ hội, tôi sẽ cố gắng đi thăm các bạn.
Đức Thắng
Người đẹp khéo léo chọn lựa những mẫu thiết kế với tông màu tươi sáng, lấy cảm hứng từ những áng mây xanh trong, khuôn vườn yên tĩnh hay những rặng cây rì rào trong chiều hè thanh mát.
" alt=""/>Á hậu Phương Anh: Đọc sách phải có sự hứng thúNhư VietNamNet đã thông tin, trên một số nhóm và diễn đàn chuyên về dòng Nissan Almera tại Việt Nam, nhiều chủ xe phản ánh hiện tượng xe bị mờ kính mỗi khi gặp trời mưa và nhiệt độ xuống thấp đến mức không thể đi nổi, gây bức xúc và nguy hiểm cho tài xế và những người trên xe.
Một số bài đăng kèm theo hình ảnh các thành viên cho thấy, dù đã làm hết cách như bật sấy kính, để điều hoà lạnh hoặc mở cửa sổ, lấy gió ngoài, bật quạt gió với mức to nhỏ khác nhau,... nhưng cứ đi một đoạn là kính ô tô lại bị mờ.
Cứ gặp trời mưa lạnh là một số xe Nissan Almera bị mờ kính khiến tầm nhìn rất hạn chế. (Ảnh: Nguyễn Nhân Tú) |
Chia sẻ với VietNamNet mới đây, anh Hoàng Tùng (trú tại TP. HCM) cho biết, nếu xe thường xuyên đi ở vùng nóng thì không sao nhưng đi đường đèo núi, nhiệt độ thấp là kính lái bị mờ rất khó chịu.
"Hôm trước trên đường từ Đà Lạt về Nha Trang, khi qua đèo Khánh Lê, xe tôi bị mờ kính lái không nhìn thấy đường. Thỉnh thoảng phải dừng lại để lấy giấy lau, có lần còn suýt bị xe tải phía sau tông trúng, rất nguy hiểm", anh Tùng nói về chuyến đi của mình.
Trước đó, anh Nguyễn Quang Phú ở Hải Dương - một người có kinh nghiệm lái xe hơn 30 năm cũng từng chia sẻ về lỗi này trên chiếc Almera của mình với VietNamNet.
Anh Phú cho hay, anh và người bạn thân đã rủ nhau mua xe Nissan Almera từ tháng 9/2021 và thấy chiếc xe vận hành rất ổn định, cho cảm giác lái tốt và tiết kiệm nhiên liệu. Chỉ có điều, hiện tượng mờ kính lái đã khiến sự hài lòng của anh về chiếc xe giảm đi nhiều.
“Bản thân tôi là dân lái xe, đã cầm vô lăng gần 30 năm nay nên rất có kinh nghiệm trong việc khắc phục hiện tượng này, nhưng đối với chính chiếc xe Almera của mình thì điều đó là không thể. Khi nhiệt độ dưới 13 độ kèm mưa phùn thì xe bị mờ kính không nhìn thấy gì. Còn từ 15 độ trở lên kèm mưa phùn sau 1 số thao tác có thể khắc phục được phần nào mặc dù hơi lằng nhằng”, anh Phú nói.
![]() |
Nhiều tài xế phải vừa đi vừa lấy giấy lau kính. (Ảnh: Minh Thành) |
Sau gần 2 tháng, PV VietNamnet đã liên hệ lại với anh Nguyễn Quang Phú và được biết, sau những phản ánh về lỗi hấp hơi trên kính lái trên dòng xe Almera, anh đã được đại lý Nissan Long Biên mời mang xe đến để khắc phục và đã có những trải nghiệm ban đầu rất khác so với trước đây.
Theo chủ xe này, phía đại lý của Nissan đã tiến hành lắp đặt thêm hệ thống điều hoà nóng lên xe với thời gian lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm mất hơn 1 ngày. Sau khi được khắc phục, chỉ với một vài thao tác là hiện tượng hấp hơi trên kính lái đã hết hẳn.
(Video do độc giả Nguyễn Quang Phú cung cấp)
Theo những chuyên gia có kinh nghiệm, hiện tượng trên ở dòng xe Almera có nhiều lý do, trong đó nguyên nhân chính là xe không được trang bị dàn nóng cho hệ thống điều hòa dẫn đến hiện tượng đọng hơi nước bên trong kính lái mỗi khi trời lạnh.
Hãng Nissan hứa sẽ khắc phục diện rộng vào tháng 5
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, đại diện hãng Nissan Việt Nam cho biết: "Những xe Almera gặp phải hiện tượng này chủ yếu là ở miền Bắc. Chúng tôi chưa có thống kê cụ thể số lượng nhưng những xe này so với lượng xe Almera bán ra là rất ít".
Vị đại diện này thông tin thêm, trong khoảng 2 tháng nay, sau khi có phản ánh từ khách hàng, hãng đã tích cực làm tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá và đưa ra hướng khắc phục chính thức cho các xe Almera gặp phải hiện tượng trên.
Trong thời gian vừa qua, một số đại lý uỷ quyền đã chủ động liên hệ với chủ xe và khắc phục bằng cách lắp đặt thêm điều hoà nóng trên xe. Sau khi trải nghiệm, đa số khách hàng đều tạm chấp nhận kết quả sửa chữa. Tuy vậy, số lượng khách hàng được khắc phục ban đầu là khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.
"Sau khi thử nghiệm trên một số xe, chúng tôi đã liên hệ với Nissan Thái Lan đặt các linh phụ kiện liên quan. Tuy vậy do tình hình dịch bệnh nên các chi tiết này dự kiến phải cuối tháng 4 với về đến Việt Nam để lắp đặt trên các xe có nhu cầu",đại diện Nissan nói.
Mới đây, công ty TNHH Phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam (VAD) - nhà phân phối độc quyền Nissan tại Việt Nam đã có văn bản gửi các đại lý Nissan uỷ quyền, trong đó đưa ra giải pháp khắc phục hiện tượng mờ kính lái trên dòng xe Almera vào tháng 5/2022.
“Phần khắc phục tương đối đơn giản chỉ là cần vật tư chính hãng. Các đường chờ cho hệ thống điều hòa chiều nóng đã có sẵn nên không phải chế hay độ gì thêm. Điều này cũng không làm thay đổi kết cấu xe và không ảnh hưởng đến việc bảo trì bảo dưỡng sau này.“, đại diện Nissan Việt Nam khẳng định.
Như vậy, ngoài những khách hàng đã được thử nghiệm lắp đặt điều hoà nóng trước đó, đa số chủ xe sẽ phải chờ thêm hơn 1 tháng nữa để được hãng Nissan khắc phục triệt để hiện tượng trên nếu có nhu cầu.
Almera được biết đến là phiên bản thay thế cho Nissan Sunny từng nhiều năm xuất hiện ở Việt Nam. Mẫu sedan hạng B này ra mắt thị trường trong nước dưới dạng xe nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan vào đầu tháng 8/2021. Hiện, Nissan Almera được giới thiệu với 3 phiên bản là MT, CVT và CVT cao cấp với giá bán lần lượt là 469, 529 và 579 triệu đồng.
Hoàng Hiệp
Bạn có đang gặp vấn đề tương tự trong sử dụng ô tô? Hãy chia sẻ thông tin về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhiều chủ xe Nissan Almera ở miền Bắc những ngày qua tỏ ra khổ sở vì hiện tượng mờ kính lái khi gặp tiết trời mưa lạnh, dù đã cố gắng thử mọi cách vẫn không đỡ là bao.
" alt=""/>Xe Nissan Almera: Khách vẫn kêu hấp hơi, mưa lạnh là không thấy gìBuzz Aldrin đứng cạnh bức ảnh của chính mình trên Mặt Trăng trong chuyến tham quan triển lãm Apollo 11 năm 2019 (Ảnh: SCNG).
Chúng ta thường nói nhiều tới Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng, tạo ra bước ngoặt lớn cho lịch sử của nhân loại. Thế nhưng trong một chuyến bay gồm 3 phi hành gia, những đóng góp của Buzz Aldrin hay Michael Collins đối với sứ mệnh Apollo 11 cũng không hề kém phần quan trọng.
Trên thực tế, Buzz Aldrin cũng đã làm nên lịch sử khi trở thành người thứ 2, sau Armstrong, đi bộ trên bề mặt của Mặt Trăng.
Phi công chiến đấu dày dạn kinh nghiệm
Sinh ra vào ngày 20/1/1930 tại Montclair, New Jersey, Buzz Aldrin có tên đầy đủ là Edwin Eugene Aldrin Jr. Ông là con trai của Edwin Eugene Aldrin, một đại tá Không quân Mỹ.
Biệt danh "Buzz" của Aldrin bắt nguồn từ thời thơ ấu của ông, khi em gái của Aldrin gọi ông là "Buzzer", thay vì "brother" (anh trai). Nó gắn bó với Aldrin đến nỗi ông đã chính thức thông qua để thay đổi thành tên của mình một cách hợp pháp vào năm 1988.
Năm 1947, Aldrin tốt nghiệp trường trung học Montclair, ở Montclair, New Jersey, nơi ông từng là một học sinh hạng A và chơi bóng bầu dục trong đội hình "bất bại" năm 1946.
Buzz Aldrin thời trẻ (Ảnh: History).
Ông nhận bằng Cử nhân Khoa học năm 1951 tại Học viện Quân sự Mỹ West Point ở New York, và tốt nghiệp hạng ba trong lớp.
Cha của Aldrin muốn con trai mình theo học một trường dạy lái máy bay, để rồi nối nghiệp ông và phụ trách cả một phi hành đoàn của riêng mình. Thế nhưng, phi hành gia tương lai của tàu Apollo 11 lại có những ý tưởng khác.
Theo History, ông muốn trở thành một phi công chiến đấu và tham gia vào các cuộc chiến. Aldrin gia nhập Lực lượng Không quân Mỹ vào năm 1951 khi đạt điểm gần cao nhất lớp, và bắt đầu hành trình của một phi công huyền thoại.
Trong suốt cuộc đời binh nghiệp, Aldrin đã thực hiện 66 nhiệm vụ chiến đấu tại Hàn Quốc trên máy bay phản lực F-86 Sabre, tham gia vào chiến tranh Triều Tiên từ các năm 1950 - 1953.
Sau khi lệnh ngừng bắn được tuyên bố tại bán đảo Triều Tiên vào tháng 7/1953, Aldrin quay trở lại Mỹ để tiếp tục theo học tại Học viện Công nghệ Massachusetts, với ý định sẽ trở thành một phi công thử nghiệm.
10 năm sau, Aldrin nhận bằng tiến sĩ khoa học về du hành vũ trụ từ MIT. Luận án năm 1963 của ông, có tiêu đề "Hướng dẫn cho điểm hẹn quỹ đạo có người lái". Nó phần nào gợi ý về những nỗ lực và thành quả trong tương lai của ông.
Khởi đầu đầy hứa hẹn với NASA
Buzz Aldrin bên trong mô-đun mặt trăng của tàu Apollo 11 (Ảnh: NASA).
Năm 1963, NASA chọn Aldrin là một phần của nhóm 3 người sẽ cùng thực hiện chuyến bay vũ trụ lịch sử. Tại đó, vai trò của Aldrin là phụ trách phát triển các kỹ thuật lắp ghép và thiết lập điểm hẹn của tàu vũ trụ.
Aldrin cũng đã tham gia các bài kiểm tra, huấn luyện dưới nước, nhằm mô phỏng điều kiện trong chuyến bay không trọng lực.
Tháng 11/1966, Aldrin lần đầu tiên tham gia cùng phi hành gia Jim Lovell trên sứ mệnh Gemini 12, chuyến bay có người lái thứ 10 và cũng là chuyến bay cuối cùng của chương trình Gemini.
Trong chuyến bay kéo dài 4 ngày, Aldrin đã thực hiện 3 chuyến đi bộ ngoài không gian với tổng lượng thời gian là 5,5 giờ. Đây là một kỷ lục vào thời điểm đó.
Theo NASA, các chuyến đi bộ ngoài không gian nhằm mục đích chứng minh rằng con người có thể hoạt động trong môi trường chân không vũ trụ.
Sau sứ mệnh Gemini 12, Aldrin được chỉ định vào phi hành đoàn dự phòng của Apollo 8 cùng với Armstrong. Lúc bấy giờ, cả 2 phi hành gia không hề hay biết rằng chỉ 3 năm sau, họ sẽ làm nên lịch sử, thay vì chỉ là những người ngồi trên băng ghế dự bị.
Apollo 11: Lên Mặt Trăng rồi quay lại Trái Đất
Phi hành đoàn Apollo 11 từ trái qua phải: Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (Ảnh: NASA).
Ngày 25/5/1961, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy gây chấn động khi công bố sứ mệnh Apollo 11 lịch sử, với tư cách là một cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái và quay trở lại Trái Đất sau đó.
Phi hành đoàn Apollo 11 bao gồm Neil Armstrong (chỉ huy sứ mệnh), Buzz Aldrin (phi công mô-đun mặt trăng) và Michael Collins (phụ trách mô-đun thí điểm).
Được phóng từ Mũi Kennedy (nay là Mũi Canaveral) ở Florida vào ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã chạm đến quỹ đạo Trái Đất, và sau đó là một hành trình xuyên suốt 2 giờ 44 phút sau khi phóng.
Ba ngày sau, phi hành đoàn đã tiếp cận quỹ đạo Mặt Trăng. Khi mọi yếu tố kỹ thuật đều thuận lợi, Armstrong và Aldrin bước xuống module đổ bộ của tàu Apollo 11 (Apollo Lunar Module Eagle) và bắt đầu hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng.
Vào lúc 22:56 giờ EDT ngày 21/7 (tức 9:56 ngày 22/7 theo giờ Việt Nam), Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng trước sự chứng kiến của 650 triệu người xem TV trực tiếp trên toàn cầu.
Ông tuyên bố: "Đó là một bước đi nhỏ của một người đàn ông, nhưng là bước nhảy vọt lớn của nhân loại".
Buzz Aldrin bước đi trên Mặt Trăng. Người chụp ảnh cho ông chính là đồng đội Neil Armstrong - có thể được nhìn thấy qua ảnh phản chiếu trên chiếc mũ của Aldrin (Ảnh: NASA).
Buzz Aldrin đã tham gia cùng Armstrong ngay sau đó. Hai người đã dành 2,5 giờ để khám phá Mặt Trăng và thu thập các mẫu vật. Theo NASA, Aldrin và Armstrong ở lại trên bề mặt Mặt Trăng tổng cộng 21 giờ 36 phút, bao gồm khoảng thời gian nghỉ ngơi kéo dài 7 tiếng.
Trước khi trở về Trái Đất, họ để lại một lá cờ Mỹ, một miếng vải vinh danh phi hành đoàn Apollo 1 đã hy sinh, và một tấm biển có nội dung:
"Đây là những người đàn ông từ hành tinh Trái Đất lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. Tháng 7/1969 sau Công nguyên. Chúng tôi đến vì hòa bình cho toàn nhân loại".
Phi hành đoàn Apollo gồm 3 người đã đáp xuống ngoài khơi biển Hawaii, Thái Bình Dương, an toàn vào ngày 24/7/1969, kết thúc sứ mệnh lịch sử.
Cuộc sống sau Apollo của Buzz Aldrin
Sau khi trở về Trái Đất an toàn, Aldrin đã được trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ và bắt đầu chuyến công du thiện chí quốc tế kéo dài 45 ngày.
Trong cuốn hồi ký của mình, Aldrin so sánh trạng thái tâm trí của mình sau khi trở về Trái Đất với phản ứng của ông khi lần đầu tiên nhìn thấy phong cảnh của Mặt Trăng.
Rốt cuộc, những mâu thuẫn trong tâm trí khiến ông chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu.
"Tôi muốn tiếp tục nhiệm vụ của mình, nhưng không có nhiệm vụ nào để tiếp tục," Aldrin nói trong cuốn sách. "Không có mục tiêu, không có ý nghĩa kêu gọi, không có dự án nào đáng để tôi đổ hết tâm trí vào".
Aldrin từng chìm sâu vào chìm sâu vào trầm cảm và chứng nghiện rượu sau khi ông hoàn tất sứ mệnh Apollo 11 (Ảnh: Getty).
Aldrin đã kết hôn tới 4 lần. Nhưng cả 3 người con của ông đều là của người vợ cả - Joan Archer (1930 - 2015).
Bất chấp việc chồng mình đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, bà Archer luôn thẳng thắn trong suốt cuộc đời về những áp lực mà bà phải đối mặt với tư cách là vợ của một phi hành gia và anh hùng dân tộc. Rốt cuộc, Aldrin và Archer đã đệ đơn ly hôn 5 năm sau sứ mệnh Apollo 11, vào năm 1974.
Năm 1998, Aldrin thành lập Quỹ ShareSpace, hiện được gọi là Quỹ Gia đình Aldrin. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy việc mở rộng hoạt động thám hiểm không gian có người lái.
Là người góp mặt trong sứ mệnh lịch sử của nhân loại, Buzz Aldrin thường xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, với tư cách là người truyền cảm hứng cho giới trẻ và những người đam mê khoa học vũ trụ.
Ông từng nói: "Hãy luôn nhớ rằng sự tiến bộ không phải lúc nào cũng tuyến tính. Bạn phải điều chỉnh hướng đi liên tục, và thường là chạy ngoằn ngòeo".
"Đôi khi, những điều không may xảy ra. Tai nạn đến bất kỳ lúc nào. Và thất bại thường rất đau đớn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bỏ cuộc".
Theo Dân trí
Tỷ phú người Nhật Bản Yusaku Maezawa đang tìm kiếm một cô bạn gái để đồng hành cùng mình trong chuyến du hành Mặt Trăng bằng tàu vũ trụ của công ty Space X.
" alt=""/>Chuyện chưa biết về Buzz Aldrin