Dầu thực vật được hydro hóa một phần để tạo ra bơ thực vật có kết cấu mềm mịn. Điều này dẫn đến sự hình thành các axit béo chuyển hóa. "Axit béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, viêm nhiễm trong cơ thể”, Feit cho biết.
Thay vào đó, vị chuyên gia trên vẫn lựa chọn loại bơ truyền thống. Đối với các món nướng không cần nguyên liệu liên quan tới sữa, cô sử dụng dầu dừa. “Hãy dùng các nguyên liệu sạch, ít qua chế biến nhất có thể", Feit khuyên.
Xúc xích và bánh mì trắng
Xúc xích được chế biến bằng cách lấy các bộ phận khác nhau của động vật, cắt nhỏ trộn với đường, muối, chất bảo quản, chất phụ gia tạo màu.
Feit thường chọn các sản phẩm thịt ít qua chế biến hơn. Đó có thể là bánh mì kẹp thịt, thậm chí là thịt nướng hay bất kỳ loại thịt nào mà bạn có thể nhận ra tất cả các thành phần.
Nữ chuyên gia cũng tránh xa bánh mì trắng. Cô nói: "Bánh mì trắng được làm bằng bột mì đã tẩy trắng. Đây là loại bột mì chất lượng tệ nhất vì tất cả các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe đều bị lấy đi".
Bánh mì trắng tinh cũng có thể chứa đường và dầu đậu nành. Feit giải thích rằng những thực phẩm chế biến kỹ như vậy làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm và béo phì.
Một sự thay thế lành mạnh cho bánh mì trắng là bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Chất làm ngọt nhân tạo và sữa chua có đường
Sữa chua có đường thông thường chứa rất nhiều đường. Đó là đường tự nhiên từ sữa và đường bổ sung để tạo hương vị. Do đó, sữa chua có đường không giúp chúng ta no lâu. Có một số lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như sữa chua Hy Lạp nguyên chất bổ sung một lượng protein làm chậm quá trình hấp thụ đường tự nhiên có trong sữa chua.
Ngoài ra, bạn nên thêm một số loại quả vào sữa chua để ăn ngon miệng hơn.
Chuyên gia cũng không khuyến khích bạn sử dụng chất làm ngọt nhân tạo để thay thế đường. Feit cảnh báo: “Không chứa calo không có nghĩa đường nhân tạo lành mạnh”. Những sản phẩm này có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và làm mất cân bằng lượng đường trong máu, hệ vi sinh vật và quá trình trao đổi chất.
Sự lựa chọn tốt hơn là mật ong hoặc đường thông thường, giới hạn không quá lượng khuyến nghị hằng ngày là 6 thìa cà phê đối với phụ nữ và 9 thìa cà phê đối với nam giới.
PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết phương pháp này được nhiều quốc gia thực hiện. Tại Việt Nam, đây là đơn vị đầu tiên triển khai và áp dụng kỹ thuật mới này.
Vị bác sĩ cho hay già hóa dân số, các nhóm bệnh do lão hóa, thoái hóa ngày một gia tăng và là thách thức lớn với y tế. Trong lĩnh vực cột sống, bệnh thoái hóa cột sống, vẹo cột sống do thoái hóa, hẹp ống sống thắt lưng đa tầng là những bệnh lý thường gặp, đặc biệt ở người lớn tuổi. Bệnh gây những cơn đau đớn dai dẳng, hạn chế vận động, thậm chí liệt chi thể và gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Trước đây, việc phẫu thuật cho bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, chất lượng xương cột sống suy yếu luôn là thách thức lớn, gây khó khăn cho cuộc mổ, ảnh hưởng sức khỏe người bệnh về sau và khả năng phục hồi vận động, liền xương rất kém.
Để xử lý những bệnh lý cột sống nêu trên, thầy thuốc cần phải phẫu thuật mổ mở đường sau, với vết mổ rất dài, đục bỏ toàn bộ hệ thống xương cột sống phía sau, lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm, bắt vít và tái cấu trúc toàn bộ đoạn cột sống thắt lưng.
Ngày nay, bệnh lý cột sống không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn ở người trẻ đang tuổi lao động. Phẫu thuật bằng phương pháp OLIF mới vừa có ích cho cá nhân người bệnh, vừa sớm trả lại cho xã hội người lao động mạnh khỏe. Tiến sĩ Dương Đức HùngBác sĩ Sơn cho biết OLIF là kỹ thuật mới, lần đầu được báo cáo năm 2012. Kỹ thuật này sử dụng đường trước bên và không gian giải phẫu phía trước cơ thắt lưng chậu để tiếp cận trực tiếp vào khoang đĩa đệm. Do đó kỹ thuật không làm tổn thương cơ thắt lưng chậu, không phải đục bỏ toàn bộ hệ thống xương cột sống phía sau.
Kỹ thuật này cũng hạn chế mất máu, tỷ lệ tổn thương thần kinh thấp, tỷ lệ liền xương cao, hồi phục nhanh, hạn chế xơ dính thần kinh sau mổ mà vẫn đảm bảo hiệu quả giải ép và liền xương.
Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của kỹ thuật là phẫu thuật đường chếch bên đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải rất có kinh nghiệm, làm chủ hoàn toàn các kỹ thuật khi can thiệp cột sống gần các mạch máu lớn, các tạng trong ổ bụng và thành thạo các kỹ thuật can thiệp đường bên. Đó chính là lý do kỹ thuật mổ vẫn chưa được phổ biến tại Việt Nam.
Đây chắc chắn không phải là những phát hiện đầu tiên về lợi ích tiềm năng của chế độ ăn ít carb đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Theo Trung tâm Y tế Stanford, chế độ ăn ít carb như ăn keto hoặc kiểu Địa Trung Hải có khả năng làm giảm lượng đường trong máu.
Các nhà khoa học ở Đại học Tulane đã chia 150 người tham gia thành hai nhóm: ăn kiêng ít carb và ăn kiêng “thông thường”. Độ tuổi từ 40 tới 70, mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Họ không dùng bất kỳ loại thuốc nào để giảm lượng đường trong máu.
Sau 6 tháng, nhóm ăn theo chế độ ít carb có mức hemoglobin A1c thấp hơn, đây là một dấu hiệu phổ biến để đo lượng đường trong máu. Như vậy, thói quen ăn uống này có thể giúp những người mắc cả bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu.
Nhóm ăn ít carb giảm tổng trọng lượng nhiều hơn, cũng như có lượng đường huyết lúc đói thấp hơn so với nhóm "ăn kiêng thông thường".
Chế độ ăn kiêng ít carb
Những người tham gia nhóm ăn ít carb đã được hướng dẫn về lượng carb nên tiêu thụ hằng ngày trong thời gian 6 tháng. Trong 3 tháng đầu tiên, họ chỉ dùng dưới 40g carb mỗi ngày và tăng lên thành 60g/ngày vào 3 tháng cuối.
Các thực phẩm nên ăn gồm các loại thịt (bò, lợn, gà, cừu), cá (đánh bắt tự nhiên), trứng, rau củ quả, các loại hạt, sản phẩm sữa giàu chất béo (sữa chua, bơ, phô mai), dầu thực vật, mỡ lợn…
Các thực phẩm nên tránh gồm những loại chứa đường, ngũ cốc đã tinh chế, rau củ chứa nhiều tinh bột.