Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian gần đây, các vụ tấn công mạng nhằm cơ quan, đơn vị nhà nước ngày càng gia tăng và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Mặc dù nhận thức đã được nâng cao, nhiều giải pháp an toàn an ninh mạng, các hệ thống phòng thủ đa lớp đã được quan tâm đầu tư, tuy nhiên do phương thức, thủ đoạn của tội phạm mạng ngày càng tinh vi nên việc phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công vẫn là thách thức rất lớn.
Trước nguy cơ tấn công mạng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, việc luyện tập ứng cứu và chủ động phát hiện sớm trước khi các cuộc tấn công xảy ra, được chuyên gia đánh giá là vô cùng cần thiết.
“Diễn tập an toàn thông tin mạng là hình thức huấn luyện cao nhất, mang tính tổng hợp và toàn diện nhất, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống CNTT của các doanh nghiệp và đặc biệt là đơn vị nhà nước”, Tổng giám đốc Công ty VSEC Trương Đức Lượng cho hay.
Là diễn tập quy mô lớn, chương trình có sự tham gia của gần 30 Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc tập đoàn EVN như: Tổng công ty truyền tải điện quốc gia, Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, Công ty viễn thông điện lực và CNTT, các Tổng công ty Điện lực miền Bắc/Trung/Nam, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội/TP.HCM...
Theo kịch bản diễn tập, một nhóm hacker thực hiện tấn công có chủ đích (APT) vào EVN thông qua kỹ thuật khai thác con người (Social Engineering) và lừa đảo qua Email (Email Phising). Từ đó, hacker biết được thông tin địa chỉ mail của một người nắm quyền quản trị hệ thống CNTT của EVN, sau đó gửi đến máy người dùng một tập tin văn bản giả dạng công văn từ tập đoàn, lừa người dùng tải về tập tin có chứa mã độc này, kích hoạt nó nhằm điều khiển máy nạn nhân từ xa và tiến tới chiếm quyền điều khiển máy chủ để thực hiện tấn công thay đổi nội dung, giao diện website.
Trong tình huống giả định được đưa ra, các chuyên gia VSEC đóng vai hacker để tấn công vào hệ thống của EVN. Các thành viên thuộc đơn vị an ninh bảo mật của EVN tham gia diễn tập được nhập vai thành những nhân vật trong kịch bản mô phỏng để tiến hành điều tra, xử lý sự cố tấn công mạng từng bước theo quy trình, giảm thiểu thiệt hại, ngăn chặn các cuộc tấn công tiếp diễn, nhưng vẫn đảm bảo hệ thống vận hành bình thường.
Chương trình diễn tập với chủ đề “Phòng chống và phản ứng sự cố tấn công có chủ đích vào hệ thống CNTT” nhằm trang bị cho cán bộ ngành Điện lực những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về ứng phó xử lý tình huống khi xảy ra tấn công mạng, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, phòng ban và chuyên viên CNTT tại các đơn vị trực thuộc EVN.
Các cán bộ, nhất là cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin ngành Điện lực Việt Nam cũng nhận thức được rằng, việc bảo đảm an toàn thông tin phải có sự liên kết, hợp tác để trở thành một mạng lưới.
Bởi lẽ, không ai, không đơn vị nào có thể đảm bảo an toàn thông tin một mình. Cho dù hệ thống của ngành có đảm bảo an toàn nhưng những đơn vị khác kết nối dữ liệu vào mà không an toàn thì cũng sẽ đưa đến nguy cơ, mối đe dọa mất an toàn thông tin cho toàn bộ hệ thống. Đây là lý do khiến các chuyên gia khuyến nghị việc đào tạo nội bộ diện rộng về an toàn thông tin rất quan trọng.
Vân Anh
Theo đánh giá của các chuyên gia, bên cạnh sự chuyển biến trong nhận thức đảm bảo an toàn thông tin mạng, thời gian qua các cơ quan nhà nước cũng đã thay đổi, đầu tư bài bản hơn cả về công nghệ, quy trình và con người.
" alt=""/>EVN lần đầu diễn tập an toàn thông tin mạng quy mô toàn tập đoàn![]() |
Học sinh thi lớp 6 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (Ảnh: Thanh Tùng) |
Trước đó, khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm thi, VietNamNet cũng đã thống kê có 536 thí sinh đạt từ 48 điểm trở lên. Với chỉ tiêu tuyển sinh là 525 em, dự kiến mức điểm này là mức điểm trúng tuyển.
Năm 2018, điểm chuẩn trúng tuyển lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa là 65,25 điểm. Như vậy năm nay điểm chuẩn trúng tuyển năm nay thấp hơn năm ngoái 17,25 điểm.
Còn năm 2017, điểm chuẩn trúng tuyển Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa là 58.
Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa là trường duy nhất ở Sài Gòn được tuyển sinh lớp 6 bằng hình thức thi tuyển Điều kiện dự tuyển rất khắt khe như học sinh có điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 của môn Tiếng Việt và Toán đạt từ 9 điểm trở lên. Học sinh làm bài khảo sát bằng tiếng Anh với thang điểm 100. Năm nay tỷ lệ chọi vào trường là 1/8.
Lê Huyền
- Tối 14/6, Sở GD-ĐT TP.HCM, công bố điểm thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
" alt=""/>Điểm trúng tuyển chính thức vào lớp 6 chuyên Trần Đại Nghĩa giảm mạnh![]() |
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh được coi như “hiện tượng văn học” trong những năm gần đây - với 3 tiểu thuyết đình đám: "Hồ Quý Ly” (năm 2000), "Mẫu thượng ngàn” (năm 2006), "Đội gạo lên chùa” (năm 2011). Ông dịch nhiều mảng, trong khi vốn được đào tạo từ trường y khoa, và trước đó là tú tài toán.
Cuộc trò chuyện lần này với ông bắt đầu từ cuốn sách khó dịch mà ông mới hoàn thành sau gần một năm – “Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ” của tác giả Jean Piaget (Jean Piaget 1896 – 1980, nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ, nổi tiếng về những nghiên cứu nhận thức luận với trẻ em).
“Khi đọc Piaget, tôi mới hiểu ra một điều rất cơ bản: Con người trong quá trình khám phá thế giới, nó đã tự mình tạo nên kiến thức, nó đã tự mình tạo nên thế giới của mình. Còn giáo dục chỉ là sự giúp đỡ để con người có thể tự học, để con người tự khai sáng cho mình”.
Không thể đi xa nếu chỉ trông vào trường lớp
- Luận điểm con người tự khai sáng cho mình, con người tự làm ra chính mình đã được Piaget chứng minh rất khoa học cho suốt cuộc trưởng thành của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi lớn lên thành một thiếu niên.
Điều này khi chưa có luận thuyết của Piaget, con người vẫn đã tiến hành như thế, có nghĩa đó đã là quy luật. Từ thời sơ khai con người đã tự học. Khi có chữ, con người vẫn tự học.
Thời hiện đại, trong đời sống ta gặp nhan nhản những con người tự học, ai ai cũng phải tự học cả nếu muốn có năng lực làm việc.
Tôi nhìn vào thế hệ chúng tôi thì thấy rõ điểm này. Thế hệ chúng tôi là thế hệ cũ, bị ảnh hưởng do chiến tranh, không được đào tạo bài bản. Chúng tôi có được chút năng lực làm việc nào đều là nhờ các cá nhân nỗ lực tự học tự đào tạo. Chính bản thân chúng tôi đã tạo ra chúng tôi.
Cứ coi như thế hệ các ông do hoàn cảnh mà bắt buộc phải tự học, còn thế hệ trẻ ngày nay với điều kiện đã khá đủ đầy, thì việc tự học còn quan trọng tới đâu?
- Những bạn trẻ ngày nay, muốn tiến xa, muốn có năng lực làm việc thì cũng phải thường xuyên tự học. Có tự học thì cái học mới sâu sắc. Thấy cần gì nhất thì học cái ấy. Tìm mọi cách để mà tìm hiểu.
Nhu cầu tự nhiên do ta tự do chọn lựa sẽ cho ta một động cơ để ta lấp đầy những chỗ ta thiếu, để ta tự do tự tạo ra chính bản thân ta.
Jean Piaget là người tự học vĩ đại - những người sáng tạo đều thế cả. Ông hầu như đã đọc hết những sách quan trọng của thời đại ông sống. Trong sách của ông, ta thấy trích dẫn những tên tuổi như Groos, Wundt, Claparède, Binet, Wallon, Buytendijk, Freud, Siberer, Adler, Jung... cùng nhiều người khác. Không những ông chỉ đọc mà ông còn đối thoại để tán thành để phản biện. Đối với ông chân lý là tối thượng. Dù một tác giả có uy tín đến thế nào, nếu thấy không đúng cũng phải phản biện. Ông đã giành rất nhiều trang sách để đối thoại với Groos, với Freud, với Jung… Chỉ với tinh thần khoa học, dân chủ, không giáo điều ấy, ông mới có thể sáng tạo.
Vậy thì, vai trò của trường lớp, của người lớn là gì, để trẻ phát huy được tinh thần tự học, thưa ông?
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông còn có bút danh Đào Nguyễn. Ông đã nhận 3 giải thưởng - Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam 1998 - 2000, Giải thưởng Thăng Long của UBND TP, Hà Nội 2002, Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001 - cho tiểu thuyết “Hồ Quý Ly”. Tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006. Tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa” đã dành vị trí cao nhất giải thưởng Hội Nhà văn 2011. |
- Công việc giáo dục không phải là việc giảng cho trẻ em, mà là làm cho nó trải nghiệm được quá trình nhận thức.
Điều do người khác giảng giải sẽ trượt qua ngay. Phải đào sâu suy nghĩ kiến thức mới hình thành vững chãi.
Việc học của nước ta trước đây chịu ảnh hưởng của Nho giáo, học là sự nhắc lại kinh nghiệm của người xưa. Đứa trẻ được coi là thông minh nhất là đứa trẻ nhớ được nhiều nhất, chứ không phải sáng tạo nhất.
Cái căn bản vẫn là chuyện triết lý giáo dục. Phải đào tạo người độc lập sáng tạo chứ không phải đào tạo người chủ yếu nghe, hay con người của nền công nghiệp.
Người lớn phải dẫn dắt trẻ em bằng các phương pháp. Làm sao để các cháu nhận ra được kiến thức, thực hiện được qua sự dẫn dắt của người thầy, và đến khi trưởng thành, vào đại học có thể tự học.
Ngay cả người lớn cũng phải có ý thức về việc tự học của bản thân.
Học, tự học, khai dân trí để cuối cùng vẫn là có lối sống hiện đại. Đó là lối sống tôn trọng mình và tôn trọng cả người khác. Con người hiện đại không hề là con người chỉ nghĩ cho mình.
Đọc truyện chưởng không sao
Việc đọc sách gần đây đang được quan tâm trở lại. Theo ông, để trẻ em thích đọc sách, người lớn phải làm gì?
- Thói quen đọc sách phải được tạo lập từ nhỏ.
Mọi người hay nói rằng trước đây không có phương tiện giải trí gì nên nhiều người đọc sách, nhưng thực tế, khi đó có phải ai cũng đọc đâu. Cũng như bây giờ, nhiều phương tiện giải trí khác chi phối trẻ, nhưng vẫn có em say mê đọc sách.
Khi trẻ em đọc sách, người lớn nên hướng dẫn các em biết cách đối thoại, so sánh, phản biện, hiểu nghĩa đen, nghĩa bóng, các tầng ý nghĩa. Khi đọc một quyển sách cần có thời gian suy nghĩ, qua động tác đọc mới có đối thoại, tán đồng hay phản đối được. Và khi đó mới có được sự thu hút khi đọc một quyển sách, để hình thành một thói quen đọc sau này.
Còn người lớn tuỳ theo nghề nghiệp, mục đích nghề nghiệp mà lập ra chương trình đọc cho mình.
Ông có thể đề xuất một mục lục sách mà phụ huynh nên giúp con tìm đọc, có thể trước mắt là trong mùa hè này?
- Cái này thì mỗi người một ý thích.
Ví dụ như tôi, khi còn nhỏ đọc sách khá “bừa bãi”. Mới 12 tuổi đã đọc Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách, Thủy Hử, Tam Quốc… Những câu chuyện phiêu lưu kỳ thú, tạo óc tưởng tượng cho con người.
Nhưng cuốn sách “vỡ lòng” của tôi là cuốn chuyển ngữ Lá thu rơi của Tô Hoài. Chẳng phải đây là cuốn sách quá hay, nhưng khi đó tôi đọc thấy thương, còn khóc nức nở.
Khi bị xúc động bởi một cuốn sách tức là mình đang trải nghiệm. Câu chuyện đánh vào cảm xúc của con người, tạo nên sự xúc động trong con người, đó là ý nghĩa của việc viết văn.
Chọn sách cho con, như trước đây có Tâm hồn cao cả, hay những cuốn sách trong sáng động chạm đến xúc cảm của con người. Sách của các nhà văn Trần Hoài Dương, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài… cũng có văn phong trong sáng.
Tuy nhiên, với tôi trẻ con đọc truyện chưởng không sao, cũng lành mạnh, phân biệt rõ quân tử, nguỵ quân tử.
Thậm chí, với trẻ con, khi chịu đọc một cuốn sách dày đã là một sự tiến bộ.
Có những cuốn sách phải đọc nhiều lần trong đời. Với những tác giả đã đến mức cổ điển, mỗi lần đọc sẽ có phát hiện mới.
Xin cảm ơn ông.
“Đời tôi là những cuộc tự học nối dài. Tôi vốn đi học muộn, mới 14 tuổi do chiến tranh phải tản cư mất gần 2 năm. Tới lúc hồi cư về Hà Nội, tôi học một năm hai lớp, thậm chí có năm ba lớp để đua với thời gian, bù lại những năm tháng bị mất. Nếu chỉ dựa vào thầy thì coi như vứt đi rồi. Lâu dần thành thói quen tự học. Đến năm 1951 tôi vào Đại học Y. Học 2 năm thì đi bộ đội. Sau này, tôi luôn đặt chương trình tự học cho bản thân. Từ những năm 60 đã lên chương trình năm nay văn học Anh, năm sau văn học Mỹ, năm sau triết học phương tây… Tuỳ công việc viết văn của mình mà phải xây dựng cho mình cơ sở nhân văn với mọi cách, từ đào sâu suy nghĩ, nhờ chuyên gia, nhưng tự đọc sách là nhiều. Và dịch sách cũng là một cách tự học” - nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. |