Phân biệt 4 từ chỉ ranh giới trong tiếng Anh
1. Border Border là biên giới chính trị hoặc biên giới tự nhiên giữa hai quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Ví dụ: Theânbiệttừchỉranhgiớitrongtiếreal madrid – river forms the border between the two countries (Con sông tạo thành biên giới giữa hai quốc gia). Checkpoint Charlie used to be the most famous border crossing between East and West Berlin (Trạm kiểm soát Charlie từng là cửa khẩu biên giới nổi tiếng nhất giữa Đông và Tây Berlin). 2. Boundary Boundary chỉ ranh giới phân chia khu vực hoặc phạm vi hoạt động, không phải quốc gia. Ngoài ra, boundary còn được sử dụng khi nhắc tới giới hạn của hành vi có thể chấp nhận được. Ví dụ: The Ural mountains mark the boundary between Europe and Asia (Dãy núi Ural đánh dấu ranh giới giữa châu Âu và châu Á). We set firm boundaries, and if the children cross them there are consequences (Chúng ta đặt ra ranh giới nghiêm ngặt và nếu trẻ em vượt qua ranh giới đó sẽ phải chịu hậu quả). 3. Edge Edge là phần rìa hoặc mép ngoài của một vật thể, lưỡi của con dao. Trong Toán học, edge là cạnh của một đa giác. Ví dụ: Be careful when you walk near the edge of the cliff (Hãy cẩn thận khi bạn đi gần mép vực). The book is sitting on the edge of the table (Cuốn sách đang nằm trên mép bàn). The edge of this square is three centimeters (Cạnh của hình vuông này dài 3cm). 4. Line Line là một vạch dài mảnh dùng để phân chia hoặc đánh dấu. Trong thể thao, line là vạch đích, hoặc là đường biên. Line còn được dùng để chỉ ranh giới giữa hai thứ trừu tượng. Ví dụ: The teacher drew a line on the board (Giáo viên vẽ một đường kẻ trên bảng). The finish line is just ahead (Vạch đích ngay phía trước). For many television viewers, the dividing line between fact and fiction is becoming increasingly blurred (Đối với nhiều người xem truyền hình, ranh giới phân chia sự thật và hư cấu đang ngày càng trở nên mờ nhạt).
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
-
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tham dự hội nghị về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: Đức Huy Kính thưa đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể!
Thưa các đồng chí và các bạn!
Tôi xin phép nói một số ý về chuyển đổi số.
1- Để hiểu hơn về chuyển đổi số (CĐS) thì nên làm rõ nội hàm của 3 từ tiếng Anh là: Digitization, Digitalization và Digital Transformation.
Digitization, tiếng Việt gọi là số hoá, là số hoá thông tin. Thông tin được số hoá và lưu trữ, xử lý trên máy tính. Từ phổ biến là mua máy tính. Và là vấn đề của công nghệ. Người được nhắc đến nhiều nhất là kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT).
Digitalization, tiếng Việt gọi là ứng dụng CNTT, là số hoá các quy trình. Là số hoá chiều dọc, số hoá các chức năng của một tổ chức. Thí dụ của nó là phần mềm quản trị nhân lực, phần mềm kế toán. Từ phổ biến là dự án CNTT. Và nó cũng là vấn đề của công nghệ là nhiều. Người được nhắc đến nhiều nhất là Giám đốc công nghệ thông tin (CIO) trong doanh nghiệp và Bộ trưởng Bộ CNTT trong Nhà nước.
Digital Transformation, tiếng Việt gọi là chuyển đổi số (CĐS), là số hoá toàn bộ tổ chức, 100% hoạt động của tổ chức được chuyển lên trên môi trường số và tiếp theo là thay đổi cách hoạt động của tổ chức. Là số hoá chiều ngang. Phải làm lại chiến lược của tổ chức, làm lại vận hành của tổ chức. Từ phổ biến là thể chế, là thay đổi. Và nó là vấn đề về thể chế, về thay đổi nhiều hơn là vấn đề về công nghệ. Người được nhắc đến nhiều nhất là CEO trong doanh nghiệp và Thủ tướng Chính phủ trong Nhà nước. Ý muốn nói rằng, CĐS là công việc của người đứng đầu nhiều hơn là của người phụ trách công nghệ.
2- Dữ liệu có phải dầu mỏ không? Không, dữ liệu không phải dầu mỏ. Dầu mỏ thì 1+1 bằng 2. Dữ liệu thì 1+1 sẽ lớn hơn 2, mà nhiều khi là lớn hơn rất nhiều, bởi vì dữ liệu mà to ra thì giá trị sẽ tăng theo cấp số nhân. Dầu mỏ thì dùng là hết. Dữ liệu mà sử dụng thì vẫn còn đó. Dầu mỏ thì người này dùng sẽ không còn cho người kia dùng nữa. Dữ liệu thì người này dùng tạo ra giá trị sẽ không ảnh hưởng gì đến việc một người khác nữa dùng và tạo ra giá trị khác, càng nhiều người dùng càng tốt.
3- Làm CĐS cho ngành giao thông cần bao nhiêu doanh nghiệp công nghệ số? Chắc chắn không phải 1, cũng không phải 2, cũng không phải 3 mà sẽ là nhiều hơn rất nhiều. Dữ liệu của ngành giao thông thì người nhìn thấy giá trị rõ nhất nhiều khi không phải người trong ngành. Chúng ta sẽ không biết được ai sẽ là người tạo ra giá trị nhiều nhất từ dữ liệu ngành giao thông và vì thế mới có việc mở dữ liệu cho các doanh nghiệp khai thác và tạo ra giá trị cho đất nước.
4- CĐS thì có nên bắt đầu từ những dự án to không? Câu hỏi quan trọng nhất về mọi dự án là nó có hiệu quả không, chứ không phải câu hỏi về to hay nhỏ. Hiệu quả có nghĩa là bỏ ra 100 đồng thì phải mang về lớn hơn 100 đồng. CĐS là một công việc mới và sẽ là một quá trình rất dài và liên tục. Vậy nên, hãy bắt đầu từ những dự án mà sau 1 năm, hoặc cùng lắm 2 năm phải mang lại kết quả và hiệu quả. Những trải nghiệm này sẽ mang lại niềm tin vào CĐS và để ra những quyết định lớn hơn. Hãy luôn nhìn vào giá trị và hiệu quả mà các dự án CĐS mang lại. Hãy thận trọng với những dự án hoành tráng!
5- Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giải được các bài toán của ngành giao thông không? Thành công của CĐS thì công nghệ chỉ chiếm 20-30%. Phần lớn là phụ thuộc vào quyết tâm chuyển đổi hoạt động của người đứng đầu và sự tường minh của bài toán mà tổ chức đó đặt ra cho giới công nghệ. Các doanh nghiệp công nghệ số nước nhà hoàn toàn có thể giải được những bài toán của ngành giao thông, nếu thiếu tri thức thì họ có thể hợp tác quốc tế. Phản ứng nhanh, linh hoạt, sáng tạo, am hiểu công nghệ, thay đổi kịp thời theo yêu cầu của người dùng, có thể tự bỏ tiền đầu tư làm thí điểm trước, hiểu văn hoá, đó là những thế mạnh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
6- Tại sao có nhiều doanh nghiệp công nghệ sẵn sàng bỏ chi phí của mình để làm thí điểm CĐS với ngành giao thông? Bởi vì các dự án CĐS đều phải có người làm “chuột bạch”, tức là phải có môi trường, có tri thức của ngành và có dữ liệu để thử. Doanh nghiệp công nghệ không thể tự làm được. Vậy nên, có người cho làm là hạnh phúc rồi. Sản phẩm được tạo ra luôn có công của cả người lập trình và công của người dùng. Sau này, kể cả trường hợp ngành giao thông không mua sản phẩm của họ thì họ cũng đã có sản phẩm. Sự hợp tác hai bên này là điều kiện tiên quyết để dự án CĐS thành công.
7- Bộ trưởng Bộ Giao thông thời CNTT và thời CĐS có gì khác nhau? Thời CNTT thì Bộ trưởng chỉ là người quyết định chi tiền, Giám đốc CNTT sẽ là người làm. Thời CĐS thì Bộ trưởng là người làm trực tiếp, nếu chỉ chi tiền mà không làm trực tiếp thì sẽ mất tiền là chính. Vì CĐS không phải là mua công cụ để tự động hoá các quy trình cũ mà là thay đổi cách hoạt động, thay đổi quy trình, mà đây lại là việc của Bộ trưởng.
8- CNTT và công nghệ số (CNS) thì có gì khác nhau?
CNS thì có có thêm công nghệ Big Data (dữ liệu lớn) có thể lưu trữ, xử lý được những dữ liệu rất lớn với giá rất rẻ và rất nhanh. Trước đây thời CNTT sẽ không dám thu thập và lưu trữ nhiều dữ liệu vì đắt, lại không xử lý được nên dữ liệu lớn không mang lại giá trị.
CNS thì có thêm công nghệ IoT (Internet vạn vật) để đo đạc, thu thập dữ liệu về thế giới xung quanh, thí dụ như các bộ cảm biến đặt dưới lòng đường xem có xe ô tô nào đang đỗ tại đó không và truyền dữ liệu về trung tâm để thông báo cho những người lái xe về chỗ có thể đỗ xe. Các bộ cảm biến bây giờ nhỏ, tốn ít nguồn, truyền được dữ liệu qua mạng viễn thông, giá thì rẻ, có thể lắp đặt hàng triệu cái. Nếu tưởng tượng cả thế giới vật lý được số hoá và được đo lường theo thời gian thực và cập nhật dữ liệu thì Bộ Giao thông sẽ biết ngày mai có bao nhiêu km đường và ở đâu cần bảo dưỡng.
CNS có một công nghệ mới là Cloud Computing (điện toán đám mây). Trước đây cứ phải đi đầu tư các hệ thống CNTT, mỗi cục, mỗi vụ, mỗi sở, mỗi huyện, mỗi xã là một hệ thống, không biết bao nhiêu mà kể, nhưng tất cả chúng cũng chỉ để làm một việc giống nhau. Rồi cứ mấy năm lại phải đầu tư lại và cũng không biết tuyển đâu ra người để vận hành nó. Bây giờ thì cả Bộ là một phần mềm dùng chung từ Trung ương đến địa phương, phần cứng cũng là một, cần bao nhiêu thì thuê, không cần đầu tư vận hành, giá lại rẻ hơn nhiều.
CNS thì có thêm công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo). Có lẽ AI của Cuộc cách mạng 4.0 là sự khác biệt lớn nhất so với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Trước đây, công nghệ là thay lao động chân tay, bây giờ AI thay lao động trí óc. Con người thì đọc sách, AI thì học trên dữ liệu, rất nhiều dữ liệu của rất nhiều ngày và ra quyết định rằng ngày mai thứ 4, trời có mưa to, lại là ngày Quốc tế phụ nữ, tại ngã tư Cầu Giấy vào lúc 4h30 chiều thì đèn đỏ sẽ để 55 giây, chứ không phải 30 giây như ngày hôm trước, vì 55 giây là hiệu quả nhất và giảm tắc đường. AI giúp tự động hoá quá trình ra quyết định. Trước đây, máy móc tự động rồi, nhưng quá trình ra quyết định vẫn chưa tự động thì nay với trợ giúp của AI, quá trình ra quyết định là tự động. AI thay người ra quyết định ở một số việc.
9- Có người nói về văn hoá thời CĐS, nó là gì vậy? Nếu có chăng một cái như vậy thì đó là tinh thần giống như khởi nghiệp, mọi thứ đều phải thử, đều rất nhanh, chấp nhận sai rồi sửa, nghĩ thì lớn mà làm thì từ nhỏ, mọi thứ khá bừa bộn, người làm nhiều nhất là Bộ trưởng, ai cũng hỏi Bộ trưởng mà Bộ trưởng chẳng biết hỏi ai, sẽ không biết cái gì đúng, cái gì sai mà phải là thử đi rồi biết.
10- Ngành giao thông nên bắt đầu từ bài toán nào? CĐS thì thường hiệu quả nhất là ở các bài toán khó, tồn tại lâu dài trong ngành giao thông. Thí dụ, tắc đường ở thành phố lớn, vậy đèn giao thông có thể thông minh hơn không? Chi phí cho logistics chiếm tỷ trọng cao trong GDP, vậy Big Data về các phương thức và phương tiện vận tải có thể giúp phân tải đều cho các phương thức và phương tiện, cả chiều đi và chiều về, do vậy mà giảm giá thành không? Tai nạn giao thông nhiều, Big Data về tình trạng đường sá (IoT), thời tiết, tuổi người lái xe, nơi và thời gian xảy ra tai nạn, người bị tai nạn đi phương tiện gì,... rồi dùng AI có cho chúng ta dự đoán và hạn chế được gì không? Chúng ta có dữ liệu để đánh giá hiệu quả các con đường đã xây chưa, chúng ta có dữ liệu từ viễn thông và các ngành khác để dự đoán lưu lượng của một con đường mới không? Liệu IoT có phải là cách tốt để dự đoán chính xác sự xuống cấp của các con đường và thời điểm phải bảo dưỡng chúng không?
11- Chúng ta có cách nào để không phải cái gì cũng cứ phải làm thử trước không vì thế thì chậm lắm? Cái may của CĐS là nhiều bài toán khá là giống nhau ở các quốc gia. Nhiều bài toán của ngành giao thông Việt Nam đã được các nước giải quyết rồi, đang hoạt động hiệu quả rồi, vậy thì ta học và làm luôn thôi. Chúng có thể chiếm tới 60-80%. Trong thời đại thay đổi nhanh này thì học hỏi người đi trước luôn là cách nhanh và hiệu quả nhất. Và cũng là dễ nhất nữa.
12- Bộ Giao thông có thể nhờ Bộ TT&TT lead một dự án nào không? Rất hân hạnh. Thường thì dự án nào bên giao thông thấy khó thì có thể sẽ không khó với ngành TT&TT. Anh Thể nên giao một việc khó.
13- Cách làm thời CNTT và CĐS có gì khác nhau? Thời CNTT thì có thể làm từng phần, chỗ làm chỗ không, khi dùng thì nửa trong hệ thống nửa ngoài hệ thống, nhân viên thì dùng nhưng thủ trưởng không dùng, dữ liệu thì nhà ai người đó giữ, nói nhiều đến chi mà ít nói đến giá trị tăng thêm, người bận rộn nhất là Giám đốc CNTT, khoe nhau thì là nhiều máy chủ, máy tính. Thời CĐS thì chỉ có thể là tất cả các đơn vị trong tổ chức cùng làm, người đầu tiên phải dùng là thủ trưởng, không vào hệ thống thì không làm việc được và không còn lúc trong lúc ngoài, dữ liệu thì liên thông không còn cát cứ, câu hỏi đầu tiên thường là dự án mang lại giá trị tăng thêm gì thay vì chỉ là chi bao nhiêu, người bận rộn nhất là người đứng đầu tổ chức, khoe nhau là nhiều dữ liệu.
14- Dữ liệu thời CNTT và CĐS có khác nhau không? Thời CNTT thì từ phổ biến về dữ liệu là cơ sở dữ liệu (CSDL), người này tên gì, ngày sinh, quê quán, cái ô tô này loại gì, được mua ngày nào, biển số nào, đây là những dữ liệu ổn định. Thời CĐS thì từ phổ biến là dữ liệu lớn, là dữ liệu sống, là dữ liệu do con người, đồ vật sinh ra hàng ngày, nó lớn hơn hàng vạn, hàng triệu lần so với dữ liệu ổn định, là cái ô tô này đi bao nhiêu km, đi qua những con đường nào, cái lốp xe đã mòn đến mức nào rồi, những rung xóc ngày hôm nay đã làm giảm tuổi thọ ô tô thêm bao nhiêu. Những dữ liệu sống này được liên kết với nhau, được phân tích và sẽ tạo ra nền kinh tế dựa trên dữ liệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho đất nước.
15- Tại sao cứ nói CĐS là hay là tốt mà nhiều ứng dụng CĐS rất chậm đi vào cuộc sống? CĐS là thay đổi. Mà thay đổi là không dễ. Thay đổi một thói quen còn khó hơn nhiều. Thay đổi thói quen của cả một xã hội còn khó hơn nữa. Thói quen mới nhiều khi phải bắt đầu từ biện pháp hành chính để mọi người phải dùng.
16- Dành bao nhiêu tiền cho CNTT, CĐS thì vừa, có cần định mức không? Cái mà mới thì làm sao biết để định mức. Nhưng có số liệu thống kê qua nhiều năm, ở nhiều nước. Chi cho CNTT và bây giờ là CĐS thì các nước trung bình là 1% ngân sách, nước nào cao thì chi hơn, có khi trên 2%. Nếu coi tổ chức như một cơ thể thì hệ thống thông tin như cái não. Cái não tuy nhỏ nhưng nếu thông minh thì sẽ làm cho toàn bộ tổ chức hiệu quả hơn rất nhiều. 100 đồng chi cho phát triển hạ tầng giao thông, nếu trong đó chi 1 đồng cho hệ thống thông tin thì cái phần 99 đồng hạ tầng kia có thể có giá trị như là 130 đồng, có khi còn hơn. Ngành giao thông trước đến nay chi cho CNTT thường là chưa được 0,1%. Ngành giao thông đang quản lý một lượng tài sản rất lớn và những tài sản này đang tham gia vào phát triển kinh tế, nếu giao thông mà thông minh hơn, tắc đường giảm, thời gian chờ đèn đỏ giảm, xe vận tải chiều đi chiều về đều có hàng, xe không phải dừng lại mua vé, các con đường đều được tính toán hiệu quả, có dữ liệu để phân tải hiệu quả các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không,... thì ngành giao thông có thể góp thêm cho tăng trưởng GDP của đất nước rất đáng kể.
Kính thưa các đồng chí,
Tôi trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức buổi làm việc hôm nay. Hai Bộ đã trình bày hiện trạng, Chương trình CĐS Quốc gia, đường hướng tương lai của CĐS ngành giao thông, các doanh nghiệp cũng đã phát biểu và đề xuất. Chúng tôi hiểu hơn câu chuyện của ngành giao thông. Và Bộ Giao thông vận tải cũng thấy rõ hơn những gì mà CĐS có thể mang lại cho ngành và đặc biệt hơn là niềm tin vào các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể giải quyết các bài toán của ngành giao thông. Chúng ta sẽ ký với nhau một thoả thuận về những việc mà hai Bộ sẽ làm, nhất là những việc cụ thể cho 2 tháng còn lại của năm nay và cả năm sau. Tôi có niềm tin là dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng và sự quyết tâm của các đồng chí lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, công cuộc CĐS ngành giao thông sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ và những lợi ích mà nó mang lại sẽ được nhìn thấy trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Lễ trao giải Viet Solutions 2021.
" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải">Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu về chuyển đổi số tại Bộ Giao thông Vận tải
-
Các lọ sơn móng thường được cấu thành bởi yếu tố tạo màu và các dung dịch lỏng để làm bóng sơn, chủ yếu bao gồm các thành phần: acetone, ethyl acetate, phthalate dibutyl, formaldehyde... có thể làm khô da, móng, khiến móng tay mỏng dần, bị giòn và dễ gãy.
Để nuôi dưỡng móng, da, tóc... thì vitamin B, acid amin chứa nhiều lưu huỳnh hay nguyên tố vi lượng như kẽm rất cần thiết.
Acid amin chứa nhiều lưu huỳnh như methionine, cystine, cysteine, có nhiệm vụ tổng hợp glutathione và khử độc cho tế bào. Thiếu các acid amin này sẽ dẫn đến các triệu chứng như bị stress, nhiễm trùng, chậm mọc tóc, móng, giảm tính đề kháng, tăng tính tổn thương.
Để khắc phục tình trạng đốm trên móng hay móng giòn, dễ gãy này, nên đi găng tay mỗi khi rửa bát, giặt đồ hay tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Bổ sung kẽm, thường có trong hàu, sò huyết, thịt bò, táo không bỏ vỏ.
Các acid amin có chứa lưu huỳnh không tự tổng hợp được trong cơ thể, phải cung cấp thường xuyên qua thức ăn. Các chất này có nhiều nhất trong hải sản, tỏi, nấm, hạt có dầu, thịt, cá, trứng (nhất là lòng đỏ), sữa bò,…
Ngoài ra, nếu thấy một số biểu hiện lạ trên móng như đốm trắng ngày càng lan rộng, bề mặt móng xù xì, bong tróc, dày lên, nhiều nốt rỗ lõm, mọi người cần đi khám. Bởi biểu hiện trên móng cũng có thể cảnh báo một số loại bệnh như vảy nến, nấm móng...
Làm thế nào để bỏ tật cắn móng tay?Thường xuyên cắn móng tay có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng khi truyền vi khuẩn và virus có hại từ miệng sang ngón tay và từ móng tay sang mặt và miệng." alt="Q&A:Móng tay nổi đốm trắng, sần sùi, dễ gãy, cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nào?">
Q&A:Móng tay nổi đốm trắng, sần sùi, dễ gãy, cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nào?
-
Ngành giáo dục xác định ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là một trong những khâu có tính đột phá, hướng đến tạo ra những thay đổi quan trọng. (Ảnh minh họa: FPT) Góp ý về dự thảo Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025”, đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) cho rằng: chuyển đổi số của ngành giáo dục cần làm sớm hơn vì nó tác động rất nhiều đến chất lượng đầu ra của giáo dục, đào tạo. Đó chính là nguồn lực cho doanh nghiệp, cũng như nguồn lực chính để chuyển đổi số quốc gia. Có 3 việc cần làm là: xây dựng cơ sở dữ liệu của ngành đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng các trung tâm điều hành, quản lý ngành và xây trường thông minh.
Vị đại diện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, có 3 nhóm vấn đề chính cần giải quyết khi triển khai chuyển đổi số trong giáo dục: đầu tiên là công nghệ; nhóm thứ 2 liên quan đến con người, học liệu, phương pháp học tập; cuối cùng là quản trị và chính sách.
Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Ủy ban giáo dục và phát triển nhân lực, ngành giáo dục xác định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong những khâu có tính đột phá, hướng đến tạo ra những thay đổi quan trọng và đây là công việc không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được, song cần phải bắt đầu ngay và phải được làm thường xuyên, với hy vọng 5-10 năm sau công cuộc chuyển đổi số của ngành sẽ đạt kết quả.
Đề cập đến một số khó khăn khi triển khai chuyển đổi số giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đó là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; là việc kết nối, chia sẻ dữ liệu; là nhận thức, tư duy, năng lực, văn hóa số; là sự chuẩn bị của thể chế, hệ thống văn bản quản lý điều hành; là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, chuyển đổi số là đột phá, vì vậy phải từng bước khả thi hóa các nội dung, mục tiêu đặt ra.
Linh Đan
Chất lượng của ngành giáo dục là động lực để chuyển đổi số quốc gia
-
Nhận định, soi kèo Al Salt vs Al Ahli Amman, 21h00 ngày 21/2: Đánh chiếm vị trí của đối thủ
-
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, an toàn thông tin mạng giờ đây là chuyện của mọi người. Theo Thứ trưởng, chúng ta vẫn nói về khái niệm một ngôi làng toàn cầu, một ngôi làng mà ở đó mọi người dân trên toàn cầu có thể kết nối với nhau dễ dàng hơn nhờ CNTT và Truyền thông. Đến nay, không gian mạng đã và đang hiện thực hóa ý tưởng đó. Xã hội đang dần dịch chuyển các hoạt động từ không gian thực lên không gian mạng, xóa nhòa ranh giới địa lý giữa các vùng miền, giữa các quốc gia.
Trong 2 năm gần đây, chúng ta chuyển dần các hoạt động của mình lên không gian mạng nhiều hơn. Mỗi ngày 1 người Việt Nam trực tuyến trên mạng Internet khoảng gần 7 tiếng. Thời lượng này sẽ tiếp tục tăng lên và đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng sẽ cao hơn.
Thống kê trên thế giới cho thấy, có 900 cuộc tấn công mạng, có 5 mã độc mới sinh ra trong mỗi giây, phát hiện 40 điểm yếu, lỗ hổng mỗi ngày. Đó đều là những nguy cơ hiện hữu mà chúng ta phải đối mặt và điều này có thể tăng lên theo hàm số mũ trong thời gian tới.
Nhấn mạnh đảm bảo an toàn thông tin cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân trên không gian mạng là mục tiêu quan trọng nhất, Thứ trưởng cũng cho rằng: An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân. Việc khai trương, cung cấp Visafe, ứng dụng an toàn không gian mạng trên nền tảng di động cho người dân Visafe chính là sự mở đầu cho chiến dịch này.
6 nhóm hành động cụ thể để tạo dựng niềm tin số
Trao đổi tại phiên chính của Vietnam Security Summit 2021, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin đã chia sẻ về quan điểm, định hướng, mục tiêu cũng như những hành động cụ thể mà Bộ TT&TT thấy cần phải làm trong thời gian tới để tạo lập niềm tin số, nâng cao thứ hạng của Việt Nam trên các bảng xếp hạng quốc tế về an toàn thông tin mạng.
“Niềm tin số là nền tảng cho các hoạt động kinh tế xã hội trong kỷ nguyên số. Tạo lập niềm tin số là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công. Vì vậy, tạo niềm tin số là một thách thức rất lớn cho không chỉ của Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới”, ông Phúc nhận định.
Chia sẻ hình dung của Bộ TT&TT về bức tranh an toàn không gian mạng năm 2025, ông Phúc cho biết, doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng trên thế giới đến năm 2025 dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 14 - 15%/năm. Tại Việt Nam, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng trưởng gấp đôi doanh thu lĩnh vực này, khoảng 25 – 30%/năm.
Nhu cầu nhân lực an toàn không gian mạng vào 2025 được dự báo sẽ tăng trưởng gấp đôi so với năm 2020, tức là cần khoảng 6 triệu người. Cũng vào năm 2025, đối tượng bị tấn công dự báo sẽ gấp 2,7 lần so với năm 2020 và gấp tới 7,5 lần vào năm 2030.
Cùng với đó, vào năm 2025, dự báo rằng mỗi giây sẽ có 3.000 cuộc tấn công mạng và 12 mã độc mới, tăng tương ứng 3 lần và 2,4 lần so với năm 2020. Số lỗ hổng, điểm yếu mới xuất hiện mỗi ngày vào 2025 là khoảng 70, tăng 1,75 lần so với năm 2020.
Lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI) là 2 công nghệ sẽ tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực an toàn thông tin mạng giai đoạn đến năm 2025, thể hiện ở việc nhiều ứng dụng mật mã phi đối xứng có thể bị phá vỡ trong những năm tới; và AI sẽ dần thay thế con người trong lĩnh vực an toàn không gian mạng, đạt khoảng 38,2 tỷ USD vào năm 2026, tăng 23,2%/năm.
Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc tham luận tại phiên báo cáo chính. Người đứng đầu Cục An toàn thông tin cũng thông tin: Định hướng của Chính phủ, Bộ TT&TT trong lĩnh vực an toàn không gian mạng là “An toàn không gian mạng cho tất cả, bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng”.
Với định hướng đó, Bộ TT&TT đã xác định 8 mục tiêu cần đạt được thời gian tới gồm: Duy trì thứ hạng 25, hướng tới thứ hạng 20 về chỉ số GCI; Mỗi người dân có một “Hiệp sĩ” bảo vệ; Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có 1 đơn vị chuyên nghiệp bảo vệ; 100% bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin theo 4 lớp; bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin 11 lĩnh vực quan trọng; 100% người sử dụng được tiếp cận nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin; tỷ lệ thông tin tiêu cực duy trì dưới 10%; và 100% nền tảng số tuân thủ quy định pháp luật.
Đặc biệt, theo ông Phúc, Bộ TT&TT thấy rằng có 6 nhóm hành động cụ thể cần phải được tập trung triển khai để tạo lập niềm tin số, đảm bảo an toàn không gian mạng cho tất cả mọi người, đó là: Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng số; Bảo vệ dữ liệu số; Bảo vệ hệ thống thông tin cơ quan Đảng, Nhà nước; Bảo vệ hệ thống thông tin trong các lĩnh vực quan trọng; Xây dựng môi trường mạng an toàn; Bảo đảm thông tin lành mạnh trên không gian mạng.
Với mỗi nhóm này, Bộ TT&TT đều đưa ra các nội dung công việc cụ thể cần triển khai. Đơn cử như, để xây dựng môi trường mạng an toàn, bên cạnh việc phổ cập ứng dụng an toàn không gian mạng, Bộ TT&TT cũng sẽ tiếp tục triển khai gán nhãn tín nhiệm mạng, phát triển Cổng không gian mạng quốc gia; phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng...
Theo chương trình, song song với phiên báo cáo chính và 3 phiên hội thảo chuyên đề, Vietnam Security Sumit 2021 còn có triển lãm quốc tế ảo về các sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng của hơn 20 nhà cung cấp.
Vân Anh
Ra mắt ứng dụng Visafe giúp nâng cao niềm tin số cho người dân
Để nâng cao niềm tin số cho người dân Việt Nam, NCSC phối hợp cùng VTC phát triển và cho ra mắt ứng dụng Visafe. Hướng đến người dùng ở mọi độ tuổi với tính năng “một chạm”, Visafe sẽ giúp người dân an toàn hơn trên không gian mạng.
" alt="Mở chiến dịch phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân">Mở chiến dịch phổ cập dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
- Cách cai nghiện thuốc lá độc đáo của nam thanh niên
- Chữ ký số cá nhân: Tháo gỡ nút thắt cuối cùng để số hóa ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm
- Cách làm sữa đậu xanh lá dứa
- Nhận định, soi kèo U20 Hàn Quốc vs U20 Uzbekistan, 18h30 ngày 23/2: Khó phân thắng bại
- Vàng đắt ngất ngưởng, khách sạn này vẫn chơi sang dát khắp trần
- Mẹo làm sạch vòi hoa sen
- Đã tích hợp, cung cấp 3.200 dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Juventus, 02h45 ngày 24/2: Có quà cho Lão bà
- 3 thói quen đầu độc lá gan và ảnh hưởng xấu sức khỏe
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
- Bé trai bất ngờ tím tái sau vài phút uống ngụm nước không nhãn mác
- Thí điểm đưa trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức Lạng Sơn trong tháng
- Hạ tầng dữ liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng với chuyển đổi số quốc gia
- Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
- Nông dân quét mã QR để mở gian hàng trên sàn Postmart
- cách phòng ngừa ung thư
- Bé trai bất ngờ tím tái sau vài phút uống ngụm nước không nhãn mác
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints
- Đà Nẵng đưa vào triển khai mạng di động 5G miễn phí
- Chủ tịch Cần Thơ trả lời vụ 'mua nhà từ lúc trẻ, giờ già vẫn chưa có sổ đỏ'
- 8 bí mật về uống nước đối với sức khỏe rất nhiều người không biết
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Thuốc lá 'chịu trách nhiệm' cho khoảng 30% các loại bệnh ung thư
- Những bệnh đại kỵ với bánh chưng bạn nên biết
- 9 thói quen xấu thường thấy trong nhà bếp sẽ gây hại sức khỏe cho cả gia đình
- Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2: Derby của Đại bàng
- Hoà Bình xin làm khu du lịch tâm linh hơn 3.000 tỷ đồng
- Video cô gái để lộ tác dụng phụ của giảm cân thu hút 17 triệu lượt xem
- Cựu hacker Hieupc thành lập công ty Chống lừa đảo
- 搜索
-
- 友情链接
-