当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
Dưới đây là những điều nên làm trong tháng cô hồn theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà để mang lại phúc lộc cho gia chủ:
1. Hạn chế sát sinh, không ăn thịt chó, mèo, ba ba, rùa, rắn... trong tháng 7 âm lịch.
2. Nên sắp xếp thời gian đi thăm mộ phần của người thân ở ngoài nghĩa địa hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.
3. Nên đi chùa chiền, nhà thờ cầu xin sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu…
4. Tránh xa các cuộc xung đột, tranh chấp, cãi vã.
5. Nên tăng cường và thúc đẩy việc làm phúc thiện trong tháng 7 này.
6. Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay với bạn bè đối tác, dĩ hòa vi quý, hòa khí sinh tài.
7. Nên chăm chỉ đọc kinh hoặc niệm Phật, tuỳ theo đức tin và tôn giáo.
8. Không cần thiết tránh quan hệ tình dục vì điều này không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, không gây mất cân bằng âm dương.
9. Nên giúp người, cứu người khi họ gặp nạn.
10. Sau ngày 17/7 và vào đầu tháng 8 âm lịch, nên dùng hỗn hợp ngũ vị hương được nấu từ 5 loại hương thơm của hồi khô, quế khô, xả, hương nhu, mùi thơm (hoặc lá bưởi) kết hợp rượu ngâm gừng (ngâm ít nhất 5 ngày) để thanh tẩy hoàn toàn trong căn nhà, có tác dụng cân bằng sinh khí trong ngôi nhà mình ở.
(Tổng hợp)
Lâm Vỹ Dạ cho biết dồn 200% công sức cho dự án, tự tay lên ý tưởng kịch bản MV, cùng người bạn Dạ Yến viết phần lời. MV được đạo diễn bởi Võ Thanh Hoà, Đạt Long Vinh đảm nhận vai trò sáng tác ca khúc.
Hoa giấyxoay quanh chuyện tình sóng gió kéo dài nhiều kiếp của cặp đôi do Lâm Vỹ Dạ, Hứa Minh Đạt vào vai. Cho đến khi thành vợ chồng, họ vẫn đối mặt với nhiều chông gai. Huỳnh Lập, Puka, Hoàng Mèo, Quách Ngọc Tuyên, Yuno Bigboi... và hai con trai của Lâm Vỹ Dạ tham gia MV với vai trò khách mời.
Lâm Vỹ Dạ chia sẻ, MV mang nhiều thông điệp ý nghĩa, từ câu chuyện tình yêu cho đến giá trị tình cảm gia đình. Người trong gia đình phải yêu thương, nhường nhịn nhau vì phải trải qua nhiều khó khăn mới có thể thành vợ chồng.
![]() | ![]() | ![]() |
Lâm Vỹ Dạ không đặt nặng việc lấn sân sang lĩnh vực ca hát nhưng cũng không xem việc ra mắt MV chỉ là “dạo chơi”. Nữ diễn viên thích hát từ nhỏ và luôn khát khao làm ca sĩ, yêu thích dòng nhạc bolero, dân ca, cải lương. Qua MV Hoa giấy, cô muốn cho khán giả thấy mình không chỉ là diễn viên hài mà là một nghệ sĩ đa năng song Lâm Vỹ Dạ không nhận bản thân là ca sĩ.
Nữ diễn viên sinh năm 1989 tâm sự, cô bị khàn giọng, nói không ra tiếng khi thu âm ca khúc vì quay một chương trình trước đó. Bà xã Hứa Minh Đạt phải uống kháng sinh liều mạnh, chích 5, 6 mũi thuốc để giọng trong hơn.
Lần đầu thử sức trong lĩnh vực ca hát, Lâm Vỹ Dạ cho biết lịch làm việc dày nên chưa chuẩn bị nhiều cho giọng hát ở sản phẩm lần này, chủ yếu tự luyện tập và hỏi các ca sĩ về kỹ thuật hát. Hứa Minh Đạt ngoài diễn xuất cũng hát và rap trong MV của vợ.
Mời nhiều nghệ sĩ tham gia sản phẩm âm nhạc mới, Lâm Vỹ Dạ cho biết được các đồng nghiệp yêu thương nên không phải trả cát-sê mà tập trung đầu tư MV. Cô tiết lộ, toàn bộ kinh phí của dự án là gần 1 tỷ đồng.
Sau MV Hoa giấy, Lâm Vỹ Dạ ấp ủ thực hiện phim ca nhạc mang thông điệp gia đình với nội dung phù hợp với các bạn nhỏ.
Cuối sự kiện, Lâm Vỹ Dạ được người hâm mộ tổ chức sinh nhật ngay trên sân khấu. Tuy không tham dự sự kiện, Trường Giang, Thu Trang, Tiến Luật, Gin Tuấn Kiệt... đều quay video clip chúc mừng sinh nhật nữ diễn viên. Trường Giang chia sẻ chỉ có hai người phụ nữ anh ở chung nhà, nấu cho ăn và đưa đi cấp cứu, đó là Nhã Phương và Lâm Vỹ Dạ. Nam diễn viên thấy mừng vì Lâm Vỹ Dạ ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp, luôn dành sự tin tưởng, yêu thương cho đàn em.
Lâm Vỹ Dạ sinh năm 1989, từng hoạt động tại sân khấu kịch Nụ Cười Mới. Cô được khán giả biết đến qua chương trình Ơn giời cậu đây rồitrong vai trò phó phòng (Trường Giang là trưởng phòng). Năm 2018 và 2019, Lâm Vỹ Dạ thắng giải Mai Vàng ở hạng mục Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất năm.
MV 'Hoa giấy'
Thanh Phi
Lần đầu tiên, các nhà sản xuất quốc nội chiếm hơn 50% thị phần Trung Quốc. Ảnh: BYD.
Không ít nhà sản xuất nước ngoài đang dần rút khỏi thị trường Trung Quốc do sự bùng nổ quá nhanh và tinh thần “chuộng” xe nội của người tiêu dùng nước này. Có thể kể đến như Hyundai đang bán nhà máy sản xuất của mình, Ford cắt giảm nhân sự nghiêm trọng và Stellantis đã đóng cửa nhà máy sản xuất ô tô Jeep duy nhất của họ ở Trung Quốc vào năm ngoái.
Theo Tân giám đốc điều hành Mazda, ông Masahiro Moro đã công khai bày tỏ sự lo lắng khi cho rằng thị trường Trung Quốc đang phát triển quá nhanh và doanh số bán hàng của hãng đang bị ảnh hưởng.
BYD hiện nay là hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc năm 2023, đang giữ thị phần tới 11% thị trường ô tô nước này. 11 trong số Top 20 hãng xe có doanh số bán hàng tốt nhất Trung Quốc cũng là các doanh nghiệp nội địa.
Các hãng xe "ngoại" phải lao đao trước sự trỗi dậy mạnh mẽ từ nhà sản xuất nội. Ảnh: Toyota.
Thị phần của 3 hãng xe Mỹ là Buick, Ford và Chevrolet đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Công nghệ ô tô Trung Quốc. Nếu không có Tesla, nhà sản xuất mở nhà máy ở Thượng Hải từ năm 2019, bức tranh doanh số của các hãng xe ngoại quốc có thể đã ảm đạm hơn rất nhiều.
Đối với thương hiệu Đức, dù cho tình hình có vẻ như tốt hơn khá nhiều song vẫn không thể phủ nhận đang có những sự sụt giảm. Đầu năm nay, Volkswagen đã lần đầu tiên vuột mất danh hiệu “hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc” vào tay BYD sau hàng thập kỉ độc chiếm thị trường. Mercedes-Benz, dù cho tự tin tuyên bố rằng họ đứng ngoài cuộc chiến về giá ở Trung Quốc nhưng cũng đang bị cuốn vào guồng xoáy chung không hồi kết.
Thê thảm nhất, có thể kể đến các hãng xe tới từ Pháp khi doanh số đang rớt xuống đáy thị trường. Citroen, Peugeot và Renault đều có thị phần giảm xuống dưới 1% tại Trung Quốc.
Hùng Dũng (theo Bloomberg)
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vươn lên chiếm lĩnh thị trường nội địa
Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Brest, 23h15 ngày 23/2: Bệ phóng sân nhà
![]() |
Anh Tuấn
Trước Quán thanh xuân, MC - BTV Anh Tuấn là gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình trong nhiều chương trình giải trí nhưMTV, Bài hát Việt, Trò chơi âm nhạc,Hoa hậu Việt Nam, Giai điệu kết nối... Ngoài ra, anh còn được khán giả yêu mến gọi là "người đàn ông bị thời gian bỏ quên" bởi sau gần 25 năm làm tại VTV, diện mạo của anh vẫn không có nhiều đổi thay.
![]() |
Với vẻ điển trai, lối dẫn mạch lạc pha chút hóm hỉnh, MC Anh Tuấn luôn được nhiều thế hệ khán giả yêu mến ở mỗi chương trình mà anh xuất hiện. Ngoài sự nghiệp truyền hình, chuyện đời tư của nam MC cũng được công chúng quan tâm không kém.
Thời điểm mới bắt đầu làm việc tại VTV, MC Anh Tuấn đã có một gia đình nhỏ viên mãn bên người vợ ngoại quốc. Cặp đôi có với nhau hai cậu con trai kháu khỉnh. Tuy nhiên cuộc hôn nhân này đã sớm tan vỡ. Năm 2013, Anh Tuấn kết hôn với Lý Hồng Nhung - người đẹp mang hai dòng máu Pháp - Việt, từng thi Hoa hậu Việt Nam 2008và kém anh 14 tuổi.
![]() |
![]() |
Hai con trai riêng của MC Anh Tuấn đều đã lớn nhanh như thổi. |
Khoảng cách tuổi tác khá lớn khiến chuyện tình của MC Anh Tuấn và vợ từng nhận về nhiều hoài nghi từ phía công chúng. Tuy nhiên sau gần 1 thập kỷ bên nhau, vợ chồng nam MC đã chứng minh hạnh phúc bền chặt của mình. Trong nhiều dịp, MC Anh Tuấn đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi có vợ là hậu phương vững chắc để anh yên tâm phát triển sự nghiệp.
![]() |
![]() |
MC Anh Tuấn chụp cùng vợ trong dịp sinh nhật anh vừa qua. |
Diễm Quỳnh
Thường song hành cùng MC Anh Tuấn trong nhiều chương trình của VTV3 nên đã có thời gian, khán giả cho rằng Diễm Quỳnh và nam MC là một cặp. Giống với Anh Tuấn, Diễm Quỳnh cũng bước chân vào ngành truyền hình sau khi đã lập gia đình. Mặc dù có bố làm trong ngành ngoại giao nhưng Diễm Quỳnh đã từ chối cơ hội về Bộ Ngoại giao công tác mà lựa chọn trở thành MC-BTV của VTV.
![]() | ||
|
Diễm Quỳnh khá kín tiếng trong chuyện đời tư. Qua một số nguồn tin được tiết lộ cho biết, chồng Diễm Quỳnh hơn chị 4 tuổi và là một kiến trúc sư. Sau khi kết hôn, chính ông xã của Diễm Quỳnh đã giới thiệu chị đến với nghề truyền hình, thậm chí hỏi sếp cho vợ để yên tâm hơn khi chị vào làm.
Diễm Quỳnh và chồng có với nhau hai cô con gái, trong đó con gái lớn của chị đã đi du học. Dù bận rộn với công việc, nữ nhà báo sinh năm 1972 vẫn dành sự ưu tiên hàng đầu cho gia đình.
![]() |
Diễm Quỳnh cùng chồng đạp xe ngày cuối tuần. |
![]() |
Hai con gái của Diễm Quỳnh. |
Năm 2017, nhà báo Diễm Quỳnh được bổ nhiệm làm Trưởng ban VTV6. Sau 4 năm điều hành các chương trình của kênh VTV6, từ ngày 1/10/2021, chị giữ chức Giám đốc Trung tâm Sản xuất phim truyền hình (VFC) của Đài truyền hình Việt Nam. Nhận nhiệm vụ mới, Diễm Quỳnh cũng chính thức chia tay với chương trình Quán thanh xuân sau số ghi hình cuối mang tên Những mùa đông yêu dấu, được phát sóng ngày 4/12.
Trích chương trình 'Quán thanh xuân' với ca khúc 'Thì thầm mùa xuân' - Mỹ Linh
Anh Thư
Ảnh: FBNV
Khán giả thích thú biểu cảm hài hước của MC VTV Anh Tuấn bên hoa hậu Thùy Tiên.
" alt="Diễm Quỳnh"/>Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, từ năm 1923, khi thành lập Bảo tàng Khải Định, nhà vua đã ban dụ kêu gọi các cá nhân trong nước đóng góp cổ vật nhằm tạo nguồn hiện vật đa dạng.
Truyền thống đó được tiếp tục khơi gợi và nhận sự ủng hộ của những người quan tâm trong khoảng 20 năm trở lại đây.
Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế giới thiệu đến công chúng 11 cuốn sách cổ quý hiếm đã được ông Hoàng Việt Trung trao tặng vào năm 2021 và năm 2023 gồm: Ngự chế minh văn cổ khí đồ; Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca(Quyển 7);Tự Đức thánh chế thi tam tập (với các quyển tổng mục và quyển tập hợp 1,2,3,4,8,9,10); Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ(Quyển 69); Giao tự đại lễ; Nghi thức thuyết giới Bồ tát tại gia; Điền tô sai dư thuế lệ; Truyện thơ nôm Phan Trần; Chinh Phụ Ngâm cùng 01 tập sách ảnh đầu thế kỷ 20.
Ngoài cuốn Nghi thức thuyết giới Bồ tát tại gialà bản photocopy, 10 cuốn sách còn lại đều là hiện vật gốc, rất có giá trị.
Về tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồcủa vua Minh Mạng được xem là sách cổ quý hiếm. Năm 1938, nhà vua đã cho đúc 33 món đồ đồng phỏng theo hình dáng đồ vật của các triều đại Thương, Chu, tới Hán, gọi là “bác cổ đồ”.
Đến năm 1939, vua Minh Mạng đổi tên gọi là “cổ khí đồ” và 33 món cổ khí được đúc này chủ yếu là các vật đựng như: đỉnh, lịch, đôn, quỹ, tôn, dữu, cô, hòa, giả, di, bôi và xa.
Việc đúc 33 đồ cổ khí thể hiện hùng tâm của Minh Mạng muốn xây dựng Đại Nam thành một quốc gia cường thịnh, thái hòa như các triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến.
Sau đó, nhà vua đã cho Bộ Công vẽ những hình cổ khí, kèm theo là các bài minh văn của vua khắc trên từng cổ khí đó.
Những bài minh văn cùng hình vẽ đã được tập hợp, san định lại, khắc trên mộc bản và in thành sách Ngự chế minh văn cổ khí đồ. Hiện nay, mộc bản cuốn sách này vẫn còn được lưu ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt.
Ngoài ra, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cũng giới thiệu đến cộng đồng và du khách nhiều sách cổ, công văn, sắc bằng thời Nguyễn do một số cá nhân khác hiến tặng từ năm 2008 đến nay.
Trong đó, có sách Thánh chế thi lục tậptập hợp 39 bài thơ của vua Minh Mạng do ông bà Andue de Cuozet ở Marseille (Pháp) hiến tặng; cuốn Kỹ thuật của người An Nam do bà Bùi Cẩm Hà Lê Thái (Việt kiều Pháp) tặng; bộ sách Trung hoa từ điển(6 tập) và sách Tường đính Cổ văn bình chú do ông Trần Đức Anh Sơn trao tặng; cùng nhiều sắc bằng, công văn, địa bạ dưới thời Nguyễn được các nhà sưu tầm gửi đến.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, 11 cuốn sách cổ được hiến tặng là bộ sưu tập sách có giá trị trong kho tàng của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Trong đó, cuốn Ngự chế minh văn cổ khí đồdù tồn tại dưới dạng bản in nhưng đây là cổ thư hiếm còn lưu trữ.
Hiện nay có 2 bản được biết đến, một bản in lưu trữ ở thư viện tại Pháp và một bản lưu tại Viện Hán Nôm. Bản gốc sách in Ngự chế minh văn cổ khí đồđược hiến tặng cho Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là bản thứ 3 được biết đến.
“Nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023, hy vọng đợt trưng bày sách cổ hiến tặng và giới thiệu về tác phẩm Ngự chế minh văn cổ khí đồ sẽ tạo được hiệu ứng lan tỏa về văn hóa Huế liên quan đến câu chuyện sách vở của người xưa”, ông Nguyễn Phước Hải Trung nói.
" alt="Sách cổ quý hiếm triều Nguyễn lần đầu ra mắt công chúng"/>Theo nhà khảo cứu Phạm Xuân Cần với bài viết đăng trên trang dbndnghean.vn, cha đẻ của “Cao Sao Vàng” từng gắn bó với từng nhà, từng người Việt lâu nay chính là lương y Phó Đức Thành, một gương mặt đặc sắc của đô thị Vinh hồi đầu thế kỷ XX.
Ông sinh năm 1880 tại Ninh Bình, quê gốc ở Hưng Yên. Năm 1926, khi đang là công chức lục lộ và chủ một cơ sở kinh doanh ở Huế, ông ra Vinh lập hiệu thuốc Vĩnh Hưng Tường, đứng số 1 về đông nam dược với hệ thống đại lý khắp ba miền Bắc-Trung-Nam.
Ông từng đi nhiều nơi để sưu tầm, học hỏi nhiều cây thuốc quý, bài thuốc quý, rồi từ đó nghiên cứu, bào chế ra nhiều loại thuốc tốt từ thảo dược Việt Nam, trong đó có “dầu cù là” Vĩnh Hưng Tường, mang tên “Vạn Ứng”. Được biết, lúc đầu Vạn Ứng chỉ là một loại dầu xoa dạng nước, sau chế thêm loại cao đặc và đa dạng hóa sản phẩm theo mùa.
Đặc biệt, sau này, khi ra công tác ở Bộ Y tế, ông Thành chuyển giao công thức chế biến cho Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2. Dần dà đến năm 1969, sản phẩm này có tên là “Cao Sao Vàng” hết sức thông dụng trong cuộc sống như nhiều người đã biết.
Còn theo nhà báo Trần Chánh Nghĩa trong sách “Đất & người phương Nam- tập 1-Một thuở Sài Gòn” (Nhà xuất bản Thanh Niên-2023), ở Sài Gòn và các tỉnh phía nam trước đây rất thông dụng nhiều loại dầu gió “vang bóng một thời” do chính người Việt sản xuất. Đó là “dầu khuynh diệp bác sĩ Tín”. Cha đẻ của chai dầu này là ông Bùi Kiến Tín sinh năm 1912 tại Quảng Nam. Trải qua học tập trong nước và ở Pháp, ông trở thành một bác sĩ y khoa.
Từ học tập ở Pháp, ông Tín tự tìm hiểu phương pháp bào chế thuốc của các nền y học tiên tiến để đến năm 1941 hồi hương, dồn tâm huyết cho ra đời sản phẩm mà ông hằng mong đợi, tìm tòi. Cũng trong năm 1941, sản phẩm của bác sĩ Tín đến với người tiêu dùng, được quảng cáo rộng rãi bằng tiếng Việt.
Ước tính từ năm 1941 cho đến khoảng năm 1975, đã có khoảng 25 triệu chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín “không phân biệt sang hèn", luôn có trong túi các bà nội trợ, những người buôn bán, các em học sinh để phòng lúc trái gió, trở trời.
![]() | ![]() |
Dầu khuynh diệp và bác sĩ Tín. Ảnh tư liệu
Tinh dầu khuynh diệp là nguyên liệu chính để bào chế sản phẩm, bên cạnh các loại tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, dầu hương nhu. Do nguyên liệu khuynh diệp không có ở trong nước nên ông Tín phải rất khó khăn khi phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Rồi ông tìm cách mua cây và giống khuynh diệp về trồng ở trong nước, chủ yếu trồng ở vùng Đà Lạt, Lâm Đồng.
Tất nhiên, cuộc sống dần đổi thay, xu thế hội nhập và phát triển của đất nước sẽ góp sức đưa những sản phẩm như Cao Sao Vàng của Việt Nam ra nước ngoài, nhất là các nước có khí hậu lạnh giá và nhiều sản phẩm tốt của nước ngoài cũng được nhập về trong nước, phục vụ mọi nhu cầu của người dân.
Điều cần nói là trong vô vàn khó khăn của cuộc sống, cha ông ta đã biết cách tìm tòi, học hỏi, tận dụng lợi thế từ nhiều cây thuốc, bài thuốc trong dân gian để bào chế, sản xuất nhiều loại thuốc thông dụng, hiệu quả, đồng thời không quên học tập kinh nghiệm quý từ các nền y học phát triển để bổ sung kho thuốc, sản phẩm thuốc của dân tộc.
Để từ đó, những cây thuốc, bài thuốc quý, sản phẩm tốt gắn liền với tên tuổi của những lương y, bác sĩ giàu tâm huyết luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
Giá rét mùa đông lại nhớ dầu xoa, dầu gió nổi tiếng một thời