nhacso.jpg)
Đây là hoạt động hưởng ứng Ngày Thị giác Thế giới (10/10) với chủ đề "Ưu tiên chăm sóc mắt trẻ em".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, tại Hà Nội có 51% trẻ mắc tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm 37,5%, viễn thị chiếm khoảng 8% và loạn thị là 5%. Tại TPHCM, tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ lên tới hơn 75%, trong đó, số trẻ bị cận thị chiếm gần 53%.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương (Ảnh: Trần Minh).
Đây là con số thống kê theo khảo sát về tình trạng mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên một số trường tiểu học và trường trung học cơ sở năm 2020 tại Hà Nội và năm 2023 tại TPHCM của Bệnh viện Mắt Trung ương.
Cũng trong thời gian qua, có nhiều trẻ em ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có bệnh về mắt đã được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
"Vì thế, hoạt động nhằm lan tỏa thông điệp về vai trò quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt khỏe, qua đó cùng chung tay với các bậc phụ huynh và nhà trường trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe đôi mắt cho trẻ thơ.
Chương trình này sẽ tổ chức chăm sóc mắt miễn phí cho hàng chục nghìn các em học sinh tại 20 trường tiểu học và mầm non trên địa bàn thủ đô Hà Nội và TPHCM", Thứ trưởng Hương nói.
Theo Thứ trưởng, đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa lớn, giúp khám và phát hiện các bệnh về mắt sớm cho trẻ em. Quan trọng hơn chương trình còn chia sẻ các kiến thức, hướng dẫn phụ huynh và các em có thêm các kỹ năng, các thông tin về lợi ích, hiệu quả của chăm sóc, nuôi dưỡng đôi mắt trẻ.
Chương trình sẽ tổ chức chăm sóc mắt miễn phí cho các em học sinh tại 20 trường tiểu học và mầm non trên địa bàn Hà Nội và TPHCM (Ảnh học sinh trường Tiểu học Hoàng Diệu được khám mắt sáng 7/10: N.P).
Từ đó, vận động và kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng và thực hành theo các khuyến cáo của chuyên gia và hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp bảo vệ đôi mắt khỏe, tránh được các tật khúc xạ và phát hiện các bệnh lý về mắt của trẻ.
Cô Lưu Thị Hồng Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Diệu, cho biết, chương trình là một hoạt động rất thiết thực và có ý nghĩa nhằm nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về việc bảo vệ, nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh cho trẻ em.
Cô cũng mong muốn chương trình "Mắt khỏe sáng ngời tương lai" được lan tỏa mạnh mẽ đến toàn thể cộng đồng Việt Nam.
Làm gì để phòng tật khúc xạ cho trẻ?
PGS.TS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Phụ trách quản lý điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết thêm, hiện nay, theo các nghiên cứu gần nhất tỷ lệ cận thị ở trẻ ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố, thậm chí có lớp trên 50% học sinh trong lớp bị cận thị.
PGS.TS Phạm Ngọc Đông (Ảnh: N.P).
Giới khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến cận thị. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm gia tăng cận thị như thời gian nhìn gần quá nhiều trong không gian hẹp, hạn chế chơi ngoài trời, thời gian đọc sách nhìn gần quá nhiều, sử dụng các thiết bị điện tử…
"Việc mắc cận thị nói riêng và các bệnh về mắt nói chung làm hạn chế khả năng học tập của trẻ. Nếu không được phát hiện sớm, can thiệp sớm, quá trình tiến triển cận thị nhanh lên làm trẻ bị cận thị nặng hơn. Việc can thiệp sẽ hạn chế biến chứng do cận thị gây ra", PGS Đông nói.
Theo ông, để phòng các tật khúc xạ ở trẻ , cha mẹ cần lưu ý tăng cường cho trẻ chơi ngoài trời, cho trẻ không gian mở, hạn chế sử dụng các thiết bị có màn hình. Thời nay, trẻ con không thể không có máy tính, điện thoại…, vấn đề là chúng ta làm sao điều tiết thời gian sử dụng của trẻ, trẻ tìm kiếm thông tin chứ không phải chơi game.
Đồng thời, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc 20-20-20, nghĩa là cứ sau 20 phút nhìn màn hình thiết bị điện tử, phụ huynh nên cho bé nghỉ ít nhất 20 giây và tập trung mắt vào một vật cách xa hơn 20 feet (khoảng 6m).
" alt=""/>Tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng tăngKhối u phổi trái của bệnh nhân có kích thước rất to (Ảnh: B.V).
Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi. Các bác sĩ khác bất ngờ với một bệnh nhân trẻ và lại là nữ mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bản thân và bố mẹ không ai mắc ung thư, nhưng chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay.
Vậy liệu có phải do bệnh nhân hút thuốc lá thụ động? Thực tế, vấn đề này đã được giới y học ghi nhận.
Khói từ điếu thuốc đang cháy "độc" hơn cả khói người hút hít vào
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi ở nữ giới không hút thuốc lá, đặc biệt ở người trẻ trong đó có thể do hít phải khói thuốc do người nhà hút thuốc trong một thời gian dài, tức là hút thuốc thụ động.
Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động, một con số không hề nhỏ. Phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào.
Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày.
Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc.
Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%.
Ngoài ra, theo Verywell Health, ước tính có khoảng 8% trường hợp ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền (so với 80% đến 90% trường hợp có liên quan đến hút thuốc lá). Việc các thành viên trong gia đình được chẩn đoán có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, cũng như một số đột biến gen di truyền, nhưng điều đó không đảm bảo rằng bạn sẽ phát triển bệnh.
Nghiên cứu cho thấy rằng di truyền có nhiều khả năng đóng một vai trò trong việc phát triển ung thư phổi ở những người dưới 50 tuổi, phụ nữ và những người chưa bao giờ hút thuốc.
Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi
- Hút thuốc
Nguy cơ ung thư phổi của bạn tăng theo số lượng thuốc lá bạn hút mỗi ngày và số năm bạn đã hút thuốc. Bỏ thuốc ở mọi lứa tuổi có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư phổi.
- Tiếp xúc với khói thuốc thụ động
Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi của bạn vẫn tăng lên nếu bạn tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
- Xạ trị trước đó
Nếu bạn đã trải qua xạ trị ở ngực cho một loại ung thư khác, bạn có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.
- Tiếp xúc với khí radon
Radon được tạo ra do sự phân hủy tự nhiên của urani trong đất, đá và nước mà cuối cùng trở thành một phần của không khí bạn hít thở. Mức radon không an toàn có thể tích tụ trong bất kỳ tòa nhà nào, kể cả nhà ở.
- Tiếp xúc với amiăng và các chất gây ung thư khác
Nơi làm việc tiếp xúc với amiăng và các chất khác được biết là gây ung thư - chẳng hạn như asen, crom và niken - có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
Những người có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Mộc nhĩ đen thường là món đặc trưng trong ẩm thực châu Á và được nhiều người yêu thích vì kết cấu giòn và hương vị nhẹ (Ảnh minh họa: Wiki).
Trên thực tế, một số giống nhất định có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng, từ giảm mức cholesterol đến giảm sự phát triển ung thư và hơn thế nữa.
Đặc biệt, mộc nhĩ (nấm mèo) là nguyên liệu ngày càng trở nên phổ biến trong các món xào và súp. Nó không chỉ mang lại kết cấu giòn, ngon cho bữa ăn mà còn chứa nhiều loại chất dinh dưỡng quan trọng và chất chống oxy hóa.
Giá trị dinh dưỡng của mộc nhĩ
Theo TS Giang, nấm mộc nhĩ là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Trên thực tế, mỗi khẩu phần mộc nhĩ cung cấp một lượng calo thấp nhưng lại có nhiều đồng, axit pantothenic, selen và riboflavin.
100g mộc nhĩ thô chứa khoảng 25 calo, 7g carbohydrate, 0,5g chất đạm, 0,5mg đồng (56% giá trị dinh dưỡng hàng ngày - DV), 2mg axit pantothenic (40% DV)… Ngoài ra, nó còn có selen, riboflavin, thiamine, magie, kẽm, vitamin B6, folate, mangan…
Mộc nhĩ cũng chứa một lượng nhỏ kali, phospho và canxi.
Lợi ích sức khỏe của mộc nhĩ
Có thể giúp chống lại tế bào ung thư
Chứa nhiều chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật, nghiên cứu sơ bộ đầy hứa hẹn cho thấy chiết xuất nấm mộc nhĩ khô có thể giúp chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do Đại học Quốc gia Kyungpook ở Hàn Quốc thực hiện cho thấy chiết xuất nấm mộc nhĩ có hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào khối u ở phổi, xương và dạ dày. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá liệu nấm mộc nhĩ có tác động có lợi đến sự phát triển ung thư ở người hay không.
Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm mộc nhĩ có thể có đặc tính hạ đường huyết mạnh mẽ, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh tim mạch.
Theo một nghiên cứu trên động vật được công bố trên Mycobiology, việc sử dụng chiết xuất nấm mộc nhĩ cho chuột đã làm giảm đáng kể mức chất béo trung tính, cholesterol toàn phần và cholesterol LDL xấu. Nó cũng làm giảm chỉ số xơ vữa động mạch xuống 40%, đây là thước đo dùng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim và tích tụ mảng bám trong động mạch.
Chứa chất chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy mộc nhĩ chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol. Điều đó có thể có tác động rất lớn đến sức khỏe tổng thể.
Chất chống oxy hóa là những hợp chất giúp chống lại sự hình thành gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương oxy hóa. Chất chống oxy hóa cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và viêm khớp dạng thấp.
Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
Ngoài việc là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng tuyệt vời, nấm mộc nhĩ còn có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp xua đuổi một số chủng vi khuẩn.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2015 trên Tạp chí quốc tế về Nấm dược liệu cho thấy nấm mộc nhĩ có hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của Escherichia coli và Staphylococcus aureus, hai loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người.
Nguồn đồng tốt
Mỗi khẩu phần nấm mộc nhĩ đều có tác dụng mạnh mẽ về mặt dinh dưỡng. Những cây nấm nhỏ này là nguồn cung cấp đồng đặc biệt tốt, một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho một số khía cạnh của sức khỏe.
"Đồng không chỉ quan trọng đối với quá trình chuyển hóa sắt mà còn cần thiết cho sức khỏe tim mạch, chức năng phổi và hơn thế nữa. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, từ tiêu chảy, suy giảm khả năng miễn dịch đến xương yếu, tổn thương thần kinh, thiếu máu và các vấn đề về tim", TS Giang phân tích.
" alt=""/>Những lợi ích sức khỏe ấn tượng của mộc nhĩ