Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, học thật, hay thực học, xét về phương diện nội dung, là nền giáo dục dạy người ta tri thức, kỹ năng, phẩm chất, đạo đức, tạo ra năng lực thực, tức những gì mà người học có thể dùng nó cho công việc, cho mưu sinh, cho đời, cho đất nước. Thực học là tránh việc học những cái ra đời không dùng vào việc gì, còn cái cần cho việc thì không được học. Thực học ở đây với nghĩa là nền giáo dục thiết thực, hữu dụng, có thực chất, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, gắn chặt với đời sống. Học thật là danh vị, học hàm, bằng cấp là phù hợp và phản ánh đúng cái thực lực của người học. Thực tế còn nhiều người nhiều nơi, học qua loa cho có, học chống đối, học cốt lấy bằng, học xong không thêm gì kiến thức năng lực. Có người nhiều bằng cấp, nhưng trước công việc thì không làm được, danh vị là hư danh... Do đó để học thật trước hết là là bỏ thói học vẹt, học thuộc, học nhồi nhét kiến thức, học cốt để thi, học theo bài mẫu, học không cần đào sâu suy nghĩ, không đi vào bản chất, học không gắn với thực tiễn. Học thật là kiểm tra đánh giá đúng, đáng bao nhiêu điểm thì cho bấy nhiêu, ai phải học lại thì cho học lại không “ ngồi nhầm lớp’, luận án không chất lượng thì không cho qua...![{keywords}]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn |
Tất nhiên, nói như thế không phải là toàn bộ nền giáo dục lúc này là hư rỗng. Vẫn có số đông, rất đông đang dạy thật, học thật, năng lực thật. Nhưng vẫn còn đó nhiều ngành nghề, nhiều trường, nhiều người học có danh mà không có thực, có bằng mà không có chất, “thực không xứng danh, danh không xứng thực”. Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần chất lượng hơn, thực chất hơn, bỏ đi những tiêu cực, bệnh hình thức gây nhức nhối. Để làm được điều đó ngành giáo dục có sự chuyển hóa về chất, nó không chỉ là vấn đề chất lượng giáo dục mà sâu xa hơn thế, nó là việc chất lượng con người để đáp ứng cho nhu cầu của cuộc sống, chất lượng để tạo ra của sự phát triển của đất nước, của nhu cầu nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài...
Để có được sự chuyển đổi lớn theo hướng thực chất trong giáo dục, theo như chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GD-ĐT có rất rất nhiều việc phải làm. Trước hết, Bộ sẽ phải xem xét điều chỉnh rà soát lại nội dung dạy và học, dạy cái thiết thực, cái thực nghiệp, giảm và tiến tới bỏ hẳn cái hình thức, phù phiếm, vô bổ.
Bậc phổ thông thì chú trọng dạy người, biết tu dưỡng, sống có chí hướng, có đạo đức, dạy kiến thức cơ bản, khả năng tự thích ứng và phát triển bản thân.
Bậc đại học thì từ khâu xây dựng chương trình, tới thiết kế chuẩn đầu ra, tới đặt từng môn học sao cho sát hợp thực tiễn. Học đi đôi với hành, thực tập thực tế cho đầy đủ, thực chất. Cần lấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo làm nền tảng để tạo ra chất lượng. Cần nuôi khát vọng, chí hướng và tinh thần khởi nghiệp. Cần thay đổi phương pháp để sao cho người học tiếp thu tốt nhất, thích học, biết học để làm gì, học ngành nghề phù hợp với năng lực sở trường của mình. Học để biết, học để làm việc, học để phát triển phẩm chất năng lực bản thân chứ không phải vì điểm số, không phải học chỉ để thi, học để có bằng cấp chứng chỉ. Cần nghiêm trong kiểm tra đánh giá, để sao cho đánh giá đúng cái thực chất người học có và tích lũy được, đạt được, không để nhân tố nào làm sai lệch kết quả đánh giá, thi không cốt quá nhiều và phiền hà mà thi cốt cho nghiêm, đánh giá đúng...
Để có được nền giáo dục thực chất, tự ngành giáo dục phải hành động, có sự thay đổi, chuyển mình rất lớn từ trong tư duy, từ trong nếp dạy, từ trong thói quen đã hình thành nhiều năm nay được định hình bởi quan điểm xã hội. Ngành cũng cần phải có cơ sở vật chất tốt cho nhà trường, phòng thí nghiệm, phương tiện dạy và học đầy đủ, hiện đại để có thể tạo ra chất lượng giáo dục tốt nhất. Cần có đội ngũ giáo viên giỏi, năng lực thực và có thu nhập xứng đáng, yên tâm với nghề. Hai điều này chính là THỰC LỰCcủa ngành giáo dục. Có tạo được cái THỰCđó mới vực được chất lượng lên, mới đề cao được thực học.
Từ góc độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực, Bộ GD-ĐT sẽ chuẩn bị kế hoạch cụ thể thực hiện chỉ đạo lớn này của Thủ tướng Chính phủ.
Vẫn theo người đứng đầu ngành giáo dục đào tạo, thì một thực tế xã hội rất quan trọng khác đang trực tiếp triệt tiêu động lực của việc học thật, thi thật chính là việc nhiều đơn vị và tổ chức tuyển người, dùng người, đánh giá người còn dựa trên bằng cấp mà chưa chú ý đến trình độ thực chất.
Nói cách khác, việc làm cho người học phải học thực, thi thực, thì một phần quan trọng lại nằm ở phía sử dụng sản phẩm đầu ra của giáo dục, đó là việc dùng người, tuyển người, đánh giá người. Nếu tuyển người chỉ dựa trên giấy tờ, theo quan hệ và bị chi phối bởi các yếu tố không thực chất, thì người học sẽ có xu hướng chỉ lo sao cho đẹp hồ sơ, chuẩn các điều kiện, mà không lo phần thực chất. Nếu việc tuyển người, dùng người, đánh giá người theo năng lực thật, ai có tài năng thực được trọng dụng, được đánh giá đúng... thì khi đó học sinh trong nhà trường sẽ đua nhau mà học thật thi thật. Dùng người chỉ căn cứ theo năng lực, theo phẩm chất thật, thì việc dạy và học sẽ chuyển động theo một cách nhanh chóng. Trên nền tảng của việc học thực chất, người được dùng đúng theo năng lực, khi đó người tài sẽ xuất hiện, người tài sẽ được bồi dưỡng. Khi việc dùng người đúng năng lực, đánh giá đúng phẩm chất, khi đó tài năng thực sẽ nở rộ.
Học thật thi thật trước hết và luôn luôn là việc của ngành giáo dục, nhưng cũng là của toàn xã hội. Nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước, thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học!
PV
![Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước]()
Tân Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư cho giáo viên cả nước
Trên cương vị mới là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn nói, trăn trở đầu tiên của ông sau khi nhận trọng trách này là những suy nghĩ về nghề và sự nghiệp của các nhà giáo.
" alt="Bộ trưởng Bộ GD"/>
Bộ trưởng Bộ GD
Chương trình SACE bài bản và chuẩn mực![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2022/03/28/16/sace-international-mo-rong-hop-tac-tai-viet-nam-thong-qua-truong-scotch-ags.jpg) |
Scotch College dự kiến sẽ có mặt tại Việt Nam trong thời gian tới, giảng dạy chương trình SACE |
Scotch AGS cũng sẽ là một trong những ngôi trường quốc tế đầu tiên giảng dạy chương trình SACE bài bản và chuẩn mực tại TP.HCM, mang đến cơ hội cho học sinh Việt trải nghiệm mô hình học tập quốc tế, mở ra cánh cửa vào những đại học hàng đầu thế giới. SACE hiện đã được được công nhận rộng rãi bởi các đại học top đầu ở Úc, Anh, Mỹ, Canada…
Các học sinh hoàn tất chương trình tú tài SACE đã và đang theo đuổi những hướng đi đa dạng ở các đại học hàng đầu thế giới, từ những ngành thời thượng như quản trị, kinh doanh, một số ngành khó như y khoa, nha khoa tới những ngành thiên về năng khiếu như âm nhạc, nghệ thuật.
GS. Martin Westwell, Giám đốc Điều hành Hội đồng SACE International chia sẻ rằng, SACE là bằng tú tài được nhiều học sinh trong khu vực lựa chọn vì mô hình giảng dạy, đánh giá vừa chặt chẽ, nghiêm ngặt, vừa tạo không gian phát triển toàn diện cho từng bạn trẻ. SACE lấy học sinh làm trung tâm, giúp các bạn tiến bộ không những ở môi trường đại học, mà còn trong cuộc sống tương lai.
Đại diện Trường Quốc tế đơn ngữ Scotch AGS đánh giá chương trình SACE được cải tiến và thiết kế với tính linh hoạt cao nhằm khai thác tối đa tiềm năng của mỗi học sinh.
“Đây là cơ hội tuyệt vời để học sinh Việt Nam tài năng được nuôi dưỡng trong môi trường học thuật hiện đại, giúp các em theo đuổi ước mơ vào và thành công ở các trường đại học hàng đầu trên thế giới”, đại diện Scotch AGS cho biết.
PGS.TS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng ISB - người đã nhiều năm theo dõi những bước tiến trong hợp tác về giáo dục giữa Việt Nam và Úc chia sẻ rằng, với SACE học sinh sẽ không học một cách máy móc, lý thuyết hoặc đơn thuần chỉ đối phó các kỳ thi. 30% điểm tổng kết của học sinh SACE đến từ bài thi, 70% điểm tổng kết sẽ được ghi nhận từ quá trình học tại trường. Nhờ đó, SACE tạo điều kiện bồi dưỡng cho từng học sinh cách suy nghĩ, áp dụng khả năng phán đoán và phân tích.
Hoàn thiện năng lực, kỹ năng để trở thành sinh viên toàn cầu
Chương trình chú trọng trang bị cho học sinh những kỹ năng thiết yếu để có thể biến kiến thức thành ứng dụng, chuyển hóa thành năng lực thực tiễn.
Với định hướng đào tạo mỗi học sinh trở thành công dân toàn cầu, sở hữu năng lực lãnh đạo và khả năng học tập suốt đời, Scotch AGS chú trọng khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ học thuật, văn hóa, âm nhạc và thể thao.
Học sinh sẽ phát triển trong môi trường luôn được chăm sóc sức khỏe tinh thần, động viên khích lệ học tập và nâng cao nhận thức các giá trị cộng đồng. Scotch AGS cũng sẽ trang bị năng lực tự học và chuẩn bị cho các em lộ trình để tiếp tục chương trình đại học hàng đầu trên khắp thế giới.
SACE được xây dựng trên một quy trình bảo đảm chất lượng nghiêm túc, đặc biệt khi SACE ngày càng mở rộng ra các trường ngoài lãnh thổ nước Úc. Điều đó có nghĩa những tiết học, bài thi của học sinh bất kể ở đâu trên thế giới - dù ở Úc, Việt Nam, Malaysia hay Thái Lan - đều dựa trên một quy trình chuẩn hóa khắt khe của Hội đồng SACE.
“Học sinh tốt nghiệp SACE thường nổi trội với tư duy phản biện, đam mê đổi mới và sáng tạo. Các bạn có kỹ năng giao tiếp, cộng tác và rất giỏi trong việc giải quyết vấn đề. SACE phát triển các kỹ năng, kiến thức và năng lực của học sinh, giúp các em thành công trong một thế giới hiện đại luôn không ngừng thay đổi”, PGS.TS Trần Hà Minh Quân nói.
Tăng cơ hội hợp tác
Bà Robyn Mudie, Đại sứ Úc tại Việt Nam cho rằng thỏa thuận của Hội đồng SACE vừa đạt được là minh chứng cho mối quan hệ song phương bền chặt của Úc với Việt Nam.
Đại sứ Mudie nhận định: “Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục là mối quan hệ lâu đời và bền chặt nhất và sẽ tiếp tục là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai giữa Úc và Việt Nam”.
Trong khi đó, bà Rebecca Ball, Phó Tổng lãnh sự kiêm Tham tán thương mại cấp cao, Cơ quan thương mại và đầu tư chính phủ Úc (Austrade), nhấn mạnh Úc luôn là điểm đến yêu thích của du học sinh Việt Nam.
“Ngày càng có nhiều người theo học các văn bằng của Úc ngay tại Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ tạo điều kiện và môi trường học tập quốc tế cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong thế giới số hóa ngày nay”, bà Ball nói.
Scotch College Adelaide - ngôi trường có hơn 100 năm hình thành và phát triển tại Úc sắp có mặt tại Việt Nam, khởi đầu bằng việc ra mắt tại Trường Quốc tế Đơn ngữ Scotch AGS trong năm 2022. Chương trình đào tạo của Scotch AGS dành cho học sinh lớp 1 đến lớp 12 cùng bằng tú tài bang Nam Úc - SACE được công nhận toàn cầu. Tìm hiểu thông tin tại website: https://scotch-ags.edu.vn/ |
Nguyễn Hiền
" alt="SACE International mở rộng hợp tác tại Việt Nam thông qua trường Scotch AGS"/>
SACE International mở rộng hợp tác tại Việt Nam thông qua trường Scotch AGS