Thiết bị modem quang iGate là thiết bị đầu cuối mạng băng rộng cố định, hoạt động trên mạng truyền dẫn quang sử dụng công nghệ GPON/XGSPON, cho phép triển khai lắp đặt tại nhà khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, địa điểm công cộng…) để cung cấp đường truyền kết nối Internet cáp quang tốc độ cao.
VNPT iGate là bộ sản phẩm bao gồm các thành phần thiết bị phần cứng và ứng dụng, hệ thống phần mềm, đồng thời là thiết bị đầu cuối Internet băng rộng cố định, là “cửa ngõ” mà hầu hết người dùng Internet cố định (bao gồm cả dùng Wifi) đều phải “qua”. Modem này cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao, siêu cao (lên đến 10Gbps) với độ trễ thấp (cỡ ms) cho tất cả các đối tượng sử dụng từ hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đường truyền 4G/5G cho nhà mạng di động.
Cùng với đó, thiết bị đầu cuối của VNPT còn có khả năng mở rộng và năng lực cung cấp dịch vụ cho lượng người dùng lớn, kèm theo đó là tính bảo mật và an toàn dữ liệu, sự ổn định và độ tin cậy
Tính đến thời điểm tháng 8/2022, VNPT đã cung cấp gần 10 triệu thiết bị ra thị trường với thị phần chiếm 41% thuê bao băng rộng cố định trên toàn quốc. iGate đã tiếp cận được khoảng 1/3 người dùng internet tại Việt Nam. Sản phẩm đã thay thế hoàn toàn sản phẩm nhập ngoại của doanh nghiệp này cung cấp cho khách hàng.
Trong chia sẻ gần đây, đại diện VNPT Technology cho biết, với vai trò thiết bị đầu cuối mạng viễn thông thế hệ mới, iGate sẽ trở thành “Cổng kết nối trung tâm của Ngôi nhà thông minh trong hệ sinh thái Chuyển đổi số hộ gia đình”.
Các sản phẩm iGate cung cấp hạ tầng kết nối băng rộng cố định và băng rộng không dây, phủ kết nối với tốc độ tối ưu đến mọi không gian trong ngôi nhà. Không dừng lại ở đó, các cổng kết nối thông minh iGate còn đóng vai trò bộ điều khiển trung tâm, kết nối các thiết bị thông minh, đưa toàn bộ ngôi nhà từ không gian vật lý lên không gian số.
" alt=""/>10 triệu thiết bị modem Make in VietNam iGate đã được đưan ra thị trườngTổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Phú Thọ.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh ưu tiên cao nhất đối với toàn bộ các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão lũ là cứu dân, trong đó sức mạnh của lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Bên cạnh đó là tuyệt đối không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường, không để người bệnh không có nơi khám chữa bệnh. Hết sức lưu ý phòng, chống dịch bệnh sau lũ, yêu cầu Phú Thọ cùng các địa phương sẽ triển khai hiệu quả những chỉ đạo tại cuộc họp của Bộ Chính trị, rà soát kỹ các nguy cơ không để xảy ra sơ suất làm ảnh hưởng đến sinh mạng và cuộc sống của người dân.
Toàn cảnh cuộc làm việc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị: "Cứu dân là ưu tiên cao nhất, tiếp tục sử dụng lực lượng vũ trang nòng cốt để triển khai đồng bộ quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ cho dân, việc khẩn cấp thường xuyên.
Thứ hai là phải triển khai lực lượng, các biện pháp khôi phục ngay các hoạt động bình thường của đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, nhất là của người dân, nước rút đến đâu là tiếp tục thu hoạch mùa màng kịp thời. Sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hỗ trợ nhân dân cho vay vốn, tiền kinh doanh, ngân hàng có những giải pháp để làm sao dân tiếp cận được vốn một cách thuận lợi nhất".
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chứng kiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao 30 tỷ đồng ủng hộ tỉnh Phú Thọ khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã chứng kiến Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao các khoản tiền ủng hộ cho địa phương khắc phục hậu quả bão lũ.
Văn Hiếu(VOV)Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-chi-dao-cong-tac-khac-phuc-bao-so-3-tai-phu-tho-post1121003.vov
" alt=""/>Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo công tác khắc phục bão số 3 ở Phú ThọNghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) lần đầu tiên xem xét tác động của đặc điểm gia đình và cá nhân, chất lượng đào tạo lao động tới sự lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam.
Một trong những phát hiện thú vị của nghiên cứu này là phụ nữ Việt Nam có khả năng có công việc tốt hơn đàn ông, thậm chí là sau khi đã tính tới tất cả các nhân tố khả biến khác.
Trình độ học vấn cao hơn cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn những nghề nghiệp trí óc, trong khi đó nền tảng gia đình (ở đây là nghề nghiệp của người bố) đóng vai trò đáng kể trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái.
Quan trọng hơn là nghiên cứu kết luận, chất lượng đào tạo giúp tăng khả năng có được những công việc tốt hơn.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng việc làm của người bố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Ví dụ như, khi các yếu tố khác đều bình đẳng, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260% so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.
Nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến sự tác động từ nghề nghiệp của bố mẹ cũng xác nhận rằng đó là một yếu tố có tính quyết định tới sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở cả những quốc gia phát triển và đang phát triển.
Phát hiện này có thể được lý giải bởi thực tế là nếu một người cha đạt được vị trí nghề nghiệp cao, thì vị trí xã hội của ông có thể giúp con cái có được những công việc tốt hơn. Xu hướng chuyển giao nghề nghiệp giữa các thế hệ này thường được gọi là “hiện tượng trễ thời đại”.
Một thông tin không ngạc nhiên của nghiên cứu là: Những công việc trí óc đòi hỏi kỹ năng cao sẽ có mức thu nhập cao nhất, trong khi những công việc lao động chân tay kỹ năng thấp sẽ có mức thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, cả công việc chân tay kỹ năng thấp và công việc chân tay đòi hỏi có kỹ năng đều có mức thu nhập tương đương nhau.
Cụ thể, nhóm công việc được trả lương cao nhất có thu nhập cao hơn nhóm công việc được trả lương thấp nhất là 1,53 triệu đồng, và cao hơn nhóm được trả lương trung bình là 850 nghìn đồng. Khoảng cách thu nhập giữa các công việc có mức lương trung bình và lương thấp nhất rơi vào khoảng 690 nghìn đồng.
Mức độ hài lòng về công việc ở các nhóm nghề không đòi hỏi kỹ năng cũng thấp hơn các nhóm khác.
Trong khi đó, những người có ít nhất 1 đứa con sẽ có khả năng chọn công việc chân tay đòi hỏi kỹ năng ít hơn 58% so với những người không có con. Cứ có thêm 1 thành viên trong gia đình thì con số này tăng thêm 21%. Tuy vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp dường như không bị ảnh hưởng bởi quy mô hộ gia đình và việc có con. Tình trạng hôn nhân cũng không có liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng tình trạng di cư có liên quan mật thiết tới sự lựa chọn nghề nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác bình đẳng thì khả năng một người lao động nhập cư chọn công việc chân tay có kỹ năng sẽ cao hơn 207% so với một lao động không nhập cư. Tương tự, lao động nhập cư có khả năng chọn công việc trí óc kỹ năng thấp cao hơn 409% và chọn công việc trí óc kỹ năng cao cao hơn 248% so với lao động không nhập cư.
Về vai trò của giáo dục, kết quả cho thấy giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn một số nhóm nghề nghiệp.
Nhìn chung, nền tảng giáo dục tốt hơn sẽ làm tăng khả năng chọn một công việc tốt hơn. Ví dụ, nếu mọi yếu tố đều bình đẳng thì những người chỉ học hết tiểu học hoặc không đi học sẽ có cơ hội trở thành lao động chân tay có kỹ năng thấp hơn 66%, cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng thấp thấp hơn 86%, và cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng cao thấp hơn 97% so với những người có bằng trung học phổ thông trở lên.
Tác động của giáo dục còn lớn hơn nhiều với những người có bằng đại học. Tấm bằng đại học làm tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng thấp lên 8.653% và tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng cao lên 28775%.
Những tác động tích cực và mạnh mẽ của giáo dục đối với việc chọn lựa công việc cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu ở Nhật Bản, Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn cả công việc trí óc kỹ năng thấp và kỹ năng cao thì nó lại không hề ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc lao động chân tay có kỹ năng. Điều này có thể được giải thích rằng những công việc chân tay yêu cầu kỹ năng không đòi hỏi trình độ giáo dục bậc cao.
Nghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến được lấy dữ liệu từ “Khảo sát Chuyển tiếp từ trường học tới việc làm” năm 2015 do Tổ chức Lao động quốc tế thực hiện, dữ liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2014 và dữ liệu từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014.
Nghiên cứu được công bố trên "Children and Youth Services Review", tạp chí trong danh mục ISI (SSCI) về giáo dục, xuất bản bởi Elsevier, Hà Lan.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>'Con ông cháu cha' có cơ hội làm việc trí óc cao gần gấp 3 con lao động phổ thông