ARM là một trong những hãng công nghệ quan trọng nhất nước Anh. Hầu hết hoạt động của hãng vẫn diễn ra tại xứ sở sương mù. Công ty bán và cấp phép thiết kế vi xử lý dùng trong mọi thứ, từ smartphone, laptop đến cảm biến công nghiệp, xe hơi, siêu máy tính. Số phận của hãng được theo dõi sát giữa bối cảnh công nghiệp chip bùng nổ.
Lựa chọn Phố Wall thay vì London có thể đại diện cho bước ngoặt của lá cờ đầu bán dẫn Anh quốc.
Ngay từ đầu, ARM đã chịu ảnh hưởng của Mỹ. Nhiều năm trước khi iPhone ra đời, Apple tìm kiếm một vi xử lý mới cho thiết bị di động và tìm đến Acorn. Với số tiền khiêm tốn 2,5 triệu USD, “táo khuyết” tham gia liên doanh với đối thủ một thời trong mảng máy tính và ARM được tách ra để phục vụ cả hai.
Ngay cả công nghệ sơ khai cũng là của Mỹ. Các kỹ sư hàng đầu của Acorn – Roger Wilson và Steve Furber – đã bị mê hoặc bởi một dự án sản xuất CPU hiệu suất cao trên một con chip duy nhất của Đại học California năm 1981.
Hướng đến thị trường đại chúng, sản phẩm Acorn RISC Machine – sau này là Advanced RISC Machines (ARM) – của Wilson và Furber có hiệu suất nhanh gấp 25 lần máy tính BBC Micro, loại bán chạy nhất khi đó.
Nó được dùng trên máy tính Acorn Archimedes năm 1987 và 6 năm sau có mặt trong Apple MessagePad (về sau là Newton). Vài năm trôi qua, công sức của họ được đền đáp, năm 1997 điện thoại Nokia 6110 dùng thiết kế của ARM ra đời.
Ứng dụng của kiến trúc tập lệnh (ISA) của ARM – quy tắc kỹ thuật số quyết định cách vi xử lý trong thiết bị được phần mềm điều khiển bằng cách nào – được mở rộng, cùng với đó là quy mô của công ty.
Tháng 8/2004, ARM mua Artisan Components với giá 913 triệu USD. Dù bị nhà đầu tư đánh giá thấp và khiến giá cổ phiếu sụt giảm, ARM xem đây là thương vụ bảo đảm cho cuộc đối đầu dài hạn với Intel, gã khổng lồ chip của Mỹ. Nó cũng chuyển hướng tập trung của ARM sang bờ Tây, nơi đóng đô của nhiều khách hàng.
Mức phí bản quyền của ARM khá thấp nhờ vào sự phổ biến của nó. Các thiết kế chip ARM đã được sử dụng 250 tỷ lần. Hiện tại, ARM còn cung cấp thiết kế cho các con chip đắt tiền hơn như loại dùng trong máy chủ. Chẳng hạn, chip Graviton của Amazon Web Services chứa thiết kế của ARM.
Sau 15 năm, đột phá mà ARM gặt hái được trong lĩnh vực được xem là cơ hội tăng trưởng quan trọng, đặc biệt khi sắp có các nhà đầu tư mới niêm yết tại Mỹ.
Năm 2022, doanh số của công ty tăng 5,7%, vô cùng khả quan khi xét đến thị trường smartphone nói chung đang sụt giảm. Nó cho thấy ARM hoàn toàn có khả năng đa dạng hóa để mang về nguồn thu mới, đặc biệt khi trí tuệ nhân tạo – công nghệ đòi hỏi các con chip mạnh hơn và tiết kiệm điện năng hơn – đang là xu hướng.
Trước thềm IPO, dù là công ty Anh quốc hay Mỹ, thành công tương lai của ARM vẫn phụ thuộc vào văn hóa “tăng trưởng bằng mọi giá” mà Phố Wall quen thuộc.
(Theo Telegraph)
Nhà báo Phạm Huyền: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đang phải điều chỉnh chương trình học, thực hiện giảm tải. Vậy trong mô hình đào tạo kép như Chương trình 9+, phần học văn hóa của các em học vẫn giống như chương trình bình thường hay cũng được giảm tải hoặc lược bớt?
Ông Đỗ Văn Giang: Thời gian qua Bộ LĐ-TBXH đã có nhiều văn bản rất kịp thời gửi tới các sở ban ngành địa phương và các trường về việc tổ chức dạy online và được các trường rất ủng hộ. Tất nhiên chỉ dạy những vấn đề nặng về lý thuyết nhiều hơn chứ còn phần thực hành để dạy được một tiết online, để hình thành một kỹ năng cho học sinh nhìn thấy thì thầy cô phải gia công sư phạm rất nhiều.
Nhà báo Phạm Huyền: Từ đầu Tọa đàm tới giờ, các khách mời cũng đã nói sơ qua, nhưng ở đây bạn đọc vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề tổng thời gian sẽ rút ngắn được ở chương trình 9+ khi các em học liên thông lên cao đẳng?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Theo khung chương trình đào tạo đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS muốn có bằng cao đẳng thì mất tầm khoảng 4-4,5 năm về thời lượng. Theo chương trình thì các em có thể rút ngắn từ 1-1,5 năm so với bình thường.
Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi nữa xin chuyển đến ông Giang là có được phép đăng ký dự thi liên thông khác ngành không?
Ông Đỗ Văn Giang: Hiện tại theo Luật Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành thông tư quy định về liên thông và thông tư rất là mở như tôi đã đề cập. Còn về liên thông khác ngành nghề thì căn cứ chuẩn đầu ra theo quy định các em sẽ phải bổ sung một số lượng kiến thức để phù hợp với ngành nghề này, còn phần đã học rồi sẽ được tích lũy, công nhận.
Cơ hội việc làm rất cao
Nhà báo Phạm Huyền: Có một vấn đề mà tôi chắc chắn rằng bất cứ phụ huynh, học sinh nào cũng quan tâm. Đó là, từ thực tiễn điều hành trường nghề, các thầy cô đánh giá nhu cầu đầu ra hiện nay của Chương trình 9+ đang ở mức độ nào? Xin hỏi cô Phương là trường cao đẳng nơi cô làm hiệu trưởng đã thí điểm chương trình 9+ và có lứa học sinh nào tốt nghiệp chưa, thực tế tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của các em ra sao?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Như đầu chương trình chúng tôi đã giới thiệu là trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo 9+. Hàng năm chúng tôi tuyển vào từ 500-650 học sinh tốt nghiệp THCS. Khi ra trường các em được đón nhận rất khả quan. Trong quá trình học tập chúng tôi đã đưa các em đi thực tập ở doanh nghiệp, các em cũng đã tiếp cận được với thị trường lao động. Chậm nhất là 3 tháng sau khi tốt nghiệp các em đều có việc làm và nhà trường lo việc làm cho các em 100%.
Nhà báo Phạm Huyền: Một thông tin rất hấp dẫn thưa cô. Vậy còn thực tế ở trường trung cấp của thầy Bằng thì sao?
Ông Khuất Huy Bằng: Tại Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội, trong số 1.700 học sinh hiện tại có đến 95% là đối tượng tốt nghiệp THCS (đối tượng 9+). Trường chúng tôi cũng như các trường dạy nghề nói chung đều có xu hướng gắn kết với doanh nghiệp vào quá trình đào tạo, ngoài việc nhà trường đào tạo ra thì còn có doanh nghiệp đặt hàng trực tiếp với nhà trường để đào tạo ra đối tượng học sinh theo nhu cầu nguyện vọng của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định học sinh tốt nghiệp của Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội 100% có việc làm luôn. Và nhà trường trong thông báo tuyển sinh cũng cam kết nếu ra trường các em không tìm được việc làm nhà trường sẽ giới thiệu các em việc làm, nếu không giới thiệu được thì nhà trường sẽ hoàn trả lại kinh phí đào tạo. Như thế để thể hiện rõ quan điểm của nhà trường là các em hoàn toàn có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng khi theo học tại Trường.
Các ngành nghề được đào tạo trong Trường đều là ngành nghề “hot” và nhà trường liên kết với hơn 100 các doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau, xã hội lại đang rất thiếu những người thợ kỹ thuật có tay nghề. Các em học sinh có thể yên tâm khi học tại Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội cũng như các trường nghề là cơ hội việc làm rất cao.
Từ trái qua phải: Ông Khuất Huy Bằng, nhà báo Phạm Huyền, ông Đỗ Văn Giang, bà Phạm Thị Lan Phương |
Nhà báo Phạm Huyền: Theo dõi truyền thông, báo chí cuối năm 2019 đầu 2020, chúng tôi nhận thấy có một số phản ánh về việc triển khai chương trình 9+ vẫn còn những lúng túng, vướng mắc. Vậy thưa ông Giang những “nút thắt” chính nằm ở đâu và hiện chúng ta có chính sách hấp dẫn nào để có thể thúc đẩy mô hình đào tạo này và thu hút học sinh hơn nữa không?
Ông Đỗ Văn Giang: Trước tiên tôi khẳng định lại một lần nữa, việc đào tạo nghề hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS theo mô hình mà chúng ta gọi tắt là Chương trình 9+ tiếp thu kinh nghiệm của mô hình đào tạo kép của Đức, KOSEN của Nhật Bản chắc chắn sẽ là một hướng đi đúng, rất đi vào thực tế của các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Chẳng hạn như một trường hợp tôi được biết là trường Trung cấp công nghệ Thăng Long dù cũng mới thành lập mấy năm nay và là trường tư thục nhưng đã đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với ngoại ngữ và khẳng định đó là một hướng đi tất yếu. Trường đẩy mạnh việc học ngoại ngữ, ví dụ tiếng Đức, Anh, Nhật, Hàn… để các em vừa có thể học tập ở trong nước vừa có thể đi học, làm ở nước ngoài sau này nếu có cơ hội.
Còn “nút thắt” mà bây giờ các bậc phụ huynh quan tâm nhất chính là việc Bộ GD&ĐT phải ra được các văn bản để công nhận, chứng nhận được khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho các đối tượng có nhu cầu học liên thông. Các cơ quan quản lý nhà nước đều phải nghĩ đến việc này và chắc chắn Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TBXH phải khẩn trương xử lý để phụ huynh, học sinh yên tâm. Như tôi cũng đã nói ngay từ đầu là chắc chắn việc này sẽ được thực hiện sớm. Mặt khác, khối lượng kiến thức được quy định phải phù hợp thực tế hơn chứ không phải như trong thông tư 16 cũ từ năm 2010.
Thứ hai, quyền hạn công nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa cần mở rộng đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT là được dạy và công nhận phần này.
Còn về chính sách thì rõ ràng Nhà nước đã rất là quan tâm. Chẳng hạn, đối với Nghị định 86/2015/NĐ-CP*, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng giao điều chỉnh lại về mức hỗ trợ cho đối tượng học sinh này. Rồi những vấn đề khác nữa theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp. Chắc chắn Đảng và nhà nước rất quan tâm và những điều đang còn chưa tới, còn bất cập sẽ được giải quyết.
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm, vững vàng lựa chọn mô hình 9+. Cá nhân tôi mong rằng các cơ quan truyền thông không phải chỉ VietNamNet cũng phải quan tâm và đẩy mạnh tuyên truyền để người học và phụ huynh học sinh yêu giáo dục nghề hơn, đi vào con đường này nhiều hơn. Vì cơ hội rộng mở phía trước là rất lớn.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, xin cảm ơn ba vị khách mời đã chia sẻ các thông tin hữu ích. Thưa quý vị bạn đọc, hy vọng chương trình Tọa đàm hôm nay phần nào đã phần nào giúp các phụ huynh, học sinh hiểu được ưu thế của Chương trình 9+. Chúng tôi cũng hy vọng những nút thắt về mặt chính sách mà các khách mời vừa đề cập tới đây sẽ được các bộ ngành liên quan tham gia tháo gỡ.
VietNamNet thực hiện
* Nghị định 86/2015/NĐ-CP: Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.
“1-2 năm nữa khi nhìn vào lượng học sinh ra trường đông dần lên, với mức lương từ 8-10 triệu đồng, lại rút ngắn được thời gian học tập, kinh tế ổn định thì chắc chắn số lượng người theo học sẽ tăng lên rất nhiều.”
" alt=""/>Gỡ 'nút thắt' cho học sinh yên tâm theo chương trình 9+Nhiều khán giả không tiếc lời khen ngợi Heather Graham: “Dường như cô ấy không hề già đi một chút nào. Thật tuyệt vời khi vẫn giữ được vóc dáng và nhan sắc như vậy khi đã ngoài 50 tuổi”. “Quả xứng danh người phụ nữ được yêu thích nhất trên trái đất”, một tài khoản bình luận.
Heather Graham từng chia sẻ bí quyết làm đẹp là dành nhiều thời gian cho việc ngủ. Mỗi ngày, cô dành từ 9 – 12 tiếng để ngủ. Với cô, ngủ là một cách tự nhiên để chống lại các dấu hiệu lão hóa như da chảy xệ hay nếp nhăn. Vào mỗi tuần, Heather Graham dành ra một ngày không vận động để có thể nằm nghỉ ngơi thỏa thích.
Bên cạnh đó, Heather Graham còn có chế độ tập luyện đa dạng với nhiều bộ môn như yoga, pilates, múa cột, đạp xe,… Có thời điểm, Heather Graham còn dành tới tận 4 tiếng/ngày để tập yoga. Heather Graham cũng duy trì ngồi thiền 20 phút mỗi ngày để thư giãn. Nữ diễn viên cũng hé lộ thường xuyên sử dụng dịch vụ mát-xa. “Hãy chiều chuộng bản thân mình một chút. Khi còn trẻ tôi thường nghĩ mát-xa tốn kém và không cần thiết. Nhưng qua thời gian và tuổi tác, tôi ngày càng ưu tiên việc chăm sóc bản thân”.
Heather Graham còn chú trọng đến chế độ ăn uống khi tránh sử dụng đường, rượu và hạn chế tinh bột. Nữ diễn viên ưu tiên các loại rau củ để cải thiện thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Ở thời điểm hiện tại, Heather Graham vẫn đang độc thân và chưa từng kết hôn hay sinh con dù có nhiều mối tình.
Trước khi lấn sân sang nghiệp diễn, Heather Graham từng là người mẫu quảng cáo tuổi teen. Heather Graham được nhiều tạp chí danh tiếng bình chọn là một trong những người phụ nữ đẹp nhất và gợi tình nhất trên thế giới. Cô từng tham gia nhiều phim như Boogie Nights, From Hell, Drugstore Cowboy,… Ngoài ra, Heather Graham cũng rất tích cực với các hoạt động xã hội và từ thiện.
Bộ phim Boogie Nights mà Heather Graham từng tham gia.