Giờ đây, Tổng thống Trump xây một bức tường khác, ở phía đối diện.
Google nói hôm 20/5 rằng sẽ hạn chế các dịch vụ phần mềm cung cấp cho Huawei, sau khi Nhà Trắng ký sắc lệnh nhằm hạn chế công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ của Mỹ. Smartphone của Huawei chạy Android và cài đặt sẵn hàng loạt dịch vụ của Google như Gmail, YouTube, kho ứng dụng Play Store.
![]() |
"Hàng rào sắt" của Mỹ được cho sẽ chặn đứng tham vọng trở thành nhà sản xuất smartphone số một thế giới của Huawei. Ảnh: NY Times. |
Với Huawei, các thị trường châu Âu sẽ bị ảnh hưởng trong khi thị trường nội địa không gặp vấn đề gì do đã chặn truy cập dịch vụ Google. Các chuyên gia nhận định động thái này sẽ phá vỡ “giấc mơ trở thành số một” của Huawei.
Nếu Trung Quốc và Mỹ bước vào một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ, vụ việc của Huawei có thể xem là sự khởi đầu của một “bức màn sắt”, theo NY Times. Nếu viễn cảnh này diễn ra, Trung Quốc sẽ vẫn tách biệt với thế giới. Mỹ và một số nước khác, trong khi đó, cũng chặn ngược lại công nghệ của Trung Quốc.
Những cánh cửa đóng sập này không chỉ gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hãng công nghệ mà có thể thay đổi cách cả thế giới sử dụng thiết bị và dịch vụ trong tương lai.
1/5 dân số Internet thế giới bị chia cắt
Việc Trung Quốc kiểm soát đời sống mạng của công dân đã tạo ảnh hưởng đến 1/5 dân số sử dụng Internet trên thế giới. Họ góp phần tạo ra những thế hệ người dùng không biết Google là gì hay đăng ký theo dõi một kênh trên YouTube.
Động thái “hung hăng” của Mỹ sẽ đẩy mạnh sự tách biệt đó, mở ra một khả năng đến thời điểm nào đó, người Trung Quốc chỉ có thể dùng điện thoại trung Quốc và các sản phẩm sử dụng chip, phần mềm của chính họ. Điều này sẽ sớm xảy ra, thậm chí nhanh đến mức chính người Trung Quốc cũng không ngờ đến.
![]() |
Google, Intel, Qualcomm đồng loạt "nghỉ chơi" với Huawei. Ảnh: NY Times |
“Động thái của chính quyền Tổng thống Trump mạnh mẽ hơn nhiều so với người Trung Quốc dự đoán”, Nicole Peng - nhà phân tích của Canalys - nói. “Nó cũng đến sớm hơn. Rất nhiều người giờ mới nhận ra đó là sự thực”.
Đã quá rõ ràng việc Huawei đang bị cô lập. Nhà Trắng gặp khó trong việc thuyết phục các nước đồng minh dừng sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei, với lý do bảo mật.
Huawei đã tự phát triển chip và một số linh kiện khác trong khả năng và nói đã dự trữ sẵn linh kiện, chuẩn bị cho ngày bị Mỹ “nghỉ chơi”.
Động thái tấn công Huawei diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Năm ngoái, Nhà Trắng đã suýt triệt đường sống của một ông lớn viễn thông Trung Quốc khác là ZTE bằng một động thái tương tự. “Cú đấm” nhắm vào Huawei có thể giúp Mỹ tạo lợi thế trên bàn đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh.
Bức tường sắt kỹ thuật số đã được dựng lên từ lâu bởi chính phủ Trung Quốc. Ngày nay Internet Trung Quốc khác khá xa so với phần còn lại của thế giới. Họ dùng nền tảng, ý tưởng và chiến lược kinh doanh khác, tất cả đều được chuẩn bị chu đáo để đáp ứng sự kiểm duyệt.
Chuyện không sớm thì muộn
Nhưng bức tường đó là 1 chiều. Chip và phần mềm Mỹ vẫn phục vụ cho các server của Trung Quốc. Trung Quốc tạo ra doanh thu khổng lồ cho Apple, Oracle, Intel, Qualcomm.
Ngoài ra, rất nhiều nhà sáng lập các hãng công nghệ Trung Quốc được giáo dục tại Mỹ. Các nhà đầu tư Mỹ giúp họ khởi nghiệp, và nhiều công ty Trung Quốc quay trở lại đầu tư vào Mỹ.
Giờ đây, với mục tiêu bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, Mỹ sẽ chặn một hoặc nhiều trong số các kênh 2 chiều đó.
Họ thắt chặt tiêu chí đầu tư từ Trung Quốc. Nhiều sinh viên Trung Quốc học về khoa học và công nghệ gặp khó khi xin visa Mỹ.
Với Huawei, lý do được đưa ra là an ninh thông tin. Cục Thương mại công bố tuần trước rằng họ đưa Huawei vào danh sách các mối nguy hiểm an ninh quốc gia. Nằm trong danh sách này, Huawei nếu muốn mua linh kiện và công nghệ Mỹ phải được chính phủ cho phép.
Có thông tin cho rằng kinh kiện từ Mỹ chiếm gần 1/5 các khoản chi tiêu của Huawei. Ngay cả một linh kiện nhỏ cũng rất quan trọng. Chẳng ai muốn mua một bộ router cao cấp của Huawei mới hoàn thiện 95%.
![]() |
Trước khi Mỹ tỏ ra cứng rắn với Huawei, nhiều công ty của Mỹ đã "khổ sở" trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kinh doanh tại Trung Quốc. Ảnh: GizChina |
Bị Google quay lưng, Huawei sẽ phải dùng một phiên bản Android “nửa mùa” hoặc tự phát triển hệ điều hành riêng. Rất nhiều khách hàng không thích điều đó. Trung Quốc muốn tự phát triển hệ điều hành từ 3 thập kỷ trước nhưng không quá thành công.
Tại Trung Quốc, nhiều người coi động thái của Mỹ là ngăn chặn một cách trắng trợn sự phát triển của một đối thủ Trung Quốc. Mỹ không thể đánh bại sự sáng tạo của Huawei và dùng sức mạnh của chính phủ để “hạ bệ” họ.
Một số khác thì hiểu rằng chuyện này sẽ xảy ra không sớm thì muộn. Động thái của Mỹ chỉ là để đối phó với một thị trường Internet đã đóng kín từ lâu của Trung Quốc.
Một trang blog nổi tiếng đã chỉ rõ vấn đề này: “Bạn đã đối đầu với Mỹ trong nhiều năm”, trang này viết. “Bạn cần phải chuẩn bị từ lâu việc Mỹ sẽ đối đầu với bạn vào một ngày nào đó”.
Theo Zing/NY Times
Thông tin do giám đốc điều hành Huawei, Richard Yu, tiết lộ trong một nhóm WeChat riêng. Ông Yu nói, hệ điều hành riêng của Huawei vẫn hỗ trợ các ứng dụng Android.
" alt=""/>Trung Quốc có tường lửa, đến lượt ông Trump dựng 'rào sắt'Các báo cáo trước đây cho biết Samsung sẽ ra mắt Galaxy Note 9 sớm hơn so với những phiên bản tiền nhiệm. Tuần trước, đã có các thông tin cho thấy Samsung đã phát triển phần mềm cho Galaxy Note 9, sớm hơn so với thường lệ.
Còn hôm nay, thêm một nguồn tin từ nội bộ Samsung cho biết Galaxy Note 9 sẽ lên kệ sớm hơn 1-2 tháng so với dự kiến ban đầu.
Nguồn tin cho biết Samsung Display sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt màn hình OLED cho Galaxy Note 9 vào tháng tới, trong khi ở những năm trước, thời gian sẽ là vào tháng 6. Nếu thông tin này là chính xác thì bạn có thể mong đợi Galaxy Note 9 ra mắt trong tháng 7 hoặc đầu tháng 8.
" alt=""/>Galaxy Note 9 có thể được phát hành sớm vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8Chỉ một ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ chính thức bổ sung tên Huawei cùng 68 chi nhánh của công ty tại hơn 20 quốc gia trên thế giới vào danh sách đen thương mại này. Động thái đồng nghĩa, Huawei nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ hiện phải có sự chấp thuận của chính quyền ông Trump, trong khi điều này không hề dễ dàng.
![]() |
Huawei đang là tâm điểm chú ý của dư luận, liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters |
Chính quyền ông Trump đã cho phép một số miễn trừ tạm thời, nhưng dường như Huawei sẽ mất phần cứng (thiết kế vi xử lý của hãng ARM) và phần mềm (từ Google) mà tập đoàn đang dựa vào để phát triển điện thoại di động và các công nghệ liên quan. Động thái có thể được hiểu là một nỗ lực của Washington nhằm tiêu diệt tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Người Trung Quốc nhiều khả năng coi đây là một bước ngoặt. Nếu Washington có thể chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ theo ý muốn, Bắc Kinh chắc chắn sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ, từ trên xuống dưới.
Huawei dường như đã tiên lượng được tình huống này, nên cho tới nay đã phát triển hệ điều hành của riêng mình, không phụ thuộc vào các công ty Mỹ và có thể triển khai vào cuối năm nay. Song, việc bị hãng ARM "nghỉ chơi" thực sự là tổn thất nặng nề hơn nhiều đối với Huawei, do điều đó khiến công ty cực kỳ khó khăn trong việc tự chế tạo vi xử lý cho các sản phẩm của họ.
Với năng lực công nghệ của Trung Quốc ngày nay, tất nhiên nước này sẽ vươn lên đối đầu với thách thức mới từ Mỹ. Song, chúng ta có thể đang tiến tới một thế giới lưỡng cực trong công nghệ số với hai hệ sinh thái ngăn cách nhau của Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng tải trên báo Washington Post, cây bút Fareed Zakaria cho rằng, sự phân tách này sẽ dần phá hủy nền kinh tế thế giới mở, các mức độ phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng cũng như các đầu tư xuyên biên giới và chuỗi cung ứng đặc trưng cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Theo ông Zakaria, trước khi đi theo con đường nói trên, Mỹ cần đảm bảo rằng họ có chiến lược thông minh nhất để đối phó với thách thức thực sự từ Trung Quốc.
Đầu tiên, chính quyền Trump cần phải làm rõ các nguyên tắc họ đang lấy làm căn cứ để trừng phạt Huawei. Cho đến nay, Washington vẫn chần chừ trong việc công bố các bằng chứng, có lẽ vì chúng được coi là tối mật.
Song, Washington cần giúp thế giới hiểu rằng họ không đơn thuần chỉ ngăn chặn một đối thủ nước ngoài thành công mà còn hành động để bảo vệ an ninh của các hệ thống và quyền riêng tư của các cá nhân. Chính phủ Anh kết luận rằng, họ có thể dùng công nghệ của Huawei chừng nào một số biện pháp an toàn nhất định vẫn còn có hiệu lực. Mọi người cần hiểu tại sao London sai và Washington đúng.
Thứ hai, Mỹ cần phải xây dựng một liên minh quốc tế để chống Bắc Kinh. Theo chuyên gia bình luận Zakaria, ngay từ đầu ông đã ủng hộ quan điểm cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, nhưng bản thân vẫn không hiểu tại sao Washington chỉ "đơn thương độc mã" làm điều đó thay vì tạo ra một liên minh sát cánh với mình. Một quan chức cấp cao châu Âu từng tiết lộ, chính ông Trump đã từ chối các đề nghị của châu Âu về việc hợp tác hành động liên quan đến thương mại.
Ông Zakaria đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là "mục tiêu ngu ngốc", chỉ gây tổn hại cho Mỹ và làm lợi cho Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ nên suy nghĩ về việc thế giới lưỡng cực này sẽ như thế nào. Công nghệ Trung Quốc sẽ rẻ hơn vì chi phí lao động thấp hơn, các quy định lỏng lẻo hơn và sự trợ cấp của chính phủ. Huawei đã chiếm ưu thế trong thế giới đang phát triển. Nhiều quốc gia trong số đó có thể tiếp tục lựa chọn công nghệ giá rẻ hơn. Theo quan điểm của họ, bất kỳ công nghệ nào họ chọn đều đi kèm với rủi ro bị chính phủ của đối tác rình mò.
Thứ tư, liệu có thực tế khi Mỹ tấn công Trung Quốc thông qua các lệnh cấm và danh sách đen? Thế giới hiện trong tình trạng phụ thuộc lẫn nhau rất sâu. Một giám đốc điều hành công nghệ cấp cao đề xuất, với Mỹ, cách đối phó Trung Quốc tốt hơn là trở thành lãnh đạo thế giới về mã hóa và chống tấn công mạng. Ông gợi ý rằng, một trường đại học Mỹ, chẳng hạn như MIT nên được giao nhiệm vụ chỉ sử dụng các sản phẩm của Huawei để xây dựng một hệ thống mã hóa đầu - cuối, giúp chặn công ty tiếp cận mọi dữ liệu. Người này cho rằng, đó là "một thách thức lớn nhưng chắc chắn các kỹ sư giỏi nhất của Mỹ có thể giải quyết được".
Cuối cùng, liệu việc thay đổi chính sách và các đầu tư cho phép Mỹ cạnh tranh với Bắc Kinh có phải là giải pháp thực sự cho việc hưởng lợi đặc biệt của Trung Quốc về công nghệ? Thật khó tưởng tượng rằng Washington sẽ có thể ngăn chặn các đổi mới và sự trỗi dậy kinh tế của một đất nước năng động với 1,4 tỉ dân với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thay vào đó, nước Mỹ cần một "cơn địa chấn" của riêng họ để tập trung tiềm lực đất nước vượt qua Trung Quốc.
Theo ông Zakaria, chiến lược công nghệ như trên được tin có kết quả hơn nhiều so với các cuộc đàm phán thương mại. Về thương mại, chính quyền Trump có nhiều khiếu nại chính đáng về hành vi của Trung Quốc và đang "chơi rắn" với Bắc Kinh. Song, mục tiêu cuối cùng rốt cuộc lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế lớn hơn giữa hai nước. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, đầu tư nhiều hơn vào Mỹ và cho phép các công ty Mỹ quyền tiếp cận lớn hơn vào thị trường nước này.
Một cuộc chiến công nghệ sẽ đưa chúng ta đi theo một hướng rất khác. Nó sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mà là "hòa bình lạnh", trong một thế giới bị chia tách và ít thịnh vượng hơn.
" alt=""/>Nước cờ Huawei đẩy Mỹ vào cuộc chiến công nghệ khác thường với TQ?