Giải trí

Nhận định, soi kèo Sheffield United vs Blackburn, 19h ngày 19/3

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-02-04 01:58:25 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoSheffieldUnitedvsBlackburnhngàbóng đá lu 9 Hư Vân - 19/03/202bóng đá lu 9bóng đá lu 9、、

ậnđịnhsoikèoSheffieldUnitedvsBlackburnhngàbóng đá lu 9   Hư Vân - 19/03/2023 04:35  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
dat dai.jpeg
Kon Tum đẩy mạnh triển khai, tuyên truyền Luật Đất đai. Ảnh: Trần Hoàn

Tại Kỳ họp chuyên đề ngày 12/11, HĐND tỉnh đã ban hành 3 nghị quyết, gồm Nghị quyết số 80/NQ-HĐND thông qua mức tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm không thông qua hình thức đấu giá; mức đơn giá thuê đất để xây dựng công trình ngầm (không phải là phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất) và mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Nghị quyết số 81/2024/NQ-HĐND quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Nghị quyết số 82/2024/NQ-HĐND về chính sách đất đai đối với cộng đồng đồng bào DTTS và cá nhân người đồng bào DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Mới đây, ngày 3/12, UBND tỉnh Kon Tum cũng đã có công văn gửi các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố về việc triển khai chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, báo cáo UBND các huyện, thành phố về các trường hợp không có đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, thiếu đất ở, đất sản xuất nông nghiệp tính đến thời điểm ngày 21/12/2024 trên địa bàn. Từ đó, lập phương án hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nội dung phương án phải nêu rõ các trường hợp được hỗ trợ, diện tích hỗ trợ, hình thức hỗ trợ dự kiến quỹ đất để hỗ trợ. 

Các UBND huyện cần trình UBND tỉnh quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế quỹ đất của địa phương theo quy định tại Khoản 5, Điều 16 Luật Đất đai năm 2004. Cơ quan cần lập dự án tạo lập quỹ đất để giao đất thực hiện chính sách luật đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; Tổng hợp các dự án bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt…

Song song đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cần thực hiện chỉ đạo của Hội đồng phối hợp, phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương về việc các địa phương khẩn trương chỉ đạo, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật Luật Đất đai theo các chuyên đề chuyên sâu bằng hình thức đa dạng, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm để nhanh chóng đưa các quy định của Luật vào đời sống.  

Thực hiện chỉ đạo này, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh triển khai nhiều Chương trình phối hợp với Uỷ ban MT Tổ quốc Việt Nam, Tinh đoàn, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, Hội nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh... tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Luật Đất đai…đến các hội viên, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp. 

Ngoài ra, các chuyên mục, chuyên trang, chương trình của Báo Kon Tum, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương đóng trên tại địa bàn tỉnh, Website của các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cũng dành thời lượng lớn để tuyên truyền về những điểm mới trong Luật Đất đai.

Ngô Huyền 

" alt="Kon Tum đẩy mạnh tuyên truyền Luật Đất đai 2024" width="90" height="59"/>

Kon Tum đẩy mạnh tuyên truyền Luật Đất đai 2024

{keywords}Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tham luận về tiến trình chuyển đổi số quốc gia tại Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 2019.

 

Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đã định hướng cho chuyển đổi số Việt Nam. Tinh thần của Nghị quyết là đặt mục tiêu cao, nhất là mục tiêu kinh tế số chiếm tới 30% GDP, để từ đó phải đổi mới tư duy, tạo thuận lợi cho cái mới phát triển, giải pháp phải đột phá, Việt Nam sẽ bứt phá vượt lên.

Chuyển đổi số đã diễn ra nhiều năm qua, nhưng chỉ khi xuất hiện các công nghệ của Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 thì chuyển đổi số mới thực sự tăng tốc. Chuyển đổi số để tiến tới kinh tế số và xã hội số, và chỉ khi đó mới là môi trường tốt nhất cho đổi mới sáng tạo.

Nói đến chuyển đổi số là nói đến một môi trường mới trong cuộc sống của nhân loại - môi trường số, hay còn gọi là môi trường không gian mạng. Chúng ta đã quen thuộc với các môi trường trên không, trên bộ, trên biển, trong vũ trụ và sóng điện từ. Một môi trường mới cũng có nghĩa là thách thức mới và cơ hội mới, là nhận thức mới và luật lệ mới, là cách thức sản xuất mới và hạ tầng mới.

Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người. Chúng ta sống trong thế giới thực từ khi xuất hiện loài người. Và đây là lần đầu tiên loài người bước vào một thế giới khác. Sẽ xuất hiện kinh tế số và xã hội số. Và chỉ lúc này thì các công nghệ số mới phát huy hết sức mạnh của nó. Cả sức mạnh xây dựng và sức mạnh huỷ diệt.

Chuyển đổi số sẽ hình thành các mối quan hệ mới. Và đây mới là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số. Nhưng cũng chính những mối quan hệ mới này, những mô hình kinh tế mới này mới phát huy hiệu quả của chuyển đổi số.

Chấp nhận cái mới phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người. Nhưng lại là lợi thế của các nước đi sau, vì sự chuyển đổi nhận thức này không phụ thuộc vào cơ sở vật chất mà một nước đang sở hữu. Các nước đi sau thì ít gánh nặng của quá khứ, cả về hạ tầng vật chất và thể chế, cả về năng lực cạnh tranh của thời 2.0, 3.0. Những gánh nặng quá khứ này có thể lại là cản trở cho 4.0, vì 4.0 cần năng lực cạnh tranh mới, hạ tầng mới, thể chế mới.

Nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đây lại càng là lợi thế của Việt Nam, khi chúng ta có Đảng lãnh đạo, có thể ra được những quyết sách lớn một cách nhanh và tập trung. Nghị quyết 52 là một thí dụ như vậy.

Chuyển đổi số mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhưng đây là một sự thay đổi mang tính toàn diện, đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, đến từng người dân, đến mọi lĩnh vực. Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta có thể làm được vì văn hoá người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân.

Vậy ai sẽ là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này? Đó chính là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, là các doanh nghiệp ICT Việt Nam. Chúng ta phải cần đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp ICT tại khắp các tỉnh thành để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam. Chính chuyển đổi số cũng sẽ thúc đẩy Make In Vietnam và hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, và từ đây đi ra toàn cầu.

Có cách nào để chuyển đổi số nhanh hơn không ? Nếu chúng ta cứ phải tới từng cơ quan, từng doanh nghiệp, từng hộ gia đình, từng người dân để làm chuyển đổi số cho họ thì sẽ rất lâu. Vì số đầu mối này là hàng chục, hàng trăm triệu. Vậy có cách tiếp cận nào mới và đột phá không ? Đó chính là các Platform số để các cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân sử dụng. Sử dụng các Platform số tức là lên môi trường số, tức là hoạt động trong môi trường số.

Năm nay, Việt Nam sẽ tuyên bố chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, để tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số. Các yếu tố nền tảng sẽ được nhấn mạnh, sẽ được đầu tư trước, sẽ đi trước, sẽ phải có thứ hạng cao trên thế giới, phải nằm trong top 50 vào năm 2025 và top 30 vào năm 2030. Chúng ta nhấn mạnh 5 yếu tố nền tảng là: Thể chế, Hạ tầng, An ninh mạng, Platform và Đào tạo.

Về thể chế thì quan trọng nhất là chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, là sự chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, các mối quan hệ mới trong thế giới ảo, đi đôi với việc bảo vệ các giá trị căn bản của nhân loại, của văn hoá Việt Nam, luôn lấy con người làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số. Cái mới thì chưa biết nên cũng không thể biết cách quản lý, do vậy cơ chế sandbox, tức là cho thí điểm, nhưng giới hạn trong một không gian và thời gian nhất định, là cách tiếp cận cái mới tốt nhất, mà Nghị quyết 52 đã chỉ ra.

Về hạ tầng thì quan trọng nhất là chuyển đổi hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT và làm chủ các công nghệ nền tảng của chuyển đổi số, như IoT, Big Data, AI. Rất nhiều công nghệ mới đang xuất hiện cho phép Việt Nam chuyển đổi nhanh chóng hạ tầng viễn thông thành hạ tầng ICT thế hệ mới. Đó không chỉ là việc mua công nghệ và thiết bị, mà còn là cơ hội cho Việt Nam làm chủ công nghệ và sản xuất thiết bị hạ tầng ICT.

100% người Việt Nam có điện thoại thông minh cũng sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia. Phương án sớm tắt sóng công nghệ 2G đã được Bộ TT&TT nghiên cứu.

Nếu chúng ta coi mục tiêu của chuyển đổi số là phát triển quốc gia hùng cường, động lực của chuyển đổi số là thể chế, là công nghệ và đổi mới sáng tạo thì tiền đề của chuyển đổi số chính là an toàn, an ninh không gian mạng. Việt Nam muốn dựa vào chuyển đổi số để phát triển thành quốc gia hùng cường thì Việt Nam phải là cường quốc về an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho quá trình này, tạo niềm tin số cho mọi người.

Lời giải để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam là dựa trên các Platforms. Chuyển đổi số thì khó nhất là toàn dân và toàn xã hội. Nhưng chuyển đổi số chỉ phát huy hết sức mạnh của nó khi toàn dân, toàn xã hội kết nối số. Sức mạnh của kết nối không phải cấp số cộng mà là cấp số nhân, là hàm số mũ. Một nền tảng Platform có thể kết nối hàng triệu người, hàng ngàn doanh nghiệp. Platform văn minh ở chỗ giá trị tạo ra được chia sẻ giữa người tham gia và người tạo Platform nên sẽ thúc đẩy tất cả các bên. Lợi thế Việt Nam là có nhiều doanh nghiệp CNTT có năng lực, đã trưởng thành trong mấy chục năm vừa qua, có thể phát triển các Platforms phù hợp cho chuyển đổi số Việt Nam.

Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số thì trước mắt là tập trung vào đào tạo lại và đào tạo nâng cấp. 1000 chuyên gia chuyển đổi số, có mặt tại tất cả các bộ, ngành và địa phương, sẽ là những hạt nhân của quá trình chuyển đổi số. Nhưng chuyển đổi số là chặng đường dài nhiều thập kỷ, liên quan đến mọi người, nên muốn căn cơ thì ICT phải được coi là kỹ năng cơ bản như đọc viết cho học sinh từ cấp học thấp nhất. Và cũng chính ICT là lời giải tốt nhất cho nhiều vấn đề của giáo dục hiện nay. Giáo dục bằng công cụ ICT cũng chính là cách tốt nhất để dạy kỹ năng số cho học sinh.

Chuyển đổi số quốc gia bao gồm chuyển đổi số chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp và chuyển đổi số xã hội. Muốn đi nhanh thì Chính phủ phải đi đầu. Nghị quyết 52 đã yêu cầu Chính phủ phải đi tiên phong trong chuyển đổi số.

Để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước. Bước một, đẩy nhanh việc số hoá và ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực. Bước hai, sử dụng chuyển số như một lợi thế cạnh tranh trong từng lĩnh vực. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Khi cuộc cách mạng số, cách mạng công nghiệp 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, nó tạo cơ hội cho các đổi mới sáng tạo. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.

Với tinh thần và quyết tâm của Nghị quyết 52, là Đảng đi trước làng nước theo sau, chúng ta tin tưởng rằng công cuộc chuyển đổi số quốc gia sẽ giúp Việt Nam vượt lên.

Xin trân trọng chúc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 thành công tốt đẹp./.

" alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghiệp 4.0 2019" width="90" height="59"/>

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn cấp cao Công nghiệp 4.0 2019

W-img-8187-1.png

Theo chia sẻ của chị Thục, những con cua Cà Mau tươi sống sau khi được chất vào các hũ thuỷ tinh thì sẽ được ngâm trong 4 loại nguyên liệu chính: sữa tươi, xá xị, dừa tươi, bia. Trong đó, cua ngâm sữa tươi và xá xị là hai hình thức mới nhất do chủ quán nghĩ ra cách đây hơn một tháng để phục vụ thực khách.

"Có một lần mình thấy người nước ngoài chế biến hải sản với sữa, rượu, nước ngọt. Họ có vẻ rất chuộng kiểu kết hợp này. Vậy là mình tự hỏi sao không thử làm như vậy tại Việt Nam. Nghĩ là làm, mình thử dùng sữa, xá xị để ngâm cua”, chị Thục chia sẻ. 

Sau thời gian “tắm”, cua sẽ được mang đi hấp chín rồi dùng liền hoặc chế biến thành món khác tuỳ theo ý khách. Chị Thục cho biết, sau khi "tắm", cua hấp không thêm bất kỳ gia vị gì nhưng lại có vị đậm đà, thơm ngọt hơn. "Lúc bắt tay vào làm, mình cũng sợ khách không hợp khẩu vị, nhưng may mắn là sau khi ăn thử lần đầu, thực khách đều phản hồi tốt rồi quay lại tiếp hoặc giới thiệu thêm. Nhờ vậy mà món này cũng được đón nhận hơn”, chủ quán cho hay.

w-cua-ng226m-sua-4-1.jpg

Chủ quán cho biết, quán chủ yếu sử dụng loại cua yếm vuông ở Cà Mau (hay còn gọi là cua trinh nữ). Loại này có gạch vàng, béo và thơm, khó tìm nhưng lại được đại đa số khách ưa chuộng. Cua được tuyển chọn kỹ rồi đóng thùng xốp, vận chuyển đến TP.HCM trong 8 tiếng. Cua khi tới quán vẫn phải khỏe.

Theo chủ quán, mỗi ngày, chị nhập từ 70-100kg cua và chế biến hết trong ngày. "Nếu cua không bán hết trong ngày tôi sẽ tiến hành sơ chế, lọc thịt cua để chế miến các món khác. Khi cua đã chết hay kém chất lượng thì làm món gì cũng sẽ không ngon. Đó là lí do mà tôi không chế biến cua đã chết cho khách", chủ quán cho biết.

w-cua-ng226m-sua-2.jpg

Sau khi cua “cập bến” sẽ được rửa qua nước muối pha loãng rồi phân theo loại, kích cỡ, chia vào từng khay nhựa có lỗ thông hơi. Xuất thân là người buôn cua có tiếng tại TP.HCM, chị Thục rất nhiều kinh nghiệm. "Mình dùng khăn, thấm nước cho ướt rồi đậy lên từng khay cua, vừa tạo độ ẩm vừa giúp cua không bị muỗi đốt mắt. Nếu muỗi đốt mắt là cua chết ngay, mất độ ngon và tươi vốn có”, chị Thục chia sẻ một bí quyết.

Cua sau khi sơ chế thật sạch với nước sẽ được đặt vào từng lọ thuỷ tinh, dung tích mỗi lọ khoảng 20 lít. Tuỳ vào loại cua, độ lớn nhỏ của từng con cua mà số lượng cua được ngâm trong mỗi lọ thuỷ tinh sẽ dao động khác nhau.

"Thường thì mỗi lọ như thế mình sẽ ngâm khoảng 15kg cua với 8-10 lít sữa tươi hoặc xá xị. Nếu loại cua to thì ngâm khoảng 6-7 con/lọ, còn với cua trung bình hay cua nhỏ hơn thì sẽ đến vài chục con mỗi lọ. Ngâm trong lọ thuỷ tinh để khách thấy ưng mắt, dễ chú ý, đồng thời cũng sạch sẽ, không gây hại cho sức khoẻ”, chị Thục chia sẻ.

Cũng theo lời chủ quán, những con cua được ngâm trong sữa và xá xị khoảng 15-20 phút, không nên sớm hơn hay lâu hơn, tránh làm mất độ ngon và mùi đặc trưng riêng của cua Cà Mau. "Ngâm như thế còn là cách giúp cua trao đổi chất, nhận phần sữa tươi và nước ngọt vào cơ thể, nhả phần nước biển và chất dơ trở ra ngoài. Mình chọn xá xị vì loại nước ngọt này có mùi thơm đặc trưng nhất trong tất cả loại nước ngọt, vị ngọt dễ chịu, khi ngâm xong cũng không làm thịt cua mất đi vị ngọt vốn có”, chủ quán chia sẻ.

Bạn Trần Tùng Linh (sinh năm 2002, TP.HCM) là một trong những khách hàng đến quán khá sớm để thưởng thức món cua. "Ngâm cua kiểu này giúp cua có mùi thơm đậm của sữa, mùi thơm đặc trưng của xá xị. Nhưng đôi khi cua ngọt mùi sữa quá thì lại khá ngấy, dễ khiến mình nhanh ngán. Nhưng nhìn chung món này lạ và bắt miệng", Linh nhận xét.

W-banh-canh-ma-1.jpg

Mỗi ngày, quán của chị Thục mở bán từ trưa đến tận khuya. Món bán chạy nhất hiện tại là cua "tắm” sữa tươi hấp, vì nhiều thực khách chuộng mùi ngọt thơm dễ chịu của thịt cua sau khi đã ngấm sữa. 

"Ngoài món này ra thì sắp tới tôi sẽ cho ra mắt trọn bộ cua chảo 18 vị, tức là cua chế biến trên 18 chiếc chảo với 18 vị hoàn toàn khác nhau", chị Thục chia sẻ.

Cua "tắm" sữa có an toàn?

Khi món cua "tắm" sữa, xá xị của chị Thục được chia sẻ trên mạng xã hội, không ít thực khách tỏ ra lo ngại về sự kết hợp giữa hải sản và nước ngọt hay sữa tươi.

Chia sẻ với PV VietNamNet, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết: "Về mặt khoa học chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chứng minh sự kết hợp giữa cua và sữa có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể. Nếu xét về thành phần dinh dưỡng thì giá trị dinh dưỡng của cả cua và sữa đều khá cao, là những thực phẩm giàu protein. Cua khi ngâm cùng sữa tươi có thể hỗ trợ khử bớt mùi tanh. Vì thế, sữa có vai trò quan trọng trong việc giúp thịt cua thơm, không còn mùi tanh”.

Cũng theo TS.BS Trương Hồng Sơn, sự kết hợp này chỉ gây ra một số vấn đề về tiêu hoá và dị ứng đối với những ai có tiền sử dị ứng với hải sản như cua, dị ứng đạm sữa bò hoặc khi cua chưa được chế biến chín.

"Vậy nên khi kết hợp 2 loại thực phẩm cua và sữa trong một món ăn thì nguy cơ dị ứng không phải đến từ sự kết hợp chung mà có thể do bạn bị dị ứng với một hoặc cả 2 loại thực phẩm này", TS.BS Trương Hồng Sơn cho biết.

" alt="Cho cua Cà Mau 'tắm' sữa tươi, xá xị, chủ quán ở TP.HCM bán 100kg mỗi ngày" width="90" height="59"/>

Cho cua Cà Mau 'tắm' sữa tươi, xá xị, chủ quán ở TP.HCM bán 100kg mỗi ngày