Trực tiếp bóng đá Ba Lan vs Argentina: Messi 'tử chiến' LewandowskiTrực tiếp bóng đá Ba Lan vs Argentina thuộc khuôn khổ lượt trận cuối cùng bảng C World Cup 2022, 2h hôm nay 1/12, sân 974." />

Nhận định Ba Lan vs Argentina

Nhận định 2025-02-08 13:21:40 1662
Trực tiếp bóng đá Ba Lan vs Argentina: Messi 'tử chiến' LewandowskiTrực tiếp bóng đá Ba Lan vs Argentina thuộc khuôn khổ lượt trận cuối cùng bảng C World Cup 2022,ậnđịbóng đá 24h.com.vn 2h hôm nay 1/12, sân 974.
本文地址:http://play.tour-time.com/html/015c199296.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Lịch sử gọi tên

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

{keywords}

Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.

Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.

Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.

{keywords}

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. 

Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Ở phần lớn các tộc người, cồng chiêng là nhạc cụ dành riêng cho nam giới. Đó là trường hợp của các tộc người như Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho... Song, có những tộc người thì cả nam lẫn nữ đều có thể sử dụng, như Mạ, M’Nông. Riêng một số ít tộc người như Ê Đê Bih thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.

Cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến... Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của cồng chiêng Tây Nguyên trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.

Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh".

Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới.

Khánh An

">

Không gian văn hóa Cồng Chiêng

Cà phê tăng giá, hành động của nông dân khiến doanh nghiệp đau đầu - 1

Nông dân Lâm Đồng bước vào vụ thu hoạch cà phê năm 2024 với niềm vui giá tăng cao (Ảnh: Minh Hậu).

"Cuối vụ, giá cà phê tăng cao và duy trì đà tăng liên tục trong suốt nhiều tháng nên tôi tiếc mãi. Vì chốt bán vội mà gia đình thiệt cả trăm triệu đồng", anh Hoàng Văn Đạt chia sẻ.

Theo anh Đạt, đầu vụ năm nay, giá cà phê nhân đạt mức 100.000 đồng/kg và đến nay đã tăng lên 130.000 đồng/kg. "Gia đình tôi đã giải quyết xong công nợ nên chưa vội bán. Toàn bộ cà nhân tôi chuyển vào kho lưu trữ, chờ thị trường lập đỉnh", anh Đạt nói.

Tương tự, sau thu hoạch, gia đình ông Nguyễn Văn Huy ở huyện Di Linh, Lâm Đồng cũng bán một phần cà phê để phục vụ nhu cầu công nợ. Phần còn lại, gia đình sơ chế, xát bỏ vỏ và lưu trữ nhân.

"Sau Tết Nguyên đán, người trồng cà phê chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn chăm sóc cho cây. Trong đó bao gồm cả việc tưới nước ở giai đoạn cuối mùa khô và bón phân ở đầu mùa mưa nên rất tốn kém. Phần nhân lưu trữ này sẽ được dùng để phục vụ cho việc chủ động vốn để đầu tư vườn thời gian tới", ông Huy chia sẻ.

Cà phê tăng giá, hành động của nông dân khiến doanh nghiệp đau đầu - 2

Giá cà phê nhân hiện đạt mức 130.000 đồng/kg (Ảnh: Minh Hậu).

Khác với sự "nhàn hạ" của nông dân, các đơn vị, doanh nghiệp sơ chế, chế biến cà phê lại rơi vào thực trạng khó khăn khi cùng lúc phải đối diện nhiều vấn đề.

Ông Trần Mai Bình, Giám đốc Hợp tác xã Hoa Linh Coffee (xã Tân Châu, huyện Di Linh) cho hay, mỗi năm, hợp tác xã cần khoảng 150-160 tấn cà phê tươi để đáp ứng nhu cầu chế biến. Tuy nhiên, đến nay, do nông dân tích trữ nông sản nên hợp tác xã chưa mua được cà phê tươi để phục vụ cho việc sản xuất.

"Những năm trước, giờ này chúng tôi thu nhận hàng chục tấn cà phê tươi nhưng năm nay chúng tôi chưa mua được kg cà phê nào. Chính việc không chủ động được nguồn nguyên liệu nên chúng tôi cũng không thể chốt hợp đồng với các đối tác khác. Năm nay, việc sản xuất, kinh doanh cà phê của chúng tôi giống như một canh bạc", ông Trần Mai Bình nói.

Cà phê tăng giá, hành động của nông dân khiến doanh nghiệp đau đầu - 3

Trong khi nông dân phấn khởi vì giá cà phê tăng cao thì doanh nghiệp chế biến gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong phát triển thị trường (Ảnh: Minh Hậu).

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thọ, đại diện Công ty TNHH Nguyên Phúc Nông (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) cho hay, đơn vị tập trung vào chế biến cà phê robusta chất lượng cao, hữu cơ để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đơn hàng lớn nên nhu cầu về nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty rất quan trọng.

Bà Thọ nói: "Chúng tôi đã ký hợp đồng bao tiêu với các hộ nông dân trong vùng với mức giá 35.000-40.000 đồng/kg cà tươi hữu cơ và đây là mức giá cao gấp đôi so với thị trường. Thời điểm này, một số nông hộ không bán cho công ty theo hợp đồng nên trước mắt chúng tôi phải tìm nguồn hàng khác để bù sản lượng".

Cũng theo bà Thọ, hiện nay, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao nên công ty phải đàm phán với đối tác để nâng giá sản phẩm. Tuy nhiên, việc tăng giá vẫn chưa được đối tác phản hồi.

Tổng diện tích cà phê của tỉnh Lâm Đồng hiện nay là trên 176.000ha, với tổng sản lượng trên 572.000 tấn.

Năm 2023, Lâm Đồng đã xuất khẩu trên 70.000 tấn cà phê nhân sang các thị trường như Italia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hà Lan… với tổng giá trị khoảng 155 triệu USD.

">

Cà phê tăng giá, hành động của nông dân khiến doanh nghiệp "đau đầu"

c3471253f57b4c25156a.jpg
Tuần lễ Múa Việt Nam 2024 diễn ra nhiều hoạt động ‎ý nghĩa. Ảnh: BTC

Biên đạo múa Tuyết Minh kỳ vọng, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024sẽ mở ra cơ hội hợp tác cho nghệ thuật múa, từ di sản múa dân gian dân tộc vùng miền, tạo giá trị thúc đẩy sản phẩm du lịch văn hóa bản địa. Đồng thời là dịp kết nối nghệ thuật múa Việt Nam nói chung, giá trị nghệ thuật múa cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên nói riêng với nghệ thuật chuyển động trong khu vực và quốc tế...

Với chủ đề Dòng sông ánh sáng, Tuần lễ Múa Việt Nam 2024diễn ra nhiều hoạt động ‎ý nghĩa. Trong đó, lễ khai mạc với điểm nhấn là công diễn vở múa đương đại Sesan diễn ra vào tối 13/10, tại Nhà Rông KonKlor.

Biên đạo múa Tuyết Minh, tác giả kịch bản, tổng đạo diễn chia sẻ: "Sesanlấy cảm hứng từ đặc trưng của nghệ thuật múa và nghệ thuật chuyển động đương đại, tôn vinh nét đẹp mạnh mẽ, nguyên sơ của văn hóa Tây Nguyên, khắc họa rõ nét sự giao thoa văn hóa cũng như gắn kết cộng đồng các dân tộc bản địa sinh sống bao đời nay theo dòng sông Sê San".

Vở diễn có sự tham gia của các nghệ sĩ tài năng như: NSƯT Cao Chí Thành, NSƯT Như Quỳnh, nghệ sĩ - giảng viên múa Mạnh Hùng, cùng những gương mặt trẻ: Thúy Hiền, Vũ Huệ, Quang Anh, Mai Len, Quàng Việt... nghệ sĩ múa thuộc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Kon Tum, các nghệ nhân cồng chiêng Kon Tum.

Bên cạnh đó, cuộc thi Tác phẩm múa dân tộc Việt Namdành cho các nhà biên đạo múa chuyên nghiệp trên toàn quốc sẽ diễn ra vào tối 14/10.

Trong khuôn khổ Tuần lễ Múa Việt Nam 2024, hội thảo toàn quốc với chủ đề Xu hướng quay về yếu tố gốc trong nghệ thuật chuyển động đương đạisẽ diễn ra ngày 15/10, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế, nghệ sĩ, nhà l‎ý luận phê bình, chuyên gia nghệ thuật của Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam.

Hội thảo nhằm chia sẻ kiến thức, thảo luận, trao đổi về các xu hướng phát triển của những loại hình nghệ thuật liên quan tới chuyển động, kinh nghiệm từ thực tế sáng tác, thực hành, làm nghề của mỗi nhà nghiên cứu, tác giả, nghệ sĩ; một số phương pháp tiếp cận, sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đương đại nói chung, nghệ thuật múa, nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc, văn học, thơ ca đương đại...

Lễ bế mạc Tuần lễ Múa Việt Namsẽ diễn ra vào chiều 15/10.

Chàng trai sinh năm 1989: Từ nghiện game trở thành biên đạo múa xuất sắc18 tuổi mới bắt đầu học múa, Nguyễn Hải Trường từng rơi vào bế tắc, chơi game suốt ngày vì học mãi không vào. Song với sự cố gắng nỗ lực, anh đã vượt qua bản thân, trở thành biên đạo múa xuất sắc.">

Sự kiện múa thường niên lớn nhất Việt Nam sẽ diễn ra tại Kon Tum

Nhận định, soi kèo Arda Kardzhali vs Spartak Varna, 22h30 ngày 7/2: Thiếu cảm giác bóng

W-ff7f14f2dce767b93ef6.jpg
Học giả Venerable Tenzin chia sẻ về cuốn sách của mình. 

Dù triển lãm Độc hànhđã mở cửa đón công chúng Thủ đô từ 8/11 nhưng sáng 14/11, tác giả Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche mới xuất hiện tại địa điểm triển lãm để chia sẻ về cuốn sách cũng như các bức ảnh mình chụp.  

Độc hành đưa người xem vào cuộc hành trình tâm thức khi Venerable Tenzin chia sẻ trải nghiệm khám phá và công nhận vẻ đẹp vốn có của thế giới.

W-7db10e084c03f75dae12.jpg
W-b3dacb818e8a35d46c9b.jpg
Các bức ảnh của Venerable Tenzin tại triển lãm đồng thời cũng xuất hiện trong cuốn sách "Độc hành". 

Mỗi bức ảnh là một hành trình thiền định, một lời mời gọi chúng ta dừng lại và suy ngẫm về những mảnh ghép tinh xảo của cuộc sống - nơi những điều bình dị trở nên phi thường và những điều tầm thường được thổi hồn thành thiêng liêng.

Đến với triển lãm, những người đam mê nghệ thuật và tìm kiếm tâm linh có thể khám phá các chủ đề về sự độc hành và vẻ đẹp sâu sắc của thế giới tự nhiên qua góc nhìn của Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche. 

Đi sâu vào cốt lõi sẽ thấy tĩnh lặng là nghệ thuật của sự hiện diện - là khả năng neo mình vào hiện tại, bất kể những cơn bão đang cuồn cuộn xung quanh. Nếu không có tĩnh lặng, sẽ không có lặng yên. Nếu không có lặng yên, sẽ không có thấu hiểu. Nếu không có thấu hiểu, sẽ không có minh triết.

W-b819d2750e7cb522ec6d.jpg
Hai cuốn sách "Chạy về nơi bí ẩn" và "Độc hành" của học giả được trưng bày tại triển lãm. 

Cuốn sáchSolivagant (Độc hành)đi sâu vào các chủ đề sâu sắc như: Samsara - Luân hồi, vòng tuần hoàn vĩnh cửu: Sojourn - Du hành,hành trình quay về bên trong vàSerenity - Thanh thản,bình yên từ sự hòa hợp của tầm suy nghĩ, cảm nhận dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche về triết học Phật giáo và hành trình tâm linh cá nhân.  

Tác giả viết sách do đề nghị từ học trò, mong muốn ghi chép lại những khoảnh khắc và các phương pháp thực hành quan trọng đầu tiên đến trong đời. Tương tự, khi chụp ảnh, ông không có ý định triển lãm mà chỉ muốn lưu lại khoảnh khắc nắm bắt được ngay trước mắt, nhưng vì sự thuyết phục của một người bạn nên ông quyết định trưng bày các bức ảnh. 

W-317fa11a7d13c64d9f02.jpg
Bức ảnh "Kiên cường" với nhân vật chính là một cô bé ở Tây Tạng do Venerable Tenzin chụp gây chú ý tại triển lãm. 

Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpoche chia sẻ thêm về tựa của cuốn sách Running toward mystery (Chạy về nơi bí ẩn) bằng tiếng Anh được trưng bày ở triển lãm: "Trong cuộc sống, ta có cảm giác sợ điều mình không biết, mà thực ra đó là sợ phải chia lìa những gì mình đã biết, đã quen thuộc, nơi mình thấy thoải mái nhất. Mọi khoảnh khắc trôi qua là hiện hữu và điều mình chưa biết không có gì đáng sợ cả.

Vô thường luôn hiện hữu quanh ta, cho dù bạn có theo Phật pháp hay không thì bạn cũng không tránh khỏi quy luật này. Khi cảm nhận được khoảnh khắc của vô thường, ta nhìn sâu vào bên trong nó và trân trọng những phút thay đổi của vô thường. Mọi thứ quanh ta, bạn bè, tiền bạc, các mối quan hệ có thể đến và đi, rồi quay lại bất cứ lúc nào, còn khoảnh khắc xuất hiện trước mắt chúng ta không bao giờ quay lại nên hãy trân quý thời gian và khoảnh khắc hiện tại".  

Solivagant (Độc hành)kéo dài đến ngày 24/11 tại Press Club, Hà Nội. 

Học giả Venerable Tenzin Priyadarshi chia sẻ tại buổi ra mắt sách:

Venerable Tenzin Priyadarshi Rinpochesinh ra trong một gia đình Hindu ở Vaishali, Ấn Độ. 10 tuổi, theo ý nguyện của mình, ông đã bước chân vào một tu viện Phật giáo ở Rajgir, gần Đại học cổ đại Nalanda. Đam mê nhiếp ảnh bắt đầu nhen nhóm từ khi ông nhận được chiếc máy ảnh đầu tiên vào năm 11 tuổi. Từ năm 2000, Venerable Tenzin đã thực hiện một loạt phóng sự ảnh và vẫn bấm máy cho đến hiện tại.

Là một thầy tu và học giả, nền tảng giáo dục đa ngôn ngữ và đa văn hóa của Venerable Tenzin đóng góp vào tầm nhìn nhiếp ảnh của ông. Venerable Tenzin xem các tác phẩm như những hình ảnh phản chiếu trí tưởng tượng của mình, cũng như phản ánh thế giới mà ông trải nghiệm trong những cuộc hành trình đi khắp chốn.   

">

'Mọi thứ quanh ta, bạn bè, tiền bạc, các mối quan hệ đều có thể đến và đi'

友情链接