-
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
-
Thế hệ trẻ trưởng thành trong thời Covid-19
Theo dự báo của tờ Nikkei Asian Review, đến năm 2025, “thế giới việc làm mới linh hoạt và dung nạp hơn với một số người nhưng cũng tàn nhẫn, phân tán, và bấp bênh hơn với số khác". Ở mặt tích cực, 2021 là một năm “lý tưởng” để trưởng thành khi dịch bệnh đã đặt ra những thách thức cùng cơ hội mới.
Mối bận tâm chung của lao động trẻ thời này có thể tóm gọn trong hai điều: ý nghĩa của công việc mình đang, sẽ làm và cách thức để chủ động nâng cấp bản thân nhằm bắt kịp xu hướng công việc mới. Ngoài ra, những nhân sự có nhiều kinh nghiệm lại thêm một mối lo khi phải "cạnh tranh" cùng nhân sự mới đầy bản lĩnh và kỹ năng, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ.
|
|
“Trong nhóm của tôi hầu hết đều là những bạn trẻ sinh từ năm 1997 - 2000. Các bạn đều linh hoạt, tự tin và đặc biệt là giỏi giao tiếp, kể cả bằng tiếng Anh. Điều đó khiến tôi cảm thấy khoảng cách số năm làm việc hiện tại khá mong manh. Các bạn có những yếu tố vượt trên cả chúng tôi”, một trưởng nhóm quan hệ xã hội của công ty truyền thông chia sẻ.
Chính những suy nghĩ này đã thôi thúc nhiều người trẻ không ngừng nâng cao kỹ năng, phát triển bản thân, để đảm bảo một cuộc sống bền vững cho bản thân hậu đại dịch.
Các bạn trẻ tự tin, bản lĩnh và có nền tảng giáo dục tốt hay còn gọi là thế hệ Elite (well-educated) liên tục trau dồi cho bản thân ngay tại nhà với những khóa học ngắn trực tuyến, workshop, đọc sách... trong mùa dịch.
Hành trang giới trẻ cần mang theo
Khi cuộc sống trở về guồng quay, người trẻ cũng phải tập bắt nhịp trở lại. Người quay lại công ty và bận rộn với những dự án mới, người tìm kiếm cơ hội phù hợp để “nhảy việc”,... và có người bây giờ mới bắt đầu tìm việc. Cũng chính lúc này, giới trẻ nhận ra một thực tế rằng nếu không có tiếng Anh thì sẽ khó phát triển ở thời đại mà công nghệ và ngoại ngữ là hai giá trị quan trọng.
“Từ khi tốt nghiệp, tôi hầu như không dùng tiếng Anh vì công việc vốn không cần thiết. Thế nhưng, từ khi chị quản lý người Singapore đến điều hành nhóm, tôi không còn tự tin và đôi lần bị mất điểm trước sếp vì không thành thạo tiếng Anh", tâm sự của một bạn trẻ khi được hỏi về lý do đăng ký học tiếng Anh.
Trước dịch, nhiều bạn trẻ không có tiếng Anh vẫn tìm được công việc tốt. Tuy nhiên, sau dịch với tình trạng việc thiếu người thừa, không có tiếng Anh có thể khiến mất đi phần lớn cơ hội nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, khi thế giới bắt đầu mở cửa, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận được làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp quốc tế và tập đoàn đa quốc gia. Việc có thể nói tốt, đọc hiểu và giao tiếp thành thạo tiếng Anh gần như đã trở thành điều kiện để có thể “sống sót" và phát triển trong môi trường việc làm ngày càng khốc liệt.
Học tiếng Anh theo chủ đề - giải pháp lý tưởng
Việc ghi danh vào một khóa học phù hợp sẽ là bước đệm để người trẻ bắt đầu hành trình bứt phá của chính mình. Một khóa học phù hợp được đánh giá trên khả năng đáp ứng nhu cầu, tính chất công việc, phương pháp học và quan trọng không kém là những khóa tiếng Anh giao tiếp có công nghệ hỗ trợ học tập phong phú, linh hoạt.
Hiểu được nhu cầu này, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) đã ra mắt khóa học giao tiếp iTalk - cho người trẻ bận rộn. Theo đại diện VUS, iTalk là hình thức học ngôn ngữ dựa trên kiến thức (content-based). Các chủ đề cập nhật theo thời sự, gần gũi với người trẻ và cuộc sống, công việc ví dụ như mùa cày việc, tìm việc cuối năm của người trẻ có những biến động nào, cách cân bằng công việc - cuộc sống của họ sau dịch Covid-19...
“Mọi chủ đề học của iTalk đều được đo ni đóng giày, gần gũi và thiết thực cho người trẻ để áp dụng dễ dàng vào cuộc sống và công việc. Từ đó, việc học tiếng Anh cũng trở nên thú vị và sẽ không còn gì có thể ngăn cản bạn nữa”, đại diện VUS nói.
Khóa học tiếng Anh giao tiếp Italk (hyperlink: https://vus.link/iTalkTiengAnhgiaotiep) của VUS được thiết kế riêng cho người lớn bận rộn cùng những đổi mới toàn diện sở hữu 4 giá trị cốt lõi của xu thế 4.0. Lộ trình học tập cá nhân hoá với sự trợ giúp đắc lực từ các nền tảng công nghệ hiện đại, Italk Max hỗ trợ học tập mọi lúc mọi nơi và đo lường sự tiến bộ, tối ưu hoá hiệu quả học tập, củng cố kiến thức và duy trì động lực học. Mỗi người đều có thể làm chủ lộ trình học tập với iTalk khi được tự do lựa chọn khung giờ học theo thời gian biểu không cố định, phương thức học, và nội dung học trong kho chủ đề với hơn 365+ tình huống giao tiếp đa dạng, được cập nhật thường xuyên. Trong khóa học, học viên được tương tác với 100% giáo viên nước ngoài chú trọng chỉnh sửa phát âm. Thư viện tự học không giới hạn, phục vụ đa mục tiêu: thực hành đàm thoại, đóng vai, tập phản xạ, ôn luyện ngữ pháp. Đặc biệt Italk Max còn có công nghệ AI nhận diện giọng nói, giúp bạn sửa lỗi phát âm từ giọng đọc mẫu của giáo viên bản ngữ VUS. |
Ngọc Minh
" alt="Những giới hạn cần phá vỡ của thế hệ trẻ thời Covid"/>
Những giới hạn cần phá vỡ của thế hệ trẻ thời Covid
-
HĐND tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chính sách đối với học sinh tham gia đội tuyển; chuyên gia, giáo viên tham gia bồi dưỡng đội dự tuyển làm nguồn, đội tuyển chính thức của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, khu vực, quốc tế giai đoạn 2022-2025.
Theo Nghị quyết này, học sinh được tuyển vào lớp chuyên của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc sẽ được hỗ trợ một lần với mức 2,2 triệu đồng để tự trang bị học phẩm và trang thiết bị sinh hoạt cá nhân. Bên cạnh đó, miễn tiền phòng ở ký túc xá, hỗ trợ tiền điện, nước theo định mức đối với học sinh các lớp chuyên ở nội trú, bán trú trong thời gian học tập tại trường.
Các học sinh các lớp chuyên của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc thi đạt một trong các chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế: TOEIC, TOEFL, IELTS, CAMBRIDGE tương đương trình độ B1 (tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) trở lên sẽ được hỗ trợ một lần lệ phí. Mức hỗ trợ theo lệ phí thi thực tế nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/học sinh.
Ngoài ra, học sinh các lớp chuyên thi đạt cả 3 chứng chỉ tin học theo chuẩn quốc tế: MOS Word, MOS Excel và MOS PowerPoint cũng được hỗ trợ một lần lệ phí thi thực tế nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng /học sinh.
Đối với cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp dạy môn chuyên tại các lớp chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được hỗ trợ 10 triệu đồng/lớp chuyên/năm học để mua tài liệu, học liệu chuyên sâu.
|
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc trao thưởng cho các học sinh đạt giải quốc tế năm 2021. |
Đối với giáo viên là viên chức dạy môn chuyên tại các trường THPT chuyên trên cả nước (không quá 45 tuổi) được tuyển dụng về giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, có cam kết công tác từ 10 năm trở lên, đã có học sinh đoạt giải khu vực, giải quốc tế thì được hỗ trợ mức 500 triệu đồng, đã có học sinh đoạt giải Nhất quốc gia thì được hỗ trợ một lần mức 350 triệu đồng.
Giáo viên là viên chức dạy môn chuyên tại các trường THPT chuyên trên cả nước (không quá 40 tuổi) có một trong các chứng chỉ TOEIC, TOEFL, IELTS, CAMBRIDGE tương đương trình độ B1 (tương đương bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) trở lên thuộc đối tượng: Tốt nghiệp ĐH chính quy loại xuất sắc, loại giỏi, đã đạt từ giải Ba cấp quốc gia trở lên các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật, được tuyển dụng về giảng dạy tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và có cam kết công tác từ 10 năm trở lên, được hỗ trợ một lần với mức tiền 300 triệu đồng.
Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại xuất sắc, loại giỏi, đã từng đạt giải Ba quốc gia trở lên các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật được tuyển dụng vào dạy môn chuyên tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc và có cam kết công tác lâu dài tại trường từ 10 năm trở lên, được hỗ trợ một lần với mức 150 triệu đồng.
Nghị quyết này cũng quy định chính sách đối với các học sinh trên địa bàn tham gia đội tuyển chọn học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, khu vực, quốc tế.
Cụ thể, đối với học sinh tham gia đội tuyển chính thức của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian ôn thi tập trung theo mức 250.000 đồng/học sinh/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá 60 ngày.
Học sinh tham gia đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp khu vực, quốc tế, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc tế được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian ôn thi tập trung theo mức 350.000 đồng/học sinh/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá 40 ngày.
Học sinh tham dự thi học sinh giỏi cấp khu vực, quốc tế, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc tế được hỗ trợ tiền tài liệu, bồi dưỡng tiếng Anh, sinh hoạt phí trong những ngày tham gia tập huấn theo mức 500.000 đồng/học sinh/ngày. Thời gian hỗ trợ theo thực tế nhưng tối đa không quá 60 ngày,...
Thanh Hùng
Thanh Hóa bất ngờ thi chọn học sinh giỏi 8 môn bằng trắc nghiệm
Thanh Hóa vừa trở thành địa phương đầu tiên tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh bằng hình thức trắc nghiệm ở hầu hết tất cả các môn.
" alt="Từ năm tới, học sinh trúng tuyển THPT Chuyên Vĩnh Phúc được nhận 2,2 triệu"/>
Từ năm tới, học sinh trúng tuyển THPT Chuyên Vĩnh Phúc được nhận 2,2 triệu
-
- Để thủng lưới ở nhà những phút bù giờ khiến U23 Việt Nam chịu thất bại 2-3 trước Ulsan Hyundai FC, ở trận giao hữu tối 21/12 trên sân Hàng Đẫy.HLV Park Hang Seo: “Gặp Hàn Quốc, U23 Việt Nam vẫn mơ kỳ tích ở giải châu Á”" alt="Kết quả bóng đá"/>
Kết quả bóng đá
-
Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
-
- VietNamNet cập nhật link xem trực tiếp trận đấu giữa U21 Việt Nam và U21 Myanmar, ở giải U21 quốc tế vào lúc 18h30 ngày 16/12.Lịch thi đấu, kết quả và BXH giải U21 quốc tế 2017" alt="Link xem trực tiếp U21 Việt Nam vs U21 Myanmar, 18h30 ngày 16/12"/>
Link xem trực tiếp U21 Việt Nam vs U21 Myanmar, 18h30 ngày 16/12
-
Sáng 18/1, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết năm 2021 và kế hoạch triển khai nhiệm vụ và giải pháp cho lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp năm 2022.
Tại hội nghị, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, 2021 là năm khởi động và năm 2022 phải là năm tăng tốc của giáo dục nghề nghiệp. Đột phá trong năm nay sẽ là chuyển đổi số toàn ngành; lấy chuyển đổi số để xoay chuyển tình hình.
Cũng theo Bộ trưởng, việc kết nối doanh nghiệp với giáo dục nghề đã có sự chuyển biến rõ rệt nhưng chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của xã hội. Do đó, giáo dục nghề nghiệp cần phải gắn kết hơn với thị trường lao động, gắn với yêu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Muốn thực hiện được những phương hướng đó, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH lưu ý, hệ thống giáo dục nghề nghiệp cần tiếp tục đầu tư, hoàn thiện toàn bộ nội dung thể chế: quy hoạch hệ thống, các kế hoạch chuyển đổi số, đầu tư về con người, cơ sở vật chất; chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng các đơn đặt hàng của doanh nghiệp, thị trường.
Đồng thời, cần đổi mới phương thức đào tạo, tập trung vào đào tạo mới và đào tạo lại, trong đó lấy đào tạo lại làm nền tảng phát triển. Bên cạnh đó cần chú trọng đào tạo theo nhu cầu thị trường, đơn đặt hàng để cung - cầu gặp nhau. Cùng đó, cần quan tâm đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm khung đầu ra.
|
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ tại hội nghị. |
Về phía Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng xác định phương hướng năm 2022, tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo thích ứng với sự tác động của dịch bệnh; tăng cường chuyển đổi số; tăng cường đào tạo mới, đào tạo lại cho lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Cùng đó, tạo chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, cơ cấu trình độ đào tạo, chất lượng và hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo chất lượng cao theo hướng ứng dụng, thực hành, thực tập đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực cho các doanh nghiệp và nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Mục tiêu cụ thể được Tổng cục đặt ra là tăng tuyển sinh 10% so với năm 2021; tốt nghiệp 2.249.500 người (trong đó trình độ cao đẳng, trung cấp là 501.500 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo khác là 1.748.000 người).
Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc bộ, ngành, địa phương.
Dự kiến, năm 2022, có khoảng 1.877 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trong đó 409 trường cao đẳng; 438 trường trung cấp và 1.030 trung tâm), số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là 1.184, giảm 4% so với năm 2021 và số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập sẽ chiếm khoảng 37%.
|
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ tại hội nghị. |
Các nhiệm vụ trọng tâm là triển khai đồng bộ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tập trung cao nhất việc chỉ đạo, hướng dẫn triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở các bộ, ngành, địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả, giảm đầu mối và số lượng nhưng không giảm năng lực đào tạo,...; Gắn kết chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và cộng đồng doanh nghiệp nhằm hình thành hệ sinh thái truyền thông, tư vấn, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; tiếp tục đổi mới phương thức tuyển sinh, đào tạo để duy trì quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho phục hồi kinh tế; chú trọng các chương trình đào tạo chất lượng cao theo cơ chế đặt hàng; đẩy nhanh triển khai đào tạo, đào tạo lại nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực để có kiến thức, kỹ năng phù hợp, có thể tiếp thu, làm chủ, khai thác, vận hành hiệu quả những tiến bộ công nghệ; gắn kết, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp về nhân lực,...; Thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp.
Để đảm bảo việc phân luồng, liên thông trong hệ thống, thực hiện các giải pháp để tăng cường tuyển sinh đào tạo, Tổng cục cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, ưu tiên phát triển giáo dục nghề nghiệp và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, góp phần thực hiện đột phá chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương đẩy mạnh việc thực hiện hướng nghiệp phân luồng; chỉ đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ cơ sở dữ liệu tuyển sinh, tốt nghiệp THCS, THPT, CĐ, ĐH hàng năm để các cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn lực xã hội,...
Hải Nguyên
5 điểm nhấn của giáo dục nghề nghiệp năm 2021
Năm 2021, hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã có nhiều hoạt động nổi bật và đạt được những thành tựu quan trọng.
" alt="Giáo dục nghề nghiệp tăng tốc ở năm 2022, tạo đột phá bằng chuyển đổi số"/>
Giáo dục nghề nghiệp tăng tốc ở năm 2022, tạo đột phá bằng chuyển đổi số
-
Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng phu nhân; Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và phu nhân; các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao các nước ASEAN và các đối tác, bạn bè của ASEAN cùng phu nhân/phu quân và các phu nhân, nữ Đại sứ là thành viên Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội.
|
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng phu nhân tham dự chương trình giao lưu |
TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao bày tỏ vinh dự khi Học viện có cơ hội tổ chức sự kiện giao lưu để bạn bè quốc tế đến và trải nghiệm không khí Tết đặc trưng ở Việt Nam.
Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navut cho biết rất sự háo hức trước không khí Tết ở Việt Nam. Nhân dịp này, ông bày tỏ mong muốn khối ASEAN sẽ là một liên minh vững mạnh, đoàn kết và lớn mạnh hơn nữa trong năm 2022.
Tại chương trình, các vị đại biểu đã có cơ hội tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam thông qua các phong tục tập quán như bày mâm Ngũ quả, bày bàn thờ cúng gia tiên,...
Đặc biệt, trong phần giao lưu, các đại biểu quốc tế trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa đặc sắc trong ngày Tết Việt Nam như nặn Tò He, viết thư pháp, làm tranh dân gian Đông Hồ và gói bánh chưng dưới sự hỗ trợ của các nghệ nhân. Các đại biểu cũng được thưởng thức chương trình ca nhạc cổ truyền đặc sắc của Việt Nam do các thầy cô và sinh viên Học viện Ngoại giao trình bày.
|
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và các vị khách tham dự |
Chương trình ‘Giao lưu Tết: ASEAN và những người bạn’ góp phần thúc đẩy các hoạt động đoàn kết, giao lưu hữu nghị giữa các nước trong Cộng đồng ASEAN và các đối tác, đồng thời quảng bá các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc và mở rộng quan hệ gắn bó giữa Bộ Ngoại giao, trong đó có Học viện Ngoại giao với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Hà Nội.
Doãn Hùng
" alt="Sinh viên Học viện Ngoại giao 'đón Tết' cùng các Đại sứ"/>
Sinh viên Học viện Ngoại giao 'đón Tết' cùng các Đại sứ