71 Huy chương vàng, Hà Nội dẫn đầu toàn quốcSau 13 ngày tổ chức (từ 28/9 đến 10/10/2020), kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 11 với sự tham gia của 474 thí sinh, đến từ 49 đoàn được bế mạc tại Hà Nội trong ba ngày 8,9 và 10/10.
|
Lễ Bế mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 11 - Hội đồng thi số 1, tại Trường Cao đẳng cơ điện Hà Nội |
Kỳ thi chính thức khép lại với những thành công mang tính đột phá trong thời kỳ mới với những đòi hỏi trình độ kỹ năng nghề của thí sinh dự thi tiệm cận được với trình độ ASEAN và Thế giới trong những năm gần đây.
Số nghề tổ chức thi là 34 nghề, trong đó có 31 nghề thi chính thức và 3 nghề thi trình diễn. 5 nghề có thí sinh tham dự nhiều nhất là: hàn (34 thí sinh); điện lạnh (33 thí sinh); lắp đặt điện (29 thí sinh); công nghệ ôtô (28 thí sinh); cơ điện tử (26 thí sinh).
Kết quả có 290 thí sinh đoạt giải. Trong đó 122 thí sinh đoạt giải Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, 69 thí sinh đoạt huy chương đồng, 28 thí sinh đoạt huy chương bạc, 71 thí sinh đoạt huy chương vàng và 10 đoàn có thành tích cao nhất.
10 đoàn có thành tích cao nhất gồm Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, TP.HCM, Vĩnh Long, Bộ Giao thông vận tải, Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, Bộ Xây dựng, Vĩnh Phúc, Bộ Công thương, và Đồng Nai.
|
Thí sinh Đoàn Ngọc Ánh (đoàn Hà Nội) Huy chương Vàng nghề Dịch vụ du lịch và khách sạn. |
Kết thúc kỳ thi, Ban tổ chức đã trao 161 Huy chương Vàng, Bạc, Đồng cho các thí sinh đạt thành tích xuất sắc, trong đó 71 thí sinh đoạt Huy chương Vàng.
Thông qua kỳ thi, chủ đề "Cải thiện quốc gia bằng sức mạnh của Kỹ năng Lao động", đã được lan tỏa rộng khắp và tạo hiệu ứng tích cực đối với nhận thức xã hội về học nghề và lập nghiệp dựa vào kỹ năng nghề.
100% thí sinh đoạt huy chương được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng bằng khen và được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 2 theo quy định. Ngoài ra, Ban Tổ chức đã trao Chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc cho 122 thí sinh đạt kết quả tốt tại kỳ thi.
Về giải toàn toàn, đoàn Hà Nội có số lượng thí sinh tham gia đông nhất với 61 thí sinh tham dự ở 32 nghề, trong đó có 44 thí sinh đoạt giải (23 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 9 Huy chương Đồng và 5 Chứng chỉ Kỹ năng nghề xuất sắc).
Với kết quả này, đoàn thành phố Hà Nội xuất sắc giành giải Nhất; giải Nhì thuộc về đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; giải Ba thuộc về đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Kỳ thi kỹ năng nghề đầu tiên có nhiều đổi mới
Đây là kỳ thi kỹ năng nghề đầu tiên có nhiều đổi mới nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam tiệm cận với ASEAN và thế giới.
|
Hội đồng thi số 3 tại trường Cao đẳng Xây dựng Công trình đô thị. |
Các đề thi năm nay có độ khó, độ phức tạp và khối lượng lớn hơn các kỳ thi trước đây, có nghề gấp 3 lần và tiệm cận với trình độ ASEAN và thế giới (trước đây thời gian thi từ 5-8 tiếng là tối đa, nay tối thiểu là 12 tiếng và tối đa 15 tiếng).
Số lượng chuyên gia làm công tác giám khảo ở 34 nghề lên tới 300 người.
Năm nay có 7 nghề lần đầu tiên được tổ chức thi: Phay CNC, tiện CNC, dịch vụ lễ tân, chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội, điều khiển công nghiệp (nghề trình diễn), thiết kế thời trang kỹ thuật số (nghề trình diễn) và công nghệ nước (nghề trình diễn).
Đây là những nghề có nhu cầu lao động lớn, một số nghề phục vụ cho công nghiệp phụ trợ, việc tổ chức thành công các nghề mới này là động lực tốt cho việc phát triển đào tạo và kỹ năng nghề tốt hơn trong thời kỳ mới.
Các công nghệ yêu cầu sử dụng trong đề thi năm nay hầu hết được dựa theo yêu cầu tại Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới năm 2018 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan và 2019 tổ chức tại Kazan, Liên bang Nga nên việc chuẩn bị của các trường đăng cai có những khó khăn.
Đặc biệt là các nghề mới công nghệ cao như tự động hóa công nghiệp, bảo trì máy CNN, kết nối vạn vật IOT, phay CNN, tiện CNN, công nghệ ôtô…
Lần đầu tiên kỳ thi phối hợp với đối tác nước ngoài đến từ Malaysia, đơn vị biên soạn đề thi độc lập cho Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN.
Ngoài ra, lần đầu tiên kỳ thi có sự tham gia của lực lượng an ninh - Cơ quan an ninh nội bộ (A03) thuộc Bộ Công an và PA03 tại các địa phương, địa bàn có điểm tổ chức thi.
Ban tổ chức cũng công bố Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam (4/10) đúng vào ngày Khai mạc kỳ thi. Đây là dấu mốc cho sự đổi mới trong việc phát triển kỹ năng lao động và phát triển giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ mới.
Các đơn vị đăng cai có nhiều nỗ lực
Cũng trong 2 ngày 9 và 10/10, Ban Tổ chức Kỳ thi kỹ năng nghề Quốc gia đã tổ chức cuộc họp với các Hội đồng thi về công tác tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ XI, năm 2020.
Trong cuộc họp, đại diện lãnh đạo các Hội đồng thi Quốc gia đã trình bày tổng quan về công tác tổ chức kỳ thi, dự kiến kết quả đạt giải của thi sinh dự thi.
Theo tổng kết, công tác tổ chức thi tại các Hội đồng diễn tiến đúng theo kế hoạch, đảm bảo sự an ninh, an toàn sức khỏe lao động, khách quan, minh bạch.
Kỳ thi được tổ chức đạt đúng các mục tiêu và mục đích đặt ra, đảm bảo an toàn, an ninh và để lại nhiều những ấn tượng tốt đẹp cho các đoàn, các thí sinh, các chuyên gia đến từ các tỉnh thành cả nước.
Các chuyên gia, thành viên ban giám khảo thực hiện nghiêm túc quy chế thi, đánh giá, chấm điểm và cập nhật điểm theo quy định trên hệ thống phần mềm CIS.
Việc đánh giá, chấm điểm và cập nhật trên phần mềm CIS đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch.
Một số những vướng mắc trong quá trình coi thi, đánh giá, cho điểm đã được các đoàn tham dự kịp thời phát hiện, góp ý theo tinh thần xây dựng tại các Hội đồng thi và Ban tổ chức có giải pháp kịp thời thống nhất để tháo gỡ, khắc phục.
Trên cơ sở kết quả chấm điểm của hệ thống phần mềm CIS, bám sát quy chế kỳ thi, các Hội đồng thi quốc gia đề xuất cơ cấu trao giải đúng theo quy định.
Tại lễ bế mạc ngày 9/10 tổ chức ở Hội đồng thi số 5 (trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội), ông Lê Tấn Dũng Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trao quà, bằng khen cho các thí sinh và đơn vị có thành tích xuất sắc trong Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 11.
Bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Phó Trưởng ban Tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia lần thứ XI đại diện cho Ban tổ chức, gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND TP Hà Nội đã dành sự quan tâm, chỉ đạo kỳ thi thành công tốt đẹp.
Đồng thời bà Nguyễn Việt Hương bày tỏ mong muốn, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên tổ chức các kỳ thi kỹ năng nghề và xem đó là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề,…
|
Bà Nguyễn Thị Việt Hương (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) phát biểu tại buổi lễ bế mạc ở Hội đồng thi số 5. |
Cũng tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng thi số 5 đánh giá, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, nhà xưởng của các điểm thi được thực hiện rất tốt.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các cơ sở đăng cai tổ chức đã nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu đề thi đưa ra.
Trong Lễ bế mạc chiều ngày 10/10 tại Hội đồng thi số 5 (trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội), ông Trương Anh Dũng Tổng Cục trưởng Tổng cục GD&NN, Trưởng ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ 11 năm 2020 và ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa TT&DL trao bằng khen và huy chương cho các thí sinh.
|
Ông Trương Anh Dũng Tổng Cục trưởng Tổng cục GD&NN, Trưởng ban tổ chức Kỳ thi Kỹ năng nghề lần thứ 11 năm 2020 và ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa TT&DL trao bằng khen và huy chương cho các thí sinh tại Hội đồng thi số 5. |
Kết quả kỳ thi cũng là tiền đề để Ban tổ chức tiếp tục lựa chọn thí sinh xuất sắc thành lập đội tuyển quốc gia tham dự kỳ thi Kỹ năng nghề ASEAN tại Singapore dự kiến diễn ra vào tháng 4/2021 và Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới tại Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra vào tháng 9/2021 tới đây.
Quang Sơn
" alt="Kỳ thi kỹ năng nghề nhiều đổi mới: Kết thúc với 168 thí sinh đạt huy chương"/>
Kỳ thi kỹ năng nghề nhiều đổi mới: Kết thúc với 168 thí sinh đạt huy chương
Sáng 3/10, ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức lễ khai khóa năm 2020 với sự tham dự của các học sinh, sinh viên xuất sắc, đạt thứ hạng cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, các cuộc thi quốc gia, các cuộc thi học thuật và nghiên cứu khoa học lớn...Ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã nói chuyện với giảng viên, sinh viên về chủ đề "tiên phong- dẫn dắt - nâng tầm quốc tế”.
"Công dân thế hệ Z” cần trở thành người lãnh đạo
"Thế hệ trẻ, trong đó có thế hiện trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có” – ông Minh nói.
|
"Thế hệ trẻ đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có” (Ảnh: Đức Lộc) |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh lưu ý thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới của đất nước đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên đại học không chỉ là chủ nhân tương lai mà phải là người định hình tương lai của đất nước. Điều đó phải thể hiện trước hết ở việc tuổi trẻ Việt Nam trở thành động lực, nhân tố then chốt trong phát triển đất nước, là người tiên phong của đổi mới tư duy, hình thành tư duy công dân ASEAN và công dân toàn cầu thúc đẩy cách tiếp cận mới trong mọi lĩnh vực, hình thành văn hóa hội nhập của đất nước.
"Là những công dân thế hệ Z - công dân đám mây, đa năng, các em sinh viên cần phải trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động kinh tế xã hội”- Phó thủ tướng nói.
Ông Phạm Bình Minh yêu cầu trước hết thế hệ trẻ cần khẳng định vai trò là những chủ thể, đại diện của đất nước tại các diễn đàn, tổ chức lãnh đạo trẻ, doanh nhân trẻ, tri thức trẻ, khởi nghiệp… Thế hệ trẻ cũng phải là người tiên phong tham gia thực hiện các cam kết, trọng trách quốc tế trong thời gian tới.
Muốn như vậy, theo Phó Thủ tướng sinh viên cần tích luỹ và trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng thái độ phù hợp với thực tiễn của cách mạng công nghiệp 4.0, nâng cao khả năng thích nghi của bản thân trước những thay đổi nhanh và phát triển nhanh chóng của thế giới ngày nay. Cụ thể như ngoại ngữ thông thạo, nhất là tiếng Anh và càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, là chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa vào thế giới tri thức của nhân loại và làm việc trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.
“Trong không gian hội nhập, sinh viên còn phải cạnh tranh việc làm cùng các bạn bè trong khu vực và quốc tế. Đây là thách thức mà nhà trường, xã hội và chính sinh viên phải chuẩn bị nghiêm túc, hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập”- ông Minh lưu ý.
4 yêu cầu cho giáo dục đại học
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đặt ra 4 yêu cầu với giáo dục đại học
Một là, nhu cầu tất yếu phải gắn nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0.
Hai là, đòn bẩy để tạo chuyển biến căn bản là chú trọng phát triển toàn diện thế hệ trẻ trên cả 3 phương diện: kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, hình thành và nuôi dưỡng xã hội học tập mở, học tập suốt đời.
|
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh trống khai khoa 2020 ở ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: Đức Lộc) |
“Cần trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của thế hệ trẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập để trở thành công dân toàn cầu, công dân ASEAN. Đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê, trí thức chuyên môn, ngoại ngữ và hiểu biết pháp luật, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước; các kỹ năng công nghệ, kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm, kỹ năng xã hội, ứng xử văn hóa, văn minh; tác phong làm việc hiện đại, kỷ cương, chuyên nghiệp; nâng cao thể chất, sức khỏe”- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu.
Ông Minh cho hay nhiều nghiên cứu dự báo khoảng 60-80% ngành nghề trên thế giới hiện nay sẽ thay đổi trong khoảng 10 năm tới, với nhiều việc làm mới giá trị cao hơn được tạo ra, đòi hỏi kỹ năng, tri thức gắn với quá trình số hóa, tự động hóa và liên kết sâu rộng. Do đó các trường đại học cần chủ động từng bước bổ sung tri thức, kỹ năng mới, thiết yếu trong thế kỷ 21 vào chương trình đào tạo và đào tạo lại hiện nay.
Yêu cầu thứ ba, mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đặt ra là cần tiếp tục tranh thủ và thúc đẩy hợp tác quốc tế, liên kết giáo dục đại học với các nước ASEAN, Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới trên nền tảng công nghệ số. Chủ động tiếp thu và nâng cao nội lực phù hợp với tiêu chí, chuẩn mực chung, đẩy mạnh, nâng tầm hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, tư vấn quốc tế…
Bốn là có cách tiếp cận mới về phát triển nguồn nhân lực trẻ một cách dài hạn, đa chiều, đa ngành, nhằm thu hút được các đối tác tham gia công tác giáo dục đại học.
Lê Huyền
Nữ sinh H’Mông nhận phần thưởng ‘Bay trên mùa vàng’ của Bí thư Mù Cang Chải
Giành giải Nhất môn Toán cấp huyện, nữ sinh Lý Thị Ninh trở thành học trò đầu tiên nhận được phần thưởng đặc biệt là một chuyến bay ngắm ruộng bậc thang của Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải (Yên Bái).
" alt="Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Sinh viên thông thạo càng nhiều ngoại ngữ càng tốt"/>
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Sinh viên thông thạo càng nhiều ngoại ngữ càng tốt
Đây là hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực giới trong lĩnh vực giáo dục, do Bộ GD-ĐT phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức tại Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Thể thao Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện trong đó có khuôn viên trường đại học không có bạo lực đối với mọi thành viên trong trường. |
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Thể dục, Thể thao Hà Nội tham dự lễ phát động cam kết xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên và giảng viên. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo Bộ GD-ĐT, môi trường giáo dục an toàn và thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ khỏi các hình thức bạo lực, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường học xảy ra các hành vi bạo lực giới dưới những hình thức khác nhau như cô lập, tẩy chay, phân biệt đối xử, bắt nạt, rình rập, quấy rối, tấn công tình dục và thậm chí là bạo lực hẹn hò.
Trong một khảo sát quốc gia vào năm 2017 của UNESCO về bạo lực học đường trên cơ sở giới tại Việt Nam, 51,9% học sinh tham gia khảo sát đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng gần nhất.
Trong đó, hơn 70% học sinh tham gia khảo sát thuộc nhóm thiểu số tính dục (LGBTQI) báo cáo là đã từng bị bạo lực lời nói và xâm hại thể chất.
|
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Bà Lê Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) cho hay, bạo lực học đường trên cơ sở giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, tinh thần và kết quả học tập, lao động của học sinh, sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên trong trường. “Về lâu dài, những hành vi bạo lực như vậy có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực luôn là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu của ngành giáo dục”, bà Hằng nói.
Tại sự kiện, hơn 300 đại biểu cũng có cơ hội tham gia đối thoại và giao lưu với các diễn giả, đại diện của Bộ GD-ĐT và UN Women về chủ đề này.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam khuyến nghị các trường và ngành giáo dục thực hiện 10 hành động thiết yếu được khuyến cáo trên toàn cầu bởi UN Women để xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và không bạo lực.
|
Các đại biểu cùng cam kết xây dựng khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên. Ảnh: Thanh Hùng. |
Khép lại lễ phát động, đại diện của Bộ GD-ĐT, đại diện UN Women và các trường đã cùng tham gia ký cam kết “Khuôn viên trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên, giảng viên và cán bộ nhân viên”, nhằm thể hiện sự quyết tâm chung tay đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và xóa bỏ bạo lực giới.
Thanh Hùng
Nguồn cơn vụ nữ sinh bị đánh trước cổng trường ở Quảng Ninh
Phòng GD&ĐT TX Đông Triều, Quảng Ninh vừa có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Quảng Ninh và chính quyền địa phương về vụ nữ sinh N.P.T (lớp 9, Trường THCS Hồng Thái Đông) bị đánh hội đồng ngay tại cổng trường.
" alt="Cam kết xây dựng trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên"/>
Cam kết xây dựng trường đại học an toàn, không bạo lực với nữ sinh viên
Chia sẻ với VietNamNet, anh Phạm Quang Giang (bố bé P.T.B.A) cho biết, người đánh cháu bé là anh H.V.H. mới chỉ nhắn tin, gọi điện xin lỗi, tuy nhiên, từ lúc xảy ra sự việc vẫn chưa đến gặp gia đình để nói chuyện.Anh Giang cho hay, gia đình chưa chấp nhận lời xin lỗi của anh H. và cương quyết yêu cầu chính quyền, công an vào cuộc giải quyết sự việc theo pháp luật.
“Hành động của anh H. đã được camera ghi lại quá rõ nên gia đình cũng mong muốn pháp luật lên án, xử lý đúng người đúng tội để răn đe và hạn chế những sự việc bạo hành trẻ em tương tự như thế. Trước pháp luật, gia đình chúng tôi sẽ xem xét thái độ của anh H. ra sao. Tùy thuộc vào độ thành khẩn của anh H, gia đình tôi sẽ tính các hướng xử lý tiếp theo”, anh Giang nói.
|
Nam phụ huynh có hành động thô bạo với trẻ mầm non ngay tại lớp học. |
Về việc 3 cô giáo không có phản ứng hay sự can ngăn, bảo vệ con mình ở thời điểm đó, anh Giang cho hay gia đình hoàn toàn có thể thông cảm cho sự bị động do sự việc diễn ra quá đột ngột.
“Có thể khả năng xử lý tình huống của các cô giáo hơi kém, tuy nhiên gia đình cũng rất thông cảm với sự sợ hãi, bị động của các cô giáo do anh H. có những hành động quá nhanh. Khi đó, các cô cũng vì sợ hãi quá mà chỉ biết ngồi khóc ôm cháu mà không nghĩ đến chuyện đưa cháu thoát ra”, anh Giang nói.
Anh Giang cũng cho biết thêm, sau khi gia đình đưa đi kiểm tra ở Bệnh viện TP Lào Cai, hiện nay sức khỏe con anh đã ổn định, không tổn thương phía ngoài. “Chúng tôi chỉ lo con tổn thương về mặt tâm lý do cách hành xử thô bạo của vị phụ huynh kia”.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD-ĐT) cho rằng đây là vụ việc bạo hành trẻ thô bạo, vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em. Do đó, Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm người vi phạm để răn đe.
Ông Minh cũng yêu cầu địa phương thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà trường, trẻ em. Cùng đó, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tâm lý đối với cháu bé, gia đình và cả các cô giáo.
Như VietNamNet đã đưa tin, sự việc được xác định diễn ra vào lúc 16h16 phút, ngày 30/9, tại lớp Nhà Trẻ D2 (trẻ từ 24-36 tháng), Trường Mầm non Trumpkids (địa chỉ số 357 đường Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai).
Trong giờ trả trẻ, 2 bé P.T.B.A và H.C.T (2 tuổi) khi đang chơi thì tranh giành đồ chơi với nhau. Bé B.A sau đó đã cắn vào tay trái bé C.T khiến bé này khóc.
Khi đó, cô giáo chủ nhiệm cũng đã vào ngăn 2 bé.
Tuy nhiên, đúng lúc đó, bố của bé C.T là anh Hoàng Văn H. đến đón con. Khi thấy con khóc đã có hỏi giáo viên phụ trách lớp và khi biết lý do đã buông những lời không hay với bé B.A.
Trong khi cô giáo đang nói chuyện với cháu B.A, anh H. xông vào tát mạnh vào mặt bé B.A. khiến cháu sợ hãi òa khóc. Tiếp đó, người đàn ông này túm tóc bé và giật ngửa ra phía sau, dùng tay đánh mạnh vào chân cháu khiến cháu hoảng sợ úp mặt vào người cô giáo.
Người đàn ông này đi ra phía ngoài cửa một lúc rồi lại tiếp tục quay lại tát vào mặt cháu bé. Chưa dừng lại, vị phụ huynh liên tục chỉ tay vào mặt cháu B.A quát mắng, rồi đánh mạnh vào mông cháu. Cuối cùng, người đàn ông này chỉ tay vào mặt, bắt cháu B.A khoanh tay xin lỗi rồi mới đón con mình rời khỏi lớp.
Thanh Hùng
Phụ huynh vào lớp đánh trẻ mầm non trước mặt giáo viên
Nghe nói con bị bạn cắn vào tay, một nam phụ huynh đã lao vào lớp đánh, giật tóc trẻ ngay tại Trường Mầm non Trumpkids (phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai).
" alt="Bố của bé 2 tuổi bị đánh ở trường mầm non yêu cầu công an vào cuộc"/>
Bố của bé 2 tuổi bị đánh ở trường mầm non yêu cầu công an vào cuộc