Ngoại Hạng Anh

Sốt cao co giật ở trẻ em: Hướng dẫn xử trí đúng cách tại nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-01 22:56:52 我要评论(0)

Khi nào cần uống hạ sốtPGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,ốtcaocogiậtởtrẻemHướngdẫnxửtríđúngcáchtạinhàthứ hạng thứ hạng của atalantathứ hạng của atalanta、、

Khi nào cần uống hạ sốt

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng,ốtcaocogiậtởtrẻemHướngdẫnxửtríđúngcáchtạinhàthứ hạng của atalanta nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các bệnh tự miễn hoặc các bệnh lý ác tính...

Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi.

Trẻ được xác định bị sốt khi trên 37,5. Từ 37,5 – 38 độ C được cho là sốt nhẹ; sốt vừa (38-39 độ); sốt cao (39-40 độ), rất cao khi sốt trên 40 độ C. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, nên đo ở nách, cho độ chính xác cao nhất.

Tuy nhiên PGS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ. 

{ keywords}
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng


Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Không uống thuốc động kinh khi sốt cao, co giật

Sốt cao, co giật hay gặp ở trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi, chiếm 3-5% do não bộ của trẻ chưa phát triển toàn diện và có sự nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ trong cơ thể.

Khi co giật, trẻ có thể có thêm các biểu hiện nôn ói, sùi bọt mép, đồng tử lộn lên trên làm mắt trắng dã. Tuy nhiên đặc điểm của hầu hết các trường hợp sốt cao co giật ở trẻ nhỏ là thời gian ngắn dưới 5 phút.

PGS Dũng chia sẻ, cách đây 20 năm, bản thân các bác sĩ khi thấy trẻ co giật cũng rất sợ ảnh hưởng đến não. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, theo dõi cho thấy, sốt cao co giật thông thường không gây hại não.

Với sốt cao co giật lành tính thường hết sau vài chục giây, sau đó trẻ lại trở lại bình thường, không để lại di chứng. Do đó, không cần cho trẻ uống bất cứ thuốc gì.

“Trừ trường hợp trẻ sốt cao, co giật do mắc viêm não, viêm màng não nhưng bác sĩ chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót trong chẩn đoán mới đáng lưu tâm”, PGS Dũng nhấn mạnh.

Tuy nhiên hiện nay rất nhiều cha mẹ lo lắng thái quá, khi thấy trẻ từng co giật do sốt cao liền mua thuốc động kinh về trữ sẵn, khi con sốt cao là mang ra uống để phòng co giật.

“Bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh khi sốt cao, co giật. Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật, chỉ có hại thêm. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng khẳng định.

Để tránh co giật khi sốt cao ở trẻ, cha mẹ cần theo dõi thân nhiệt của con thường xuyên.

3 bước xử trí khi sốt cao, co giật

Bước 1: Cha mẹ bế trẻ nằm nghiêng (không được gập đầu bé vì không thở được) để khơi thông đường thở do khi bị co giật, trẻ không nuốt được, đờm dãi rất dễ gây ngạt đường thở, đặc biệt nếu rơi vào phổi có thể gây tắc thở nguy hiểm.

Vừa để trẻ nằm nghiêng, vừa nới rộng quần áo cho trẻ. Người lớn không nên vây quanh trẻ để trẻ có không khí thở, chú ý mở phòng thoáng mát.

{ keywords}
Khi trẻ bị sốt cao co giật, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh, thường các cơn sốt cao co giật lành tính sẽ hết sau vài chục giây hoặc 1-2 phút


Bước 2: Cha mẹ tuyệt đối không nhét ngón tay, đũa vào miệng trẻ khi trẻ đang lên cơn co giật, việc này có thể làm ảnh hưởng đến răng, xương hàm của trẻ. Đồng thời không cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì trong thời điểm này vì có thể gây tắc nghẽn đường thở.

Sau lần co giật thứ nhất, đợi hết cơn, cha mẹ có thể cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tuyệt đối không cố giữ chân giữ tay trẻ vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp của trẻ.

Bước 3: PGS Dũng khuyến cáo, sau khi hết co giật, nên hạ sốt cho trẻ bằng đường uống hoặc đặt hậu môn. An toàn nhất là dùng paracetamol với liều 15mg/kg cân nặng. Khi dùng paracetamol, tuyệt đối không cho trẻ dùng xen kẽ với các loại thuốc hạ sốt khác.

Với thuốc nhét hậu môn, lưu ý là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc. Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.

Ngoài ra, để hạ sốt, cha mẹ nên dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...

Khi nào cần đưa tới viện

Theo thống kê, vẫn có khoảng 1/3 trẻ bị sốt cao co giật ở các thể phức tạp, thường kéo dài trên 15 phút và có từ 2 cơn trở lên trong vòng 24 giờ, thậm chí có trường hợp có rối loạn tri giác sau co giật, khi đó cha mẹ cần lập tức đưa con tới BV.

Hoặc với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc các bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám, phát hiện sớm.

Thúy Hạnh

Sốt 3 tuần, bé trai Phú Thọ bị vi khuẩn ăn mục van tim

Sốt 3 tuần, bé trai Phú Thọ bị vi khuẩn ăn mục van tim

- Bé trai 10 tuổi sốt cao liên tiếp nhiều ngày, đi khám nhiều ngày không phát hiện ra bệnh, cuối cùng phát hiện van tim đã bị vi khuẩn ăn mòn hết.  

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội nào cho startup Việt?” do ICTnews.vn tổ chức mới đây, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC đã giải đáp nhiều câu hỏi của các sinh viên muốn khởi nghiệp. Ông đã đưa ra lời khuyên cho các starup công nghệ có xu hướng làm sản phẩm ngắn hạn chỉ 1-2 năm, rồi tìm nhà đầu tư để bán lại. Ông Nguyễn Trung Chính cho rằng, xu hướng đầu tư trong vòng 1-2 năm rồi bán lại chỉ là của một startup ngắn hạn. Về dài hạn, đối với các startup có tinh thần doanh chủ thường họ sẽ gắn bó cả đời với đứa con tinh thần của mình. Thực tế có thể nhìn thấy nhiều tấm gương như Bill Gate, Steve Job, Jack Ma là những người rất thành công. Khi một người định khởi nghiệp, nếu chỉ suy nghĩ ngắn hạn, “ăn xổi” thì rất khó thành công. Người đó phải 'yêu và chung thủy" với đứa con tinh thần của mình thì mới có khả năng thuyết phục người khác.

Với một sinh viên công nghệ muốn khởi nghiệp, ông Nguyễn Trung Chính cho hay, thứ nhất startup phải tự đánh giá mình có khả năng khởi nghiệp hay không. Kế đó là đã có ý tưởng sáng tạo không. Ý tưởng phải thật sự xuất sắc và mới. Còn nếu chưa có thì tốt nhất nên tìm một công việc phù hợp để vừa làm vừa học hỏi. Chuẩn bị cho các cơ hội của mình trong tương lai. Không ai có thể đưa ra lời khuyên đúng cho mình bằng chính mình.

Ông Nguyễn Trung Chính tư vấn cho startup muốn nhận hỗ trợ từ Trung tâm sáng tạo CMC theo thủ tục rất đơn giản. Đó là, startup gửi hồ sơ thông tin công ty và cá nhân, giới thiệu tóm tắt ý tưởng đến Trung tâm Sáng tạo CMC, tầng 19 tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Hoặc Quỹ Sáng tạo CMC, tầng 17 tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội CMC sẽ nghiên cứu và có thư phản hồi, hiện có rất nhiều startup đã liên lạc và làm việc với CMC.

" alt="Startup không nên nghĩ đến việc “ăn xổi”" width="90" height="59"/>

Startup không nên nghĩ đến việc “ăn xổi”