Giải trí

AI giải CAPTCHA nhanh hơn con người

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-01 22:55:26 我要评论(0)

Mô hình YOLO có thể nhận diện chính xác hình ảnh CAPTCHA với tỉ lệ từ 69% (với hình ảnh xe máy) đến ket qua c2ket qua c2、、

Mô hình YOLO có thể nhận diện chính xác hình ảnh CAPTCHA với tỉ lệ từ 69% (với hình ảnh xe máy) đến 100% (với trụ nước cứu hỏa). Ảnh: Scienceline.

Có lẽ bạn không xa lạ gì với những bài kiểm tra CAPTCHA - ô hình ảnh yêu cầu người dùng xác định các vật thể như đèn giao thông,ảiCAPTCHAnhanhhơnconngườket qua c2 xe đạp hoặc vạch qua đường. Quả thật, chúng ta đã quen với việc phải chứng minh mình là con người khi lướt web.

Bức tường thành CAPTCHA bị phá vỡ

CAPTCHA là viết tắt của "Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart" (tạm dịch: Bài kiểm tra Turing công khai và tự động để phân biệt máy tính và con người). Đây luôn được xem là bức tường bảo vệ các trang web không bị phần mềm tự động tấn công.

Nhưng nghiên cứu mới cho thấy các bot chạy bằng AI có thể vượt qua thử thách này với tỉ lệ thành công 100%. Con số này chứng minh trí tuệ nhân tạo (AI) đã đạt đến trình độ ngang ngửa con người trong việc giải mã CAPTCHA.

Cụ thể, theo Andreas Plesner, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ETH Zurich, nghiên cứu mới của họ tập trung vào hệ thống CAPTCHA nổi tiếng của Google: ReCAPTCHA v2. Đây là loại CAPTCHA yêu cầu người dùng nhận diện các vật thể thường gặp trong hình ảnh như đèn giao thông, xe đạp hay bậc thang.

AI giai CAPTCHA anh 1

Các CAPTCHA xác định hình ảnh thường gặp. Ảnh: Arxiv.

Theo Ars Technica, Google đã bắt đầu loại bỏ dần hệ thống này để chuyển sang ReCAPTCHA v3 “vô hình”, phân tích tương tác người dùng.

Nhưng ReCAPTCHA v2 vẫn được hàng triệu website sử dụng. Ngay cả với những trang web dùng ReCAPTCHA v3, chúng vẫn chuyển về dạng captcha hình ảnh cũ nếu hệ thống cảm thấy người dùng không đáng tin cậy.

Để phát triển một bot có thể vượt qua ReCAPTCHA v2, Plesner và nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình nhận diện vật thể YOLO (You Only Look Once).

Mô hình YOLO này đã từng được sử dụng trong các bot gian lận game vì khả năng phát hiện vật thể theo thời gian thực. YOLO hoạt động hiệu quả trên các thiết bị có sức mạnh tính toán hạn chế, giúp thực hiện những cuộc tấn công quy mô lớn.

Sau khi huấn luyện mô hình với 14.000 hình ảnh được gắn nhãn, hệ thống có thể xác định xác suất một hình ảnh CAPTCHA thuộc một trong 13 loại đối tượng mà reCAPTCHA yêu cầu người dùng nhận diện.

Để xử lý các loại CAPTCHA yêu cầu chọn các phần nhất định của hình ảnh, nhóm đã sử dụng một mô hình YOLO khác được huấn luyện riêng. Mô hình này chỉ hoạt động tốt với 9/13 danh mục. Nhưng với các hình ảnh khó xác định, bot có thể yêu cầu đổi hình ảnh mới.

“Kỷ nguyên hậu CAPTCHA”

Kết quả là mô hình YOLO có thể nhận diện chính xác hình ảnh CAPTCHA với tỉ lệ từ 69% (với hình ảnh xe máy) đến 100% (với trụ nước cứu hỏa).

Kết hợp với các biện pháp khác như sử dụng VPN để tránh bị phát hiện, di chuột giả để mô phỏng hành vi con người và sử dụng thông tin cookie từ các phiên duyệt web thực, bot này đã vượt qua CAPTCHA mỗi lần thử.

Trong nhiều trường hợp, bot thậm chí còn giải CAPTCHA nhanh hơn con người.

Trước đó, các mô hình nhận diện hình ảnh chỉ có thể đạt tỉ lệ thành công từ 68-71%. Nhưng giờ đây, với sự tiến bộ vượt bậc của AI, đạt tỉ lệ thành công 100% là điều hoàn toàn khả thi. “Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên hậu CAPTCHA”, nhóm tác giả nhận định trong bài báo khoa học.

AI giai CAPTCHA anh 2

Mức độ chính xác của mô hình YOLO khi giải các CAPTCHA hình ảnh khác nhau. Ảnh:Arxiv.

Theo Ars Technica, CAPTCHA không còn là một phương pháp mới trong việc phân biệt người dùng thực với bot. Từ năm 2008, các nhà nghiên cứu đã chứng minh các bot có thể được huấn luyện để vượt qua CAPTCHA âm thanh dành cho người khiếm thị.

Đến năm 2017, các mạng lưới thần kinh nhân tạo đã có thể đánh bại các CAPTCHA văn bản yêu cầu người dùng nhập ký tự từ các phông chữ lộn xộn. Với các bước đột phá AI, CAPTCHA dần trở nên yếu thế trước các mô hình máy học.

Phát ngôn viên của Google Cloud cho biết: “Chúng tôi tập trung vào việc giúp khách hàng bảo vệ người dùng mà không cần hiển thị câu đố hình ảnh. Đó là lý do chúng tôi ra mắt ReCAPTCHA v3 vào năm 2018. Hiện tại, phần lớn hệ thống bảo mật của ReCAPTCHA trên 7 triệu trang web toàn cầu đều hoàn toàn vô hình”.

Tuy nhiên, AI ngày càng phát triển và có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà trước đây chỉ có con người mới làm được. Khi đó, việc xác định xem người dùng trên trình duyệt có phải là người thật hay không sẽ trở nên khó khăn hơn. “Ở một khía cạnh nào đó, một CAPTCHA tốt chính là ranh giới xác định cỗ máy thông minh nhất và con người kém thông minh nhất”, nhóm tác giả viết.

Những câu hỏi chúng ta phải đối mặt trong thế giới AI

Chúng ta có rất nhiều câu hỏi về thế giới AI, mà đó đều là những nghi hoặc không dễ có ngay đáp án.

Cuốn sách Thời đại AI - Và tương lai loài người chúng ta trình bày cách AI làm thay đổi mối quan hệ của chúng ta với tri thức, chính trị và xã hội. Mục tiêu tối thượng của cuốn sách này là giải thích về AI và cung cấp cho độc giả những câu hỏi mà chúng ta sẽ phải đối mặt trong những năm tới lẫn bộ công cụ để bắt đầu trả lời chúng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Facebook sắp tới sẽ cho phép người dùng truy cập mục Safety Check hay tính năng Kiểm tra an toàn mọi lục mọi nơi, để kiểm tra xem hoạt động gần đây của mình và các sự cố xảy ra ở những nơi khác trên thế giới. Tính năng này trước đây chỉ xuất hiện trên thiết bị của những người đang ở trong vùng xảy ra thảm họa và có khả năng gặp nguy hiểm.

Tính năng Safety Check - Kiểm tra an toàn đã có một mục riêng ở thanh công cụ trên ứng dụng di động và website facebook

Cụ thể, khi người dùng truy cập vào mục “Kiểm tra an toàn” sẽ nhìn thấy một bảng tin ghi lại hoạt động tương tác của chính mình hoặc bạn bè đối với tính năng này. Ngoài ra cũng có một mục Around the world - Trên thế giới cho phép người dùng tìm hiểu về các biến cố đang xảy ra trên phạm vi toàn thế giới hay những nơi nào đã được kích hoạt tính năng Kiểm tra an toàn của facebook.

Đối với mỗi sự kiện, người dùng có thể xem mô tả về những gì đã xảy ra, tìm hiểu về những người có tấm lòng hảo tâm và có bao nhiêu người đã quyên góp để giúp cải thiện hoặc khắc phục hậu quả sau thảm họa thông qua mục Community Help - Giúp đỡ cộng đồng. Hơn nữa, facebook cũng cho phép người dùng cung cấp những biện pháp hỗ trợ ngắn hạn cho những người tại nơi bị thiên tai và thảm họa thông qua mục này.

Thông qua tính năng, người dùng sẽ có thể kiểm tra tình trạng bạn bè và những sự kiện hay biến cố xảy ra trên phạm vi toàn thế giới bất cứ lúc nào

Với việc cho hiển thị mục tính năng Kiểm tra an toàn, facebook cho biết bản cập nhật tới sẽ giúp mọi người cập nhật được thông tin tốt hơn về các sự cố đang diễn ra. Peter Cottle, kỹ sư phần mềm chuyên về mảng tính năng Safety Check cho biết: facebook thực sự muốn tính năng Kiểm tra an toàn sẽ tiếp tục trở nên hữu ích, không còn xảy ra những sai lầm như báo động nhầm hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn không cần thiết cho cộng đồng người dùng.

Tính năng Kiểm tra an toàn đã được facebook sử dụng lần đầu tiên vào năm 2014. Ban đầu tính năng này đã bị chỉ trích vì báo động nhầm với người dùng trên một phạm vi lãnh thổ lớn hơn nhiều so với mức cần thiết. Bằng cách đưa tính năng Kiểm tra an toàn hiển thị rõ ràng, những thông báo về thảm họa sẽ trở nên chính xác hơn vì dựa vào tương tác của người dùng nhiều hơn, so với việc chỉ dựa vào chính bản thân facebook trước đây.

Tất nhiên, không gì là hoàn hảo, tính năng này sẽ phải đôi lúc bị báo động sai, nhưng với bản cập nhật mới của facebook, Safety Check sẽ trở nên chính xác hơn, giúp người dùng dễ dàng tìm các thông tin cần thiết hơn khi xảy ra những tình huống và sự kiện nguy hiểm.

Theo GenK

" alt="Người dùng sắp tới sẽ có thể truy cập tính năng Safety Check" width="90" height="59"/>

Người dùng sắp tới sẽ có thể truy cập tính năng Safety Check

Battle.net là một ứng dụng quản lý trò chơi của Blizzard và được xuất hiện lần đầu vào năm 1996. Ngay từ khi ra mắt, Battle.net đã gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ game thủ. Tuy nhiên, không có bữa tiệc nào là không tàn, cuộc vui nào cũng có lúc phải chia tay, sau hơn 2 thập kỷ tồn tại và phát triển, cuối cùng tên gọi Battle.net cũng đã bị Blizzard “khai tử” vào ngày 25/3/2017. Thay vào đó, công cụ quản lý trò chơi của họ chỉ được gọi với một cái tên đơn giản là Blizzard (app) mà thôi.

Sau khi Battle.net bị đổi tên, Blizzard đã vấp phải nhiều phản ứng tiêu cực từ cộng đồng game thủ. Hầu hết các ý kiền đều cho rằng đây là việc làm thừa thãi và bất hợp lý. Không những vậy, cái tên Battle.net đã rất quen thuộc với game thủ trong nhiều năm qua. Vì thế không cần phải thay đổi tên gọi huyền thoại này.

Sau nhiều nỗ lực từ cộng đồng game thủ, cuối cùng, Blizzard đã phải thỏa hiệp khi quyết định hồi sinh lại tên gọi huyền thoại “Battle.net”. Tuy nhiên, nó sẽ không đứng một mình như trước mà được gắn thêm từ “Blizzard” để tạo thành cụm từ “Blizzard Battle.net”.

Như vậy, từ nay ứng dụng trò chơi của Blizzard sẽ được gọi bằng một cái tên mới “Blizzard Battle.net”. Theo nhà phát hành, tên gọi này thể hiện được sự thống nhất, đồng bộ và khiến game thủ sẽ không bị nhầm lẫn giữa các thương hiệu của hãng. Ngoài việc đổi tên, mọi hoạt động khác của ứng dụng đều diễn ra bình thường như trước đây.

Theo GameK

" alt="Chiều lòng game thủ, Blizzard chính thức hồi sinh lại “Battle.net”" width="90" height="59"/>

Chiều lòng game thủ, Blizzard chính thức hồi sinh lại “Battle.net”