Siêu máy tính dự đoán Bayern Munich vs Bremen, 02h30 ngày 8/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2 -
Mẹ đi lấy chồng, con ngủ ngoài đường Hình ảnh đắt giá lay động triệu trái tim năm 2018Cậu bé Vừ M.H. (6 tuổi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang) ngủ giữa đường đất là hình ảnh khiến nhiều người xem ám ảnh vào tháng 8/2018.
Hình ảnh H. ngủ một mình ở ngoài đường Bố H. đã mất, mẹ em lấy chồng khác. Khi đi lấy chồng, mẹ mang theo người con lớn, còn bé H. được bác nhận nuôi.
Người bác này hay ốm đau, uống rượu nên H. thường qua lại nhà các chú và bà ngoại cạnh đó ăn uống, còn đêm thì vẫn về nhà ngủ với bác. Một ngày tháng 8/2018, vì bác say rượu, không dám về nhà em đành ngủ ngoài đường.
3 đứa trẻ ngoài hàng rào trường học
Bức ảnh của một độc giả ở TP.HCM ghi lại cảnh 3 em nhỏ phía ngoài hàng rào của trường học trong ngày khai giảng cũng khiến người xem xúc động mạnh.
3 bé gái với thân hình gầy gò, mặc quần áo cũ đang ở phía ngoài của một trường học.
2 trong số 3 bé gái đang cố bám vào hàng rào để nhìn vào bên trong, nơi những học sinh khác trong bộ đồng phục mới, vui đùa trong ngày đầu tiên của năm học.
Nhiều độc giả bày tỏ sự thương cảm với hoàn cảnh của các em bé phía bên kia bức tường rào khi cho rằng “Một bức ảnh, hai thế giới”.
Bức ảnh được độc giả Phúc Diên (SN 1986, TP.HCM) chụp tại trường THCS Hoàng Diệu (quận Tân Phú, TP.HCM).
Độc giả này cũng cho biết thêm, ba đứa trẻ trên có hoàn cảnh đặc biệt. Các em không được đến trường, phải hành nghề ăn xin ở một ngã tư.
Mẹ “gặp” con sau cuộc vượt cạn trong đêm
Bức ảnh sản phụ mỉm cười nhìn con sau cuộc vượt cạn thành công do anh Nguyễn Văn Quân (SN 1982), nhân viên một bệnh viện ở khu vực Tây Hồ, Hà Nội ghi lại vào 4 giờ sáng ngày 9/5.
"Hôm đó, nhìn thấy nụ cười của người mẹ dành cho con, tim tôi đập loạn xạ mà vẫn phải cố gắng giữ bình tĩnh.
Tôi đã suýt rơi máy ảnh khi ghi lại khoảnh khắc trên. Em bé cất tiếng khóc, tôi cũng suýt rơi nước mắt vì xúc động", anh Quân nhớ lại.
Anh Quân cho hay, đây cũng là một ca mổ đặc biệt vì sản phụ phải vượt cạn vào ban đêm.
Giấc ngủ chập chờn của em bé vùng cao
Đoạn clip ghi lại giấc ngủ gật chập chờn của một em bé vùng cao tỉnh Sơn La vì em háo hức dậy từ sáng sớm để đi nhận quà từ thiện, khiến nhiều người xem phải suy nghĩ.
Đó là em bé khoảng chừng 4 tuổi, trong bộ trang phục lấm lem bùn đất, đang ngồi trên ghế ở hội trường nhưng đối mắt nhắm vì... ngủ gật.
Mặc dù đã được người bạn ngồi cạnh đánh thức dậy nhưng dường như em bé vẫn không thể “chiến thắng” được cơn buồn ngủ. Chỉ khi được các cô đánh thức để chuẩn bị nhận quà, cậu bé mới dần lấy lại tỉnh táo.
Đoạn video này được ghi lại khi đoàn từ thiện về phát quà cho các em nhỏ tại bản Kéo Ca (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Quá háo hức với món quà sắp được nhận, em bé trong đoạn clip đã thức dậy từ 5 giờ sáng để đi bộ đến nhà văn hóa bản, nhận quà từ đoàn từ thiện. Có vẻ như việc thức dậy từ quá sớm đã khiến em không còn có sự tỉnh táo trong khi ngồi chờ đợi.
Hai mảnh đời xích lại
Trong bức ảnh là cụ Tiến, 87 tuổi, ở Vĩnh Phúc. Vợ mất 5 năm nay và không có con, cụ sống bằng tiền trợ cấp trong căn nhà tồi tàn.
Cụ Tiến và Lưu trong căn nhà cũ Người thanh niên là Nguyễn Văn Lưu (SN 1994, quê gốc Bình Định). Ngày 12/9/2016, Lưu đang là nhân viên một công ty vàng bạc đá quý ở TPHCM, thì bị một chiếc xe 7 chỗ tông phải.
Tai nạn đã khiến anh phải cưa bỏ 1 chân. Lúc biết bị cưa chân, anh khóc hàng tiếng trong căn phòng lạnh, nhưng sau đó chàng trai đành chấp nhận số phận.
Hai năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, chàng trai đất võ dần hồi phục sức khỏe và theo học nghề xăm hình nghệ thuật ở Vĩnh Phúc.
Tại đây, anh gặp và giúp đỡ cụ Tiến, người đàn ông cô đơn, bệnh tật không có gia đình, người thân bên cạnh.
Chàng trai này đã tình nguyện đến dọn dẹp, vệ sinh, nấu ăn cho cụ. Ngoài ra, anh còn sắm thêm vài bộ quần áo mới, ít chăn ga gối đệm cho ông dùng trong mùa đông.
Câu chuyện ấm áp của họ đã khiến nhiều người đọc không khỏi xúc động.
Mẹ đi lấy chồng, con trai 6 tuổi ngủ ngoài đường trong đêm tối
Hình ảnh một em bé nằm co ro ngủ giữa đường đất trong đêm tối khiến nhiều người chú ý. Câu chuyện đằng sau hình ảnh đó còn khiến người xem phải xót xa hơn.
"> -
Trao nhầm con ở Ba Vì: Chuyện ít biết về cuộc sống hiện tại của hai bé traiSau hơn 2 tháng về đoàn tụ cùng bố mẹ đẻ, cuộc sống của đứa trẻ có nhiều xáo trộn. Để con gần gũi với gia đình hơn, anh Sơn và chị Hiền còn thường xuyên đưa bé Minh (nay đặt là Khoa) đi du lịch.
Cuộc sống của mẹ đơn thân Việt kiều sau ly hôn vì chồng ngoại tình
Giường là hành lang, mâm cơm nền nhà, thắt ruột nghe cháu rên la
Giải cứu bé trai 3 tuổi mắc kẹt ở ban công, treo lơ lửng ở tầng 6
"Từ khi nhận lại con, cả nhà tôi thường xuyên đi du lịch"
Sự việc BV đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con giữa 2 gia đình anh Phùng Giang Sơn (SN 1990, xã Tây Đằng) và chị Vũ Thị Hương (SN 1989, xã Phú Sơn) từng gây xôn xao dư luận vào giữa năm 2018.
Anh Sơn tâm sự về hành trình tìm con đẻ của mình.
Gặp chúng tôi sau gần 3 tháng đổi lại con, anh Sơn cho biết hiện cháu Đoàn Nhật Minh đã được vợ chồng anh hoàn thiện thủ tục pháp lý, đổi lại tên họ trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bảo hiểm… với cái tên mới là Phùng Đăng Khoa
Nhớ lại hành trình xác minh và tìm lại đứa con đẻ, người đàn ông này cho biết đó là khoảng thời gian rất khó khăn đối với anh.
Trước khi đưa đi xét nghiệm, anh làm công tác tư tưởng, thuyết phục vợ. Ngày nhận được kết quả xét nghiệm, bản thân anh phải mất tới nửa tháng mới trấn tĩnh, còn chị Hiền - vợ anh thì bị sốc nặng.
Gia đình anh Sơn và cháu Hải (con ruột chị Hương) thời điểm mới nhận được kết quả xét nghiệm ADN “Trước khi chính thức đổi con, tôi phải đi tham khảo rất nhiều nguồn, tính toán kỹ càng, tránh gây tổn thương cho hai bên. Tôi chủ động liên hệ với các gia đình từng rơi vào trường hợp giống mình để học hỏi kinh nghiệm”, anh Sơn nói.
Người bố sinh năm 1990 cho hay ngày đầu tiên về với bố mẹ đẻ, cháu Khoa (tên cũ là Minh) lạ nhà. Khi mẹ Hương chuẩn bị về, cháu quấn quýt, không muốn rời, quấy khóc nhưng sau đó được gia đình động viên, tinh thần cháu ổn định trở lại.
“Để con gần gũi người thân gia đình, tôi tích cực đưa vợ con đi du lịch. Cả nhà đã đi Sapa, Huế hay gần hơn là đi chơi các khu du lịch của Ba Vì.
Bất kể việc gì gia đình tôi cũng cố gắng làm cùng nhau. Tôi dù bận rộn đến đâu nhưng buổi tối nhất định sẽ dành thời gian tắm rửa, xem phim, chơi đùa cùng các con, ăn bữa tối đầm ấm”, anh Sơn bộc bạch.
Cũng theo anh Sơn, các chú bác trong dòng họ thường xuyên qua nhà, trò chuyện hỏi han và ăn cơm với Khoa. Mọi người muốn Khoa cảm nhận được tình thương yêu mình dành cho cháu.
Bà ngoại đang làm việc ở Trung Quốc cũng thường xuyên gọi điện về hỏi han, mua nhiều quần áo đẹp cho Khoa.
Kể về lần đầu tiên gặp lại con ruột sau 6 năm, anh Sơn xúc động nói: “Khi mới gọi chị Hương nói chuyện, chị ấy sốc, đang nói thì tắt máy luôn. Sau khi trấn tĩnh lại tinh thần, chị Hương chủ động liên hệ với tôi.
Cuối tuần đó, họ hàng nội ngoại nhà tôi tập trung đông đủ, lên thăm chị Hương ở Hà Nội. Cháu Khoa chạy ra ôm lấy bố và ông nội.
Cả gia đình ai cũng rơi nước mắt, nghẹn ngào không thốt lên lời. Đó là khoảnh khắc đáng nhớ, cảm xúc rất khó tả”.
Căn nhà - nơi bé Khoa bắt đầu cuộc sống mới bên bố mẹ đẻ. Anh Sơn chia sẻ, hiện Khoa vào học lớp 1 tại ngôi trường mẹ Hiền đang công tác và hòa nhập nhanh chóng với bạn bè.
Ở nhà, Khoa đã biết phụ giúp mẹ Hiền, từ quét nhà, gấp chăn màn cất vào tủ. Tối nào Khoa cũng ngủ với bố mẹ và em trai. Thói quen này nhà anh Sơn vẫn duy trì từ ngày còn nuôi bé Hải.
Anh Sơn nói thêm: “Trẻ con cũng có lúc không nghe lời, mỗi lần như vậy vợ chồng tôi không dùng đòn roi mà chỉ uốn nắn, giáo dục con nhẹ nhàng. Ngay cả ngày cháu Hải ở đây cũng vậy.
Cháu Khoa bắt đầu quen với nếp sinh hoạt của gia đình. Sáng dậy nhà tôi sẽ ăn cơm nhà, không ăn quán. Mẹ Hiền cũng khá cẩn thận trong vấn đề chăm sóc con".
Vẫn theo anh Sơn, mới đầu, tuần nào hai gia đình cũng thăm con, dần dần là 2 tuần, sau là 1 tháng để các bé quen với cuộc sống mới.
“Tôi nghĩ hai bên cần thời gian để xây dựng tình cảm, cho các con quen với gia đình mới. Nếu nhớ nhung quá, hai cháu khó hòa nhập hơn.
Chồng cũ chị Hương cũng về thăm bé Khoa được 2 lần. Anh lịch sự xin phép gia đình tôi, thỉnh thoảng cho mình về thăm con. Dẫu sao, 6 năm qua, bé vẫn gọi người đó là bố.
Tôi cũng không hẹp hòi gì chuyện đó nên bảo anh thăm con bất cứ lúc nào cũng được, nhà tôi không cấm cản”, anh Sơn kể.
Xa con, nỗi nhớ đã trở thành thương
Cố tỏ ra là người đàn ông mạnh mẽ, cứng rắn nhưng khi Hải chính thức chuyển về Hà Nội sống cùng mẹ đẻ, anh Phùng Giang Sơn đã phải thú thật rằng anh nhớ và thương Hải đến thắt lòng.
“Thằng bé lém lỉnh và khéo miệng. Trước kia, cứ ăn tối xong, hai bố con lại lên giường, nằm cạnh nhau và xem ti vi", anh Sơn xúc động nói.
Theo dòng hồi tưởng của ông bố trẻ, kể từ khi Hải ra đời, cậu bé đã trở thành tâm điểm chú ý của cả đôi bên nội, ngoại.
“Tất cả đều hết mực yêu chiều. Bà ngoại đang kinh doanh ở Trung Quốc còn phải sắp xếp, thuê người quản lý rồi trở về Việt Nam để tự tay bế ẵm và chăm sóc Hải suốt 2 năm. Đến khi Hải cứng cáp, bà mới sang bên đó để tiếp quản công việc làm ăn”, anh Sơn kể lại.
Vẫn lời chia sẻ của anh Sơn, quần áo của Hải từ bé đến bây giờ hầu hết đều do bà ngoại mua và gửi về. Chính vì thế, trang phục Hải mặc trên người hầu như không đụng hàng với những đứa trẻ cùng trang lứa.
“Nay Hải về sống với mẹ đẻ, quần áo mùa hè và cả đồ chơi của Hải đều đã được chuyển đi. Riêng quần áo mùa đông thì vẫn còn để lại… Chắc ít bữa nữa, trời se lạnh, chúng tôi sẽ chuyển lên Hà Nội cho cháu …”, anh Sơn xúc động khi nhắc đến cậu con trai đã được nuôi dưỡng trong ngôi nhà của mình suốt 6 năm qua.
Hai bé khá thân thiết, hay nô đùa cùng nhau. Tuy nhiên, sau giây phút xúc động ấy, ông bố trẻ dường như cứng rắn trở lại. Anh tin rằng, mọi việc rồi sẽ ổn và ở môi trường mới, Hải cũng sẽ phát triển tốt.
“Chị Hương đã nuôi dạy Khoa rất tốt nên tôi cũng tin, chị sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng Hải tốt như vậy… Chỉ có điều, trong thâm tâm mình, tôi vẫn luôn mong rằng nếu được chị Hương cho phép, gia đình tôi sẽ luôn ở bên cạnh để hỗ trợ, chăm lo cho Hải”, ông bố trẻ trải lòng.
Là hàng xóm của gia đình anh Sơn ở thị trấn Tây Đằng, chị Nguyễn Thị Mai (38 tuổi) cho biết, chị khá bất ngờ vì những đứa trẻ hòa nhập cuộc sống mới rất nhanh.
“Ngay tối đầu tiên sau khi đổi con (cháu Hải được đưa về Hà Nội còn Khoa về với gia đình Sơn, Hiền) chúng tôi có đến chơi, thấy cháu Khoa khóc không muốn xa mẹ. Ai cũng cảm động. Thế nhưng sau đó, Khoa hòa nhập rất nhanh.
Cậu bé không nói nhiều như Hải nhưng rất hay cười và quan tâm em trai. Mỗi khi thấy em một mình đi ra đường là Khoa chạy vội đến ôm em. Thỉnh thoảng, Khoa còn sang cả nhà tôi để rủ con tôi đi đá bóng”, chị Mai cho hay.
Về phần Hải, sau khi chuyển hẳn về Hà Nội, thỉnh thoảng chị Mai vẫn thấy cậu bé về chơi.
“Nghe nói, hôm thì vợ chồng anh Sơn đón, hôm thì mẹ đẻ của Hải đưa về. Thằng bé vẫn hóm hỉnh, khéo miệng như ngày nào. Vì vậy tôi cũng thấy vui lây”, người hàng xóm này chia sẻ.
Nửa chiếc bánh mì cầm hơi, bà ngoại miền Tây nuôi cháu cận kề cái chết
Người phụ nữ 61 tuổi ăn bánh mì qua ngày, chỉ mong tiết kiệm tiền cứu chữa hai cháu ngoại đang cận kề cái chết.
"> -
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu những việc cần làm ngay của ngành giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ tại buổi gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: Trần Hiệp Tổng Bí thư Tô Lâm cho hay, bên cạnh những kết quả đạt được, thẳng thắn nhìn nhận, đổi mới giáo dục, đào tạo tuy đã triển khai hàng chục năm nhưng cơ bản chưa tạo chuyển biến mạnh mẽ, chưa thật sự chuyển biến về chất và chưa đáp ứng kỳ vọng.
“Nhân lực vẫn là một trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay. Một số hạn chế của giáo dục, đào tạo kéo dài nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm", Tổng Bí thư nói. Đó là các vấn đề: Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chưa đồng bộ, thiếu tính hệ thống, còn lúng túng. Chất lượng giáo dục ở các cấp học còn hạn chế; giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; “nặng” về lý thuyết, “nhẹ” về thực hành; chưa gắn kết chặt giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Trần Hiệp Hàng chục nghìn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, hoặc làm không đúng nghề nghiệp được đào tạo. Điều này không chỉ gây ra lãng phí lớn, mà còn phản ánh rõ nét hạn chế của giáo dục đào tạo. Phương pháp giáo dục chưa phát huy được sự tích cực, sáng tạo của người học, chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng và phẩm chất cho người học...
Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về năng lực chuyên môn, chưa tích cực đổi mới, một bộ phận nhỏ vẫn còn có biểu hiện vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu trong dư luận.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo chưa tương xứng với yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, trong khi xã hội hoá các nguồn lực đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.
Theo Tổng Bí thư, cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân lực quyết định cơ hội phát triển của mỗi nước.
Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên giàu mạnh, nhân lực chất lượng cao tiếp tục được Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII xác định là đột phá chiến lược và đổi mới giáo dục đào tạo là nhiệm vụ, giải pháp chiến lược của Đại hội XIV.
Điều này đòi hỏi sự chung sức đồng lòng, quyết tâm rất lớn của đội ngũ các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Tổng Bí thư cho hay, mục tiêu cao nhất hiện nay phải tập trung thực hiện bằng được, đó là hoàn thành sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, hoàn thành mục tiêu tạo nguồn nhân lực cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng.
Theo đó, cần đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, tăng tri thức, kỹ năng, phẩm chất của người học, tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; chú trọng thực học, chống bệnh thành tích. Chuyển mạnh giáo dục đại học từ lấy trang bị kiến thức làm mục tiêu chủ yếu sang dạy kỹ năng, dạy cách học, cách tư duy là chủ yếu.
Phấn đấu tăng hạng giáo dục Việt Nam trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, cụ thể đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học; có trường đại học lọt top 100 trường hàng đầu trên thế giới.
Nữ sinh Lê Huyền Trang (giành giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội) tặng hoa Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: Trần Hiệp Tổng Bí thư cũng nêu một số công việc cần làm ngay của ngành.
Thứ nhất, có giải pháp xoá hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, trong đồng bào dân tộc thiểu số. Thứ hai, phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số”.
“Thực tế hiện nay, còn tỷ lệ rất lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra hết sức cấp thiết”.
Thứ ba, cần tập trung rà soát, giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp ở một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu đông dân cư, miền núi; kiên cố hóa trường, lớp học, gắn với bảo đảm nơi ở của giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng Bí thư cho rằng, cần tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài, là những người có đam mê, nhiệt huyết, kỹ năng, kiến thức, năng lực truyền thụ, ham học hỏi, đổi mới sáng tạo.
Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo công tác tại vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hải đảo.
“Tôi tin tưởng rằng, với một đất nước, một dân tộc có truyền thống hiếu học, quý trọng hiền tài; đội ngũ thầy giáo, cô giáo tâm huyết, yêu nghề, sẵn sàng hy sinh, gắn bó với nghề cùng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, toàn ngành giáo dục sẽ khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thách thức, thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo”, Tổng Bí thư nói.
Cũng nhân dịp này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Lao động Hạng Ba cho Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội vì những đóng góp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Đây cũng là năm kỷ niệm 50 năm truyền thống và phát triển của nhà trường.">