Thời sự

Guardiola ra quyết định sốc về De Bruyne

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-04 02:15:45 我要评论(0)

Suốt 6 năm qua,ếtđịnhsốcvềlich van nien Kevin de Bruyne luôn là cái tên thường trực trong đội hình xlich van nienlich van nien、、

Suốt 6 năm qua,ếtđịnhsốcvềlich van nien Kevin de Bruyne luôn là cái tên thường trực trong đội hình xuất phát của Man City, nếu anh đảm bảo thể lực.

{ keywords}
De Bruyne đánh mất phong độ thời gian gần đây

Thế nhưng, Pep Guardiola vốn ít để tâm đến những gì xảy ra trong quá khứ, cứ hỏi Raheem Sterling hay Riyad Mahrez thì sẽ biết rõ.

Nhà cầm quân người Tây Ban Nha sẽ xem xét phong độ và màn thể hiện của học trò trên sân tập để lựa chọn đội hình ra sân trận tiếp theo.

Hẳn Kevin de Bruyne sẽ phải lo lắng sau thất bại 0-2 trước Crystal Palace. Nếu dựa trên phong độ hiện tại, ngôi sao người Bỉ khó có thể cạnh tranh vị trí chính thức với các đồng đội trên hàng tiền vệ.

Thực tế cho thấy, vòng đấu thứ 9, De Bruyne ngồi ngoài chuyến làm khách Brighton, Man City thăng hoa rực rỡ bằng chiến thắng 4-1.

Gặp West Ham giữa tuần trước trong khuôn khổ cúp Liên đoàn Anh, De Bruyne bị rút ra ngoài trước thời điểm Man "xanh" thất bại trên chấm luân lưu.

Đến cuộc đấu với Palace, lúc đội bóng cần niềm cảm hứng nhất khi chỉ còn chơi với 10 người, Pep Guardiola lại quyết định thay De Bruyne ra từ phút 60.

{ keywords}
Guardiola sẽ đưa ra quyết định cứng rắn

Rõ ràng, đẳng cấp của Kevin de Bruyne là không phải bàn cãi. Nhưng giờ là lúc anh cần được nghỉ ngơi.

Sau mùa hè căng thẳng, với chấn thương từ trận chung kết Champions League cho đến việc bị đau mắt cá tại Euro 2020, De Bruyne bị vắt kiệt.

Guardiola đã nhận thấy dấu hiệu sa sút nơi cậu học trò. Thế nên, khi Gundogan sung sức và Phil Foden chơi ấn tượng, có lẽ ông sẽ quyết định đẩy De Bruyne lên ghế dự bị một thời gian.

* Đăng Khôi

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Chỉ tiêu tuyển chọn, nhiệm kỳ công tác
Số lượng tuyển: 22 giáo viên, giảng viên (giảng dạy tiếng Việt bậc tiểu học; trung học; đại học/ học viện, cao đẳng; các cơ quan, bộ, ngành) cho nhiệm kỳ công tác năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.

Đối tượng dự tuyển, đối tượng giảng dạy và điều kiện dự tuyển

Đối tượng dự tuyển là giảng viên, giáo viên Việt Nam đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, phổ thông; giảng viên, giáo viên đã từng tham gia giảng dạy tiếng Việt tại Lào.

Điều kiện dự tuyển:Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công tác; có kĩ năng tuyên truyền, vận động cộng đồng; biết giữ gìn, phát huy tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Ứng viên cam kết tự nguyện đi giảng dạy tại Lào và trở về nước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí dự tuyển, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất 03 năm. Có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành của Bộ Y tế đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nam không quá 57 tuổi, nữ không quá 52 tuổi.

Tuyển bổ sung giáo viên đi dạy tiếng Việt tại Lào năm 2021-2023 - 1

Lương và các chế độ khác được Bộ GD-ĐT Việt Nam trả lương 720 USD/tháng, bảo hiểm y tế, tiền vé máy bay khứ hồi một lần trong cả nhiệm kỳ công tác.

Trong nhiệm kỳ công tác được nghỉ hè, nghỉ lễ Tết theo qui định của phía Lào. Nếu vi phạm kỷ luật công tác, vi phạm pháp luật nước sở tại sẽ bị buộc phải về nước và bị xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật hiện hành. 

Hồ sơ dự tuyển
Đơn đăng ký dự tuyển đi dạy tiếng Việt ở nước ngoài có xác nhận của cơ quan quản lý; Công văn giới thiệu của cơ quan công tác đồng ý cho tham gia dự tuyển; Bản sao hợp lệ Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng (nếu có); Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan công tác; Giấy khám sức khỏe cho người đi lao động tại nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế; Bản sao hợp lệ các loại văn bằng, chứng chỉ.

Hồ sơ dự tuyển gửi bằng đường bưu điện đến Bộ GDĐT.

Thời hạn nhận hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến): trước ngày 22/7/2021. Hồ sơ dự tuyển không được trả lại trong bất kỳ trường hợp nào. Ứng viên trúng tuyển sẽ được Bộ GD-ĐT thông báo, hướng dẫn các thủ tục tiếp theo trong quá trình cử đi giảng dạy tại Lào.

" alt="Tuyển bổ sung giáo viên đi dạy tiếng Việt tại Lào năm 2021" width="90" height="59"/>

Tuyển bổ sung giáo viên đi dạy tiếng Việt tại Lào năm 2021

- Đề xuất tăng chỉ tiêu và mở thêm ngành mới của các trường ĐH, CĐ năm 2011 đang được Bộ GD-ĐT xem xét.

 

Chỉ tiêu tăng

 



Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy năm nay sẽ tăng trung bình 6,5%.

Trong đó, có trường đã dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển mới ở mức cao, tới 20%, như Trường ĐH Điện lực.

Trường ĐH Công nghiệp dự kiến tăng khoảng 6%, nâng lên 4.500 chỉ tiêu hệ ĐH, 4.500 chỉ tiêu hệ CĐ, 2.500 chỉ tiêu hệ TCCN. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tăng 200 suất đào tạo ĐH và 800 chỉ tiêu đào tạo CĐ.

 

Ở nhiều trường ĐH khác, khả năng tăng số sinh viên tuyển mới trong năm 2011 khoảng 10% (Trường ĐH Mỏ - Địa chất bậc CĐ với khoảng 500 em, Trường ĐH Lâm nghiệp tăng 300 chỉ tiêu lên thành 1.900, Trường ĐH Hà Nội tăng 100 chỉ tiêu lên 1.800) Trường ĐH Giao thông Vận tải tăng 5% so với chỉ tiêu năm trước.

 

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, Sư phạm TP.HCM đều dự kiến tăng thêm 200-300 chỉ tiêu tuyển mới hệ đào tạo ĐH. Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cũng gia tăng thêm 5% (ước khoảng 150 chỉ tiêu). Trường ĐH Luật TP.HCM, năm nay cũng sẽ tăng chỉ tiêu thêm 90 chỉ tiêu....

 

Năm 2011 Học viện Tài chính dự kiến tuyển mới 3.800 chỉ tiêu,tăng 6-7% so với năm 2010. Trường ĐH Luật Hà Nội cũng dự kiến tăng 7% số SV tuyển mới so với năm 2010 (năm 2011 dự kiến tuyển 1.800 em). Chỉ tiêu tuyển mới của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng tăng hơn so với năm trước vài trăm.

 

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội sẽ tăng chỉ tiêu cho các ngành xã hội đang cần như xây dựng dân dụng và công nghiệp, kinh tế xây dựng, xây dựng cầu đường.

 

Không chỉ đề xuất Bộ GD-ĐT cho tăng chỉ tiêu, nhiều trường ĐH "thiết kế" thêm nhiều ngành mới, nếu được Bộ chấp thuận, sẽ tuyển sinh trong năm nay.

 

Nhiều ngành mới

 

Đến nay, nhiều trường ĐH đã hoàn tất phương án tuyển sinh năm 2011 với nhiều ngành mới mở.

Cụ thể như: Trường ĐH Hàng hải thêm ngành Toàn cầu hóa và thương mại vận tải. Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM mở ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi.

 

Trường ĐH Nguyễn Trãi (Hà Nội) dự kiến tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình xây dựng và Kỹ thuật môi trường.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở thêm hai chuyên ngành Chính sách công và Công tác xã hội.

Học viện Quản lý giáo dục cũng cho biết nếu được cho phép sẽ mở một số ngành mới trong năm 2011. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ tuyển 60 thí sinh hệ CĐ đào tạo nhân viên thiết bị trường học.

 

Trường ĐH Yersin Đà Lạt mở ngành Mỹ thuật công nghiệp, đào tạo chuyên ngành thiết kế thời trang có chú trọng đặc thù thời trang phù hợp với các dân tộc Tây Nguyên, tuyển 100 chỉ tiêu.

Trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM mở 3 ngành học về công nghệ thông tin - đó là ngành Khoa học máy tính (100 - 120 chỉ tiêu), ngành Hệ thống thông tin (100 chỉ tiêu), ngành kỹ thuật phần mềm (100 chỉ tiêu)

Trường ĐH Bán công Tôn Đức Thắng dự định mở thêm 2 ngành mới là Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch) và cử nhân song ngữ Trung-Anh.

 

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến có thêm 3 ngành học mới trong năm học 2011-2012 gồmg tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật; Quản lý công nghiệp và Công nghệ kỹ thuật máy tính.

 

Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh đang xin bộ cho mở thêm 5 ngành học mới như Công nghệ kỹ thuật cơ điện; Công nghệ kỹ thuật điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ - điện tử; Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật trắc địa bản đồ.

 

Trường ĐH Hà Tĩnh cho biết dự kiến mở thêm 3 ngành học mới là: Tài chính ngân hàng; Marketing; Việt Nam học.

Trường ĐH Hùng Vương - Phú Thọ, tuyển sinh 2011 mở thêm ngành học mới là sư phạm hoá và dự kiến mở thêm ngành liên kết  đào tạo là ngành du lịch và kỹ thuật điện.

Trường ĐH Tài chính - marketing dự kiến mở mới chuyên ngành thuế nằm trong ngành tài chính ngân hàng.

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM dự kiến mở mới ngành công nghệ thực phẩm.

Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng sẽ mở mới và tuyển sinh ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi (55 chỉ tiêu).

Trường ĐH Văn hoá TP.HCM dự kiến mở mới các chuyên ngành: Đạo diễn sự kiện văn hoá (khối R4), nghệ thuật dẫn chương trình (khối R5) thuộc ngành Quản lý văn hoá ở bậc ĐH.

 

Để giải quyết tình trạng khan hiếm thí sinh ở một số ngành chuyên môn và ngành ngôn ngữ, nhiều trường ĐH tại TPHCM đã dự kiến tăng khối thi hoặc mở ngành mới.

 

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM dự kiến tăng khối thi một số ngành như: Ngữ văn (cả sư phạm và ngoài sư phạm, thi khối C và D1); Tin học (cả sư phạm tin học và công nghệ thông tin, thi khối A, D1); tiếng Pháp (cả sư phạm và cử nhân, thi khối D1, D3); Sư phạm song ngữ  Nga - Anh, ngôn ngữ Nga - Anh (thi khối A, C, D); giáo dục đặc biệt (thi khối C, D1, M); trường cũng dự kiến mở ngành sư phạm tiếng Nhật, tâm lý giáo dục với 2 chuyên ngành giáo dục học (sư phạm) và tâm lý học giáo dục (ngoài sư phạm).

 

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đang có hướng chuyển ngành kỹ thuật nữ công sang nhà hàng - du lịch - khách sạn; Trường ĐH Quốc tế TPHCM dự kiến mở ngành kỹ thuật xây dựng; Trường ĐH Giao thông Vận tải TPHCM dự kiến mở chuyên ngành kỹ thuật công trình ngoài khơi.

Lý giải cho sự phát triển thêm các ngành học mới, hầu hết các trường đều cho rằng là để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của học sinh cũng như thị trường lao động hiện nay.

 

  • N.Hiền 

 

" alt="Nhiều đại học mở thêm ngành mới" width="90" height="59"/>

Nhiều đại học mở thêm ngành mới

Một điểm mới trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành là miễn học phí tới bậc THCS. Dự kiến này đang nhận được khá nhiều bình luận.  

"Miễn học phí THCS là điều tốt"

Bàn về dự thảo, bà Ngô Mỹ Lệ, Hiệu trưởng Trường THCS Khương Thượng (Hà Nội), nhận xét:"Chúng ta đang hướng đến phổ cập giáo dục thì miễn học phí tới cả cấp THCS tôi cho là một điều tốt. Ở thành phố phụ huynh có điều kiện hơn, còn như mức học phí hiện tại đang thu, tôi cho đối với nông thôn thì cũng là điều vất vả. Về phía các trường cũng bớt đi được một việc phải làm là thu học phí".

Bà N.T.N (Hiệu trưởng một trường THPT ở quận Lê Chân, Hải Phòng), cũng nhìn nhận miễn học phí đến cấp THCS sẽ đỡ công việc cho trường, và các phụ huynh thì chắc chắn sẽ phấn khởi.

“Nhưng học phí gánh một phần cho ngân sách, vậy ngân sách liệu có kham nổi không? Tôi nghi ngại tính khả thi của điều đó, trong khi hiện nay Nhà nước kêu gọi xã hội hóa và Nhà nước cũng chưa giàu”- bà N. băn khoăn.

Đồng quan điểm, bà Trần Bích Liên (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, Hà Nội), cũng cho rằng nếu không thu học phí đến cấp THCS thì ngân sách của các quận sẽ phải cân đối để đảm bảo các hoạt động của nhà trường.

{keywords}
"Nếu không giám sát tốt, không đủ ngân sách, không minh bạch, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tìm mọi cách tận thu, lạm thu như bậc tiểu học"

Bên cạnh các ý kiến đồng tình, không ít người bày tỏ sự e ngại về những biến tướng của tình trạng thu chi trong trường học nếu việc miễn học phí THCS được thực hiện 

Anh Võ Quốc Bình, người từng viết đơn gửi Chính phủ yêu cầu giải tán Hội phụ huynh, nhận xét rằng miễn học phí THCS là cố gắng của ngành giáo dục và chủ trương của Nhà nước. "Nếu thực hiện đúng và đủ, tôi rất hoan nghênh và đón nhận. Tuy nhiên, phải xem lại vấn đề ngân sách phân bổ cho giáo dục đã ổn chưa? Có đảm bảo các trường THCS tự sống được hay không? Và phải minh bạch cũng như nâng cao công tác quản lý, giám sát" - anh Bình đề xuất.

“Nếu không giám sát tốt, không đủ ngân sách, không minh bạch, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng tìm mọi cách tận thu, lạm thu như bậc tiểu học. Điều này sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy mà chính phụ huynh lại "lãnh đủ"- anh Bình lo ngại.

Theo anh Bình, dù chủ trương đúng nhưng cách thực hiện, giám sát như thế nào mới quan trọng. Khi mà tình trạng lạm thu kiểu "BOT học đường" vừa lắng xuống ở bậc tiểu học - vốn không thu học phí - nay có nguy cơ lây sang bậc THCS nữa thì không nên.

“Việc miễn, giảm học phí thật ra không có ý nghĩa gì nếu tổng chi phí năm học của mỗi học sinh vẫn tăng cao và là gánh nặng cho phụ huynh. Vì vậy, vấn đề chính là cần xem xét thấu đáo, cặn kẽ tất cả các khoản thu được phép của nhà trường để cân bằng với chi phí và ngân sách. Mục đích cuối cùng là con số tổng chi cho mỗi năm học phải thực sự giảm” - anh Bình nêu quan điểm.

Theo anh Bình, nên miễn học phí khi nội lực tài chính của trường đủ và ngân sách ngành giáo dục phải đảm bảo.

Anh Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên tại TP.HCM, cũng bày tỏ sự ủng hộ việc miễn học phí tới bậc THCS, "vì điều này chứng tỏ phổ cập giáo dục càng ngày càng phát triển". Nhưng anh Du cũng đồng quan điểm rằng nếu nguồn đầu tư của nhà nước vào bậc THCS tốt thì việc miễn học phí mới hiệu quả.

Ông Đàm Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường THCS Hải Hậu (tỉnh Nam Định) cũng cho rằng nếu bỏ được học phí thì là điều tốt với người học. Tuy nhiên, khi miễn học phí THCS thì cần phải tính đến chuyện cấp ngân sách bù vào đó.

“Sau khi thu học phí, khoảng 40% được đưa về ngân sách Nhà nước, 60% sẽ được địa phương cấp ngược chi cho các hoạt động của giáo dục hoạt động thường xuyên, chuyên môn, nghiệp vụ. Với những trường học sinh đông thì 60% của học phí không phải là số tiền ít.

Liệu khi miễn học phí, Nhà nước có chi ngân sách bù cho các trường bằng khoản đó không? Nếu không, các trường sẽ hoạt động như thế nào? Kinh phí lấy đâu ra? Nếu không phải thu của học sinh mà được cấp bù bằng ngân sách thì các trường hoàn toàn đồng tình vì đỡ được việc thu. Còn nếuxã hội hóathì như chúng ta thấy, nảy sinh nhiều bất cập, phản ánh của phụ huynh” - ông Dũng nêu vấn đề.

Ông Dũng cho rằng hỗ trợ ngân sách bù lại học phí cho toàn bộ hệ thống các trường THCS công lập cần số tiền rất lớn.

“Như trường tôi, học sinh chỉ 250 em và đã có khoảng 40 em thuộc diện miễn giảm, thu học phí mỗi năm khoảng 100 triệu đồng. Nhưng như Trường THCS Thị trấn Thịnh Long tới hàng nghìn học sinh, thì số tiền học phí là rất lớn. Việc miễn học phí trong cả nước là một bài toán kinh tế không hề đơn giản"...

Cần có sự minh bạch

Anh Nguyễn Nam Hà nhìn nhận "Thật ra mức học phí không hề cao, chỉ 100 nghìn đồng/tháng/học sinh, và phụ huynh hoàn toàn vui vẻ đóng. Tuy nhiên, còn hằng hà các phí khác như vệ sinh bán trú, quản lý bán trú, học buổi 2, văn thể mỹ, chuyên ngành (cũng các môn Sinh, Sử, Địa, Văn, Toán, Anh văn... học vào buổi chiều), ngoại ngữ tăng cường, ngoại ngữ bản ngữ... Tóm lại, mỗi tháng học sinh đóng khoảng hơn 2 triệu đồng cả tiền ăn trưa (35 nghìn đồng/ bữa)".

{keywords}

"Phụ huynh cuối cùng vẫn chỉ mong một số hiệu trưởng đừng " vẽ" và dùng "thuật ngữ" trên các hạng mục để thu tiền, vì thật ra chúng tôi, dù không nói ra nhưng thấy nực cười và đôi lúc cảm giác như bị lợi dụng" - anh Hà bày tỏ.

Còn theo phụ huynh Võ Quốc Bình, cần xem lại chiến lược và kế hoạch của giáo dục hiện nay. “Thực tế bây giờ nghe cái gì mà xã hội hoá là sợ. Nếu huy động nguồn lực xã hội hoá hay đầu tư giáo dục thì trước hết phải minh bạch, phải có kiểm tra, giám sát tốt, chứ không nên lợi dụng xã hội hoá để biến tướng như nhiều năm vừa qua”.

Theo anh Bình, trong dự thảo Luật Giáo dục mới nếu có sửa đổi, bổ sung để việc huy động xã hội hoá đúng nghĩa và theo chiều hướng tốt, không bị biến tướng thì “cần phải có tổ chức giám sát độc lập cho việc huy động này”. Và phải tách biệt tài chính riêng với giáo dục. Điều này có thể học hỏi mô hình của các trường quốc tế là "chất lượng quyết định giá thành”.

"Cụ thể là giao chỉ tiêu về cho nhà trường, công bố rõ ngân sách “rót” xuống cho từng trường để tổ chức giám sát thu chi minh bạch. Ngoài các khoản mà ngân sách đảm bảo, các hoạt động nào được phép huy động nguồn lực xã hội hoá thì huy động, dĩ nhiên là phải có giám sát độc lập. Hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm nếu có xảy ra sai phạm về lạm thu, không "đá bóng" sang Ban Đại diện Cha mẹ học sinh nếu điều đó xảy ra. Tổ chức giám sát này không liên quan đến trường mà như là bên thứ 3 giám sát việc huy động xã hội hoá” - anh Bình đề đạt.

Lê Huyền - Thanh Hùng

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Lương giáo viên sẽ được xếp cao nhất

Đó là một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD-ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ.

" alt="Miễn học phí THCS, lo ngại biến tướng các khoản thu" width="90" height="59"/>

Miễn học phí THCS, lo ngại biến tướng các khoản thu