当前位置:首页 > Bóng đá > Siêu máy tính dự đoán Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Pachuca, 10h05 ngày 9/2: Sân nhà phản chủ
Anh kiếm tiền giỏi, yêu, cưng chiều tôi. Hiện tôi còn 2 năm nữa mới ra trường, nhưng anh đã mua nhà, lên kế hoạch đám cưới. Anh muốn tôi học năm thứ 3 thì hai đứa sẽ thưa chuyện với ba mẹ để được nắm tay nhau uống rượu giao bôi, về sống bên nhau trong căn nhà anh mới mua.
Vừa rồi, tôi về nhà anh rể ăn đám giỗ. Nhà anh chỉ có ba phòng ngủ. Hôm tôi đến có thêm mấy người bà con của ông bà thông gia từ xa đến và ngủ qua đêm nữa.
Đêm đó, tôi phải ngủ trong phòng vợ chồng chị gái. Bạn trai đi công tác nên sáng hôm sau tôi mới gặp.
Hai đứa vừa gặp nhau, anh hỏi: 'Tối qua em ngủ với ai?'. Tôi kể thành thật mọi chuyện, vậy mà anh bảo tôi vô duyên. Anh còn hỏi tôi có gì với anh rể không? Sau đó, anh nghi ngờ đủ điều. Anh còn bắt tôi phải công khai mật khẩu trang cá nhân, điện thoại, email...
Lý do anh đưa ra là, ngày trước, anh rể tôi yêu nhiều người. Yêu cô nào anh cũng đưa về nhà, rồi ăn ngủ cùng họ. Chị tôi cũng vừa mang thai nên cả đêm tôi và anh rể phải có chuyện gì đó mờ ám với nhau. Anh nói, nếu tôi bảo không có gì với anh rể là lừa dối, không yêu anh. Tôi thật mệt mỏi.
Tôi có đọc thông tin và nghe nhiều người nói, bạn tôi như vậy là bị bệnh ghen hoang tưởng, không biết có đúng không? Tôi phải làm gì để anh hiểu và không còn nghi ngờ nữa? Mong mọi người giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Suốt gần 4 giờ trong căn phòng kín, chỉ có hai đứa với nhau nhưng anh không nắm tay, ôm hôn, nói lời yêu hay đòi hỏi gì khác.
" alt="Tâm sự bạn trai ghen khi tôi ngủ chung phòng với vợ chồng chị gái"/>Tâm sự bạn trai ghen khi tôi ngủ chung phòng với vợ chồng chị gái
Trung Quốc là một trong số nhiều quốc gia châu Á, cũng như Indonesia, Malaysia, Việt Nam – đang thuê người nước ngoài không đủ tiêu chuẩn để dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Một báo cáo gần đây của tờ Tân Hoa Xã cho biết, 2/3 trong số 400.000 người nước ngoài đang dạy tiếng Anh ở Trung Quốc vào năm 2017 là không đủ tiêu chuẩn. Trong đó, một số còn làm việc với visa trái phép.
Bà Lynette Kim – giám đốc TESOL Australia – chia sẻ với tờ ABC rằng những người nước ngoài làm giáo viên mà không được đào tạo chính quy sẽ gây ra những tác động tiêu cực lâu dài với cả học sinh và bản thân chính giáo viên.
Bà cho biết, nó cũng ảnh hưởng đến cách phát âm, diễn đạt, khả năng học cách hình thành câu của học sinh, thậm chí là cả sự hứng thú của chúng với việc học tiếng Anh.
“Họ đang nghĩ rằng mình sẽ…. kiếm được tiền và ra khỏi đất nước này” – bà nói.
“Họ kiệt sức, căng thẳng và bắt đầu chán ghét việc dạy học nếu họ làm thế chỉ vì kiếm tiền”.
Jake Sharp, 27 tuổi, quyết định sang Việt Nam bởi vì anh cũng giống như nhiều người Australia trẻ tuổi khác – thích trải nghiệm cuộc sống ở một đất nước mới.
Sharp hiện đang là một giáo viên tiếng Anh đã được kiểm định. Anh cho biết, các giáo viên ở Việt Nam kiếm được mức lương tốt và nhiều người Australia quyết định ở lại lâu dài vì chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn nhiều.
Tuy nhiên, nhiều trung tâm tiếng Anh ở Việt Nam đang thuê những người nói tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng lại không có trình độ chuyên môn.
Các trường thích “trả tiền phạt” còn hơn thuê giáo viên địa phương.
![]() |
Jake Sharp - một giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam - thích sự tự chủ tài chính khi làm việc ở nước ngoài |
Bà Kim, cũng như một số giáo viên khác, nói rằng nhiều trường học thuê người nước ngoài chỉ vì “làn da trắng” của họ.
Nathaniel Kempster – người Anh gốc Pháp – đến Trung Quốc vào năm 2006 bằng visa sinh viên. Anh được mời dạy ở một trường mầm non ngay trong ngày thứ 2 đặt chân tới đây mà không cần phải có visa làm việc hợp lệ.
“Bạn thậm chí không cần phải là người ở nước nói tiếng Anh mới có được một mức lương tốt. Bạn chỉ cần có làn da trắng. Đó là điều quan trọng nhất, là tiêu chí đầu tiên” – anh chia sẻ.
Kempster đi dạy vào các ngày cuối tuần trong khoảng 6 tháng trước khi bị chính quyền “sờ gáy”.
“Vào một sáng thứ Bảy, khi đang dạy, bỗng nhiên khoảng 10 người bước vào với camera ghi hình chúng tôi” – Kempster nhớ lại.
“Bọn trẻ vô cùng sợ hãi, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra. Đêm đó tôi đã phải ngồi ở đồn cảnh sát”.
Nhưng Kempster cho biết, các trường có giáo viên nước ngoài dạy kiếm được rất nhiều tiền, vì thế họ thà trả tiền phạt hơn là thuê giáo viên trong nước.
“Số tiền phạt chỉ rất nhỏ so với tiền họ kiếm được khi có giáo viên nước ngoài. Ở Trung Quốc, việc là người phương Tây được xem là cao cấp” – Kempster nói.
“Ngoài ra, khi bạn là người phương Tây, người ta cho rằng đương nhiên bạn sẽ rất giỏi tiếng Anh, mặc dù một số người thì không hề”.
![]() |
Nathaniel Kempster hiện đang là gia sư riêng khi anh không được phép dạy ở trường mầm non |
Sharp nói rằng, ở Việt Nam, người nước ngoài thường được thuê mà không cần kiểm tra lý lịch.
Kiểm tra lý lịch qua loa không chỉ dẫn đến việc giáo viên không đủ tiêu chuẩn mà còn để lọt những đối tượng phạm tội.
“Các trung tâm tiếng Anh thường không bị kiểm tra. Người ta làm việc với trẻ em mà không phải nộp lý lịch đã được công nhận bởi cảnh sát”.
Ở Thượng Hải, một sinh viên đã phát hiện ra giáo viên tiếng Anh ở trường đại học của cô – Daniel William Hiers – nằm trong danh sách 15 tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Mỹ - báo chí Trung Quốc từng đưa tin.
Người này nằm trong danh sách truy nã từ tháng 3 năm 2005 vì tội giết người và tội phạm tình dục.
Luật pháp Indonesia quy định giáo viên tiếng Anh phải có bằng Thạc sĩ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy thì mới được dạy ở trường quốc tế.
Nhưng những người đáp ứng được yêu cầu này đang ngày càng khó tìm do nhu cầu học tiếng Anh tăng lên.
Ông Yusuf Muhyidin – giám đốc bộ phận dạy phụ đạo của Bộ Giáo dục Indonesia – cho biết: “Nhiều trung tâm ngoại ngữ thuê người bản xứ, nhưng một số không muốn làm đúng quy trình những thủ tục này. Thường là do thời gian chờ đợi lâu và chi phí tốn kém”.
Tuy vậy, ông cho rằng đây không phải là trách nhiệm của Bộ Giáo dục. “Nộp đơn khởi tố những đối tượng lao động này là việc của cảnh sát”.
![]() |
Bà Lynette Kim (ngoài cùng bên trái) - giám đốc TESOL Australia cho rằng nhiều trung tâm tiếng Anh chỉ thuê người nước ngoài vì họ có màu da trắng |
Theo báo chí Trung Quốc đưa tin thì có nhiều mâu thuẫn về quy định dành cho giáo viên nước ngoài.
Một bài báo trên Tân Hoa Xã hồi tháng 7 cho biết phải mất 4 tháng để thuê một giáo viên nước ngoài nếu làm đúng quy trình.
Theo bài báo này, các giáo viên nước ngoài cũng cần phải có bằng đại học, 2 năm kinh nghiệm làm việc liên quan, hoặc phải có chứng chỉ giảng dạy để có được giấy phép lao động.
Nhưng ông Zhang Fucheng – phó chủ tịch ĐH Yanshan – thì cho biết trong một bài báo khác cũng trên tờ này hồi tháng 9 năm ngoái rằng, hiện tại chưa có luật hay quy định nào dành cho giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc.
“Cần sớm hoàn thiện hệ thống luật pháp để cải thiện tiêu chuẩn và phương pháp với việc tuyển dụng giáo viên nước ngoài, tình trạng pháp lý, quyền và nghĩa vụ của họ” – ông Zhang cho hay.
Trong khi đó, công ty giáo dục quốc tế Education First (EF) tiết lộ trong báo cáo Chỉ số thành thạo tiếng Anh rằng, châu Á có dân số nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 cao thứ 2 thế giới, chỉ sau châu Âu.
Báo cáo năm 2017 của EF – dựa trên dữ liệu kiểm tra từ hơn 1 triệu người tham gia – cũng phát hiện ra rằng mức độ thành thạo tiếng Anh ở người trưởng thành có tương quan trực tiếp với xếp hạng của một quốc gia về Chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc – chỉ số đo lường tiêu chuẩn sống và phát triển kinh tế trong số các thành tựu khác.
Phát triển kinh tế cũng mang lại những động cơ và nguồn lực mới để học tiếng Anh, báo cáo cho hay.
Bà Anya Filla-Dwehus – một giáo viên dạy tiếng Anh ở Trung Quốc đã 18 năm – chia sẻ, các bậc phụ huynh châu Á đang xem việc học tiếng Anh là con đường then chốt mang đến một sự nghiệp thành công.
Ở Trung Quốc, bố mẹ muốn con cái thành thạo tiếng Anh và có khả năng phát âm giống như người nước ngoài.
“Phụ huynh muốn kỹ năng đó được phát triển trước khi con họ vào trung học”.
Nguyễn Thảo (Theo ABC)
TS. Lê Văn Canh (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho rằng mục tiêu giáo viên tiếng Anh đạt cấp độ C1 là không thực tế và cần điều chỉnh lại.
" alt="Giáo viên gắn mác 'Tây' tràn ngập trung tâm tiếng Anh châu Á"/>Giáo viên gắn mác 'Tây' tràn ngập trung tâm tiếng Anh châu Á
Vụ tranh chấp phí bảo trì dự án Sài Đồng: Ông nói gà, bà nói vịt
Nhận định, soi kèo Estoril vs Boavista, 22h30 ngày 9/2: Tiếp đà hưng phấn
Sáng 31/1, bác bảo vệ lại cần mẫn ra mở cổng trường trong chiếc khẩu trang kín mít. Ngôi trường nhìn thấy rõ sự lo lắng toát ra từ ánh mắt hiền hậu của bác. Bác làm bảo vệ ở đây đã hơn hai mươi năm... Có lẽ chưa bao giờ bác có tâm trạng như hôm nay.
Rồi học sinh đến trường. Nhưng hôm nay chúng khác lắm. Không chỉ bởi chiếc khẩu trang xanh biếc, kín mít chỉ còn có hai con mắt ngây thơ mà bởi sự bẽn lẽn rụt rè ít thấy.
Mọi ngày chúng hay túm năm tụm ba hoặc nắm tay nhau vui vẻ đến trường thì nay, mỗi đứa như cố ý cách nhau ra như bảo rằng tạm thời giữ khảng cách an toàn. Nhìn lũ trẻ, ngôi trường thấy thương chúng quá. Giữa độ tuổi ham học hỏi, giao lưu mà chúng phải khuôn kín mình lại như thế chẳng phải tội lắm sao. Buổi học diễn ra khác mọi ngày, cô trò ai cũng lộ rõ vẻ lo lắng.
Qua ngày thứ Bảy, rồi Chủ nhật, ngôi trường thấp thỏm chờ đợi. Không biết tình hình như thế nào? Người ta đã dập được dịch chưa? Hay là… Ngôi trường chợt nghĩ đến kịch bản tệ nhất là người ta phải cho lũ trẻ nghỉ học để phòng chống dịch. Ngôi trường thấy một cảm giác lạnh gai người. Cái lạnh vì gió bấc. Và cái lạnh vì sợ hãi.
Rồi sáng thứ Hai, ngày 3/2, cổng trường lại rộng mở như mọi khi. Nhưng hôm nay vắng quá. Ngôi trường ngóng mãi nhưng chẳng thấy một gương mặt học trò. Ông hiệu trưởng già đi vào, dắt xe máy qua sân trường. Ông bỏ mũ ra. Vẫn cái khẩu trang xanh biếc nhưng hình như tóc ông trắng thêm mấy phần.
Ông bước vào văn phòng. Các thầy cô giáo cũng lần lượt có mặt đông đủ. Buổi họp hội đồng sư phạm hôm ấy chính thức thông báo về việc học sinh được nghỉ học dài ngày vì dịch cúm. Các thầy cô giáo lên kế hoạch ôn tập cho học trò bằng mọi hình thức liên hệ trực tuyến.
Khoảng 8 giờ sáng hôm ấy, một đoàn cán bộ của trạm y tế sang làm việc. Xong xuôi, hai cán bộ y tế, một bác bảo vệ, các thầy cô chủ nhiệm pha thuốc cloraminB với nước phun khắp khuôn viên.
Mùi thuốc hắc xì, khó chịu. Ngôi trường nhăn nhó chịu đựng, nhưng nó thấy cảm động trước sự đồng lòng của toàn xã hội trong công tác chống dịch.
Thời gian vẫn trôi đi chậm chạp. Mưa phùn vẫn không ngừng rơi trong cái tiết trời giá rét. Ngôi trường ngóng trông từng ngày những gương mặt học trò. Nhưng trong lòng nó bỗng ấm lên một niềm tin.
Ở ngoài kia, bao nhà y học tài năng nhất của nhân loại vẫn chong đèn nghiên cứu vắc-xin ngừa nCoV. Chắc chắn nhân loại sẽ thanh toán và dập được cơn bão dịch nguy hiểm này. Và hình như trên nền trời ban trưa, khí xuân ấm áp đang về. Vài cánh én nhỏ chao liệng trên nền trời tháng Giêng.
Trần Quang Thành (THCS Sơn Lôi - Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
Bộ Y tế vừa có ý kiến phúc đáp công văn của Bộ GD-ĐT về việc cho ý kiến chuyên môn về các điều kiện, tiêu chí cho học sinh nghỉ học.
" alt="Tâm sự của người thầy khi ngôi trường vắng học sinh trong dịch virus corona"/>Tâm sự của người thầy khi ngôi trường vắng học sinh trong dịch virus corona
Lấn cấn trong quản lý quỹ bảo trì chung cư
Ngày 3/11, Luật sư Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (người đại diện hợp pháp cho Ban quản trị tòa nhà chung cư D11) cho hay, sáng 2/11, ông chính thức đệ đơn lên Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm để khởi kiện Hanco 3.
Lý do khởi kiện được vị luật sư này cho biết, Ban quản trị tòa nhà khởi kiện để yêu cầu chủ đầu tư là Hanco 3 bàn giao quỹ bảo trì khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ D11.
Đây được ghi nhận là vụ việc lần đầu tiên cư dân sinh sống tại các dự án nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội khởi kiện chủ đầu tư đòi quỹ bảo trì chung cư.
Chung cư D11 được mở bán từ năm 2005 đến 2009 và được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2011. Trong đó, 60% căn hộ được bán sau năm 2006 và trong hợp đồng không thỏa thuận về kinh phí bảo trì.
Như vậy, theo khoản 4 điều 108 Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 quy định: "Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 1/7/2016, mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này".
![]() |
Tòa chung cư D11 Cầu Giấy. |
Như vậy, đối chiếu với các quy định của pháp luật và thực tế bán căn hộ tại dự án D11 thì Hanco 3 có trách nhiệm phải nộp phí bảo trì tương ứng với số tiền 2% số tiền bán căn hộ, tương đương 5 tỉ đồng.
Theo Luật sư Thái, năm 2010 quỹ bảo trì nhà chung cư D11 được xác lập theo cam kết của Hội đồng quản trị Hanco 3 và được thể hiện tại Công văn số 308/CT-XNQLN.
Theo đó, Hanco 3 bỏ ra hơn 3,2 tỉ đồng để làm quỹ bảo trì. Số tiền này được chuyển vào tài khoản ngân hàng với hai người đứng tên là đại diện Ban quản trị tòa nhà và Hanco 3.
“Đến nay số tiền này vẫn chưa được Hanco 3 bàn giao cho Ban quản trị mặc dù rất nhiều lần yêu cầu. Tài khoản hiện đang bị phong tỏa theo yêu cầu của Hanco 3. Điều này là hoàn toàn trái ngược với pháp luật nên chúng tôi khởi kiện. Trong khi đó, rất nhiều hạng mục của tòa nhà đã bị hư hỏng, cần được bảo trì, sửa chữa” - Luật sư Thái nói.
Điều 109 Luật Nhà ở quy định: “Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Nhà ở này và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ”.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 20 Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD cũng quy định về quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư: Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này, Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tiền gửi cho từng nhà chung cư tại ngân hàng thương mại với lãi suất không thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn kể từ khi đưa nhà chung cư vào sử dụng và bàn giao tài khoản đó cho Ban quản trị khi Ban quản trị được bầu ra.
Ban quản trị quản lý tài khoản kinh phí bảo trì với hình thức đồng chủ tài khoản (gồm Trưởng Ban quản trị và một thành viên do Ban quản trị cử ra) để quản lý và sử dụng khoản kinh phí này theo quy định của pháp luật về tài chính.
Từ những căn cứ trên, Luật sư Thái cho rằng, BQT tòa nhà D11 đề nghị Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm buộc Hanco 3 bàn giao số tiền 5 tỉ đồng cho Ban quản trị tòa nhà quản lý, sử dụng theo đúng luật định là hoàn toàn có căn cứ pháp lý.
Theo ông Nguyễn Thạch Toàn, đại diện Ban quản trị chung cư D11 cho biết: "Hanco 3 đã trì hoãn hết lần này hết lần khác không chịu bàn giao số tiền đáng lý ra người dân chúng tôi phải được hưởng để sử dụng vào những việc công ích như duy trì, bảo dưỡng thang máy và các hạng mục công cộng với những lý do tòa nhà chưa có Ban quản trị.
Nhưng vào năm 2012 khi UBND quận Cầu Giấy chính thức công nhận Ban quản trị tòa nhà thì lời hứa này vẫn chưa được thực hiện nên chúng tôi quyết định khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi".
TheoPetrotimes
Nóng trong tuần: Keangnam Vina kinh doanh bết bát, âm vốn lấy gì trả kinh phí bảo trì?" alt="Người dân kiện chủ đầu tư ra tòa đòi quỹ bảo trì chung cư"/>
Theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, quy chế mới về đào đạo tiến sĩ đã được ban hành và có những điểm khác so với quy chế năm 2017 (Thông tư 08/2017-TT-BGDDT). Theo một số ý kiến, quy chế mới giúp nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng của các tạp chí khoa học của Việt Nam. Như vậy, việc đánh xem xét và đánh giá cẩn thận những khía cạnh này là hết sức cần thiết.
Thứ nhất,quy chế mới nới lỏng yêu cầu kết quả công bố trong luận án trước khi bảo vệ. Theo quy chế mới, nghiên cứu sinh chỉ cần công bố công trình trên những tạp chí trong nước và được tính điểm là có thể bảo vệ luận án tiến sĩ. Trong khi đó, quy chế năm 2017 thì bắt buộc nghiên cứu sinh phải có công bố trên các tạp chí/hội thảo nước ngoài, trong đó có tạp chí ISI/Scopus. Như vậy, quy chế mới giúp cho việc hoàn thành luận án được thuận lợi hơn.
Cũng cần nói thêm, đã đến lúc cần xem lại khái niệm “tạp chí nước ngoài” hay “tạp chí trong nước”. Thực chất, Việt Nam đã có những tạp chí được xuất bản bằng tiếng Anh, thu hút công trình toàn cầu và có những tạp chí đã được công nhận trên thế giới thông qua việc những tạp chí này được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus. Những tạp chí này được xếp vào “tạp chí trong nước”, nhưng bản chất là những tạp chí quốc tế. Nếu cần phân biệt thì nên chia hai nhóm: 1/ Tạp chí quốc tế gồm cả những tạp chí nước ngoài có uy tín (được liệt kê vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus hay được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) và có nhiều tạp chí của Việt Nam đã đạt chuẩn này, 2/ Tạp chí không quốc tế (hay tạp chí quốc gia, được tính điểm) gồm các tạp chí xuất bản bằng tiếng Việt.
Thứ hai,về yêu cầu chuẩn tiếng Anh thì quy chế mới nới lỏng hơn bằng việc chấp nhận chứng chỉ quốc gia theo khung ngoại ngữ 6 bậc, bên cạnh việc đánh giá trình độ tiếng Anh một cách khách quan và chuẩn mực hơn thông qua các chứng chỉ IELTS (Anh) hay TOEFL (Mỹ) thể hiện bằng các mức điểm cụ thể.
![]() |
TS Lê Văn Út |
Thứ ba,số lượng nghiên cứu mà mỗi giáo sư được phép hướng dẫn tại mỗi thời điểm được tăng thêm 2, tương ứng với phó giáo sư là 1, so với quy chế cũ.
Rõ rằng 3 vấn đề được nêu ở trên là liên quan trực tiếp đến chất lượng của đào tạo tiến sĩ. Tuy nhiên theo phân tích ở trên, việc nới lỏng như trên trước mắt là sẽ góp phần tăng số lượng tiến sĩ được đào tạo, còn về chất lượng thì khó có thể tăng lên.
Nên chăng Bộ GD-ĐT cân nhắc thêm việc đào tạo tiến sĩ ứng dụng (đặc biệt là đối với một số lĩnh vực đặc thù), không nhất thiết phải có các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong luận án tiến sĩ, mà luận án tiến sĩ có thể chỉ là các kết quả nghiên cứu ứng dụng.
9 ý kiến cần được bàn thêm
Có những quan điểm khá thú vị và cũng có phần bất ngờ về việc nới lỏng của quy chế mới về đào tạo tiến sĩ rất cần được bàn thêm như sau:
1.Thứ nhất, có ý kiến cho rằng việc chấp nhận các công bố trên tạp chí trong nước có chất lượng tốt (đạt khung từ 0,75 điểm trở lên) sẽ là động lực để các tạp chí khoa học trong nước (mà theo phân tích thì nên được gọi là các tạp chí không quốc tế hay các tạp chí quốc gia) phấn đấu nâng cao chất lượng, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Việc nâng chất lượng một tạp chí khoa học phải được cụ thể hóa bằng chất lượng của lãnh đạo tạp chí, của hội đồng thẩm định tạp chí và quan trọng là đẳng cấp của các tác giả có bài được công bố trên tạp chí này. Việc các nghiên cứu sinh công bố công trình trên những tạp chí này thì đương nhiên là tốt, trước mắt là về mặt số bài, nhưng nếu nói là để nâng chất lượng và tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế thì nên được cân nhắc thêm, bởi lẽ nghiên cứu sinh cũng chỉ là những người đang học làm nghiên cứu và năng lực của họ cũng rất khác nhau.
2.Thứ hai, có ý kiến cho rằng có những lĩnh vực chỉ công bố ở Việt Nam. Thật ra quan điểm như thế này là không đúng tinh thần của nghiên cứu khoa học, bởi lẽ nghiên cứu khoa học là không biên giới.
Chỉ có việc công bố kết quả nghiên cứu trên các diễn đàn khoa học rộng lớn thì mới nâng được chất lượng. Khi chúng ta sử dụng các sản phẩm công nghệ thì chúng ta hay ưa chuộng những sản phẩm “made in USA, made in Japan, made in Finland” thì cớ gì trong công bố kết quả chỉ trên các diễn đàn khoa học “made in Vietnam”. Ngay cả đối với các lĩnh vực nghệ thuật, nhân văn, chúng ta cũng luôn quan tâm hoặc thưởng thức các sản phẩm ngoại đó chứ. Và các tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế luôn chào đón sự khác biệt, nghĩa là các ấn phẩm có chất lượng trên thế giới luôn được chấp nhận, không có sự phân biệt nào về địa lý.
3.Thứ ba, có ý kiến cho rằng cộng đồng khoa học khó chấp nhận các nghiên cứu mang tính đặc thù của Việt Nam… Nhận định chủ quan như thế là không đúng với tinh thần khoa học. Hãy thử vào các cơ sở dữ liệu khoa học uy tín của thế giới mà xem, các học giả trên thế giới công bố rất nhiều kết quả nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc đặc thù của Việt Nam. Do đó, rất cần các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cũng công bố về những đặc thù của Việt Nam để có thể quảng bá, thông tin và phản biện thêm với các học giả quốc tế. Đây là cơ hội vừa nâng cao đẳng cấp khoa học và vừa bảo vệ hình ảnh đất nước trước cộng đồng khoa học quốc tế.
4.Thứ tư, có ý kiến cho rằng nếu công bố những kết quả về ô nhiễm, các vấn nạn xã hội, … trên các tạp chí quốc tế có thể làm xấu hình ảnh Việt Nam. Thật ra, một khi đã công bố một kết quả khoa học trên các tạp chí (dù quốc gia hay quốc tế) thì các học giả trên thế giới đều có thể tiếp cận được. Hầu hết các tạp chí quốc gia bằng tiếng Việt thì đều có phiên bản điện tử và các nhà khoa học nước ngoài có thể dùng các công cụ dịch để biết nội dung. Hơn nữa, các vấn đề thuộc về khoa học với dữ liệu rõ ràng thì cũng rất cần được công bố và biết đâu các học giả trên thế giới sẽ có những nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp Việt Nam giải quyết được những vấn đề đó. Về khía cạnh khoa học và phát triển thì việc đó rất cần thiết.
5.Thứ năm, có ý kiến cho rằng yêu cầu chuẩn luận án tiến sĩ cao nên dễ dẫn đến việc “mua bán” trong công bố khoa học. Thật vậy, đã gọi là mua bán thì chuẩn nào cũng có thể mua bán cả. Nguy hiểm hơn nữa, chuấn càng thấp thì có thể việc mua bán càng dễ dàng hơn, giá rẻ hơn nhưng có thể khó phát hiện hơn vì ít bị cộng đồng khoa học quốc tế quan tâm.
6.Thứ sáu, ý kiến cho rằng bộ lọc ISI/Scopus chưa chắc tốt. Ý kiến này đúng. Thực chất thì bộ lọc ISI/Scopus chỉ là bước đầu thôi và trong số các tạp chí ISI/Scopus thì có cả những tạp chí không tốt, tạp chí “ăn thịt”,… và do đó hiện nay có đại học ở Việt Nam chỉ công nhận khoảng 50% tốp đầu các tạp chí trong danh mục ISI. Tuy nhiên, có thể khẳng định là những tạp chí chưa được vào các cơ sở dữ liệu ISI/Scopus thì hoặc là các tạp chí mới thành lập (nhưng được xuất bản bởi những tổ chức uy tín) hoặc là các tạp chí mà chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến, và những tạp chí mà giới chuyên gia trong chuyên ngành ít biết đến đó là những tạp chí chưa uy tín. Số lượng tạp chí chưa uy tín thì hiện đã lên đến hàng triệu (theo Michael Mabe, Serials). Như vậy, số lượng tạp chí chưa uy tín là rất lớn, so với số lượng khiêm tốn những tạp chí uy tín trên thế giới.
7.Thứ bảy, có ý kiến cho rằng tư duy “duy ngoại” trong công bố khoa học có thể làm cho khoa học Việt Nam không phát triển. Cần nhấn mạnh lại rằng nếu chúng ta hiểu cách phân loại tạp chí khoa học theo hai nhóm gồm tạp chí quốc tế và tạp chí quốc gia thì khái niệm “duy ngoại” có thể trở nên mơ hồ. Như đã nói ở trên, có những tạp chí khoa học do Việt Nam sở hữu và được xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Anh và đã được vào các cơ sở dữ liệu uy tín ISI/Scopus, và việc công bố trên những tạp chí này chẳng lẽ là “duy ngoại”? Hơn nữa, như đã nói nghiên cứu khoa học là không biên giới, một sản phẩm khoa học dù đã được phát hiện ở Mỹ hay ở Việt Nam thì cũng chỉ là một, một khi sản phẩm khoa học này được công nhận thì đó là một sản phẩm khoa học trong chuyên ngành, nghĩa là khái niệm “duy ngoại” trở nên khập khiễng. Ngoài ra, tại sao trong việc mua hàng thì ta cứ hay “duy ngoại” và có làm cho khoa học Việt Nam chậm phát triển không, vì hàng hóa của là các sản phẩm khoa học công nghệ?
8.Thứ tám, có ý kiến cho rằng công bố trên các tạp chí quốc gia để tạo sự tự tin. Ý kiến này khá mới và cũng có phần bất ngờ. Theo hiểu biết cơ bản của một người làm khoa học thì khi họ thực sự tự tin về kết quả nghiên cứu do họ làm ra thì họ sẽ lựa chọn những tạp chí khoa học lớn trong chuyên ngành để công bố, và đó chính là những tạp chí uy tín cao của thế giới được điều hành bởi những nhà khoa học uy tín cao trong chuyên ngành. Rất ít khi các nhà khoa học chọn công bố kết quả nghiên cứu tốt của họ trên các tạp chí chưa uy tín.
9.Thứ chín, có ý kiến cho rằng quy chế đào tạo tiến sĩ mới sẽ làm giảm việc mua bán công trình. Ý kiến này cũng thú vị nhưng thực sự là rất bất ngờ. Theo logic thông thường thì yêu cầu sản phẩm càng dễ thì việc mua bán càng thuận lợi và dễ dàng thực hiện chứ nhỉ? Nếu yêu cầu sản phẩm càng cao thì việc mua bán chắc chắn sẽ khó hơn vì giá sẽ cao hơn và cũng dễ bị phát hiện (do phải công khai). Như vậy nói nới lỏng yêu cầu khoa học của luận án tiến sĩ sẽ góp phần làm giảm tệ nạn mua bán trong khoa học thì là vấn đề cần được nghiên cứu một cách cẩn thận hơn.
Trong thực tế, các cơ sở đào tạo phải tăng cường việc quản lý và xử lí triệt để các vấn đề liên quan đến liêm khiết khoa học, bởi lẽ tiêu cực thì lúc nào cũng có, đặc biệt là việc lạm dụng các chính sách hỗ trợ trong xuất bản khoa học. Việc vi phạm tính liêm khiết đối với các công bố ISI/Scopus thì nói chung là dễ bị phát hiện hơn công bố trên tạp chí quốc gia của các nước, bởi lẽ các công bố ISI/Scopus thì được soi nhiều hơn bởi cả cộng đồng khoa học chuyên ngành trên thế giới, trong khi đó thì đôi khi những kết quả trên các tạp chí quốc gia của các nước thì ít được nhiều người quan tâm.
TS. Lê Văn Út, Trưởng Nhóm nghiên cứu trắc lượng thông tin, Trường Đại học Tôn Đức Thắng
"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.
" alt="Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?"/>Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2021 có giúp tăng chất lượng hay số lượng tiến sĩ ở Việt Nam?