Bà Lý Thị Thanh Luyện, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay tại điểm trường chính (khu A), nhằm giãn cách học sinh, trường đã tổ chức phân luồng đón học sinh tại 2 cổng - một cổng đón khối 4,5, cổng còn lại đón khối 1-3. Để đảm bảo việc đón học sinh được an toàn, nhà trường đã huy động ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cùng hỗ trợ trong công việc này.
Bà Luyện cũng cho biết nhà trường cũng lắp đặt các máy đo thân nhiệt tự động trước các khu vực cổng trường để kiểm soát học sinh trước khi vào trường. Tuy nhiên, từ tối hôm qua, nhà trường đã thông tin tới các phụ huynh về việc phải đo nhiệt độ cho con trước khi tới trường.
Trong ngày đầu tiên trở lại trường, một số học sinh vắng mặt bởi những lý do liên quan đến dịch Covid-19.
“Mỗi lớp vắng khoảng 4-5 học sinh. Trường hiện có 1.310 học sinh, tuy nhiên, hiện tại đang có 36 học sinh thuộc diện F0 và đang cách ly tại nhà.
Về phía giáo viên, nhân viên có 3 người thuộc diện F0, trong đó có cả nhân viên y tế học đường. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong những ngày đầu đón học sinh đến trường, nhà trường đã liên hệ tới Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã An Khánh để cử cán bộ y tế về phối hợp cùng với nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khi có những tình huống bất ngờ xảy ra” - bà Luyện nói.
Chị Nguyễn Thị Mai, một phụ huynh lớp 1 ở huyện Quốc Oai, chia sẻ đã gần như mất ngủ cả đêm hôm qua.
"Cả nhà tôi vừa hồi hộp, vừa lo lắng suốt từ đầu tuần đến giờ. Vợ chồng tôi đã cân nhắc rất kỹ khi quyết định cho con đi học trực tiếp. Dù trong lòng tôi có những lúc đã ngả về phương án cho con ở nhà học trực tuyến thêm một thời gian nữa cho yên tâm nhưng sau khi tính toán thiệt hơn, và nghe con nói rất muốn đi học cùng các bạn, chúng tôi đã quyết định cho cháu đến trường.
Đêm qua tôi thao thức mãi, sáng nay dậy sớm chuẩn bị đồ ăn rồi gọi con dậy. Nghe mẹ nhắc chuyện đi học, cháu dậy ngay. Thấy con háo hức tôi vừa mừng vừa lo, nhưng con cần đến trường, giao tiếp với bạn bè, thầy cô để phát triển chứ không thể ở nhà mãi được".
Anh Vũ Văn Thanh ở Thường Tín cũng chia sẻ cảm giác xúc động khi cậu con trai đầu lòng lần đầu đến lớp. “Mẹ cháu đã chuẩn bị kỹ đồ dùng cá nhân, dặn cháu những việc nên làm khi đến lớp để phòng dịch. Nhưng trẻ con dễ quên nên chúng tôi khá lo lắng. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng dù còn khó khăn, thầy cô và các cháu sẽ sớm thích nghi với tình hình mới".
Theo ghi nhận của VietNamNet, một số học sinh lớp 1 vì lần đầu tiên đến trường nên sáng nay rơi vào cảnh... ngồi nhầm lớp.
Cô giáo Hoàng Thị Hồng Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 của Trường Tiểu học An Khánh B cho hay, sáng nay lớp có 4 học sinh vắng mặt vì thuộc diện F1. Qua kiểm soát lớp trước giờ vào lớp, cô Huyền thấy một số học sinh nhầm lớp.
“Các học sinh lớp 1 lần đầu tiên đến trường, trước đây cũng chỉ gặp nhau qua zoom nên hôm nay mới được gặp nhau trực tiếp. Sáng nay có 2 học sinh vào nhầm lớp, tôi đã đưa các em về đúng lớp 1A4 và bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm của lớp đó”, cô Huyền nói.
Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp. Không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày.
Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh; có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại lớp học, trường học.
Dự kiến, học sinh tiểu học và lớp 6 khu vực nội thành cũng sẽ được đến trường vào đầu tuần sau. Dù vậy, do không tổ chức ăn bán trú nên không ít phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đưa đón.
Nhóm PV
Bộ trưởng GD-ĐT: Cần xóa bỏ tâm lý e ngại khi tổ chức học bán trú
Tại Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói cần xóa bỏ tâm lý e ngại lây lan dịch bệnh khi tổ chức học bán trú, vì nguy cơ lây nhiễm khi học sinh đi học trực tiếp dù học nửa buổi hay cả ngày là như nhau.
" alt="Học sinh lớp 1 Hà Nội lần đầu được đến trường học trực tiếp" />
...[详细]
Được thành lập năm 2005, Thuận Phong Travel có gần 20 năm phát triển. Công ty chuyên cung cấp cho khách hàng các dịch vụ du lịch lữ hành trong nước và quốc tế, đại lý vé máy bay quốc nội - quốc tế cùng nhiều dịch vụ du lịch khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021- 2025 thể hiện sự quyết tâm và khát vọng của quốc gia vào việc chăm sóc cho thế hệ tương lai. Đây là bước khởi đầu cho một chương trình thiết thực, tổng thể và dài hạn về sức khỏe học đường, quy mô lớn nhất từ trước đến nay, lựa chọn các nội dung ưu tiên đối với sức khỏe trẻ em, học sinh trên cả nước, tránh sự trùng lặp, triển khai chồng chéo.
Chương trình cũng tạo cơ chế chính sách, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm thu hút sự tham gia đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh.
Với thông điệp “Trường học an toàn, trẻ em, học sinh khỏe mạnh”, lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình quy mô, thiết thực và ý nghĩa về sức khoẻ học đường với Chương trình tổng thể, chính thống và toàn diện được thực hiện.
Thủ tướng đề nghị cần coi nhà vệ sinh cũng là công trình chính trong trường học
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, cùng việc mở cửa trường học trở lại trên cả nước, đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần khẳng định quyết tâm lớn của nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, học sinh, dành những gì tốt đẹp nhất có thể cho thế hệ tương lai, góp phần quan trong, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với mỗi người, và cả xã hội, sức khỏe luôn là vốn quý nhất. Đặc biệt, với các học sinh, trẻ em, thì công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe càng quan trọng bởi đây là tương lai của đất nước. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các cháu là trách nhiệm không chỉ của gia đình, mà còn của cộng đồng, của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục đào tạo, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung, sức khỏe học đường nói riêng.
Mặc dù vậy, so với yêu cầu thì hoạt động bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe học đường vẫn còn những hạn chế, khó khăn và thách thức. Nhiều trẻ em vẫn chưa được an toàn ngoài xã hội, trong nhà trường và ngay trong gia đình. Tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn, có một số vụ nghiêm trọng, nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, trò chơi trực tuyến,... làm giảm sự quan tâm của trẻ em, học sinh đối với hoạt động thể chất và sinh hoạt hợp lý. Vẫn còn không ít học sinh có vấn đề về sức khỏe tinh thần vì nhiều lý do khác nhau.
"Và rất đau lòng, đã có không ít em tìm đến những giải pháp tiêu cực như tự tử,... Tất cả chúng ta đều phải trăn trở, suy ngẫm sâu xa hơn về vấn đề này", Thủ tướng nói.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cơ sở vật chất tại các trường học còn hạn chế; nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn thiếu trường học, thậm chí các điểm trường quy hoạch chưa hợp lý, chưa đủ điều kiện tổ chức học bán trú, ảnh hưởng đến sức khỏe cho các học sinh khi đi học.
Nhận thức không đầy đủ khi coi nhà vệ sinh là 'công trình phụ'
Thủ tướng nói, một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy rất rõ là điều kiện các nhà vệ sinh trong trường học chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ở những thành phố lớn. "Vấn đề vệ sinh ở các trường học còn nhiều vướng mắc, bất cập. Ngay cả cách gọi nhà vệ sinh là 'công trình phụ' cũng đã cho thấy nhận thức, sự quan tâm không đầy đủ tới vấn đề nhà vệ sinh trường học”, Thủ tướng chia sẻ.
“Chúng ta thường tính công trình chính là trường, lớp, phòng thư viện, nhà thể chất, sân thể dục thể thao, còn vệ sinh, nhà bếp là công trình phụ. Bây giờ phải suy nghĩ nhà vệ sinh và nhà bếp cũng là những công trình chính trong trường học. Phải từ tư duy, nhận thức mới chuyển thành hành động, tổ chức thực hiện cụ thể”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho rằng, vì nhận thức là “công trình phụ” nên còn thừa đất chỗ nào, nguyên vật liệu dư thừa thì mang xây dựng nhà vệ sinh và nhà bếp. “Nhưng thực chất đây là hai cái rất quan trọng. Học sinh có yêu trường lớp hay không cũng một phần bởi các công trình vệ sinh và nhà ăn. Việc này các cơ quan quản lý, các bộ ngành và các địa phương rất đáng suy nghĩ”.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng cần phục vụ đặc biệt và cần coi trọng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang sức khỏe thể chất.
Theo Thủ tướng, một trong những việc cụ thể cần phải giải quyết sớm gồm cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở trường học; tăng cường xây dựng, quy hoạch các điểm trường đảm bảo hợp lý, khoa học; tiếp tục cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, bếp ăn và cơ sở vật chất trường học,... để học sinh có không gian rèn luyện sức khỏe,...
Thanh Hùng
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng về triển khai nhiệm vụ năm học mới
Ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ GD-ĐT tổ chức.
" alt="Thủ tướng coi nhà vệ sinh là công trình chính trong trường học" />
...[详细]
Họa tiết nội thất rực rỡ với sắc cam, vàng và hồng - thể hiện sức sống thanh xuân và tuổi trẻ như mong muốn của chủ đầu tư.
Nội thất gỗ hiện đại nhưng thiết kế kiểu cổ điển. Tường nhà màu trắng giúp làm nổi bật những món đồ trang trí.
Ánh sáng nhân tạo có màu vàng nhẹ cũng được sử dụng để tạo cảm giác hoài niệm, ấm cúng. Chị Sony Trương dùng đèn tray trượt để chiếu sáng mọi góc của phòng.
Phòng ngủ tối giản, nội thất ít chi tiết để tạo độ thông thoáng khi nghỉ ngơi cho gia chủ.
Những khoảng không ở bếp được tận dụng trồng cây, làm chỗ ngồi chơi, đọc sách rất lãng mạn. Bồn cây xây bằng gạch đã được nhóm thi công xử lý chống thấm, chống ẩm để nước không ngấm ra sàn nhà.
Góc uống trà ngoài sân bài trí đẹp mắt. Sân lát đá, ở giữa chừa lại một khoảng trồng cỏ tạo điểm nhấn. Nhà vệ sinh tầng 1 hiện đại, công năng đầy đủ.Cải tạo nhà phố chật màu xanh cốm theo phong cách cổ điển nhưng vẫn thoáng đãngNgôi nhà phố thiết kế theo hơi hướng cổ điển, sử dụng gam màu trắng và xanh cốm được nhóm thiết kế tạo ra sự phá cách, hạn chế các chi tiết rườm rà." alt="Cải tạo ngôi nhà xanh mát hết 450 triệu, gia chủ khen nức nở" />